Return to Video

Một cách khiêu khích để tài trợ cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu

  • 0:01 - 0:04
    Liệu chúng ta có làm hết sức mình
  • 0:04 - 0:07
    để chống lại biến đổi khí hậu không?
  • 0:07 - 0:08
    Tôi đặt ra câu hỏi này
  • 0:08 - 0:10
    dù không phải người làm chiến dịch xanh
  • 0:10 - 0:11
    thực tế là,
  • 0:11 - 0:13
    tôi còn chẳng biết tái chế ra sao nữa.
  • 0:13 - 0:16
    Tôi đặt vấn đề với cái nhìn một chuyên gia
  • 0:16 - 0:19
    quan sát việc tạo các chính sách tài chính
  • 0:19 - 0:21
    và một người trăn trở rằng
  • 0:21 - 0:24
    lịch sử sẽ đánh giá chúng ta như thế nào.
  • 0:24 - 0:26
    Một ngày nào đó,
  • 0:26 - 0:29
    chiếc nhẫn này của ông nội tôi
  • 0:30 - 0:32
    sẽ được trao cho con trai tôi, Charlie.
  • 0:32 - 0:35
    Và tôi không biết liệu thế hệ của nó
  • 0:35 - 0:37
    hay thế hệ tiếp sau đó nữa
  • 0:37 - 0:40
    liệu có làm được điều mà chiếc nhẫn này
  • 0:40 - 0:43
    làm làm với 2 thế hệ trước đó không.
  • 0:43 - 0:46
    Ông tôi là thợ mỏ.
  • 0:46 - 0:48
    Vào thời đó,
  • 0:49 - 0:51
    đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng
  • 0:51 - 0:54
    và thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  • 0:54 - 0:55
    là điều nên làm.
  • 0:55 - 0:59
    Giờ thì không phải vậy nữa
  • 0:59 - 1:02
    bởi khí nhà kính do than tạo ra.
  • 1:03 - 1:05
    Nhưng ngày nay,
  • 1:05 - 1:06
    tôi lo rằng ngành mà tôi đang làm việc
  • 1:06 - 1:09
    sẽ bị đánh giá khắt khe hơn
  • 1:09 - 1:11
    vì ảnh hưởng của nó tới khí hậu toàn cầu--
  • 1:11 - 1:14
    thậm chí lớn hơn ngành ông tôi làm việc.
  • 1:14 - 1:16
    Tất nhiên ngành tôi làm việc
  • 1:16 - 1:17
    chính là ngành ngân hàng,
  • 1:17 - 1:19
    và nó sẽ được nhớ tới
  • 1:19 - 1:22
    vì cuộc khủng hoảng năm 2008 --
  • 1:22 - 1:24
    một cuộc khủng hoảng đẩy tâm điểm chú ý
  • 1:24 - 1:27
    lên tài chính và chính phủ
  • 1:27 - 1:32
    xa thật xa, khỏi những lời hứa quan trọng,
  • 1:32 - 1:34
    như lời hứa
  • 1:34 - 1:37
    tại Hội nghị Khí hậu Copenhagen 2009
  • 1:37 - 1:40
    về việc dành ra 100 tỷ đô hàng năm
  • 1:40 - 1:42
    giúp các nước đang phát triển
  • 1:42 - 1:45
    bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
  • 1:45 - 1:48
    và chuyển qua dùng năng lượng sạch.
  • 1:48 - 1:51
    Lời hứa đó đang dần bị bóp méo rồi.
  • 1:52 - 1:54
    Và đây là vấn đề thực tế,
  • 1:54 - 1:55
    bởi sự chuyển đổi
  • 1:55 - 1:57
    dùng năng lượng sạch cần phải xảy ra
  • 1:57 - 1:58
    càng sớm càng tốt.
  • 1:59 - 2:00
    Lí do thứ nhất là,
  • 2:00 - 2:02
    bởi khí nhà kính khi thải ra,
  • 2:02 - 2:05
    bị giữ lại ở tầng khí quyển rất lâu.
  • 2:05 - 2:06
    Và lí do thứ hai,
  • 2:06 - 2:09
    ngày nay nếu một quốc gia đang phát triển
  • 2:09 - 2:12
    chỉ sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
  • 2:12 - 2:13
    sau này việc chuyển đổi
  • 2:13 - 2:16
    sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
  • 2:16 - 2:18
    Vậy nên trên phương diện khí hậu,
  • 2:18 - 2:19
    lịch sử sẽ nói rằng
  • 2:19 - 2:22
    cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra
  • 2:22 - 2:24
    sai thời điểm.
  • 2:25 - 2:29
    Câu chuyện này không đến nỗi u ám quá thế.
  • 2:30 - 2:32
    3 năm về trước,
  • 2:32 - 2:33
    Tôi cho rằng chính phủ
  • 2:33 - 2:35
    có thể sử dụng các công cụ
  • 2:35 - 2:37
    với mục đích cứu thoát hệ thống tài chính
  • 2:37 - 2:39
    để đối đầu với thách thức trên toàn cầu
  • 2:40 - 2:42
    Và những lý lẽ đó
  • 2:42 - 2:46
    ngày càng rõ rệt chứ không yếu đi.
  • 2:46 - 2:49
    Hãy cùng nhắc lại xem
  • 2:49 - 2:52
    các công cụ đó trông như thế nào nhé.
  • 2:52 - 2:55
    Khi khủng hoảng tài chính 2008 xảy ra,
  • 2:55 - 2:57
    các ngân hàng trung tâm tại Mỹ và Anh
  • 2:57 - 3:01
    bắt đầu mua lại trái phiếu chính phủ
  • 3:01 - 3:02
    dưới chính sách
  • 3:02 - 3:03
    mang tên "Nới lỏng định lượng."
  • 3:03 - 3:05
    Tùy vào những gì xảy ra
  • 3:05 - 3:07
    với những trái phiếu đó khi chúng đến kỳ,
  • 3:07 - 3:10
    đây chính là một dạng khác của in tiền.
  • 3:10 - 3:12
    Và quả thực là họ in tiền.
  • 3:13 - 3:14
    Chỉ mình Mỹ đã tạo ra giá trị
  • 3:14 - 3:17
    tới 4 ngàn tỷ đô-la.
  • 3:17 - 3:19
    Điều này không thể thực hiện đơn lẻ được.
  • 3:19 - 3:22
    Mà phải là tinh thần hợp tác tuyệt vời,
  • 3:22 - 3:24
    của 188 quốc gia
  • 3:24 - 3:27
    tạo nên Quỹ Tiền tệ Quốc Tế, IMF,
  • 3:27 - 3:29
    chấp nhận phát hành đồng tiền riêng
  • 3:29 - 3:31
    trị giá tới 250 tỷ đô-la --
  • 3:31 - 3:33
    chính là Quyền rút vốn đặc biệt --
  • 3:33 - 3:35
    để tăng nguồn tiền trên toàn thế giới.
  • 3:36 - 3:38
    Khi khủng hoảng lan tới Châu Âu,
  • 3:40 - 3:42
    Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu,
  • 3:42 - 3:43
    ông Mario Draghi,
  • 3:43 - 3:46
    đã tuyên bố "sẽ làm mọi điều có thể."
  • 3:48 - 3:49
    Và họ làm vậy thật.
  • 3:50 - 3:52
    Ngân hàng Nhật Bản lặp lại tương tự --
  • 3:52 - 3:54
    cùng một lời cam kết ấy --
  • 3:54 - 3:56
    là làm "bất cứ điều gì"
  • 3:56 - 3:59
    để nền kinh tế hồi phục trở lại.
  • 3:59 - 4:01
    Trong cả 2 trường hợp,
  • 4:01 - 4:06
    "mọi điều có thể" nghĩa là hàng ngàn tỷ đô
  • 4:06 - 4:08
    được tung ra thêm nhờ chính sách in tiền
  • 4:08 - 4:09
    cho tới ngày hôm nay.
  • 4:09 - 4:11
    Điều này cho thấy rằng
  • 4:11 - 4:15
    khi đối mặt với thách thức toàn cầu,
  • 4:16 - 4:18
    những người tạo ra chính sách
  • 4:18 - 4:21
    có thể nhanh chóng hành động cùng nhau,
  • 4:21 - 4:25
    để đưa ra những chính sách mạo hiểm
  • 4:25 - 4:28
    như việc in tiền.
  • 4:28 - 4:32
    Quay trở lại câu hỏi ban đầu:
  • 4:34 - 4:36
    Có thể in tiền hỗ trợ chống BĐKH không?
  • 4:37 - 4:39
    3 năm về trước,
  • 4:39 - 4:41
    ý tưởng dùng tiền theo cách này
  • 4:41 - 4:43
    bị coi là cấm kỵ.
  • 4:43 - 4:46
    Khi mổ xẻ vấn đề
  • 4:46 - 4:48
    và thấy rằng tiền là nguồn hữu hạn,
  • 4:49 - 4:50
    chính phủ sẽ dễ bị choáng ngợp
  • 4:50 - 4:53
    bởi yêu cầu từ người dân của họ
  • 4:53 - 4:56
    để in nhiều tiền hơn nữa cho nhiều việc:
  • 4:56 - 4:58
    giáo dục, y tế, phúc lợi --
  • 4:58 - 5:00
    kể cả quốc phòng.
  • 5:00 - 5:03
    Có những ví dụ rất tồi tệ
  • 5:03 - 5:06
    trong quá khứ về việc in tiền --
  • 5:06 - 5:08
    in tiền không kiểm soát --
  • 5:08 - 5:10
    dẫn tới siêu lạm phát.
  • 5:11 - 5:14
    Ví dụ: Cộng hòa Weimar năm 1930;
  • 5:14 - 5:17
    Gần đây là Zimbabwe, 2008,
  • 5:17 - 5:20
    giá cả nhu yếu phẩm như bánh mỳ
  • 5:20 - 5:23
    tăng gấp đôi mỗi ngày.
  • 5:23 - 5:25
    Nhưng tất cả những vấn đề này
  • 5:25 - 5:28
    càng làm cuộc tranh luận tiến xa hơn,
  • 5:28 - 5:32
    đến nỗi việc in tiền cho người dân
  • 5:32 - 5:33
    giờ được bàn bạc công khai
  • 5:33 - 5:35
    trên truyền thông tài chính
  • 5:35 - 5:38
    thậm chí trong cả tuyên ngôn chính trị nữa
  • 5:38 - 5:39
    Nhưng quan trọng hơn
  • 5:39 - 5:41
    là tranh luận không dừng lại ở đó
  • 5:41 - 5:43
    với việc in tiền tệ quốc gia.
  • 5:46 - 5:47
    Bởi biến đổi khí hậu
  • 5:47 - 5:50
    là vấn đề toàn cầu,
  • 5:50 - 5:53
    có vài lý do rất thuyết phục
  • 5:53 - 5:54
    vì sao ta nên tiếp tục in
  • 5:54 - 5:56
    loại tiền tệ quốc tế
  • 5:56 - 5:58
    được IMF phát hành,
  • 5:58 - 6:00
    để làm quỹ hỗ trợ.
  • 6:00 - 6:03
    Quyền rút vốn đặc biệt (SDR),
  • 6:03 - 6:07
    chính là đơn vị kế toán điện tử của IMF
  • 6:07 - 6:09
    giúp chính phủ các nước
  • 6:09 - 6:12
    trao đổi các loại quỹ với nhau.
  • 6:12 - 6:13
    Nghĩ tới nó như là
  • 6:13 - 6:15
    mạng lưới giao dịch ngang hàng,
  • 6:15 - 6:17
    giống Bitcoin cho chính phủ vậy.
  • 6:19 - 6:20
    Và nó mang tính toàn cầu thực sự.
  • 6:21 - 6:25
    Mỗi 1 trong 188 thành viên của IMF
  • 6:25 - 6:26
    đều có mức SDR riêng
  • 6:26 - 6:29
    sử dụng như vốn trao đổi ngoại tệ.
  • 6:30 - 6:32
    Đây chính là nguồn tài sản quốc gia
  • 6:32 - 6:34
    mà mỗi nước dùng
  • 6:34 - 6:37
    để tránh không bị khủng hoảng tiền tê.
  • 6:37 - 6:39
    Và bản chất đó chính là lí do vì sao,
  • 6:39 - 6:40
    trong cơn cao trào
  • 6:40 - 6:43
    của khủng hoảng tài chính năm 2009,
  • 6:43 - 6:47
    IMF phát hành thêm 250 tỷ đô-la --
  • 6:47 - 6:51
    như là một hành động thống nhất toàn cầu
  • 6:51 - 6:54
    để bảo vệc các quốc gia lớn hay nhỏ
  • 6:54 - 6:57
    đã chẳng may sa cơ lỡ bước.
  • 6:57 - 6:58
    Nhưng đây --
  • 6:58 - 7:00
    đây mới là phần đáng để lưu tâm.
  • 7:01 - 7:06
    Hơn một nửa số tiền SDR in vào năm 2009 đó
  • 7:06 - 7:08
    trị giá 150 tỷ đô-la --
  • 7:08 - 7:13
    phần lớn vào tay các quốc gia phát triển,
  • 7:13 - 7:14
    những nước có ít nhu cầu
  • 7:14 - 7:16
    sử dụng nguồn trao đổi ngoại tệ này,
  • 7:16 - 7:18
    bởi họ có tỷ giá trao đổi linh hoạt.
  • 7:18 - 7:20
    Vì thế nguồn tiền
  • 7:20 - 7:23
    được in năm 2009 đó,
  • 7:23 - 7:26
    rơi hết vào tay các thị trường phát triển,
  • 7:26 - 7:28
    là thực sự không cần thiết.
  • 7:29 - 7:31
    Và tới nay nó vẫn chưa được đụng tới.
  • 7:32 - 7:33
    Có một ý tưởng thế này.
  • 7:33 - 7:34
    Bước đầu tiên,
  • 7:35 - 7:38
    sao ta không dùng tới chỗ tiền đó,
  • 7:38 - 7:42
    cái nằm trong SDR năm 2009 đó,
  • 7:42 - 7:43
    dùng để chống biển đổi khí hậu?
  • 7:44 - 7:45
    Chúng có thể được dùng
  • 7:45 - 7:48
    để mua trái phiếu được Quỹ Khí hậu
  • 7:48 - 7:51
    của Liên Hợp Quốc phát hành.
  • 7:51 - 7:54
    Quỹ này thành lập năm 2009,
  • 7:54 - 7:57
    sau thỏa thuận về khí hậu ở Copenhagen.
  • 7:58 - 8:00
    Nó được xây dựng nhằm mục đích kết nối
  • 8:00 - 8:02
    quỹ cho các quốc gia đang phát triển
  • 8:02 - 8:04
    giúp họ thực hiện các sự án về khí hậu.
  • 8:04 - 8:06
    Đây là quỹ thành công nhất
  • 8:06 - 8:07
    trong các quỹ có dạng tương tự,
  • 8:07 - 8:10
    nó gây được gần 10 tỷ đô-la.
  • 8:10 - 8:11
    Nhưng nếu ta dùng
  • 8:11 - 8:13
    chỗ tiền SDR dư đã được phát hành đó,
  • 8:13 - 8:16
    nó có thể vực dậy các chính phủ,
  • 8:16 - 8:18
    giúp họ thực hiện lời hứa
  • 8:18 - 8:19
    về 100 tỷ đô-la 1 năm
  • 8:19 - 8:22
    đã đi lệch hướng do khủng hoảng tài chính.
  • 8:24 - 8:26
    Nó cũng có thể --
  • 8:26 - 8:28
    cũng có thể được dùng như một thử nghiệm.
  • 8:30 - 8:33
    Nếu hệ quả lạm phát
  • 8:33 - 8:36
    của việc sử dụng SDR là không đáng kể,
  • 8:36 - 8:38
    đó sẽ là tiền đề để tiếp tục sử dụng
  • 8:38 - 8:40
    quỹ tiền SDR được phát hành thêm
  • 8:40 - 8:43
    5 năm 1 lần chẳng hạn,
  • 8:43 - 8:46
    với cam kết rằng
  • 8:46 - 8:48
    các nước trong khu vực phát triển
  • 8:48 - 8:50
    sẽ trích ra một phần
  • 8:50 - 8:52
    trong nguồn được cấp của họ
  • 8:52 - 8:53
    cho Quỹ Khí hậu Xanh.
  • 8:55 - 8:56
    In tiền tệ quốc tế
  • 8:56 - 8:59
    theo cách này có một số lợi thế
  • 8:59 - 9:01
    so với việc in tiền tệ quốc gia.
  • 9:02 - 9:04
    Thứ nhất rằng rất dễ nhận ra là
  • 9:04 - 9:06
    sử dụng tiền để chống lại biến đổi khí hậu
  • 9:06 - 9:09
    là việc có lợi cho tất cả mọi người.
  • 9:09 - 9:13
    Không ai hưởng lợi hơn ai cả.
  • 9:13 - 9:17
    Vậy là mâu thuẫn hơn thua không phát sinh.
  • 9:17 - 9:19
    Công bằng mà nói
  • 9:19 - 9:21
    bởi vì cần thống nhất quá nhiều quốc gia
  • 9:21 - 9:24
    để phát hành thêm quỹ SDR,
  • 9:24 - 9:28
    việc in tiền khó mà không bị kiểm soát.
  • 9:29 - 9:31
    Cái cuối cùng ta đạt được
  • 9:31 - 9:35
    là sự thống nhất hành động toàn cầu
  • 9:35 - 9:36
    hướng tới -- và là hành động
  • 9:36 - 9:38
    được kiểm soát trên toàn cầu --
  • 9:38 - 9:41
    hướng tới lợi ích chung của thế giới.
  • 9:42 - 9:43
    Và,
  • 9:43 - 9:45
    điều ta học được từ việc in tiền này là,
  • 9:45 - 9:47
    các mối lo ngại có thể
  • 9:47 - 9:49
    được kìm hãm nhờ ban hành luật.
  • 9:49 - 9:51
    Ví dụ như,
  • 9:51 - 9:54
    việc phát hành thêm SDR mỗi 5 năm
  • 9:54 - 9:56
    có thể được giới hạn,
  • 9:56 - 9:58
    khiến tổng số tiền tệ quốc tế
  • 9:58 - 10:01
    không bao giờ vượt quá 5%
  • 10:01 - 10:03
    của nguồn ngoại tệ trao đổi toàn cầu.
  • 10:04 - 10:06
    Điều đó quan trọng vì nó làm giảm bớt
  • 10:06 - 10:07
    mối quan ngại kì cục
  • 10:07 - 10:10
    mà nước Mỹ có thể có
  • 10:10 - 10:12
    rằng SDR có thể thách thức
  • 10:12 - 10:14
    sự thống trị của đồng đô-la Mỹ
  • 10:14 - 10:16
    trên thị trường tài chính thế giới.
  • 10:16 - 10:18
    Và thực tế là,
  • 10:18 - 10:20
    tôi nghĩ điều duy nhất mà đồng SDR
  • 10:20 - 10:21
    có thể tước khỏi đồng đô-la Mỹ
  • 10:21 - 10:23
    với kế hoạch này
  • 10:23 - 10:26
    chỉ là biệt danh của nó, "đồng tiền xanh."
  • 10:26 - 10:30
    Bởi vì dù cho có giới hạn đó đi chằng nữa,
  • 10:30 - 10:34
    IMF cũng có thể tiếp tục phát hành thêm --
  • 10:34 - 10:37
    sau lượng tiền SDR khổng lồ năm 2009 đó --
  • 10:37 - 10:42
    khoảng 200 tỷ đô-la SDR nữa vào năm 2014.
  • 10:43 - 10:45
    Vậy giả sử rằng,
  • 10:46 - 10:48
    điều đó nghĩa là các quốc gia phát triển
  • 10:48 - 10:49
    sẽ đóng góp vào
  • 10:49 - 10:54
    tới 300 tỷ đô-la tiền SDR
  • 10:54 - 10:55
    vào Quỹ Khí hậu Xanh.
  • 10:56 - 11:00
    Gấp 30 lần giá trị quỹ hiện tại.
  • 11:00 - 11:01
    Và bạn biết đó,
  • 11:01 - 11:03
    nghe hoành tránh như vậy,
  • 11:04 - 11:06
    nó mới chỉ bắt đầu giống như
  • 11:06 - 11:09
    là "mọi điều có thể" thôi.
  • 11:09 - 11:11
    Và để thấy rằng với số tiền đó
  • 11:11 - 11:12
    ta có thể làm những điều kì diệu gì,
  • 11:12 - 11:14
    thế này nhé:
  • 11:15 - 11:16
    vào năm 2009,
  • 11:16 - 11:21
    Nauy hứa sẽ cấp cho Brazil 1 tỷ đô-la
  • 11:21 - 11:24
    nếu họ thực hiện được mục tiêu
  • 11:24 - 11:27
    chống nạn chặt phá rừng.
  • 11:27 - 11:30
    Kể từ đó chương trình này
  • 11:30 - 11:33
    đã giúp giảm 70% rừng bị chặt phá
  • 11:33 - 11:34
    trong thập kỉ vừa qua.
  • 11:35 - 11:37
    đó là giảm khoảng 3.2 tỷ tấn
  • 11:37 - 11:39
    lượng khí CO2 thải ra,
  • 11:39 - 11:44
    bằng với việc Mỹ không có ôtô trên đường
  • 11:44 - 11:46
    trong 3 năm liền.
  • 11:48 - 11:49
    Vậy ta có thể làm gì
  • 11:49 - 11:51
    với thêm 300 dự án được tài trợ
  • 11:51 - 11:54
    vì khí hậu như vậy nữa,
  • 11:54 - 11:57
    được tổ chức trên phạm vi toàn cầu?
  • 11:58 - 12:01
    Ta có thể loại bỏ xe hơi cho cả 1 thế hệ.
  • 12:01 - 12:03
    Vì vậy,
  • 12:03 - 12:06
    hãy thôi lý sự xem liệu ta có thể
  • 12:06 - 12:09
    cùng gây quỹ chống biến đổi khí hậu không.
  • 12:09 - 12:11
    Câu hỏi thực tế ở đây là:
  • 12:11 - 12:15
    Ta có lo lắng đủ tới thế hệ tương lai
  • 12:15 - 12:17
    để đặt cược với các chính sách như đã làm
  • 12:17 - 12:20
    khi cứu hệ thống tài chính không?
  • 12:20 - 12:21
    Suy cho cùng,
  • 12:22 - 12:23
    ta có thể làm được,
  • 12:24 - 12:25
    ta đã làm nó rồi,
  • 12:25 - 12:27
    và giờ đây cũng vậy.
  • 12:28 - 12:32
    Ta buộc, buộc phải làm "mọi điều có thể."
  • 12:33 - 12:35
    Xin cảm ơn.
  • 12:35 - 12:39
    (Vỗ tay)
Title:
Một cách khiêu khích để tài trợ cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu
Speaker:
Michael Metcalfe
Description:

Liệu chúng ta có làm hết sức mình để chống lại biến đổi khí hậu không? Trở lại năm 2008, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ các nước trên thế giới thỏa thuận cam kết "làm bất cứ điều gì" để phục hồi tiền tệ, phát hành đồng tiền quốc tế với trị giá 250 tỷ đô nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế. Trong cuộc nói chuyện lý thú này, Chuyên gia Tài chính Michael Metcalfe gợi ý việc chúng ta có thể sử dụng công cụ tiền tệ bất thường tương tự này để gây quỹ cam kết toàn cầu về một tương lai xanh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:52

Vietnamese subtitles

Revisions