Return to Video

Phil Plait: Làm thế nào để bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn nói với bạn về một thứ
  • 0:03 - 0:06
    khá to lớn.
  • 0:06 - 0:09
    Chúng ta sẽ bắt đầu từ đây.
  • 0:09 - 0:12
    65 triệu năm trước
  • 0:12 - 0:15
    loài khủng long có một ngày đen tối.
  • 0:15 - 0:18
    (Cười)
  • 0:18 - 0:21
    Một mảnh đá rộng khoảng 6 dặm (9.6km),
  • 0:21 - 0:23
    di chuyển với tốc độ khoảng 50 lần
  • 0:23 - 0:25
    tốc độ của một viên đạn súng trường,
  • 0:25 - 0:27
    va vào Trái Đất.
  • 0:27 - 0:29
    Nó phát ra toàn bộ năng lượng ngay lập tức,
  • 0:29 - 0:31
    và đó là một vụ nổ
  • 0:31 - 0:33
    khó có thể tưởng tượng nổi.
  • 0:33 - 0:35
    Nếu bạn đem tất cả các quả bom nguyên tử được chế tạo
  • 0:35 - 0:37
    trong đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh,
  • 0:37 - 0:39
    gộp chúng lại và làm chúng nổ
  • 0:39 - 0:41
    cùng một lúc,
  • 0:41 - 0:43
    đó sẽ là một phần triệu của
  • 0:43 - 0:47
    lượng năng lượng phát ra vào lúc đó.
  • 0:47 - 0:50
    Loài khủng long đã có một ngày rất tồi tệ.
  • 0:50 - 0:52
    Đúng không?
  • 0:52 - 0:54
    Một mảnh đá rộng 6 dặm rất là lớn.
  • 0:54 - 0:56
    Tất cả chúng ta sống ở Boulder.
  • 0:56 - 0:58
    Nếu bạn nhìn ra cửa sổ, bạn có thể thấy
  • 0:58 - 1:00
    ngọn Long's Peak, và bạn có lẽ quen thuộc với nó.
  • 1:00 - 1:02
    Bây giờ, bưng ngọn Long's Peak, và đặt nó
  • 1:02 - 1:04
    vào trong không gian.
  • 1:04 - 1:06
    Đem Meeker, núi Meeker. Gộp vào đó
  • 1:06 - 1:08
    và đặt luôn nó vào không gian,
  • 1:08 - 1:10
    rồi đỉnh Everest, và K2,
  • 1:10 - 1:12
    và những ngọn Indian.
  • 1:12 - 1:14
    Bây giờ thì bạn bắt đầu có thể hiểu được
  • 1:14 - 1:16
    chúng ta đang nói về chừng nào đá rồi đúng không?
  • 1:16 - 1:18
    Chúng ta biết là nó lớn như thế nào bởi vì
  • 1:18 - 1:20
    chúng ta biết được sự tác động nó có và cái vực thẳm mà nó để lại.
  • 1:20 - 1:22
    Nó va vào chổ mà bây giờ chúng ta gọi là Yucatan,
  • 1:22 - 1:24
    vịnh Mexico.
  • 1:24 - 1:26
    Bạn có thể thấy ở đây, đây là
  • 1:26 - 1:28
    bán đảo Yucatan, nếu bạn nhận ra Cozumel
  • 1:28 - 1:30
    nằm ngoài bờ biển ở đó.
  • 1:30 - 1:33
    Đây là độ lớn cái vực thẳm mà nó để lại.
  • 1:33 - 1:35
    Nó khổng lồ. Để các bạn có cảm giác nó lớn thế nào,
  • 1:35 - 1:37
    thì cái tỷ lệ ở đây là
  • 1:37 - 1:39
    50 dặm ở bề mặt, 100 km
  • 1:39 - 1:41
    ở dưới đáy. Cái đó
  • 1:41 - 1:43
    rộng khoảng 300 km -- 200 dặm --
  • 1:43 - 1:45
    một mảnh đất trủng khổng lồ đã bới lên
  • 1:45 - 1:48
    một lượng đât rất lớn để văng ra
  • 1:48 - 1:51
    xung quanh Trái Đất và đốt cháy khắp hành tinh,
  • 1:51 - 1:54
    làm tung bụi lên che hết ánh nắng mặt trời.
  • 1:54 - 1:56
    Nó hủy diệt khoảng 75% các loài
  • 1:56 - 1:58
    trên Trái Đất.
