Return to Video

Sức mạnh của sự kìm hãm sáng tạo - Brandon Rodriguez

  • 0:08 - 0:11
    Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu
    để tạo ra một cái gì đó mới.
  • 0:11 - 0:13
    Đó có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn
  • 0:13 - 0:15
    được làm từ bất cứ thứ gì bạn chọn
  • 0:15 - 0:17
    với mọi hình dạng hoặc kích thước.
  • 0:17 - 0:21
    Kiểu sáng tạo tự do đó
    nghe thật thoáng phải không ?
  • 0:21 - 0:23
    Nhưng có thật sự như vậy ?
  • 0:23 - 0:27
    Nếu như phần lớn mọi người, có lẽ
    bạn sẽ bị tê liệt trước nhiệm vụ này.
  • 0:27 - 0:30
    Nếu không có thêm chỉ dẫn,
    bạn sẽ bắt đầu từ đâu ?
  • 0:30 - 0:35
    Hóa ra, tự do không giới hạn
    lại không phải lúc nào cũng tốt.
  • 0:35 - 0:39
    Thực tế, bất cứ dự án nào cũng bị giới hạn
    bởi nhiều các yếu tố khác nhau.
  • 0:39 - 0:40
    như là giá cả,
  • 0:40 - 0:42
    hay là vật liệu nào mà bạn được
    phép sử dụng
  • 0:42 - 0:45
    và những định luật vật lý không thể
    phá vỡ.
  • 0:45 - 0:48
    Có những yếu tố được gọi là sự
    kìm hãm sáng tạo
  • 0:48 - 0:50
    và chúng là những yêu cầu và giới hạn
  • 0:50 - 0:54
    mà chúng ta phải giải quyết
    nhằm đạt được mục đích.
  • 0:54 - 0:57
    Sự kìm hãm sáng tạo được áp dụng với
    tất cả các ngành nghề,
  • 0:57 - 0:59
    từ các kiến trúc sư và nghệ sĩ,
  • 0:59 - 1:00
    đến các nhà văn,
  • 1:00 - 1:01
    kĩ sư,
  • 1:01 - 1:03
    và các nhà khoa học.
  • 1:03 - 1:06
    Trong nhiều lĩnh vực, sự kìm hãm đóng
    một vai trò đặc biệt,
  • 1:06 - 1:09
    như là kim chỉ nam
    cho các khám phá và phát minh.
  • 1:09 - 1:12
    Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học,
  • 1:12 - 1:16
    sự kìm hãm đóng vai trò quan trọng
    trong thiết kế thực nghiệm
  • 1:16 - 1:20
    Ví dụ, một nhà khoa học nghiên cứu
    về một loại vi rút mới sẽ tự hỏi,
  • 1:20 - 1:23
    "Làm sao để sử dụng
    những công cụ và kĩ thuật hiện có
  • 1:23 - 1:29
    để tạo ra thí nghiệm giúp tôi biết cách mà
    loại vi rút này ảnh hưởng tới các tế bào?
  • 1:29 - 1:32
    Và các giới hạn kiến thức nào của tôi
  • 1:32 - 1:36
    ngăn tôi hiểu được về hướng đi của
    loại vi rút mới này?"
  • 1:36 - 1:40
    Trong khoa học kĩ thuật, sự kìm hãm
    được áp dụng nhiều trong khám phá khoa học
  • 1:40 - 1:43
    để tạo ra nhiều thứ mới và hữu ích.
  • 1:43 - 1:47
    Lấy sự hạ cánh của Viking 1 và 2 làm ví dụ
  • 1:47 - 1:51
    chúng sử dụng động cơ đấy
    để hạ cánh an toàn xuống bề mặt Sao Hỏa.
  • 1:51 - 1:53
    Vấn đề là gì?
  • 1:53 - 1:56
    Động cơ này để lại
    những hóa chất ngoại lai xuống bề mặt,
  • 1:56 - 1:59
    và làm ô nhiễm mẫu đất.
  • 1:59 - 2:02
    Vì vậy một sự kìm hãm mới được sinh ra.
  • 2:02 - 2:04
    Làm sao để hạ robot xuống Sao Hỏa
  • 2:04 - 2:07
    mà không để lây nhiễm hóa chất
    ngoại lai từ Trái Đất?
  • 2:07 - 2:11
    Sứ mệnh Pathfinder sau đó đã dùng
    một hệ thống túi khí
  • 2:11 - 2:14
    cho phép thiết bị do thám
    nảy và lăn xuống
  • 2:14 - 2:18
    mà không đốt loại nhiên liệu gây ô nhiễm.
  • 2:18 - 2:23
    Nhiều năm sau, chúng ta muốn gửi
    một thiết bị do thám lớn hơn - Curiosity.
  • 2:23 - 2:26
    Tuy nhiên, nó quá lớn để sử dụng
    hệ thống túi khí
  • 2:26 - 2:29
    vậy nên một sự kìm hãm khác
    lại ra đời.
  • 2:29 - 2:33
    Làm sao để hạ cánh một thiết bị do thám
    cỡ lớn mà không để nhiên liệu tàu
  • 2:33 - 2:35
    tiếp xúc với bề mặt Sao Hỏa?
  • 2:35 - 2:38
    Để đáp lại, các kĩ sư đã nghĩ ra
    một ý tưởng điên rồ.
  • 2:38 - 2:41
    Họ thiết kế một chiếc cần trục có thể bay.
  • 2:41 - 2:44
    Tương tự với máy gắp
    trong các cửa hàng đồ chơi
  • 2:44 - 2:48
    nó sẽ hạ thấp tàu con thoi
    từ trên cao bề mặt.
  • 2:49 - 2:53
    Với mỗi phát minh, các kĩ sư đưa ra bằng chứng
    cho một thói quen quan trọng
  • 2:53 - 2:55
    của việc suy nghĩ khoa học -
  • 2:55 - 2:59
    giải pháp phải nhận thấy được
    giới hạn của công nghệ hiện thời
  • 2:59 - 3:01
    nhằm phát triển nó.
  • 3:01 - 3:04
    Đôi khi, quá trình này được lắp đi lặp lại
  • 3:04 - 3:08
    như, "Làm sao để tạo một chiếc dù tốt hơn
    để hạ cánh tàu con thoi?"
  • 3:08 - 3:11
    Và đôi khi, chúng có tính chất đổi mới
  • 3:11 - 3:12
    như làm sao để đạt được mục đích
  • 3:12 - 3:16
    khi chiếc dù có lẽ là tốt nhất,
    lại không thực hiện nhiệm vụ của nó.
  • 3:16 - 3:20
    Trong cả hai trường hợp,sự kìm hãm dẫn ta
    đến với việc lựa chọn
  • 3:20 - 3:23
    để đảm bảo đạt được mục đích đôi bên.
  • 3:23 - 3:26
    Đây là một vấn đề về Sao Hỏa khác
    mà vẫn chưa giải đáp được.
  • 3:26 - 3:30
    Chúng ta muốn gửi các phi hành gia,
    những người cần nước.
  • 3:30 - 3:34
    Họ sẽ dùng một hệ thống lọc
    giữ cho nước sạch
  • 3:34 - 3:38
    và cho phép hồi phục 100%.
  • 3:38 - 3:40
    Đó là một sự kìm hãm khó khăn,
  • 3:40 - 3:43
    và chúng ta vẫn chưa có công nghệ nào
    có thể giải quyết nó.
  • 3:43 - 3:46
    Nhưng trong quá trình cố gắng
    đạt đươc những mục tiêu này,
  • 3:46 - 3:51
    chúng ta có thể sẽ khám phá ra
    những ứng dụng cho các phát minh khác.
  • 3:51 - 3:54
    Xây dựng một hệ thống lọc nước tiên tiến
  • 3:54 - 3:58
    có thể sẽ đưa ra giải pháp cho
    những nông dân ở các khu vực bị hạn hán,
  • 3:58 - 4:04
    hoặc như là một cách để làm sạch
    nước sinh hoạt ở các thành phố ô nhiễm.
  • 4:04 - 4:06
    Thực tế, nhiều tiến bộ khoa học
  • 4:06 - 4:09
    sinh ra nhờ những thất bại tình cờ
    trong một lĩnh vực
  • 4:09 - 4:12
    lại là giải pháp
    cho sự kìm hãm của lĩnh vực khác.
  • 4:12 - 4:16
    Khi nhà khoa học Alexander Fleming
    vô tình làm nhiễm bẩn
  • 4:16 - 4:18
    một đĩa Petri trong phòng thí nghiệm,
  • 4:18 - 4:23
    nó dẫn đến sự phát hiện
    của kháng sinh đầu tiên, Penicillin.
  • 4:23 - 4:25
    Điều tương tự xảy ra với nhuộm
    tổng hợp,
  • 4:25 - 4:26
    nhựa,
  • 4:26 - 4:27
    và thuốc súng.
  • 4:27 - 4:29
    Tất cả đều được vô tình được tạo ra,
  • 4:29 - 4:33
    nhưng lại là giải pháp để
    giải quyết vấn đề cho những vấn đề khác.
  • 4:33 - 4:37
    Hiểu rõ về sự kìm hãm sẽ hỉ dẫn cho
    các quá trình nghiên cứu khoa học,
  • 4:37 - 4:42
    và điều gì đúng trong khoa học
    cũng đúng trong các lĩnh vực khác.
  • 4:42 - 4:48
    Sự kìm hãm không phải là biên giới của sự
    sáng tạo mà là nền tảng cho nó.
  • 4:50 - 4:53
    Bài học bởi Brandon Rodriguez.
  • 4:53 - 4:55
    Dẫn chuyện bởi Addison Anderson.
  • 4:55 - 4:56
    Âm nhạc bởi James Wood.
  • 4:56 - 4:58
    Hoạt hình bởi CUB Animation.
Title:
Sức mạnh của sự kìm hãm sáng tạo - Brandon Rodriguez
Speaker:
Brandon Rodriguez
Description:

Xem full tại: http://ed.ted.com/lessons/the-power-of-creative-constraints-brandon-rodriguez

Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu để tạo ra một cái gì đó mới. Đó có thể là bất cứ thứ gì bạn muốn, được làm từ bất cứ thứ gì bạn chọn, với mọi hình dạng hoặc kích thước. Kiểu sáng tạo tự do đó nghe thật thoáng đúng không ? Nhưng có thật sự là như vậy? Nếu bạn giống như phần lớn mọi người, bạn
có lẽ sẽ bị tê liệt trước nhiệm vụ này. Vì sao? Brandon Rodriguez sẽ giải thích làm sao mà kìm hãm sáng tạo lại giúp chúng ta khám phá và cải tiến.

Bài giảng từ Brandon Rodriguez, hoạt hình bởi CUB Animation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:10
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Duy Anh Nguyễn accepted Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Duy Anh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Hoang Kim Anh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Hoang Kim Anh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Hoang Kim Anh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Hoang Kim Anh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Hoang Kim Anh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The power of creative constraints
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions