Return to Video

Vì sao ta xì hơi? - Purna Kashyap

  • 0:09 - 0:14
    Chứng đầy hơi, hay xì hơi
    là một hiện tượng bình thường.
  • 0:14 - 0:17
    Ai cũng thế, đúng đấy,
    bạn cũng vậy,
  • 0:17 - 0:22
    có thể tạo ra
    khoảng từ 500 đến 1500 ml khí
  • 0:22 - 0:25
    và xì hơi
    từ 10 đến 20 lần một ngày.
  • 0:25 - 0:28
    Nhưng khí trong cơ thể ở đâu ra?
  • 0:28 - 0:34
    Một lượng nhỏ là từ không khí ta hít vào
    khi ngủ hay một thời điểm nào đó,
  • 0:34 - 0:38
    nhưng phần lớn khí tạo ra
    là do vi khuẩn nằm trong ruột,
  • 0:38 - 0:42
    khi ăn những thức ăn
    ta không tiêu hoá được.
  • 0:42 - 0:44
    Ruột là nhà của hàng triệu tỉ vi khuẩn
  • 0:44 - 0:47
    sống kí sinh với chúng ta.
  • 0:47 - 0:51
    Ta cho chúng một nơi an toàn để ở
    và thực phẩm để ăn.
  • 0:51 - 0:55
    Đổi lại, chúng tạo ra năng lượng từ đồ ăn,
  • 0:55 - 0:59
    tạo ra vitamin, như vitamin B và K,
    để tăng cường hệ miễn dịch,
  • 0:59 - 1:03
    tham gia vào chức năng
    bảo vệ dạ dày ruột non,
  • 1:03 - 1:07
    vận động và sự phát triển
    các hệ cơ quan khác,
  • 1:07 - 1:11
    Rõ ràng, tốt nhất là
    nên giữ cho bọn vi khuẩn hạnh phúc.
  • 1:11 - 1:15
    Vi khuẩn ruột lấy chất dinh dưỡng
    từ thức ăn chưa tiêu hóa,
  • 1:15 - 1:20
    như carbonhydrate và protein,
    chất này sẽ đến ruột già.
  • 1:20 - 1:24
    Chúng lên men những thức ăn này
    để sản xuất các loại hợp chất,
  • 1:24 - 1:29
    như các chuỗi axit béo ngắn,
    và dĩ nhiên, các hơi khí.
  • 1:29 - 1:33
    Khí hidro và CO2
    là những khí không mùi
  • 1:33 - 1:36
    thường được tạo ra
    nhờ sự lên men của vi khuẩn.
  • 1:36 - 1:41
    Nhiều người còn tạo ra metan
    do một số vi khuẩn trong ruột của họ.
  • 1:41 - 1:44
    Nhưng metan thì cũng không có mùi.
  • 1:44 - 1:46
    Vậy sao xì hơi lại thối?
  • 1:46 - 1:50
    Mùi thối là do những hợp chất
    lưu huỳnh dễ bay hơi,
  • 1:50 - 1:55
    như đihyđro sunfua (H2S),
    hay lưu huỳnh metan (CH4S).
  • 1:55 - 1:59
    Dù sao những khí này chỉ chiếm 1%
  • 1:59 - 2:03
    và thường gặp khi ta ăn
    các axit amin chứa lưu huỳnh,
  • 2:03 - 2:08
    điều đó giải thích mùi thối của khí
    từ chế độ ăn giàu protein.
  • 2:08 - 2:12
    Xì hơi nhiều thường là
    sau khi ta ăn những thức ăn
  • 2:12 - 2:15
    với lượng carbonhydrate cao,
  • 2:15 - 2:21
    như là đậu, đậu lăng, bơ sữa
    hành tây, tỏi, tỏi tây, củ cải,
  • 2:21 - 2:29
    khoai tây, yến mạnh, lúa mì, bông cải,
    cải bắp và cải Brussel.
  • 2:29 - 2:31
    Với người bị thiếu enzim,
  • 2:31 - 2:36
    vi khuẩn lên men carbonhydrate phức
    càng hoạt động mạnh mẽ,
  • 2:36 - 2:39
    điều này khiến ta xì hơi
    nhiều hơn bình thường.
  • 2:39 - 2:42
    Nhưng nếu bạn thấy khó chịu,
    bụng phồng lên, sưng to,
  • 2:42 - 2:47
    điều này có thể là do khí
    di chuyển khó khăn trong ruột non.
  • 2:47 - 2:49
    Nên đừng đổ lỗi
    cho những loại thức ăn
  • 2:49 - 2:52
    gây ra triệu chứng đó
    mà xa lánh chúng.
  • 2:52 - 2:56
    Nếu bạn bỏ đói lũ vi khuẩn
    tiêu hóa carbonhydrate phức,
  • 2:56 - 3:00
    chúng sẽ chuyển sang ăn đường
    ở niêm dịch trong ruột của bạn.
  • 3:00 - 3:04
    Khí thải của bạn
    sẽ thay đổi tùy theo bạn ăn gì,
  • 3:04 - 3:06
    và vi khuẩn nào
    có trong ruột của bạn.
  • 3:06 - 3:08
    Ví dụ, cùng một loại đường,
  • 3:08 - 3:13
    vi khuẩn Clostridium
    tạo khí CO2, butan và hidro,
  • 3:13 - 3:17
    còn Propionibacterium
    tạo ra CO2, propan và axetat.
  • 3:17 - 3:20
    Khi đó, methanogen
    dùng khí hidro và CO2
  • 3:20 - 3:23
    do vi khuẩn khác tạo ra
    để sản xuất metan,
  • 3:26 - 3:31
    bằng cách sử dụng khí hidro và CO2,
    chúng giảm bớt tổng thể tích khí.
  • 3:31 - 3:34
    Vì vậy, giữa những vi khuẩn trong ruột
    có mối quan hệ phức tạp
  • 3:34 - 3:38
    cho phép chúng trực tiếp
    dùng thức ăn chưa tiêu hóa,
  • 3:38 - 3:42
    hay dùng sản phẩm của vi khuẩn khác.
  • 3:42 - 3:46
    Mối quan hệ này xác định
    số lượng và loại khí được tạo ra,
  • 3:46 - 3:50
    nên xì hơi là dấu hiệu
    bọn chúng đang làm việc chăm chỉ đấy.
  • 3:50 - 3:56
    Nhưng vài trường hợp, chứng đầy hơi
    có thể gia tăng một cách bất thường.
  • 3:56 - 3:59
    Ví dụ điển hình là dị ứng lactose.
  • 3:59 - 4:02
    Đa số ai cũng có enzim
    để tiêu hóa lactose,
  • 4:02 - 4:06
    một loại đường có trong sữa
    và sản phẩm từ sữa.
  • 4:06 - 4:10
    Nhưng nhiều người không có
    hoặc có rất ít,
  • 4:10 - 4:13
    có thể sau khi
    bị viêm nhiễm đường ruột,
  • 4:13 - 4:17
    họ không thể tiêu hóa
    lactose và có thể bị chuột rút
  • 4:17 - 4:21
    cùng với chứng đầy hơi do
    sự lên men của vi khuẩn.
  • 4:21 - 4:24
    Nhưng hãy nhớ rằng,
    hầu hết khí tạo ra
  • 4:24 - 4:27
    là kết quả tự nhiên của
    việc lên men vi khuẩn trong ruột,
  • 4:27 - 4:30
    chứng tỏ chức năng ruột
    vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh.
  • 4:30 - 4:35
    Lượng và loại khí thải ra tuỳ vào
    chế độ ăn uống và vi khuẩn trong ruột.
  • 4:35 - 4:40
    Vậy nên, hãy học phép lịch sự khi xì hơi
    và tha thứ cho lũ vi khuẩn đi nhé!
  • 4:40 - 4:42
    Chúng chỉ cố giúp ích mà thôi!
Title:
Vì sao ta xì hơi? - Purna Kashyap
Description:

Xem bản đầy đủ tại đây: http://ed.ted.com/lessons/why-do-we-pass-gas-purna-kashyap

Đầy hơi là hiện tượng bình thường hàng ngày. Hầu hết con người xì hơi từ 10 đến 20 một ngày. Trong cơ thể khí này từ đâu mà có? Purna Kashayap đưa chúng ta tới đường ruột, làm sáng tỏ cách thức khí sinh ra, trong đó thức ăn đóng vai trò chủ chốt và lý do khí mang mùi khó chịu.

Video được thực hiện bởi Purna Kashyap, Ace & Son Moving Picture Co., LLC.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:58

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions