Return to Video

Chúng tôi tìm thấy loài mực khổng lồ

  • 0:00 - 0:04
    Kraken là một quái vật rất đáng sợ
  • 0:04 - 0:07
    người ta nói nó nuốt chửng tàu thuyền, người và cả cá voi
  • 0:07 - 0:11
    và to lớn như 1 hòn đảo.
  • 0:11 - 0:13
    Để biết thực hư những chuyện đó,
  • 0:13 - 0:16
    và cũng nên nhớ câu tục ngữ của những thủy thủ già
  • 0:16 - 0:18
    rằng truyện cổ tích và truyện biển chỉ khác nhau ở chỗ
  • 0:18 - 0:22
    cổ tích bằng đầu bằng "Ngày xửa ngày xưa,"
  • 0:22 - 0:25
    Còn chuyện về biển thì lại là :"Cái này không đùa được đâu đấy"
  • 0:27 - 0:29
    Từng con cá lớn lên
  • 0:29 - 0:30
    với đủ truyện tam sao thất bản.
  • 0:30 - 0:32
    Dù thế, đại dương luôn ẩn chứa những loài khổng lồ
  • 0:32 - 0:34
    (chúng tôi có video cụ thể đây),
  • 0:34 - 0:36
    thứ mà khán giả của kênh Discovery không khỏi tò mò về nó.
  • 0:40 - 0:43
    Tôi là một trong 3 nhà thám hiểm của hành trình
  • 0:43 - 0:45
    vào mùa hè năm trước tại Nhật Bản.
  • 0:45 - 0:48
    Tôi là người thấp nhất.
  • 0:48 - 0:52
    2 người kia là TS. Tsunemi Kubodera và TS. Steve O'Shea
  • 0:52 - 0:55
    Tôi mang ơn TED về
  • 0:55 - 0:57
    sự kiện lịch sử này.
  • 0:57 - 1:00
    Năm 2010, một sự kiện của TED có tên Nhiệm vụ Xanh
  • 1:00 - 1:03
    tổ chức trên boong tàu Lindblad Explorer ở Galapagos
  • 1:03 - 1:05
    theo nguyện vọng của Sylvia Earle.
  • 1:07 - 1:10
    Tôi đã nói về 1 cách mới để khám phá đại dương,
  • 1:10 - 1:11
    cách mà có thể thu hút sinh vật đến gần thay vì dọa chúng chạy mất
  • 1:13 - 1:14
    Mike deGruy cũng được mời tham dự buổi thuyết trình
  • 1:14 - 1:16
    anh ấy đã nói về tình yêu vĩ đại của mình dành cho biển cả,
  • 1:20 - 1:22
    và cũng bàn cách áp dụng phương pháp của tôi
  • 1:22 - 1:25
    vào việc mà anh ấy đang thực hiện từ lâu,
  • 1:25 - 1:29
    đó là săn mực ống khổng lồ.
  • 1:29 - 1:32
    Mike đã đưa tôi đến hội nghị về mực ống
  • 1:32 - 1:37
    nơi tập trung những chuyên gia về mực ống của Discovery
  • 1:37 - 1:41
    vào mùa hè năm đó trong Tuần Cá mập. (Cười)
  • 1:41 - 1:44
    Tôi đã phát biểu về cách quan sát từ xa
  • 1:44 - 1:46
    và nhử quang học với mực ống đáy biển
  • 1:46 - 1:48
    mà tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
  • 1:48 - 1:53
    sử dụng những máy không ồn, không ảnh hưởng để khám phá.
  • 1:53 - 1:56
    Qua hàng trăm lần lặn,
  • 1:56 - 1:58
    loanh quanh trong bóng tối
  • 1:58 - 2:01
    sử dụng những máy này,
  • 2:01 - 2:05
    tôi bất ngờ vì mình thấy nhiều sinh vật hơn
  • 2:05 - 2:07
    bằng cách dùng máy chìm
  • 2:07 - 2:10
    hơn là những máy điều khiển từ xa.
  • 2:10 - 2:13
    Nhưng có lẽ chỉ vì máy chìm có tầm nhìn lớn hơn.
  • 2:13 - 2:15
    Vẫn có vẻ như tôi thấy nhiều sinh vật hơn
  • 2:15 - 2:16
    khi làm việc với Tiburon hơn là với Ventana,
  • 2:16 - 2:19
    2 máy có cùng tầm nhìn
  • 2:19 - 2:21
    nhưng hệ thống đẩy khác nhau.
  • 2:21 - 2:25
    Nên tôi ngờ rằng có vấn đề với độ ồn mà chúng gây ra.
  • 2:25 - 2:27
    Nên tôi đặt 1 ống nghe dưới đáy biển,
  • 2:27 - 2:30
    tôi di chuyển 2 máy này với cùng khoảng cách và tốc độ
  • 2:30 - 2:33
    và ghi lại âm thanh chúng tạo ra.
  • 2:33 - 2:34
    Máy Johnson Sea-Link -- (âm thanh vù vù) --
  • 2:34 - 2:37
    mà gần như bạn không thể nghe ở đây
  • 2:37 - 2:40
    dùng sức đẩy dòng điện -- rất, rất yên tĩnh.
  • 2:40 - 2:44
    Máy Tiburon cũng dùng bộ sức đẩy dòng điện.
  • 2:44 - 2:49
    Nó cũng khá yên tĩnh, nhưng hơi ồn hơn.
    (Tiếng vù vù lớn hơn)
  • 2:49 - 2:52
    Nhưng hầu hết máy ROV ngày nay dùng thủy lực
  • 2:52 - 2:55
    giống như giọng Ventana.
    (Tiếng bip lớn)
  • 2:55 - 2:59
    Tôi nghĩ nó sẽ dọa rất nhiều sinh vật chạy mất.
  • 2:59 - 3:01
    Nên để săn mực ống đại dương,
  • 3:01 - 3:04
    tôi đề nghị dùng bộ nhử quang học
  • 3:04 - 3:06
    gắn vào camera của máy
  • 3:06 - 3:10
    không dùng lực đẩy, không động cơ,
  • 3:10 - 3:13
    chỉ 1 camera chạy pin,
  • 3:13 - 3:16
    và nguồn sáng duy nhất là chiếc đèn đỏ
  • 3:16 - 3:19
    mà những sinh vật biển sâu không thấy được
  • 3:19 - 3:21
    vì chúng chỉ thích nghi với màu xanh.
  • 3:21 - 3:23
    Nhưng mắt chúng ta thì lại thấy được
  • 3:23 - 3:26
    dù dưới đáy biển thì nó như tia hồng ngoại.
  • 3:26 - 3:29
    Do đó, bộ camera này, chúng tôi gọi là Medusa,
  • 3:29 - 3:31
    có thể được ném xuống từ đuôi tàu,
  • 3:31 - 3:36
    gắn với 1 phao trên mặt nước bằng dây dài gần 700m
  • 3:36 - 3:40
    nó có thể nổi loanh quanh theo dòng nước
  • 3:40 - 3:45
    và ánh sáng duy nhất với sinh vật biển
  • 3:45 - 3:49
    là ánh đèn xanh của bộ nhử quang học,
  • 3:49 - 3:53
    mà chúng tôi gọi là con sứa điện
  • 3:53 - 3:56
    vì nó được thiết kế bắt chước
  • 3:56 - 3:58
    cơ chế phát quang sinh học
  • 3:58 - 4:01
    của loài sứa đại dương Atolla.
  • 4:01 - 4:05
    Vòng sáng mà Atolla tạo ra
  • 4:05 - 4:08
    được gọi là bộ đèn chống trộm sinh học
  • 4:08 - 4:10
    và là 1 dạng tự vệ.
  • 4:10 - 4:13
    Lí do mà con sứa điện làm mồi nhử
  • 4:13 - 4:16
    không phải vì mực ống khổng lồ thích ăn sứa,
  • 4:16 - 4:20
    mà vì con sứa chỉ tạo ra ánh sáng này
  • 4:20 - 4:23
    khi nó sắp bị 1 sinh vật ăn thịt ăn
  • 4:23 - 4:26
    vì hi vọng thoát duy nhất của nó
  • 4:26 - 4:28
    là hấp dẫn sự chú ý của 1 sinh vật lớn hơn
  • 4:28 - 4:31
    sẽ tấn công kẻ đang tấn công nó
  • 4:31 - 4:33
    như thế sẽ cho nó 1 cơ hội trốn thoát.
  • 4:33 - 4:37
    Đó là tiếng kêu cứu, nỗ lực trốn chạy cuối cùng,
  • 4:37 - 4:40
    và là dạng tự vệ phổ biến dưới đáy biển.
  • 4:40 - 4:43
    Phương pháp này đã rất hiệu quả.
  • 4:43 - 4:46
    trong khi những lần khám phá khác thất bại mà không mang về được
  • 4:46 - 4:48
    mẩu video nào về mực khổng lồ,
  • 4:48 - 4:53
    chúng tôi làm 6 đợt, và ngay lần đầu đã rất khả quan
  • 4:53 - 5:06
    Edith Widder (trên video): Ôi chúa ơi! Có thật không?
    Người khác: Oh ho ho! Nó dừng ở đó rồi.
  • 5:06 - 5:09
    EW: Giống như nó đang trêu chúng ta, và chơi trò múa quạt --
  • 5:09 - 5:12
    thoát ẩn thoắt hiện --
  • 5:12 - 5:15
    chúng tôi đã có 4 lần xuất hiện như thế,
  • 5:15 - 5:20
    rồi lần thứ 5, nó đến làm chúng tôi suýt xoa.
  • 5:20 - 5:24
    (Tiếng nhạc) Tường thuật: (Nói bằng tiếng Nhật)
  • 5:24 - 5:34
    Nhà nghiên cứu: Ooh. Bang! Ôi chúa ơi! Whoa!
  • 5:36 - 5:39
    (Vỗ tay)
  • 5:39 - 5:44
    EW: Hoàn toàn thỏa mãn.
  • 5:44 - 5:45
    Điều làm tôi bất ngờ
  • 5:45 - 5:47
    là cách nó xuất hiện từ phía trên con sứa điện
  • 5:47 - 5:49
    và tấn công vật khổng lồ ở bên cạnh,
  • 5:49 - 5:53
    tôi nghĩ nó nhầm đó là sinh vật ăn thịt ở phía trên con sứa.
  • 5:53 - 5:55
    Nhưng đoạn phim hấp dẫn hơn
  • 5:55 - 5:58
    quay từ máy chìm Triton.
  • 5:58 - 6:01
    Điều không được đề cập trong tài liệu của Discovery
  • 6:01 - 6:04
    là mồi mực ống mà TS Kubodera đã dùng,
  • 6:04 - 6:08
    là một con mực ống lấp lánh dài 1m
  • 6:08 - 6:10
    có gắn bóng đèn, và là 1 con mực ống giả
  • 6:10 - 6:13
    như các thợ câu cá sử dụng,
  • 6:13 - 6:15
    tôi nghĩ chính ánh sáng này
  • 6:15 - 6:18
    đã đưa mực khổng lồ đến.
  • 6:18 - 6:19
    Giờ bạn đang thấy
  • 6:19 - 6:24
    là góc của camera tăng cường dưới ánh sáng đỏ,
  • 6:24 - 6:28
    tất cả những gì TS Kubodera thấy khi mực khổng lồ đến đây.
  • 6:28 - 6:31
    và anh ấy rất phấn khích,
  • 6:31 - 6:34
    anh ấy bật đèn flash vì muốn thấy rõ hơn,
  • 6:34 - 6:36
    con mực không chạy đi,
  • 6:36 - 6:40
    anh ấy thử mở đèn trắng trên máy chìm,
  • 6:40 - 6:42
    đưa sinh vật huyền thoại từ lịch sử bí ẩn
  • 6:42 - 6:47
    vào video chất lượng cao.
  • 6:47 - 6:50
    Thật tuyệt vời,
  • 6:50 - 6:53
    quay được sinh vật này với những xúc tu
  • 6:53 - 6:55
    và mở rộng hoàn toàn,
  • 6:55 - 6:58
    nó phải cao bằng tòa nhà 2 tầng.
  • 6:58 - 7:01
    Làm thế nào 1 vật lớn như thế sống trong đại dương
  • 7:01 - 7:05
    mà đến giờ vẫn chưa được quay lại?
  • 7:05 - 7:09
    Chúng ta chỉ mới khám phá 5% đại dương.
  • 7:09 - 7:12
    Dưới đó còn rất nhiều điều kỳ diệu
  • 7:12 - 7:17
    những sinh vật tuyệt vời với hàng triệu năm tiến hóa
  • 7:17 - 7:19
    có lẽ cả những hợp chất sinh hóa
  • 7:19 - 7:23
    có thể có ích ngoài sức tưởng tượng.
  • 7:23 - 7:26
    Dù ta mới dùng lượng kinh phí rất nhỏ
  • 7:26 - 7:29
    để khám phá đại dương
  • 7:29 - 7:31
    so với khám phá vũ trụ.
  • 7:31 - 7:35
    Chúng ta cần những tổ chức như NASA cho đại dương
  • 7:35 - 7:38
    vì ta cần khám phá và bảo vệ
  • 7:38 - 7:40
    hệ sinh thái trên Trái đất này.
  • 7:40 - 7:47
    Chúng ta cần -- cảm ơn. (Tiếng vỗ tay)
  • 7:47 - 7:50
    Khám phá là động cơ thúc đẩy sự đổi mới.
  • 7:50 - 7:53
    Đổi mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • 7:53 - 7:54
    Tất cả cùng khám phá đi,
  • 7:54 - 7:57
    nhưng đừng làm sinh vật sợ hãi,
  • 7:57 - 7:59
    hoặc như Mike deGruy từng nói,
  • 7:59 - 8:01
    "Nếu bạn muốn bỏ lại tất cả
  • 8:01 - 8:03
    để thấy điều chưa từng thấy,
  • 8:03 - 8:06
    hoặc có cơ hội để thấy điều chưa ai từng thấy,
  • 8:06 - 8:08
    hãy xuống biển."
  • 8:08 - 8:10
    Anh ấy nên đi cùng chúng tôi trong chuyến phiêu lưu này.
  • 8:10 - 8:12
    Chúng tôi nhớ anh ấy.
  • 8:12 - 8:17
    (Vỗ tay)
Title:
Chúng tôi tìm thấy loài mực khổng lồ
Speaker:
Edith Widder
Description:

Loài người vẫn luôn tìm kiếm loài mực ống khổng lồ (Architeuthis) từ khi chúng ta bắt đầu chụp ảnh dưới nước. Nhưng chưa từng có thước phim nào về sinh vật ăn thịt khổng lồ dưới đáy biển này. Nhà hải dương học - nhà phát minh Edith Widder chia sẻ bí quyết -- cùng nhóm làm việc -- đã quay những hình ảnh đầu tiên về loài mực ống này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:38
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Ngan Le accepted Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Ngan Le edited Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Hoàng Minh Vũ edited Vietnamese subtitles for How we found the giant squid
Anh Nguyễn added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 4 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou