Return to Video

Mắt kính giúp ta nhìn rõ như thế nào? - Andrew Bastawrous and Clare Gilbert

  • 0:07 - 0:09
    Gần 2000 năm trước,
  • 0:09 - 0:14
    khi nhà triết học La Mã Seneca nhìn chăm chú vào cuốn sách của mình qua một ly nước.
  • 0:14 - 0:19
    Đột nhiên, các dòng văn bản dưới đây đã bị biến đổi.
  • 0:19 - 0:22
    Những con chữ trở nên rõ ràng hơn một cách kì diệu
  • 0:22 - 0:25
    Nhưng mãi đến một thiên niên kỷ sau đó, chính nguyên tắc tương tự này
  • 0:25 - 0:30
    mới được sử dụng để tạo ra những chiếc mắt kính đầu tiên.
  • 0:30 - 0:34
    Ngày nay, mắt kính có thể giúp hàng triệu người có thị lực kém
  • 0:34 - 0:37
    do tật khúc xạ.
  • 0:37 - 0:41
    Điểm mấu chốt để hiểu được điều đó ẩn chứa trong thuật ngữ khúc xạ,
  • 0:41 - 0:44
    khả năng của một môi trường trong suốt, chẳng hạn như thủy tinh,
  • 0:44 - 0:45
    nước,
  • 0:45 - 0:50
    hoặc mắt có thể thay đổi hướng của ánh sáng đi qua nó.
  • 0:50 - 0:52
    Mắt có hai bề mặt khúc xạ chính:
  • 0:52 - 0:55
    giác mạc và thủy tinh thể
  • 0:55 - 0:57
    Lý tưởng nhất là khi các bề mặt này làm việc cùng nhau
  • 0:57 - 1:02
    để khúc xạ ánh sáng một cách chính xác nhất tập trung các tia sáng tại võng mạc,
  • 1:02 - 1:06
    các lớp mô nhạy sáng ở mặt sau của mắt
  • 1:06 - 1:09
    làm việc với bộ não để làm tăng tầm nhìn.
  • 1:09 - 1:11
    Tuy nhiên, nhiều người lại mắc phải tật khúc xạ,
  • 1:11 - 1:14
    hoặc trong thời thơ ấu khi mắt của họ ngày càng phát triển,
  • 1:14 - 1:17
    hoặc trong cuộc sống sau này khi họ già đi.
  • 1:17 - 1:20
    Những điểm không hoàn hảo trong giác mạc và thủy tinh thể
  • 1:20 - 1:24
    khiến ánh sáng bị khúc xạ tập trung ở phía trước hoặc phía sau võng mạc,
  • 1:24 - 1:27
    làm cho hình ảnh xuất hiện bị mờ.
  • 1:27 - 1:30
    Những người bị tật khúc xạ vẫn có thể nhìn thấy màu sắc,
  • 1:30 - 1:31
    chuyển động,
  • 1:31 - 1:33
    và ánh sáng,
  • 1:33 - 1:36
    nhưng các chi tiết hình ảnh họ đang nhìn lại bị nhòe
  • 1:36 - 1:39
    Có nhiều cách khiến con người mắc phải tật khúc xạ,
  • 1:39 - 1:41
    đó do sự khác biệt của cấu tạo mắt họ.
  • 1:41 - 1:44
    Đối với một số, ánh sáng khúc xạ quá nhiều,
  • 1:44 - 1:46
    còn những người khác lại quá ít.
  • 1:46 - 1:49
    Người có tiêu điểm mắt nằm trước võng mạc
  • 1:49 - 1:51
    mắc phải tật cận thị
  • 1:51 - 1:54
    Họ có thể thấy những đối tượng ở gần rõ ràng,
  • 1:54 - 1:57
    nhưng những người ở xa thì bị nhòe.
  • 1:57 - 1:58
    Nhưng nếu tiêu điểm mắt nằm phía sau võng mạc,
  • 1:58 - 2:02
    người đó sẽ mắc phải tật viễn thị.
  • 2:02 - 2:05
    Đối người có tật viễn thị, các đối tượng ở gần lại bị nhòe
  • 2:05 - 2:08
    còn các đối tượng ở xa lại vô cùng rõ ràng.
  • 2:08 - 2:12
    Cuối cùng, một số người có giác mạc mang hình dạng không phải hình cầu
  • 2:12 - 2:14
    mắc phải tật loạn thị,
  • 2:14 - 2:18
    khi đó các tia sáng không hội tụ tại một điểm khiến hình ảnh nhìn thấy bị mờ đi,
  • 2:18 - 2:20
    dù là ở gần hay xa.
  • 2:20 - 2:23
    Khi có tuổi, đôi mắt của chúng ta phải đối mặt với những khó khắn mới.
  • 2:23 - 2:26
    Khi chúng ta còn trẻ, thủy tinh thể rất dễ co dãn
  • 2:26 - 2:30
    nên có thể thay đổi hình dạng để hình ảnh tập trung tại một chỗ,
  • 2:30 - 2:32
    hay còn gọi là sự điều tiết của mắt.
  • 2:32 - 2:37
    Việc điều tiết giúp nhìn các đối tượng rõ ràng khi chúng ta thay đổi tầm nhìn từ xa đến gần.
  • 2:37 - 2:40
    Nhưng khi chúng ta già đi, các thủy tinh thể trở nên kém linh hoạt,
  • 2:40 - 2:44
    và không thể thay đổi hình dạng khi chúng ta muốn nhìn gần đối tượng.
  • 2:44 - 2:46
    Điều này được gọi là tặt viễn thị,
  • 2:46 - 2:51
    và nó ảnh hưởng đến người trưởng thành từ độ tuổi khoảng 40.
  • 2:51 - 2:52
    Cận thị,
  • 2:52 - 2:53
    viễn thị,
  • 2:53 - 2:54
    loạn thị,
  • 2:54 - 2:55
    và lão thị.
  • 2:55 - 2:58
    Mỗi tật này đều là tật khúc xạ.
  • 2:58 - 3:02
    Hiện nay chúng ta có thể đối phó với tất cả bằng kính hoặc kính áp tròng,
  • 3:02 - 3:07
    chúng tập trung ánh sáng để nó chiếu tới võng mạc một cách chính xác.
  • 3:07 - 3:10
    Chúng ta thậm chí còn có thể sửa tầm nhìn bằng cách phẫu thuật
  • 3:10 - 3:14
    sử dụng tia laser làm thay đổi hình dạng của giác mạc
  • 3:14 - 3:16
    và thay đổi các tính chất khúc xạ của mắt.
  • 3:16 - 3:18
    Nhưng kính vẫn là phổ biến nhất.
  • 3:18 - 3:20
    Bằng cách sử dụng thấu kính được cắt rất cẩn thận
  • 3:20 - 3:23
    để làm lệch ánh sáng chiếu tới điểm chính xác trên võng mạc,
  • 3:23 - 3:28
    tầm nhìn rõ ràng của con người có thể được phục hồi.
  • 3:28 - 3:30
    Chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ phát hiện của Seneca
  • 3:30 - 3:32
    và những kính thô suốt những năm qua.
  • 3:32 - 3:36
    Năm 1727, một bác sĩ nhãn khoa người Anh tên là Edward Scarlett
  • 3:36 - 3:39
    đã phát triển các hình dáng hiện đại của kính
  • 3:39 - 3:43
    chúng ta có thể cầm trong tay và đeo lên tai
  • 3:43 - 3:46
    Những chiếc kính ngày nay lấy cảm hứng từ thiết kế cổ đó,
  • 3:46 - 3:50
    nhưng nó đồng thời cũng chính xác và mang tính cá nhân hơn.
  • 3:50 - 3:56
    Mỗi cặp kính được thiết kế riêng cho một cá nhân để cải thiện điểm đặc biệt của tầm nhìn.
  • 3:56 - 4:01
    Vì vậy, nếu bạn là một trong số 500 triệu dân có vấn đề với tầm nhìn dù gần hay xa,
  • 4:01 - 4:02
    hoặc cả hai,
  • 4:02 - 4:06
    một cặp kính đang chờ để giúp bạn khám phá một thế giới hoàn toàn mới
  • 4:06 - 4:08
    đang được giấu ở nơi rất dễ thấy.
Title:
Mắt kính giúp ta nhìn rõ như thế nào? - Andrew Bastawrous and Clare Gilbert
Description:

Xem chi tiết bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-glasses-help-us-see-andrew-bastawrous-and-clare-gilbert

Ngày nay, mắt kính giúp hàng triệu người có thị lực kém có thể nhìn rõ hơn. Nhưng bằng cách nào? Andrew Bastawrous and Clare Gilbert sẽ

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:24

Vietnamese subtitles

Revisions