Return to Video

Dịch chuyển tức thời liệu có khả thi? - Sajan Saini

  • 0:08 - 0:10
    Dịch chuyển tức thời liệu có khả thi?
  • 0:10 - 0:13
    Liệu ta có thể biến quả bóng chày
    thành một dạng sóng vô tuyến,
  • 0:13 - 0:15
    truyền qua nhà cửa,
  • 0:15 - 0:16
    luồn lách qua các vật cản,
  • 0:16 - 0:19
    và quay về đúng quả bóng chày ban đầu?
  • 0:19 - 0:25
    Nghe hơi vô lý, nhưng nhờ vật lý lượng tử,
    câu trả lời sẽ là có,
  • 0:25 - 0:27
    ở vài khía cạnh.
  • 0:27 - 0:28
    Mẹo nằm ở đây.
  • 0:28 - 0:30
    Bản thân quả bóng không thể
    được gửi đi dưới dạng sóng,
  • 0:30 - 0:34
    nhưng thông tin về nó thì có thể.
  • 0:34 - 0:36
    Trong vật lý lượng tử,
    các nguyên tử và electron
  • 0:36 - 0:40
    được định nghĩa bởi một tập hợp
    các thông tin riêng biệt,
  • 0:40 - 0:41
    chẳng hạn như toạ độ,
  • 0:41 - 0:42
    mômen,
  • 0:42 - 0:44
    và spin riêng.
  • 0:44 - 0:47
    Giá trị các đại lượng này
    định nghĩa nên hạt đó,
  • 0:47 - 0:51
    gọi là trạng thái lượng tử của từng hạt.
  • 0:51 - 0:53
    Nếu hai electron
    có trạng thái lượng tử như nhau
  • 0:53 - 0:55
    thì chúng sẽ là một hạt.
  • 0:55 - 0:59
    Nói cách khác, quả bóng chày là tập hợp
    rất nhiều trạng thái lượng tử
  • 0:59 - 1:02
    của những nguyên tử cấu tạo nên nó.
  • 1:02 - 1:06
    Nếu ta đọc được thông tin
    về trạng thái lượng tử của nó ở Boston
  • 1:06 - 1:07
    và gửi nó đi khắp nơi,
  • 1:07 - 1:12
    thông tin đó sẽ được tái tạo lại
    ở các nguyên tử có cùng tính chất hoá học
  • 1:12 - 1:13
    tại Bangalore,
  • 1:13 - 1:16
    chúng được tái tạo và lắp ghép cẩn thận
  • 1:16 - 1:19
    và trở thành quả bóng giống hệt.
  • 1:19 - 1:20
    Nhưng có một vấn đề.
  • 1:20 - 1:23
    Không dễ để đo đạc trạng thái lượng tử.
  • 1:23 - 1:26
    Nguyên lý bất định Heisenberg
    trong vật lý lượng tử
  • 1:26 - 1:29
    đã chỉ ra rằng vị trí
    và động lượng của một hạt
  • 1:29 - 1:32
    không thể được đo đạc chính xác cùng lúc.
  • 1:32 - 1:35
    Phương pháp đơn giản nhất
    để đo chính xác vị trí của một electron
  • 1:35 - 1:39
    đòi hỏi một photon
    phải va chạm với electron đó
  • 1:39 - 1:42
    và photon phải tới được kính hiển vi.
  • 1:42 - 1:47
    Nhưng cú va chạm làm thay đổi đột ngột
    động lượng của electron.
  • 1:47 - 1:50
    Ta sẽ mất sạch thông tin
    vừa đo xong về động lượng.
  • 1:50 - 1:54
    Nói cách khác, trạng thái lượng tử
    cực kỳ kém ổn định.
  • 1:54 - 1:56
    Việc đo lường làm thay đổi thông tin.
  • 1:56 - 2:00
    Vậy làm thế nào để truyền thông tin
    khi ta không hiểu hết bản chất của nó,
  • 2:00 - 2:02
    đồng thời không khiến nó bị phá huỷ?
  • 2:02 - 2:07
    Câu trả lời nằm ở mối liên kết đặc biệt
    mang tên Vướng víu lượng tử.
  • 2:07 - 2:11
    Đó là mối liên hệ kỳ bí được đặt ra
    ngay từ khi vật lý lượng tử ra đời
  • 2:11 - 2:13
    và ngày nay ta vẫn chưa hiểu rõ nó.
  • 2:13 - 2:17
    Spin của hai electron bị "vướng" vào nhau
    sẽ tạo ra mối liên kết
  • 2:17 - 2:19
    bất chấp mọi khoảng cách.
  • 2:19 - 2:22
    Khi đã biết spin của electron thứ nhất,
  • 2:22 - 2:24
    ta sẽ biết ngay giá trị spin
    của electron thứ hai,
  • 2:24 - 2:29
    bất chấp việc hai hạt đó cách nhau
    vài cây số hay cả năm ánh sáng.
  • 2:29 - 2:33
    Bằng cách nào đó, thông tin
    về trạng thái lượng tử hạt thứ nhất
  • 2:33 - 2:35
    được tính theo đơn vị "qubit,"
  • 2:35 - 2:41
    ảnh hưởng tới hạt kia, nhưng không theo
    cách truyền tin thông thường.
  • 2:41 - 2:44
    Einstein và các cộng sự của mình
    gọi mối liên hệ lạ lùng này
  • 2:44 - 2:47
    với cái tên "tác động ma quái từ xa."
  • 2:47 - 2:50
    Trong khi vướng víu lượng tử giữa hai hạt
  • 2:50 - 2:55
    có vai trò trong việc ngay lập tức
    truyền các qubit dữ liệu giữa chúng,
  • 2:55 - 2:56
    chúng cần tuân theo một quy tắc.
  • 2:56 - 3:01
    Tương tác đó phải xảy ra ở cự ly gần.
  • 3:01 - 3:04
    Hai electron phải được "vướng" nhau
    ở khoảng cách gần
  • 3:04 - 3:08
    trước khi một trong số chúng
    di chuyển ra chỗ khác.
  • 3:08 - 3:12
    Bản thân sự vướng víu lượng tử
    không phải dịch chuyển tức thời.
  • 3:12 - 3:13
    Để thực hiện "dịch chuyển,"
  • 3:13 - 3:19
    ta cần một chiếc máy giải mã
    để giúp đọc các qubit ở đầu nhận.
  • 3:19 - 3:23
    Hai bit dữ liệu sẽ được tạo ra
    sau khi đọc thông tin hạt thứ nhất.
  • 3:23 - 3:26
    Các bit dữ liệu thông thường này
    phải được truyền đi theo cách truyền thống
  • 3:26 - 3:32
    và bị giới hạn bởi vận tốc ánh sáng,
    sóng vô tuyến hay vận tốc cáp quang.
  • 3:32 - 3:35
    Khi tiến hành đo đạc
    để lấy dữ liệu số của từng hạt
  • 3:35 - 3:37
    ta đã phá huỷ thông tin lượng tử của nó,
  • 3:37 - 3:40
    điều đó có nghĩa quả bóng chày
    phải biến mất ở Boston
  • 3:40 - 3:43
    và "dịch chuyển tức thời" tới Bangalore.
  • 3:43 - 3:45
    Theo nguyên lý bất định Heisenberg,
  • 3:45 - 3:48
    sự dịch chuyển chỉ đưa thông tin
    về quả bóng chày
  • 3:48 - 3:52
    giữa hai địa điểm, đồng thời
    không hề khiến quả bóng bị nhân đôi.
  • 3:52 - 3:56
    Vì vậy, theo lý thuyết, ta có thể
    "dịch chuyển" đồ vật, thậm chí con người,
  • 3:56 - 4:00
    nhưng hiện tại, ta chưa đủ khả năng
    đo thông tin lượng tử
  • 4:00 - 4:04
    của hàng tỷ tỷ nguyên tử
    trong một vật thể kích thước lớn
  • 4:04 - 4:07
    và tái tạo thông tin đó ở nơi khác.
  • 4:07 - 4:11
    Độ phức tạp cũng như năng lượng
    cần sử dụng là vô cùng lớn.
  • 4:11 - 4:15
    Hiện nay, ta đã có khả năng dịch chuyển
    các electron hoặc nguyên tử đơn lẻ,
  • 4:15 - 4:18
    mở đường cho khả năng
    bảo mật dữ liệu rất cao
  • 4:18 - 4:21
    của các máy tính lượng tử trong tương lai.
  • 4:21 - 4:26
    Về mặt triết học, dịch chuyển tức thời
    mang ý nghĩa sâu xa.
  • 4:26 - 4:30
    Dịch chuyển tức thời không hẳn
    là đưa vật thể xuyên không gian
  • 4:30 - 4:31
    như vật chất thông thường,
  • 4:31 - 4:36
    cũng không hẳn là truyền thông tin
    xuyên không gian.
  • 4:36 - 4:39
    Nó thực hiện mỗi thứ một chút.
  • 4:39 - 4:41
    Vật lý lượng tử cho ta một góc nhìn mới lạ
  • 4:41 - 4:46
    về mọi vật chất trong vũ trụ giống như
    tập hợp của các thông tin dễ biến dạng.
  • 4:46 - 4:52
    Dịch chuyển lượng tử cho ta một cách
    để tận dụng sự mỏng manh đó.
  • 4:52 - 4:54
    Hãy nhớ rằng, không gì là không thể.
  • 4:54 - 4:56
    Chỉ trong hơn một thế kỷ,
  • 4:56 - 4:59
    nhân loại từ việc hiểu được tính bất định
  • 4:59 - 5:02
    của các electron trên quy mô lượng tử,
  • 5:02 - 5:06
    đã có thể dịch chuyển tức thời chúng
    trong một căn phòng.
  • 5:06 - 5:09
    Những công nghệ mới nào
    tận dụng điều đó
  • 5:09 - 5:13
    sẽ ra đời trong 1.000,
    hay thậm chí 10.000 năm nữa?
  • 5:13 - 5:16
    Hãy để không thời gian quyết định điều đó.
Title:
Dịch chuyển tức thời liệu có khả thi? - Sajan Saini
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/will-we-ever-be-able-to-teleport-sajan-saini

Dịch chuyển tức thời có tồn tại hay không? Liệu ta có thể biến quả bóng chày thành sóng vô tuyến, truyền tới điểm nhận và khôi phục nó trở lại thành hình dạng cũ? Nhờ vật lý lượng tử, điều đó hoàn toàn khả thi ỏ một góc độ nào đó. Sajan Saini sẽ giúp các bạn làm rõ hơn.

Bài giảng bởi Sajan Saini, đồ hoạ bởi Karrot Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:38

Vietnamese subtitles

Revisions