Return to Video

Chúng ta thở như thế nào?- Nirvair Kaur

  • 0:14 - 0:17
    Cứ vài giây chúng ta lại hít thở.
  • 0:17 - 0:19
    Ta sống phụ thuộc vào lượng oxy hít vào
  • 0:19 - 0:21
    nhưng ta chưa từng nghĩ
    về cách ta hít thở.
  • 0:21 - 0:24
    Nó diễn ra một cách tự động.
  • 0:24 - 0:26
    Làm sao mà một thứ trông có vẻ đơn giản
  • 0:26 - 0:29
    lại quyết định sự sống của chúng ta?
  • 0:29 - 0:31
    Hô hấp bắt đầu từ môi trường quanh ta.
  • 0:31 - 0:33
    Không khí chúng ta hít vào,
  • 0:33 - 0:38
    là hỗn hợp của các khí nitơ, CO2 và oxy,
  • 0:38 - 0:40
    là khí quan trọng nhất cho sự sống.
  • 0:40 - 0:43
    Không khí vào cơ thể
    qua đường mũi và miệng,
  • 0:43 - 0:47
    đi xuống thanh quản, khí quản và phế quản,
  • 0:47 - 0:51
    và cuối cùng đến phế nang ở phổi.
  • 0:51 - 0:56
    Áp suất ở phế nang đẩy oxi và
    các chất dinh dưỡng vào máu.
  • 0:56 - 1:02
    Cơ hoành và các cơ gian sườn di chuyển để
    vận chuyển khí dễ dàng hơn
  • 1:02 - 1:09
    Cách bạn hít thở phản ánh mức năng lượng,
    nhất là khi gắng sức hoặc căng thẳng.
  • 1:09 - 1:12
    Nhớ lại bài kiểm tra khó
    gần đây nhất của bạn.
  • 1:12 - 1:16
    Khi bạn trở nên căng thẳng,
    áp lực lên cơ thể tăng cao
  • 1:16 - 1:18
    và nhịp thở của bạn tăng nhanh.
  • 1:18 - 1:24
    Thở càng nông, lượng oxi lên não càng ít,
    càng khó để tập trung.
  • 1:24 - 1:30
    Ta phản ứng thể nào với stress, như chơi
    trận khúc côn cầu gay cấn sau giờ học ?
  • 1:30 - 1:37
    Khi tạo áp lực lên cơ thể, các cơ cần
    nhiều năng lượng và oxi hơn.
  • 1:37 - 1:39
    Chúng ta bắt đầu thở gắng sức
  • 1:39 - 1:43
    để tăng không khí và oxi đi vào,
  • 1:43 - 1:48
    và điều hòa nhiệt độ cơ thể
    một cách tự nhiên.
  • 1:48 - 1:51
    Đó không phải là lần duy nhất mà
    việc thở bị tác động hoặc thay đổi.
  • 1:51 - 1:54
    Hãy nhớ lại lần gần đây nhất
    bạn nổi cáu hoặc có tâm trạng.
  • 1:54 - 1:57
    Cơn giận tạo ra
    phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
  • 1:57 - 2:01
    gây căng thẳng và
    tăng nhiệt độ trong cơ thể.
  • 2:01 - 2:04
    Bạn đã từng gặp ai mất bình tĩnh chưa?
  • 2:04 - 2:09
    Việc thở lúc stress trong thời gian dài,
    sẽ để lại hậu quả.
  • 2:09 - 2:13
    Khi tế bào không có
    đủ lượng oxi cần thiết
  • 2:13 - 2:17
    dinh dưỡng cho cơ thể giảm và
    chất độc tích tụ trong máu.
  • 2:17 - 2:23
    Người ta cho rằng, môi trường thiếu oxi
    làm tăng tế bào ung thư.
  • 2:23 - 2:28
    Tin vui là ta kiểm soát hơi thở của ta
    nhiều hơn ta biết.
  • 2:28 - 2:32
    Nghĩa là ta có thể tăng số lượng và
    chất lượng của nhịp thở.
  • 2:32 - 2:35
    Khoa học về hít thở đã tồn tại
    cả ngàn năm rồi,
  • 2:35 - 2:40
    từ ông thầy yoga Ấn Độ cổ xưa hay
    chuyên gia tuần hoàn thời nay.
  • 2:40 - 2:45
    Cả hai đều nói rằng có cách để
    cải thiện việc hít thở.
  • 2:45 - 2:50
    Thở chỉ là đưa khí từ nơi từ nơi
    áp cao đến nơi áp thấp.
  • 2:50 - 2:52
    Thở nhiều nghĩa là nhiều oxi,
  • 2:52 - 2:57
    nghĩa là nhiều dinh dưỡng hơn
    cho tế bào và máu.
  • 2:57 - 3:01
    Ta làm thế rất tự nhiên khi ta thở dài.
  • 3:01 - 3:06
    Thay đổi áp suất khí và phổi là một cách
    để thay đổi nhịp thở.
  • 3:06 - 3:10
    Ta tự làm thế khi ta ho,
    hắt xì và nấc cụt.
  • 3:10 - 3:12
    Làm thí nghiệm đơn giản nào.
  • 3:12 - 3:15
    Bịt lỗ mũi phải lại với ngón cái tay phải.
  • 3:15 - 3:21
    Và thở chỉ bằng lỗ mũi bên trái.
  • 3:21 - 3:24
    Thấy chúng ta hít thở khó hơn không.
  • 3:24 - 3:29
    Bạn phải tập trung, dùng cơ hoành
    và cơ liên sườn nhiều hơn bình thường.
  • 3:29 - 3:34
    Khi giảm diện tích bề mặt đường hô hấp,
    bạn tăng áp suất của oxy
  • 3:34 - 3:36
    di chuyển từ phế nang vào máu.
  • 3:36 - 3:40
    Bậc thầy yoga thường thở thế
    để làm chậm nhịp thở
  • 3:40 - 3:46
    tăng lượng oxy, kích hoạt
    hệ thần kinh đối giao cảm,
  • 3:46 - 3:50
    là thứ kiểm soát cơ thể
    khi cơ thể nghỉ ngơi.
  • 3:50 - 3:52
    Thử cái khác nhé!
  • 3:52 - 3:56
    Hãy hình dung cách con chó thở hổn hển,
  • 3:56 - 3:58
    giờ thử thở giống nó xem nào,
  • 3:58 - 4:04
    đầu tiên là thở và thè lưỡi,
    rồi thở và đóng miệng lại.
  • 4:04 - 4:09
    Bạn sẽ thấy cơ dạ dày đang đẩy khí
    ra khi bạn thở ra.
  • 4:09 - 4:11
    Để tay ở dưới mũi
  • 4:11 - 4:14
    và bạn thấy lực của khí đi ra.
  • 4:14 - 4:20
    Thở kiểu này khó vì nó yêu cầu
    cơ hoành và cơ liên sườn phải hoạt động.
  • 4:20 - 4:27
    Khi thở như thế, nhiệt độ cơ thể thay đổi
    nhanh chóng vì áp suất ta thải ra khi thở.
  • 4:27 - 4:32
    Không ngạc nhiên khi lũ chó cứ thè lưỡi
    khi thở để làm mát cơ thể.
  • 4:32 - 4:38
    Khi ta ngủ, trung tâm tủy não đảm bảo
    là ta vẫn thở
  • 4:38 - 4:40
    May là ta không cần
    phải lo nghĩ về việc đó.
  • 4:40 - 4:43
    Ban ngày, hơi thở của ta nhạy cảm hơn,
  • 4:43 - 4:46
    nhất là trong tình huống
    căng thẳng, khó khăn.
  • 4:46 - 4:49
    Đó là vì sau tập trung hơi thở
    rất hữu ích.
  • 4:49 - 4:51
    Nếu bạn quan sát và thay đổi nhịp thở
  • 4:51 - 4:55
    bạn sẽ cải thiện liều lượng và chất lượng
    oxi hấp thu vào cơ thể.
  • 4:55 - 5:01
    Nó làm giảm stress, tăng năng lượng,
    củng cố hệ miễn dịch.
  • 5:01 - 5:04
    Nên lần sau ai bảo bạn
    thư giãn và hít thở sâu,
  • 5:04 - 5:07
    bạn hiểu vì sao rồi đấy!
Title:
Chúng ta thở như thế nào?- Nirvair Kaur
Description:

Xem bài giảng đầy đủ trên trang ed.ted.com http://ed.ted.com/lessons/how-breathing-works-nirvair-kaur

Chúng ta thở liên tục, nhưng bạn có bao giờ nghĩ chúng ta thở như thế nào không? Hãy tìm hiểu kĩ càng về một chức năng sống đơn giản nhất từ khoa học về hệ tuần hoàn đến cách để kiểm soát nhịp thở.

Bài giảng của Nirvair Kaur, được minh họa bởi Santiago Uceda

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:19

Vietnamese subtitles

Revisions