Return to Video

Danh tiếng soi mói của Bà Hoàng Dấu Phẩy Tạp chí Hoa Kỳ The New Yorker

  • 0:00 - 0:07
    Tôi đã dành 38 năm qua
    cố gắng để trở nên vô hình
  • 0:08 - 0:09
    Tôi là một biên tập viên.
  • 0:10 - 0:12
    Tôi làm việc cho The New Yorker,
  • 0:12 - 0:16
    và việc biên tập cho tạp chí này
    giống như chơi ở vị trí chặn ngắn
  • 0:16 - 0:18
    cho đội bóng chày trong
    Major League Baseball
  • 0:18 - 0:21
    từng động thái nhỏ đều bị
    xem xét bởi các nhà phê bình
  • 0:21 - 0:24
    Lạy trời bạn đừng phạm phải sai lầm nào.
  • 0:25 - 0:29
    Để làm rõ hơn: các biên tập viên
    không được chọn cái gì để đưa vào tạp chí.
  • 0:30 - 0:32
    Chúng tôi làm việc với từng câu,
  • 0:32 - 0:34
    hay từng đoạn văn,
  • 0:34 - 0:36
    từng chữ, từng dấu chấm câu.
  • 0:36 - 0:39
    Công việc của chúng tôi
    kĩ lưỡng trong từng chi tiết
  • 0:39 - 0:44
    Chúng tôi đặt dấu tách âm, là hai dấu
    chấm, lên trên chữ "i" trong từ "naïve"
  • 0:45 - 0:47
    Chúng tôi tự đặt ra qui luật
    (chấm câu và chính tả).
  • 0:47 - 0:49
    Mỗi xuất bản phẩm đều có qui luật riêng.
  • 0:49 - 0:52
    Của The New Yorker thì rất đặc biệt.
  • 0:53 - 0:55
    Đôi khi chúng tôi bị trêu đùa
    vì điểm này.
  • 0:55 - 1:00
    Thử nghĩ xem -- chúng tôi vẫn còn viết
    chữ "teen-ager" có dấu gạch nối,
  • 1:00 - 1:02
    như thể từ đó mới được đặt ra.
  • 1:03 - 1:07
    Nhưng khi bạn thấy dấu gạch nối
    trong từ "teen-age"
  • 1:07 - 1:09
    và dấu tách âm trên từ "coöperate",
  • 1:09 - 1:11
    thì bạn biết được mình đang đọc
    tạp chí The New Yorker
  • 1:12 - 1:15
    Việc biên tập cho The New Yorker là
    một quá trình máy móc.
  • 1:15 - 1:19
    Có một công việc liên quan
    được gọi là hiệu đính
  • 1:19 - 1:20
    hay đọc rà soát để kiểm tra lỗi
  • 1:21 - 1:24
    Mặc dù công việc biên tập khá máy móc,
  • 1:24 - 1:26
    nhưng hiệu đính lại là
    một công việc đầy nghệ thuật.
  • 1:27 - 1:30
    Chúng tôi đưa ý kiến đến tác giả
    thông qua biên tập viên
  • 1:30 - 1:33
    để cải thiện việc nhấn mạnh ý của câu.
  • 1:33 - 1:35
    hay chỉ ra những chỗ vô tình bị lặp lại
  • 1:35 - 1:39
    và đưa ra cách viết khác hấp dẫn hơn.
  • 1:41 - 1:43
    Mục tiêu của chúng tôi là làm cho
    tác giả có bài viết tốt.
  • 1:44 - 1:47
    Lưu ý rằng chúng tôi không đưa
    trực tiếp các bản in thử đến tác giả,
  • 1:47 - 1:48
    mà đưa cho biên tập viên,
  • 1:48 - 1:53
    Việc này thường xuyên tạo nên
    thế cục "cớm tốt cớm xấu"
  • 1:53 - 1:56
    mà biên tập viên -- nói chung --
  • 1:56 - 1:59
    luôn bị coi là người xấu.
  • 2:00 - 2:02
    Nếu làm việc tốt,
    chúng tôi như người vô hình,
  • 2:02 - 2:05
    nhưng một khi phạm lỗi,
  • 2:05 - 2:08
    biên tập viên chúng tôi
    lại trở nên hiện hữu rành rành
  • 2:09 - 2:13
    Đây là lỗi gần đây nhất mà tôi mắc phải.
  • 2:14 - 2:17
    [Thứ ba tuần trước, Sarah Palin,
    hiện thân trước Trump
  • 2:17 - 2:21
    về chủ nghĩa dân túy no-nothingism
    trong Đảng Cộng Hòa,
  • 2:21 - 2:22
    tán thành ông Trump.]
  • 2:23 - 2:27
    "Những biên tập viên truyền thuyết của
    The New Yorker đâu rồi?" một độc giả hỏi
  • 2:27 - 2:30
    "Có phải ý tác giả muốn viết là
    'know-nothingism' không ?"
  • 2:31 - 2:32
    Ouch.
  • 2:32 - 2:35
    Không thể biện hộ cho lỗi lầm này.
  • 2:35 - 2:38
    Nhưng tôi thích như vậy "no-nothingism."
  • 2:38 - 2:42
    Nó có thể là từ riêng người Mỹ dùng để
    nói về "chủ nghĩa vô chính phủ (Nga)" mà.
  • 2:42 - 2:45
    (Tiếng cười)
  • 2:45 - 2:48
    Và đây là, một độc giả khác trích
    dẫn một đoạn văn từ tạp chí:
  • 2:48 - 2:52
    [Ruby đã 76 tuổi, nhưng bà ấy vẫn giữ
    nguyên tác phong đầy uy quyền của mình;
  • 2:52 - 2:56
    chỉ có dáng đi run rẩy mới
    chứng tỏ tuổi của bà ấy là sai.]
  • 2:57 - 2:58
    Ông ấy nói thêm:
  • 2:58 - 3:01
    "Chắc hẳn, ai đó ở The New Yorker
    biết nghĩa của từ 'belied',
  • 3:01 - 3:04
    và nghĩa đó hoàn toàn trái ngược
    với nghĩa cần dùng trong câu này.
  • 3:04 - 3:06
    Thôi nào! Hãy viết cho đàng hoàng vào."
  • 3:07 - 3:10
    Belie: là gây/tạo ra một
    ấn tượng sai/giả dối.
  • 3:10 - 3:12
    Đáng lẽ từ cần dùng nên là "betrayed-để lộ ra"
  • 3:13 - 3:16
    E.B. White từng viết về dấu
    phẩy trong The New Yorker.
  • 3:16 - 3:21
    "Chúng hạ xuống với độ chính xác của
    những con dao mổ đang vạch trên cơ thể người."
  • 3:21 - 3:23
    (Tiếng cười)
  • 3:23 - 3:26
    Và đúng vậy, chúng tôi thường nhận được
    những lời phàn nàn về dấu phẩy.
  • 3:26 - 3:30
    "Thật sự có đến hai dấu phẩy trong
    'Martin Luther King, Jr., Boulevard' sao?"
  • 3:31 - 3:36
    Tuy không có trên bảng ký hiệu, nhưng vâng,
    đó là nét đặc trưng của The New Yorker cho từ "Jr."
  • 3:36 - 3:38
    Một độc giả vui tính khác viết:
  • 3:38 - 3:42
    ["Làm ơn, các bạn có thể đuổi việc,
    hay ít nhất, đình chỉ,
  • 3:42 - 3:45
    tên cuồng dấu phẩy,
    trong đội ngũ biên tập không?"]
  • 3:45 - 3:46
    (Tiếng cười)
  • 3:46 - 3:47
    À, vâng.
  • 3:47 - 3:49
    Trong trường hợp này, các
    dấu phẩy đều được đặt đúng chỗ,
  • 3:50 - 3:51
    ngoại trừ một chỗ đáng lẽ không nên có
  • 3:51 - 3:53
    giữa 2 từ "maniac" và "on".
  • 3:53 - 3:55
    (Cười)
  • 3:55 - 3:58
    Ngoài ra, nếu mà có đặt
    các dấu quanh từ "at least"
  • 3:58 - 4:03
    chúng tôi có lẽ sẽ cải biến bằng cách sử
    dụng các dấu gạch ngang quanh cụm từ đó:
  • 4:03 - 4:05
    "... -- or, at least, restrain --"
  • 4:06 - 4:08
    Hoàn hảo.
  • 4:08 - 4:09
    (Vỗ tay)
  • 4:09 - 4:11
    Tiếp theo còn có cái này:
  • 4:11 - 4:12
    "Yêu các bạn, yêu tạp chí của các bạn,
  • 4:12 - 4:17
    nhưng các bạn có thể ngừng viết
    những con số lớn bằng chữ được không?"
  • 4:17 - 4:19
    [two and a half million-hai triệu rưỡi...]
  • 4:19 - 4:20
    Không.
  • 4:20 - 4:22
    (Cười)
  • 4:22 - 4:25
    Nỗi lòng tột bực từ một độc giả
    khác khắt khe về chính tả:
  • 4:25 - 4:30
    ["Những thứ dài giống như sợi dây đó
    là vocal cords; không phải là chords."]
  • 4:30 - 4:32
    Độc giả bức xúc còn viết thêm,
  • 4:33 - 4:34
    "Tôi không chắc mình là người đầu tiên phàn nàn
  • 4:34 - 4:38
    về lỗi hiệu đính nghiêm trọng như thế này,
  • 4:38 - 4:40
    nhưng tôi dám chắc
    mình không phải là người cuối cùng.
  • 4:40 - 4:41
    Thật là xấu hổ!"
  • 4:41 - 4:44
    (Cười)
  • 4:44 - 4:45
    Tôi từng thích nhận thư từ.
  • 4:47 - 4:50
    Có một hiệp ước giữa tác giả
    và biên tập viên.
  • 4:50 - 4:52
    Biên tập viên không được
    bao giờ phản bội tác giả,
  • 4:52 - 4:56
    không được công khai những câu
    chuyện cười dở tệ mà phải bị cắt
  • 4:56 - 4:58
    hay những câu chuyện diễn biến dài dòng.
  • 4:58 - 5:03
    Một biên tập viên xuất sắc giúp tác giả
    tránh khỏi những sự làm lố, thừa thải.
  • 5:04 - 5:06
    Các biên tập viên, cũng, có quy tắc hành nghề;
  • 5:06 - 5:08
    Chúng tôi không công khai những
    trường hợp sai sót của nhau.
  • 5:09 - 5:11
    Tôi cảm thấy không trung thực
    khi tiết lộ chúng tại đây,
  • 5:11 - 5:14
    vậy nên hãy nhìn vào những việc
    chúng tôi làm tốt.
  • 5:16 - 5:18
    Dù sao đi nữa, tôi cũng đã
    có tiếng là nghiêm khắc rồi.
  • 5:19 - 5:23
    Nhưng tôi làm việc với các tác giả
    những người biết cách hợp tác với tôi
  • 5:24 - 5:28
    Tôi đã biết Ian Frazier, hay "Sandy"
    từ đầu những năm 80.
  • 5:28 - 5:30
    Và ông là một trong những tác giả yêu thích của tôi.
  • 5:30 - 5:32
    mặc dù đôi khi câu ông viết
  • 5:32 - 5:34
    khiến biên tập viên phải ngập ngừng.
  • 5:35 - 5:37
    Đây là một câu trích từ
    câu chuyện về Đảo Staten
  • 5:37 - 5:39
    sau cơn bão nhiệt đới Bão Sandy:
  • 5:40 - 5:44
    [Một cảng tàu bị phá vỡ
    ở giữa và bị mất một nửa
  • 5:44 - 5:47
    nghiêng xuống về phía mặt nước biển,
  • 5:47 - 5:50
    các ống đỡ và dây điện
    nghiêng về phía trước
  • 5:50 - 5:54
    giống như khi bạn mở một
    hộp mì sợi và nó trượt ra ngoài vậy.]
  • 5:54 - 5:55
    (Cười)
  • 5:55 - 6:00
    Điều này sẽ không bao giờ có qua
    ở các nhà ngữ pháp học thời xưa.
  • 6:01 - 6:02
    Nhưng tôi có thể làm gì?
  • 6:02 - 6:04
    Về mặt ngữ nghĩa, nên thế
    từ "like" thành "as"
  • 6:04 - 6:06
    nhưng nghe vậy thì có vẻ kì cục.
  • 6:06 - 6:10
    như thể tác giả sắp sửa làm phép so sánh
    theo phong cách Hô-me mở rộng --
  • 6:10 - 6:13
    "như khi bạn mở một hộp mì ống."
  • 6:13 - 6:15
    (Cười)
  • 6:15 - 6:20
    Tôi quyết định dựa trên việc cơn bão đã
    trao sự trừng phạt thích đáng lên Sandy.
  • 6:20 - 6:21
    và thế là giữ nguyên câu.
  • 6:21 - 6:22
    (Cười)
  • 6:22 - 6:24
    Nói chung, nếu tôi nghĩ cái gì đó bị sai sai,
  • 6:24 - 6:26
    tôi liền tự chất vấn 3 lần.
  • 6:26 - 6:30
    Tôi kể cho Sandy nghe lúc vô ý xảy
    ra cách đây không lâu và ông ấy nói,
  • 6:30 - 6:31
    "Chỉ 3 lần thôi?"
  • 6:31 - 6:33
    Thế là, ông ấy học được cách chịu đựng.
  • 6:33 - 6:35
    Gần đây, ông có viết
    một câu chuyện cho "Talk of the Town",
  • 6:35 - 6:38
    đó là phần nằm đầu cuốn tạp chí
  • 6:38 - 6:41
    với những mẫu truyện ngắn về các chủ đề
    từ buổi triễn lãm của Ricky Jay
  • 6:41 - 6:42
    tại Viện Bảo tàng Metropolitan
  • 6:42 - 6:46
    đến giới thiệu túi
    đựng thức ăn ở Pháp.
  • 6:46 - 6:48
    Truyện của Sandy là nói về
    sự trở lại quận Bronx (tp New York)
  • 6:48 - 6:51
    của Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
    Sonia Sotomayor.
  • 6:51 - 6:53
    Có 3 điều tôi tự hỏi mình.
  • 6:53 - 6:55
    Thứ nhất, là ngữ pháp.
  • 6:55 - 6:57
    Nữ thẩm phán đang mặc đồ đen
    và Sandy viết là,
  • 6:57 - 7:03
    [Khuôn mặt và đôi tay của bà nổi bật lên
    như trong một trức tranh cổ xưa, sẫm màu.]
  • 7:03 - 7:05
    Giờ thì, không giống với cơn bão,
  • 7:05 - 7:07
    với từ "like" này, tác giả
    không có lý do gì
  • 7:08 - 7:09
    để mô tả sự thiệt hại của cơn bão.
  • 7:09 - 7:14
    "Like" trong nghĩa này là giới từ,
    và giới từ này kèm theo tân ngữ,
  • 7:14 - 7:15
    là một danh từ.
  • 7:15 - 7:17
    Vậy nên "like" ở đây nên thay bằng "as".
  • 7:17 - 7:21
    "Cứ như trong một bức tranh
    cổ xưa, sẫm màu."
  • 7:21 - 7:22
    Thứ hai, là vấn đề chính tả.
  • 7:22 - 7:25
    Tác giả đang nêu ra ai đó
    người đang hỗ trợ thẩm phán:
  • 7:26 - 7:27
    ["Chỉ còn ít phút nữa thôi.
  • 7:27 - 7:30
    Chúng ta sẽ nhờ người đưa
    micro cho thẩm phán,"]
  • 7:31 - 7:33
    Mic'ed?
  • 7:33 - 7:35
    Ngành công nghiệp âm nhạc đánh vần "mic"
  • 7:35 - 7:37
    vì đó là cách nó được đánh vần
    dựa trên thiết bị.
  • 7:37 - 7:40
    Tôi chưa bao giờ thấy nó được sử dụng
    như một động từ với lối viết như thế.
  • 7:40 - 7:42
    và tôi quẫn trí đến nỗi
    khi nghĩ rằng từ "mic'ed" đó
  • 7:42 - 7:45
    sẽ được đưa vào tạp chí trong
    sự chờ đợi thấp thỏm của tôi.
  • 7:45 - 7:46
    (Cười)
  • 7:46 - 7:50
    Điểm khác biệt của New Yorker trong
    lối viết tắt cho từ "microphone" là "mike"
  • 7:51 - 7:53
    Cuối cùng, là vấn đề về
    ngữ pháp khó và cách dùng
  • 7:53 - 7:57
    mà đại từ trong đó phải có cùng số ngữ pháp
  • 7:57 - 7:58
    như là nhóm từ đứng trước nó
  • 7:59 - 8:03
    [mọi người quanh đây đều nín thở]
  • 8:03 - 8:08
    "Their" là số nhiều và "everyone",
    từ đứng trước nó, là số ít.
  • 8:08 - 8:11
    Bạn sẽ không bao giờ nói,
    "Everyone were there."
  • 8:11 - 8:15
    mà là
    Everyone was there. Everyone is here.
  • 8:15 - 8:18
    Nhưng mọi người lúc nào cũng nói như vầy,
    "Everyone held their breath"
  • 8:18 - 8:19
    Để đem lại tính hợp pháp,
  • 8:19 - 8:23
    các biên tập viên gọi nó là
    " "their" số ít"
  • 8:23 - 8:26
    như thể gọi nó là số ít
    thì nó sẽ không còn là số nhiều nữa.
  • 8:26 - 8:27
    (Cười)
  • 8:27 - 8:33
    Đó là bổn phận của tôi khi tôi thấy nó
    lên báo và phải cố loại bỏ nó.
  • 8:33 - 8:36
    Tôi đã không thể để,
    "Everyone held her breath,"
  • 8:36 - 8:38
    hay "Everyone held his breath,"
  • 8:38 - 8:40
    hay "Everyone held his or her breath."
  • 8:40 - 8:43
    Dù tôi thay đổi cách nào đi chăng nữa.
  • 8:43 - 8:44
    Thế là tôi liền hỏi, qua biên tập viên,
  • 8:44 - 8:46
    liệu tác giả sẽ xem xét việc thay đổi
  • 8:46 - 8:49
    thành "All in the vicinity
    held their breath,"
  • 8:49 - 8:51
    bởi vì "all" là số nhiều.
  • 8:51 - 8:52
    Nhưng không được.
  • 8:52 - 8:55
    Tôi lại cố: ""All those present
    held their breath?"
  • 8:55 - 8:58
    Tôi nghĩ cách nói này cũng gần đúng nghĩa.
  • 8:58 - 8:59
    Nhưng BTV đã chỉ ra
  • 8:59 - 9:01
    rằng chúng ta không thể có "present"
    và "presence"
  • 9:01 - 9:03
    trong cùng một câu.
  • 9:03 - 9:05
    Khi mà bản in thử cuối cùng trở lại,
  • 9:05 - 9:07
    tác giả đã chấp nhận thay
    từ "as" cho từ "like,"
  • 9:07 - 9:09
    và "miked" cho "mic'ed."
  • 9:09 - 9:13
    Nhưng câu "Everyone held their breath,"
    ông ấy vẫn giữ nguyên lập trường.
  • 9:13 - 9:15
    Hiệu đính được 2/3 là tốt rồi.
  • 9:16 - 9:17
    Cùng một vấn đề,
  • 9:17 - 9:20
    trong mẫu chuyện về
    túi đựng thức ăn ở Pháp,
  • 9:20 - 9:24
    có sự sử dụng vô cớ
    từ f bởi một người Pháp.
  • 9:24 - 9:27
    Tôi tự hỏi, khi mà lên báo,
  • 9:27 - 9:30
    sẽ càng làm các độc giả khó chịu hơn nữa.
  • 9:30 - 9:31
    (Tiếng cười)
  • 9:31 - 9:33
    Cảm ơn.
  • 9:33 - 9:36
    (Vỗ tay)
Title:
Danh tiếng soi mói của Bà Hoàng Dấu Phẩy Tạp chí Hoa Kỳ The New Yorker
Speaker:
Mary Norris
Description:

"Biên tập bài cho tạp chí The New Yorker cũng giống như chơi vị trí chặn ngắn cho một đội bóng chày trong tổ chức Major League Baseball - mỗi cử động nhỏ đều được kiểm chứng bởi các nhà phê bình," Mary Norris, người đã chơi vị trí này trong hơn 30 năm qua. Trong suốt thời gian đó, bà có tiếng là nghiêm khắc và là một "người điên cuồng dấu phẩy", nhưng điều này là vô căn cứ, bà ấy nói. Trên tất cả, công việc của bà là hướng đến việc: làm cho các tác giả trở nên thật tuyệt vời. Chúng ta hãy cùng khám phá phong cách đặc trưng của Tạp chí New Yorker với người hiểu rõ nó nhất trong buổi nói chuyện duyên dáng này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:49

Vietnamese subtitles

Revisions