  • 1:58 - 2:01
    Thật ra không phải thiên thạch nào cũng lớn như vậy.
  • 2:01 - 2:03
    Một số thiên thạch nhỏ hơn vậy.
  • 2:03 - 2:06
    Đây là một cái đã
  • 2:06 - 2:08
    bay qua Hòa Kỳ
  • 2:08 - 2:10
    vào tháng 10 năm 1992.
  • 2:10 - 2:12
    Nó bay tới vào một đêm thứ sáu.
  • 2:12 - 2:14
    Tại sao điều đó lại quan trọng?
  • 2:14 - 2:16
    Bởi vì khi đó, máy quay phim vừa
  • 2:16 - 2:18
    mới bắt đầu trở nên phổ biến, và mọi người
  • 2:18 - 2:20
    hay đem nó, cha mẹ hay đem theo nó
  • 2:20 - 2:22
    đến các trận bóng bầu dục của bọn trẻ họ để quay con cái
  • 2:22 - 2:25
    chơi bóng. Và bởi vì nó bay đến ngày thứ sáu,
  • 2:25 - 2:27
    nhiều người đã quay được cảnh tuyệt vời
  • 2:27 - 2:29
    của vật thể này bị phá vở khi nó bay qua
  • 2:29 - 2:31
    West Virgina, Maryland, Pennsylvania
  • 2:31 - 2:33
    và New Jersey cho đến khi nó làm thế này
  • 2:33 - 2:35
    cho một chiếc xe ở New York.
  • 2:35 - 2:37
    (Cười)
  • 2:37 - 2:40
    Đây không phải là một chổ trủng rộng 200 dặm,
  • 2:40 - 2:42
    nhưng bạn có thể thấy mảnh đá
  • 2:42 - 2:44
    nằm ở đây,
  • 2:44 - 2:46
    bự khoảng quả bóng bầu dục, đâm vào
  • 2:46 - 2:48
    chiếc xe đó và gây ra thiệt hại như vậy.
  • 2:48 - 2:50
    Cái thiên thạch này có lẽ bự khoảng
  • 2:50 - 2:52
    một chiếc xe buýt khi nó mới bắt đầu đi vào Trái Đất.
  • 2:52 - 2:54
    Nhưng nó bắt đầu bị vỡ ra bởi áp xuất khí quyển,
  • 2:54 - 2:56
    nó xụp đổ, và những mảnh vở nhỏ bay ra
  • 2:56 - 2:58
    và gây ra thiệt hại.
  • 2:58 - 3:00
    Tất nhiên bạn không muốn nó bay vào chân bạn
  • 3:00 - 3:02
    hay đầu của bạn, bởi vì nó sẽ gây ra thiệt hại như vậy.
  • 3:02 - 3:04
    Đó là điều xấu.
  • 3:04 - 3:06
    Nhưng nó sẽ không hủy diệt tất cả sự sống
  • 3:06 - 3:08
    trên Trái Đất, vì vậy nó cũng ổn thôi. Nhưng hóa ra,
  • 3:08 - 3:11
    bạn không cần mảnh đá rộng 6 dặm
  • 3:11 - 3:13
    để gây ra nhiều thiệt hại.
  • 3:13 - 3:15
    Có một điểm trung bình giữa một hòn đá nhỏ
  • 3:15 - 3:17
    và một hòn đá khổng lồ, và thật ra, nếu các bạn
  • 3:17 - 3:20
    có bao giờ tới gần Winslow, Arizona,
  • 3:20 - 3:23
    có một chổ trũng trong sa mạc ở đó, nó
  • 3:23 - 3:27
    mang tính biểu tượng tới nỗi nó được gọi là chổ thủng thiên thạch.
  • 3:27 - 3:30
    Để các bạn có cảm nhận về độ lớn, nó rộng khoảng 1 dặm.
  • 3:30 - 3:33
    Nếu bạn nhìn vào phần trên, đó là một bãi đậu xe,
  • 3:33 - 3:36
    và đó là những chiếc xe giải trí ở đó.
  • 3:36 - 3:39
    Nó rộng khoảng 1 dặm, sâu khoảng 600 bộ (200m).
  • 3:39 - 3:42
    Cái vật tạo ra chỗ thủng này có lẽ
  • 3:42 - 3:45
    rộng từ 30 đến 50 thước anh (10-15m), bằng khoảng kích thước
  • 3:45 - 3:48
    của phòng hội họp Mackey này.
  • 3:48 - 3:51
    Nó bay vào với một tốc độ phi thường,
  • 3:51 - 3:53
    đâm vào mặt đất, nổ tung
  • 3:53 - 3:55
    và phát ra một năng lượng khoảng chừng
  • 3:55 - 3:57
    một qua bom nguyên tử 20 megaton --
  • 3:57 - 3:59
    một quả bom nặng.
  • 3:59 - 4:01
    Đây là khoảng 50,000 năm trước, vì vậy nó có lẽ
  • 4:01 - 4:03
    đã hủy diệt một vài con trâu hay sơn dương,
  • 4:03 - 4:06
    hay cái gì tương tự trong sa mạc,
  • 4:06 - 4:08
    nhưng nó không gây ra
  • 4:08 - 4:10
    thảm họa toàn cầu.
  • 4:10 - 4:12
    Hóa ra những thiên thể này không cần đâm vào
  • 4:12 - 4:15
    mặt đất mới gây ra thiệt hại.
  • 4:15 - 4:17
    Ở đây, vào năm 1908, ở Siberia, gần
  • 4:17 - 4:19
    vùng Tunguska -- đối với những ai
  • 4:19 - 4:21
    hâm mộ Dan Aykroyd và đã xem "Ghosbusters",
  • 4:21 - 4:24
    khi anh ta nói về cái rạn nứt đa chiều lớn nhất
  • 4:24 - 4:27
    từ vụ nổ ở Siberia 1909, anh ta đã nói
  • 4:27 - 4:29
    sai ngày, nhưng điều đó không sao. (Cười)
  • 4:29 - 4:32
    Nó là vào năm 1908. Điều đó cũng không sao. Tôi có thể chấp nhận điều đó.
  • 4:32 - 4:35
    (Cười)
  • 4:35 - 4:38
    Một mảnh đá nữa bay vào khí quyển Trái Đất
  • 4:38 - 4:40
    và mảnh đá này nổ tung ở phía trên mặt đất, vài
  • 4:40 - 4:43
    dặm phía trên bề mặt Trái Đất.
  • 4:43 - 4:46
    Lượng nhiệt từ vụ nổ này làm cháy
  • 4:46 - 4:49
    khu rừng bên dưới nó, và sau đó sóng xung kích
  • 4:49 - 4:51
    đi xuống và đánh ngã cây cối
  • 4:51 - 4:54
    trong vòng hàng trăm dặm vuông.
  • 4:54 - 4:56
    Cái mảnh đá đó đã gây ra thiệt hại khổng lồ.
  • 4:56 - 4:58
    Một lần nữa, cái mảnh đá đó có lẽ cũng chừng
  • 4:58 - 5:00
    kích cở của phòng hội họp mà chúng ta đang ngồi.
  • 5:00 - 5:02
    Trong trường hợp của chổ thủng thiên thạch, nó được làm từ kim loại
  • 5:02 - 5:04
    và kim loại cứng hơn nhiều, vì vậy
  • 5:04 - 5:06
    nó có khả năng đâm vào mặt đất.
  • 5:06 - 5:08
    Cái thiên thạch ở Tunguska có lẻ
  • 5:08 - 5:10
    làm bằng đá, và nó dễ vở hơn, vì vậy
  • 5:10 - 5:12
    nó đã nổ tung trong không trung. Dù sao đi nữa, đây là
  • 5:12 - 5:15
    những vụ nổ phi thường, 20 megaton.
  • 5:15 - 5:17
    Giờ, khi những thiên thể này nổ, chúng sẽ không
  • 5:17 - 5:20
    gây ra những thiệt hại sinh thái toàn cầu.
  • 5:20 - 5:22
    Chúng sẽ không gây ra những gì giống
  • 5:22 - 5:24
    như cái đã giết khủng long.
  • 5:24 - 5:26
    Chúng không đủ lớn.
  • 5:26 - 5:28
    Nhưng chúng sẽ gây ra thiệt hại kinh tế toàn cầu,
  • 5:28 - 5:30
    bởi vì chúng không cần phải đâm vào mặt đất
  • 5:30 - 5:32
    để gây ra những thiệt hại như vậy.
  • 5:32 - 5:34
    Chúng không cần phải gây ra hủy hoại toàn cầu.
  • 5:34 - 5:36
    Nếu một trong những thiên thạch này đâm vào
  • 5:36 - 5:38
    bất cứ ở đâu, nó sẽ gây hoảng sợ.
  • 5:38 - 5:40
    Nhưng nếu nó va vào một thành phố, một thành phố quan trọng --
  • 5:40 - 5:42
    không phải là có thành phố nào quan trọng hơn thành phố nào,
  • 5:42 - 5:44
    nhưng chúng ta phụ thuộc nhiều vào một số thành phố hơn
  • 5:44 - 5:47
    về mặt kinh tế toàn cầu -- nó sẽ tạo ra
  • 5:47 - 5:50
    một thiệt hại to lớn cho chúng ta
  • 5:50 - 5:52
    dưới dạng một nền văn minh.
  • 5:52 - 5:55
    Vậy thì bây giờ sau khi tôi đã hù các bạn hết hồn ...
  • 5:55 - 5:57
    (Cười)
  • 5:57 - 5:59
    thì chúng ta có thể làm gì về vấn đề này?
  • 5:59 - 6:01
    Đây là một mối đe dọa có thể xảy ra.
  • 6:01 - 6:03
    Hãy để tôi nhấn mạnh là chúng ta chưa có
  • 6:03 - 6:05
    một va chạm khổng lồ như cái giết chết loài khủng long
  • 6:05 - 6:08
    65 triệu năm trước. Những thiên thạch đó rất hiếm.
  • 6:08 - 6:11
    Những vụ va chạm nhỏ xảy ra thường xuyên hơn, nhưng
  • 6:11 - 6:13
    có lẽ với tần số thiên niên kỷ,
  • 6:13 - 6:15
    mỗi vài thế kỷ hoặc vài ngàn năm,
  • 6:15 - 6:18
    nhưng nó vẫn là vấn đề cần quan tâm.
  • 6:18 - 6:20
    Vậy thì chúng ta làm gì đối với chúng?
  • 6:20 - 6:22
    Việc đầu tiên chúng ta cần làm là tìm ra chúng.
  • 6:22 - 6:24
    Đây là hình của một thiên thạch bay ngang
  • 6:24 - 6:26
    qua chúng ta vào năm 2009.
  • 6:26 - 6:28
    Nó ngay ở đây.
  • 6:28 - 6:30
    Nhưng bạn có thể thấy là nó rất mờ.
  • 6:30 - 6:32
    Tôi cũng không biết là các bạn ở hàng cuối
  • 6:32 - 6:34
    có thấy không. Những cái này chỉ là sao thôi.
  • 6:34 - 6:36
    Đây là một hòn đá rộng khoảng 30 thước anh (10m),
  • 6:36 - 6:38
    ví thế nó cùng kích thước với cái đã nổ
  • 6:38 - 6:41
    phía trên Tunguska và đâm vào Arizona 50.000 năm trước.
  • 6:41 - 6:43
    Những thứ này rất mờ.
  • 6:43 - 6:45
    Chúng rất khó thấy, và bầu trời thì thật sự rất lớn.
  • 6:45 - 6:47
    Chúng ta phải tìm những thiên thạch này trước.
  • 6:47 - 6:49
    Tin tốt ở đây là chúng ta đang tìm kiếm chúng.
  • 6:49 - 6:51
    NASA đã đầu tư tiền vào việc này.
  • 6:51 - 6:53
    Viện khoa học quốc gia, và
  • 6:53 - 6:55
    các nước khác cũng làm việc này.
  • 6:55 - 6:57
    Chúng ta đang xây dựng những kính thiên văn để
  • 6:57 - 6:59
    tìm ra những đe dọa. Đó là một bước đầu tiên tuyệt vời,
  • 6:59 - 7:01
    vậy thì bước thứ hai là gì? Bước thứ hai
  • 7:01 - 7:03
    là nếu chúng ta nhìn thấy một cái nào hướng về chúng ta,
  • 7:03 - 7:05
    chúng ta phải chặn nó. Chúng ta chặn bằng cách nào?
  • 7:05 - 7:07
    Có lẽ các bạn đã nghe nói về thiên thạch
  • 7:07 - 7:10
    Apophis. Nếu chưa, thì bạn sẽ nghe bây giờ.
  • 7:10 - 7:12
    Nếu bạn đã nghe nói về ngày tận thế của
  • 7:12 - 7:14
    người Maya vào 2012, bạn sẽ nghe nói về thiên thạch Apophis,
  • 7:14 - 7:16
    bởi vì đằng nào bạn cũng luôn chú ý lắng nghe những thông tin
  • 7:16 - 7:18
    về ngày tận thế.
  • 7:19 - 7:22
    Apophis là một thiên thạch được khám phá vào năm 2004.
  • 7:22 - 7:25
    Nó rộng khoảng 250 thước anh (80m), vì thế nó
  • 7:25 - 7:27
    tương đối lớn, bạn biết rồi đó,
  • 7:27 - 7:29
    nó lớn hơn một sân bóng bầu dục -- và nó sẽ bay
  • 7:29 - 7:32
    ngang qua Trái Đất vào tháng tư năm 2029.
  • 7:32 - 7:34
    Và nó sẽ bay gần chúng ta đến nỗi, nó thật ra
  • 7:34 - 7:36
    sẽ bay bên dưới
  • 7:36 - 7:38
    những vệ tinh thời tiết của chúng ta.
  • 7:38 - 7:40
    Lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ làm cong quỹ đạo của
  • 7:40 - 7:43
    thiên thạch này đến nỗi nếu nó vừa đủ,
  • 7:43 - 7:46
    nếu nó bay qua phần không gian này,
  • 7:46 - 7:48
    khu vực hình quả thận gọi là
  • 7:48 - 7:50
    lỗ khóa này, lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ làm cong nó
  • 7:50 - 7:52
    vừa đủ để bảy năm sau
  • 7:52 - 7:54
    vào ngày 13 tháng tư, một ngày thứ sáu
  • 7:54 - 7:57
    năm 2036 ... (Cười)
  • 7:57 - 8:00
    -- bạn không thể nào lên những kế hoạch như vậy được --
  • 8:00 - 8:02
    Apophis sẽ va vào chúng ta.
  • 8:02 - 8:04
    Với chiều rộng khoảng 250 thước Anh, nó sẽ gây ra
  • 8:04 - 8:06
    thiệt hại không thể tưởng tượng nổi.
  • 8:06 - 8:08
    Tin tốt ở đây là cái khả năng nó
  • 8:08 - 8:10
    thật sự bay qua cái lỗ khóa và
  • 8:10 - 8:12
    va vào chúng ta lần kế tiếp là một phần triệu,
  • 8:12 - 8:14
    khoảng như vậy -- một xác xuất rất thấp, vì thế bản thân tôi
  • 8:14 - 8:16
    không mất ngủ ban đêm vì lo về vấn đề này chút nào cả.
  • 8:16 - 8:18
    Tôi không nghĩ Apophis là một vấn đề.
  • 8:18 - 8:20
    Thật ra, Apophis là một cơ hội rất tốt,
  • 8:20 - 8:22
    vì nó đánh thức chúng ta về mối nguy hiểm
  • 8:22 - 8:24
    của những thiên thạch này.
  • 8:24 - 8:26
    Cái thiên thạch này được khám phá một vài năm trước
  • 8:26 - 8:28
    và nó có thể va vào chúng ta trong vài năm sau.
  • 8:28 - 8:30
    Nó sẽ không va, nhưng nó cho chúng ta một cơ hội để nghiên cứu
  • 8:30 - 8:32
    những loại thiên thạch này. Chúng ta đã không
  • 8:32 - 8:34
    thật sự hiểu được những lỗ khóa này, và
  • 8:34 - 8:36
    bây giờ chúng ta hiểu, và hóa ra
  • 8:36 - 8:38
    điều thật sự quan trọng là làm sao
  • 8:38 - 8:40
    bạn biết cách ngăn chặn những thiên thạch như thế này?
  • 8:40 - 8:42
    Để tôi hỏi bạn, điều gì sẽ xảy ra, nếu bạn
  • 8:42 - 8:44
    đang đứng giữa đường và một chiếc xe
  • 8:44 - 8:46
    chạy về hướng bạn? Bạn sẽ làm gì? Bạn làm như vầy.
  • 8:46 - 8:48
    Đúng không? Dịch ra chỗ khác. Chiếc xe sẽ chạy ngang qua bạn.
  • 8:48 - 8:50
    Nhưng chúng ta không di chuyển được Trái Đất, ít nhất
  • 8:50 - 8:52
    là không dễ dàng, nhưng chúng ta có thể di chuyển một thiên thạch.
  • 8:52 - 8:54
    Và hóa ra, chúng ta đã từng làm việc đó.
  • 8:54 - 8:57
    Vào năm 2005, NASA phóng một vệ tinh thăm dò
  • 8:57 - 9:00
    gọi là Deep Impact, nó va vào --
  • 9:00 - 9:03
    va một mảnh của nó vào trung tâm của một sao chổi.
  • 9:03 - 9:05
    Sao chổi cũng gần giống như thiên thạch vậy.
  • 9:05 - 9:07
    Mục đích không phải là đẩy nó đi chỗ khác.
  • 9:07 - 9:09
    Mục đích là tạo một chỗ trủng để bới lên
  • 9:09 - 9:11
    những vật liệu và xem xem có gì bên dưới
  • 9:11 - 9:13
    bề mặt của sao chổi, mà chúng ta đã biết
  • 9:13 - 9:15
    khá nhiều rồi.
  • 9:15 - 9:17
    Chúng ta đã di chuyển cái sao chổi đó một ít,
  • 9:17 - 9:19
    không nhiều lắm, nhưng đó không phải là điểm chính.
  • 9:19 - 9:21
    Tuy nhiên, hãy nghĩ như thế này.
  • 9:21 - 9:23
    Cái sao chổi này quay quanh mặt trời
  • 9:23 - 9:25
    với tốc độ 10, 20 dặm một giây.
  • 9:25 - 9:27
    Chúng ta phóng một vệ tinh và cho va vào nó. Đúng không?
  • 9:27 - 9:30
    Hãy tưởng tượng xem điều đó khó thế nào, và chúng ta đã làm được.
  • 9:30 - 9:33
    Điêu đó có nghĩa là chúng ta có thể làm một lần nữa.
  • 9:33 - 9:35
    Nếu chúng ta cần, nếu chúng ta thấy một thiên thạch đang bay
  • 9:35 - 9:37
    về hướng chúng ta, và nó hướng chính xác về chúng ta,
  • 9:37 - 9:40
    và chúng ta có hai năm. Chúng ta phóng trúng nó.
  • 9:40 - 9:42
    Bạn có thể thử -- bạn biết đó, nếu bạn xem
  • 9:42 - 9:44
    phim, bạn có thể nghĩ,
  • 9:44 - 9:46
    tại sao chúng ta không dùng vũ khí hạt nhân?
  • 9:46 - 9:48
    Bạn có thể thử làm vậy, nhưng vấn đề là thời điểm.
  • 9:48 - 9:50
    Bạn phóng một vũ khí hạt nhận vào vật này,
  • 9:50 - 9:52
    bạn phải làm nổ nó trong vòng vài phần ngàn giây
  • 9:52 - 9:54
    nếu không bạn sẽ trượt mất nó.
  • 9:54 - 9:56
    Và có nhiều vấn đề khác nữa
  • 9:56 - 9:58
    khi làm vậy. Nó rất khó làm.
  • 9:58 - 10:00
    Nhưng đó chỉ là đâm thôi mà? Điều đó dễ chứ.
  • 10:00 - 10:02
    Tôi nghĩ ngay cả NASA cũng làm được điều đó,
  • 10:02 - 10:04
    và họ đã chứng tỏ là họ làm được. (Cười)
  • 10:04 - 10:06
    Vấn đề là, khi bạn phóng trúng
  • 10:06 - 10:08
    cái thiên thạch này, nó thay đổi quỹ đạo,
  • 10:08 - 10:10
    ban đo cái quỹ đạo đó và bạn phát hiện rằng,
  • 10:10 - 10:12
    chúng ta vừa mới đẩy nó vào cái lỗ khóa,
  • 10:12 - 10:14
    và bây giờ nó sẽ va vào chúng ta trong 3 năm.
  • 10:14 - 10:16
    Vậy thì ý kiến của tôi là tốt thôi. Đúng không?
  • 10:16 - 10:18
    Nó sẽ không va vào chúng ta trong 6 tháng. Đó là điều tốt.
  • 10:18 - 10:21
    Bây giờ chúng ta có 3 năm để làm cái gì khác.
  • 10:21 - 10:23
    Và bạn có thể phóng trúng nó lần nữa. Cái này thì lại vẻ
  • 10:23 - 10:25
    vụng về. Bạn có lẽ sẽ đẩy nó vào
  • 10:25 - 10:27
    một lỗ khóa thứ ba hay cái gì tương tự, vì vậy bạn không làm vậy.
  • 10:27 - 10:31
    Và đây là phần quan trọng, đây là phần mà tôi yêu thích.
  • 10:31 - 10:33
    (Cười)
  • 10:33 - 10:35
    Sau cái màn vũ lực "Rrrr bùm! Chúng ta sẽ
  • 10:35 - 10:37
    phóng thẳng vào mặt cái thiên thạch này,"
  • 10:37 - 10:40
    rồi chúng ta đeo găng tang.
  • 10:40 - 10:43
    (Cười)
  • 10:43 - 10:45
    Có một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư
  • 10:45 - 10:47
    và phi hành gia, và họ gọi nhau là
  • 10:47 - 10:49
    Nhóm B612. Những ai đã từng
  • 10:49 - 10:51
    đọc "Hoàng tử nhỏ",
  • 10:51 - 10:53
    sẽ hiểu được ngụ ý ở đây, tôi hy vọng vậy. Hoàng tử nhỏ
  • 10:53 - 10:55
    sống trên một thiên thạch gọi là B612.
  • 10:55 - 10:57
    Đây là những người rất thông minh -- cả nam và nữ --
  • 10:57 - 10:59
    phi hành gia, giống như tôi đã nói, kỹ sư.
  • 10:59 - 11:01
    Rusty Schweickart, phi hành gia trên Apollo 9,
  • 11:01 - 11:03
    nằm trong nhóm này. Dan Durda, một người bạn của tôi
  • 11:03 - 11:05
    đã tạo ra hình ảnh này, làm việc ở đây
  • 11:05 - 11:07
    tại viện nghiên cứu Tây Nam ở Boulder,
  • 11:07 - 11:09
    trên đường Walnut. Anh đã tạo ra những hình ảnh này,
  • 11:09 - 11:11
    và anh thật ra là một trong những phi hành gia
  • 11:11 - 11:13
    làm việc với họ. Nếu chúng ta thấy một thiên thạch
  • 11:13 - 11:15
    sắp sửa va vào Trái Đất và chúng ta có
  • 11:15 - 11:18
    đủ thời gian, chúng ta có thể phóng trúng nó để di chuyển nó
  • 11:18 - 11:21
    vào một quỹ đạo tốt hơn. Nhưng cái mà chúng ta làm là chúng ta
  • 11:21 - 11:23
    phóng một vê tinh thăm dò nặng khoảng 1 hoặc 2 tấn.
  • 11:23 - 11:26
    Nó không cần phải lớn -- chỉ vài tấn,
  • 11:26 - 11:29
    không lớn lắm -- và chúng ta đậu nó gần cái thiên thạch.
  • 11:29 - 11:31
    Bạn không đậu trên nó, bởi vì những thiên thạch này
  • 11:31 - 11:33
    luôn xoay vòng vòng. Rất khó có thể đậu trên chúng.
  • 11:33 - 11:35
    Thay vì vậy, bạn đậu gần nó.
  • 11:35 - 11:37
    Lực hấp dẫn của cái thiên thạch sẽ kéo cái vệ tinh,
  • 11:37 - 11:40
    và cái vệ tinh thì có trọng lượng một vài tấn.
  • 11:40 - 11:42
    Nó có một lực hấp dẫn rất nhỏ, nhưng cũng đủ
  • 11:42 - 11:44
    để kéo cái thiên thạch, và bạn có
  • 11:44 - 11:46
    tên lửa đặt sẵn, cho nên bạn có thể -- ô bạn gần thấy
  • 11:46 - 11:48
    được nó ở đây, nhưng có những chùm tên lửa -- và bạn
  • 11:48 - 11:50
    cơ bản, là những cái này được kết nối bởi
  • 11:50 - 11:53
    lực hấp dẫn riêng của chúng, và nếu bạn di chuyển cái vệ tinh
  • 11:53 - 11:57
    một cách rất chậm, rất rất nhẹ nhàng, bạn có thể rất dễ dàng
  • 11:57 - 12:00
    khéo léo di chuyển cái thiên thạch đó vào một quỹ đạo an toàn.
  • 12:00 - 12:02
    Bạn có thể đặt nó vào quỹ đạo xung quanh Trái Đất
  • 12:02 - 12:04
    để bạn có thể khai thác nó, mặc dù đó là một
  • 12:04 - 12:06
    việc hoàn toàn khác. Tôi sẽ không đi vào đó.
  • 12:06 - 12:08
    (Cười)
  • 12:08 - 12:10
    Nhưng chúng ta sẽ giàu!
  • 12:10 - 12:15
    (Cười)
  • 12:15 - 12:17
    Hãy nghĩ về việc đó, đúng không?
  • 12:17 - 12:19
    Có những hòn đá khổng lồ bay trong không trung,
  • 12:19 - 12:21
    và chúng chuẩn bị va vào chúng ta, và chúng chuẩn bị
  • 12:21 - 12:23
    gây thiệt hại chúng ta, nhưng chúng ta đã khám phá ra cách để
  • 12:23 - 12:26
    đối phó, và đã có tất cả các thứ cần thiết để làm điều đó.
  • 12:26 - 12:28
    Chúng ta có phi hành gia với những kính thiên văn
  • 12:28 - 12:30
    đang tìm kiếm chúng. Chúng ta có những người thông minh,
  • 12:30 - 12:32
    rất rất thông minh quan tâm
  • 12:32 - 12:34
    đến vấn đề này và đang tìm ra cách để giải quyết
  • 12:34 - 12:37
    và chúng ta có công nghệ để làm việc này.
  • 12:37 - 12:39
    Cái vệ tinh đó thật ra không thể sử dụng tên lửa hóa học.
  • 12:39 - 12:41
    Tên lửa hóa học có lực đẩy quá mạnh, mạnh hơn
  • 12:41 - 12:43
    cần thiết. Cái vệ tinh chỉ sẽ bay đi chỗ khác.
  • 12:43 - 12:45
    Chúng ta đã phát minh ra một cái gọi là động cơ ion,
  • 12:45 - 12:48
    đó là một động cơ có sức đẩy rất rất rất thấp.
  • 12:48 - 12:50
    Nó tạo ra một lực bằng với lực một tờ giấy
  • 12:50 - 12:52
    đặt lên trên bàn tay của bạn, vô cùng nhẹ,
  • 12:52 - 12:55
    nhưng nó có thể chạy hàng tháng và hàng năm,
  • 12:55 - 12:58
    cung cấp cái lực đẩy rất nhẹ đó.
  • 12:58 - 13:00
    Nếu có ai ở đây là người hâm mộ của phim Star Trek,
  • 13:00 - 13:02
    họ gặp một chiếc phi thuyền ngoài hành tinh
  • 13:02 - 13:04
    có động cơ ion, và Spock đã nói
  • 13:04 - 13:06
    "Họ có công nghệ rất phức tạp.
  • 13:06 - 13:08
    Họ đi trước chúng ta hàng trăm năm với động cơ này."
  • 13:08 - 13:10
    Vâng, bây giờ chúng ta có một động cơ ion. (Cười)
  • 13:10 - 13:12
    Chúng ta không có chiếc Enterprise, nhưng
  • 13:12 - 13:14
    hiện nay chúng ta đã có một động cơ ion.
  • 13:14 - 13:17
    (Vỗ tay)
  • 13:17 - 13:19
    Spock.
  • 13:19 - 13:22
    (Cười)
  • 13:22 - 13:24
    Vậy thì ...
  • 13:24 - 13:26
    đó là điểm khác biệt, đó là điểm khác biệt
  • 13:26 - 13:28
    giữa chúng ta và loài khủng long.
  • 13:28 - 13:30
    Cái này đã xảy ra với chúng.
  • 13:30 - 13:32
    Nó sẽ không xảy ra với chúng ta.
  • 13:32 - 13:35
    Điểm khác biệt giữa loài khủng long và chúng ta
  • 13:35 - 13:37
    là chúng ta có một chương trình không gian
  • 13:37 - 13:39
    và chúng ta có thể bầu cử,
  • 13:39 - 13:42
    và vì thế chúng ta có thể thay đổi tương lai của chúng ta.
  • 13:42 - 13:43
    (Cười)
  • 13:43 - 13:46
    Chúng ta có khả năng thay đổi tương lai của chúng ta.
  • 13:46 - 13:48
    65 triệu năm sau,
  • 13:48 - 13:50
    chúng ta sẽ không phải có xương của chúng ta
  • 13:50 - 13:52
    bám bụi trong một viện bảo tàng.
  • 13:52 - 13:54
    Xin cảm ơn rất nhiều.
  • 13:54 - 13:55
    (Vỗ tay)
Title:
Phil Plait: Làm thế nào để bảo vệ Trái Đất khỏi các thiên thạch
Speaker:
Phil Plait
Description:

Cái gì rộng khoảng 6 dặm (~ 9,6km) và có thể kết liễu một nền văn minh trong khoảnh khắc? Một thiên thạch - và có rất nhiều những vật thể đó. Với sự hài hước và những hình ảnh tuyệt vời, Phil Plait làm say mê khán giả ở TEDxBoulder với những cách mà thiên thạch có thể hủy diệt, và những gì chúng ta phải làm để tránh chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:56
Tuan Pham added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions