Return to Video

Phân biệt chủng tộc làm tổn hại đến phụ nữ mang thai như thế nào và cách để giúp đỡ

  • 0:01 - 0:05
    Hầu hết các bạn đều có thể hiểu
    cảm giác hiện tại của tôi.
  • 0:05 - 0:07
    Tim tôi đập nhanh trong lồng ngực.
  • 0:08 - 0:10
    Bàn tay tôi đang hơi ướt một chút.
  • 0:11 - 0:12
    Tôi đang đổ mồ hôi.
  • 0:13 - 0:15
    Và hơi thở của tôi hơi nông.
  • 0:15 - 0:18
    Bây giờ, những cảm giác quen thuộc này
    hiển nhiên là kết quả
  • 0:18 - 0:21
    của việc phải đứng trước hàng ngàn người
  • 0:21 - 0:23
    và diễn thuyết
    mà có thể sẽ được phát lại trên mạng
  • 0:23 - 0:25
    có lẽ thêm một triệu lần nữa.
  • 0:25 - 0:28
    Nhưng cảm giác vật lý mà tôi trải qua lúc này
  • 0:28 - 0:32
    thật ra là kết quả của cơ chế não bộ - cơ thể
    căn bản hơn rất nhiều.
  • 0:32 - 0:36
    Hệ thống thần kinh đang sản sinh
    nhiều loại hormones
  • 0:36 - 0:39
    như cortisol, adrenaline vào trong máu.
  • 0:39 - 0:44
    Đó là những phản ứng rất cơ bản và cần thiết
    để cung cấp máu và ôxi
  • 0:44 - 0:46
    đến những bộ phận và cơ
    khi cần
  • 0:46 - 0:49
    để giúp tôi phản ứng nhanh trước
    những mối nguy tiềm tàng.
  • 0:49 - 0:51
    Nhưng lại có một vấn đề
    trong quá trình phản ứng này.
  • 0:51 - 0:54
    Rằng nó có thể bị kích hoạt
    một cách thái quá.
  • 0:54 - 0:57
    Nếu tôi phải trải qua những loại stress
    như vậy hàng ngày,
  • 0:57 - 1:00
    đặc biệt là trong khoảng thời gian dài,
  • 1:01 - 1:03
    hệ thống cơ thể tôi sẽ bị quá tải.
  • 1:03 - 1:07
    Vậy, về cơ bản, nếu phản ứng này xảy ra không
    thường xuyên thì nó rất hữu ích
  • 1:07 - 1:09
    đối với sức khỏe và sự sống còn của tôi.
  • 1:09 - 1:11
    Nhưng nếu quá trình này xảy ra
    quá thường xuyên,
  • 1:11 - 1:13
    nó thực sự có thể khiến tôi yếu đi.
  • 1:13 - 1:17
    Càng ngày càng có nhiều những nghiên cứu
    về mối quan hệ
  • 1:17 - 1:19
    giữa việc bị stress kinh niên và bệnh tật.
  • 1:19 - 1:21
    Những bệnh như bệnh tim hay
    thậm chí là ung thư,
  • 1:21 - 1:23
    đang được chứng minh là có mối liên hệ
    tới stress.
  • 1:24 - 1:28
    Và chính vì vậy, sự kích động quá mức
    từ stress dần dần
  • 1:28 - 1:32
    có thể xen vào các quá trình cơ thể giữ cho tôi
    được khỏe mạnh.
  • 1:33 - 1:36
    Ta hãy thử tưởng tượng là tôi đang có thai.
  • 1:36 - 1:38
    Áp lực này có thể,
  • 1:38 - 1:41
    đặc biệt là trong quãng thời gian
    tôi mang thai,
  • 1:41 - 1:43
    có thể có những tác động như thế nào
  • 1:43 - 1:46
    đến sự phát triển của đứa bé
    trong bụng tôi?
  • 1:46 - 1:49
    Các bạn chắc hẳn sẽ không ngạc nhiên
    khi tôi nói rằng
  • 1:49 - 1:52
    áp lực như vậy trong quá trình
    mang thai không hề tốt.
  • 1:52 - 1:56
    Nó còn khiến cho người mẹ sinh non,
  • 1:56 - 1:59
    bởi vì về cơ bản, áp lực truyền thông tin
    đến tử cung
  • 1:59 - 2:02
    và thông báo rằng đây không còn là nơi
    an toàn cho đứa bé nữa.
  • 2:02 - 2:05
    Áp lực trong khi mang thai có liên quan
    đến những việc như huyết áp cao
  • 2:05 - 2:07
    và trẻ sơ sinh nhẹ cân,
  • 2:07 - 2:10
    và nó cũng có thể dẫn đến một loạt
    những khó khăn về sức khỏe,
  • 2:10 - 2:12
    khiến cho việc sinh nở nguy hiểm hơn
  • 2:12 - 2:14
    đối với cả người mẹ lẫn đứa bé.
  • 2:15 - 2:18
    Tất nhiên áp lực, đặc biệt trong
    thế giới hiện đại
  • 2:18 - 2:21
    là một việc ai cũng đã từng
    trải qua, đúng chứ?
  • 2:21 - 2:23
    Có thể các bạn chưa từng phải đứng
    và thực hiện một buổi TED Talk,
  • 2:23 - 2:26
    nhưng các bạn đã phải thực hiện một bài
    thuyết trình quan trọng ở chỗ làm,
  • 2:26 - 2:27
    bị mất việc đột ngột,
  • 2:27 - 2:29
    hay một bài kiểm tra quan trọng,
  • 2:29 - 2:31
    một cuộc tranh cái gay gắt
    với bạn bè hoặc người thân.
  • 2:32 - 2:36
    Nhưng hóa ra, loại áp lực mà ta
    phải trải qua và vấn đề liệu ta có thể

  • 2:36 - 2:38
    duy trì trạng thái thoải mái đủ lâu
  • 2:38 - 2:40
    để cơ thể làm việc tốt được hay không
  • 2:40 - 2:43
    lại phụ thuộc rất nhiều vào việc
    ta là ai.
  • 2:43 - 2:45
    Càng ngày càng có nhiều những nghiên cứu
  • 2:45 - 2:49
    đưa ra rằng những người bị
    phân biệt đối xử nhiều hơn
  • 2:49 - 2:51
    thường có sức khỏe yếu hơn.
  • 2:52 - 2:54
    Thậm chí một nỗi lo về phân biệt đối xử,
  • 2:54 - 2:58
    như khi bạn lo lắng rằng mình sẽ bị
    dừng xe khi đang lái xe,
  • 2:58 - 3:01
    có thể có tác động xấu lên
    sức khỏe của bạn.
  • 3:03 - 3:06
    Giáo sư David Williams từ đại học Harvard,
  • 3:06 - 3:09
    người đi tiên phong trong việc đưa ra
    các công cụ minh chứng cho những
    mối liên kết này,
  • 3:09 - 3:12
    cho rằng những người càng cách ly
    với xã hội,
  • 3:12 - 3:16
    thì càng bị phân biệt đối xử nhiều hơn
    và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn.
  • 3:17 - 3:20
    Tôi đã rất chú ý đến vấn đề này
    trong vòng một thập kỷ qua.
  • 3:20 - 3:25
    Tôi hứng thú với sức khỏe thai phụ
    sau khi thất bại với một khóa học tiền y khoa,
  • 3:25 - 3:27
    nhưng điều này lại đưa tôi đến với
    một lối đi
  • 3:27 - 3:29
    nhằm tìm kiếm những cách để giúp đỡ
    những người đang mang thai.
  • 3:29 - 3:30
    Và thế là tôi trở thành một
    nhân viên hộ sinh,
  • 3:30 - 3:32
    một tay mơ được đào tạo
    để có thể hỗ trợ
  • 3:32 - 3:35
    người khác trong quá trình mang thai
    và sinh đẻ.
  • 3:35 - 3:37
    Và cũng bởi vì tôi là người La-tinh
    và nói tiếng Tây Ban Nha,
  • 3:37 - 3:41
    trong lần tình nguyện đầu tiên
    ở một bệnh viện công ở Bắc Carolina,
  • 3:41 - 3:44
    Tôi đã thấy rõ chủng tộc và giai cấp
    có ảnh hưởng đến những trải nghiệm
  • 3:44 - 3:46
    của những người phụ nữ tôi
    trợ giúp.
  • 3:47 - 3:50
    Nếu nhìn vào số liệu thống kê tỉ lệ
    mắc bệnh
  • 3:50 - 3:52
    trong quá trình mang thai và sinh nở,
  • 3:52 - 3:55
    ta có thể thấy rõ những đặc điểm đã được
    soạn ra bơi Giáo sư Williams,
  • 3:56 - 3:58
    phụ nữ người Mỹ gốc Phi đặc biệt có những
    trải nghiệm
  • 3:58 - 4:01
    khác hoàn toàn với phụ nữ da trắng
  • 4:01 - 4:04
    về việc con của họ sinh ra
    có khỏe mạnh hay không.
  • 4:04 - 4:08
    Trong một số vùng của cả nước,
    đặc biệt là sâu về phía nam,
  • 4:08 - 4:10
    tỉ lệ tử của các thai phụ và trẻ sơ sinh
    da màu
  • 4:10 - 4:14
    xấp xỉ với tỉ lệ ở vùng
    cận sa mạc Sahara.
  • 4:15 - 4:16
    Và cũng ở trong những vùng đó,
  • 4:16 - 4:19
    tỉ lệ tử của thai phụ da trắng
    gần như bằng không.
  • 4:20 - 4:24
    Thậm chí trên toàn quốc, phụ nữ da màu
    có tỉ lệ tử vong trong khi mang tha và sinh nở
  • 4:24 - 4:28
    cao hơn gấp 4 lần so với
    phụ nữ da trắng.
  • 4:28 - 4:31
    Dễ tử vong hơn những 4 lần.
  • 4:31 - 4:34
    Con của họ cũng có tỉ lệ tử vong
    cao gấp 2 lần
  • 4:34 - 4:37
    trong 1 năm đầu đời so với
    trẻ sơ sinh da trắng.
  • 4:37 - 4:39
    Và cũng có tỉ lệ sinh non và
    sinh con nhẹ cân
  • 4:39 - 4:42
    cao hơn từ 2 đến 3 lần.
  • 4:42 - 4:45
    Đây là dấu hiệu của một sự phát triển
    không đầy đủ.
  • 4:45 - 4:49
    Phụ nữ bản địa cũng có tỉ lệ cao hơn
    trong các vấn đề này
  • 4:49 - 4:50
    so với phụ nữ da trắng,
  • 4:50 - 4:53
    cũng như một số nhóm người Latinh.
  • 4:53 - 4:56
    Trong vòng 1 thập kỉ làm việc với vai trò
    của một người hộ sinh rồi
  • 4:56 - 4:58
    chuyển sang làm nhà báo và blogger,
    tôi đã cố gắng nâng cao sự nhận biết
  • 4:58 - 5:01
    về những người phụ nữ da màu,
    đặc biệt là da đen,
  • 5:01 - 5:04
    đã có những trải nghiệm khác như thế nào
  • 5:04 - 5:05
    liên quan đến việc sinh đẻ ở nước Mỹ.
  • 5:05 - 5:08
    Nhưng khi tôi đưa cho mọi người
    những con số đáng báo động này,
  • 5:08 - 5:12
    tôi thường gặp phải những nhận định
    rằng đây hoặc là về sự nghèo đói
  • 5:12 - 5:14
    hoặc sự không được tiếp cận đến
    sự chăm sóc.
  • 5:14 - 5:18
    Nhưng hóa ra, cả 2 thứ trên lại chưa
    nói lên được bức tranh toàn cảnh.
  • 5:18 - 5:22
    Thậm chí những phụ nữa da đen trung lưu
    còn có những kết quả
  • 5:22 - 5:25
    tệ hơn rất nhiều so với
    phụ nữ da trắng trung lưu.
  • 5:25 - 5:28
    Thực ra khoảng cách ở trong nhóm này
    còn rộng hơn.
  • 5:28 - 5:32
    Và tiếp cận đến sự chăm sóc chắc chắn
    vẫn còn là vấn đề,
  • 5:32 - 5:36
    thì những phụ nữ da màu được hưởng
    sự chăm sóc nên có trước khi sinh
  • 5:36 - 5:38
    vẫn phải đối mặt với những tỉ lệ
    rất cao kia.
  • 5:38 - 5:40
    Và rồi chúng ta quay lại lối cũ,
  • 5:40 - 5:44
    từ sự phân biệt đối xử, đến áp lực,
    rồi đến sức khỏe yếu,
  • 5:44 - 5:49
    nó gần ghép lại thành bức tranh mà nhiều
    phụ nữ da màu đã trải qua:
  • 5:49 - 5:51
    Phân biệt chủng tộc thực sự đang làm
    chúng ta ốm đi.
  • 5:52 - 5:54
    Nghe có vẻ không liên quan lắm phải không?
  • 5:54 - 5:58
    Vậy hãy xem xét điều này: dân di cư da màu
    gốc Latinh
  • 5:58 - 6:02
    thực ra có sức khỏe tốt hơn khi họ
    mới di chuyển đến Mỹ.
  • 6:02 - 6:06
    Nhưng họ càng định cư lâu ở nước này,
    sức khỏe họ ngày càng đi xuống.
  • 6:06 - 6:11
    Những người như tôi, sinh ra ở đất Mỹ,
    có bố mẹ là dân di cư từ Cuba,
  • 6:11 - 6:14
    có xu hướng có sức khỏe tệ hơn
    so với thời ông bà tôi.
  • 6:15 - 6:17
    Đó là cái các nhà nghiên cứu gọi là
    "nghịch lí di trú",
  • 6:17 - 6:19
    và nó còn mô tả xa hơn
  • 6:19 - 6:22
    rằng có gì đó trong môi trường
    ở Mỹ khiến ta bị ốm.
  • 6:22 - 6:24
    Nhưng sư thật là
  • 6:24 - 6:28
    vấn đề rằng sự phân biệt chủng tộc
    đối với phụ nữ và trẻ em da màu,
    đặc biệt là da đen,
  • 6:28 - 6:30
    thực sự rất rộng lớn.
  • 6:30 - 6:32
    Tôi có thể nói với các bạn về điều này
    bao lâu cũng được
  • 6:32 - 6:36
    nhưng tôi sẽ không làm như vậy vì tôi
    muốn đưa ra cho bạn 1 giải pháp.
  • 6:36 - 6:40
    Và tin vui là giải pháp này đặc biệt
    không tốn kém chút nào,
  • 6:40 - 6:42
    và nó cũng không yêu cầu bạn phải có
    trị liệu bằng thuốc đắt tiền
  • 6:42 - 6:43
    hay là những công nghệ tối tân.
  • 6:43 - 6:46
    Giải pháp này được gọi là "Cách của JJ"
  • 6:47 - 6:49
    Hãy gặp gỡ với Jennie Josheph
  • 6:49 - 6:52
    Cô là một nữ hộ sinh ở Orlando, Florida
  • 6:52 - 6:55
    đã làm việc với phụ nữ có thai
    trong vòng 1 thập kỉ qua.
  • 6:55 - 6:58
    Trong một nơi cô gọi là "phòng khám
    dễ tiếp cận",
  • 6:58 - 7:02
    Jennie và nhóm của mình đã cung cấp chăm sóc
    tiền sản cho hơn 600 phụ nữ mỗi năm.
  • 7:03 - 7:08
    Khác hàng của cô chủ yếu là người da màu, người dân Haiti hay người Latinh
  • 7:08 - 7:09
    được đưa đến bệnh viện.
  • 7:10 - 7:14
    Nhưng bằng cách cung cấp chăm sóc tiền sản
    dễ tiếp cận và đáng tin,
  • 7:14 - 7:16
    Jennie đã đạt được một thành tựu to lớn:
  • 7:16 - 7:21
    hầu hết các sản phụ đều sinh ra được những em bé
    khỏe mạnh và đủ tháng.
  • 7:21 - 7:24
    Phương pháp của cô khá là đơn giản.
  • 7:24 - 7:27
    Jennie nói rằng tất cả những cuộc hẹn
    đều được sắp xếp.
  • 7:27 - 7:31
    Mọi thành viên trong nhóm của cô và mọi phút
    ở trong phòng khám
  • 7:31 - 7:33
    đều phải hỗ trợ hết sức có thể.
  • 7:33 - 7:36
    Không ai bị từ chối
    do thiếu quỹ.
  • 7:36 - 7:40
    "Cách của JJ" là để làm cho nguồn tài chính
    hoạt động dù cho có rào cản.
  • 7:40 - 7:43
    Không ai bị trách mắng khi không
    đến buổi hẹn của mình.
  • 7:43 - 7:45
    Không ai bị lên giọng hay coi thường.
  • 7:46 - 7:50
    Phòng khám của Jennie gợi lại hình ảnh
    phòng khách của cô mình hơn là
    phòng khám bình thường.
  • 7:50 - 7:53
    Cô gọi nơi đây là "một lớp học nguỵ trang"
  • 7:54 - 7:57
    Với ghế được xếp theo vòng tròn, chị em
    ngồi đợi đến lượt và từng người

  • 7:57 - 8:00
    nói chuyện với riêng với 1
    nhân viên giáo dục,
  • 8:00 - 8:01
    hoặc trò chuyện theo nhóm
  • 8:01 - 8:03
    theo từng lớp tiền sản.
  • 8:03 - 8:05
    Khi bạn được hẹn đến,
  • 8:05 - 8:07
    bạn được chào đón bởi Alexis
    hoặc là Trina,
  • 8:07 - 8:09
    hai trong số những trợ lý y tế
    của Jennie.
  • 8:09 - 8:12
    Cả 2 đều là những bà mẹ trẻ
    người Mỹ gốc Phi.
  • 8:12 - 8:15
    Cách tiếp cận của họ rất đơn giản
    và thân thiện.
  • 8:15 - 8:17
    Trong một lần đến thăm
    tôi đã quan sát được khi
  • 8:17 - 8:20
    Trina trò chuyện với một
    cô gái chuẩn bị làm mẹ
  • 8:20 - 8:22
    trong khi lấy huyết áp
    của cô gái đó.
  • 8:22 - 8:26
    Cô gái người Latinh này đang gặp rắc rối
    với vấn đề nôn mửa.
  • 8:26 - 8:28
    Khi Trina đo xong huyết áp,
  • 8:28 - 8:31
    cô nói: "Hay là ta thử đổi đơn thuốc
    xem nhé?"
  • 8:31 - 8:34
    "Chúng tôi không thể để
    cô không ăn uống gì như này được."
  • 8:34 - 8:37
    Từ "chúng tôi" đó thực sự là một phần
    rất quan trọng trong mô hình của Jennie.
  • 8:37 - 8:42
    Cô nhìn nhận nhân viên là một phần của nhóm,
    cùng với phụ nữ và gia đình họ
  • 8:42 - 8:44
    có một mục tiêu chung:
  • 8:44 - 8:47
    giúp những thai phụ sinh ra
    những em bé khỏe mạnh.
  • 8:47 - 8:51
    Jennie nói rằng Trina và Alexis mới là phần
    cốt lõi trong mô hình chăm sóc của cô ấy.
  • 8:51 - 8:55
    Và rằng vai trò người cung cấp của cô
    chỉ để hỗ trợ cho công việc của họ.
  • 8:55 - 8:57
    Trina dành rất nhiều thời gian
    bên điện thoại,
  • 8:57 - 8:59
    nhắn tin cho khách hàng
    về đủ mọi thứ.
  • 9:00 - 9:04
    Có một cô đã nhắn tin để hỏi liệu
    đơn thuốc mà cô được kê ở bệnh viện
  • 9:04 - 9:06
    liệu có được sử dụng trong quá trình
    mang thai hay không.
  • 9:06 - 9:08
    Câu trả lời là không.
  • 9:08 - 9:12
    Một cô khác đã gửi bức ảnh của đứa trẻ
    được sinh ra với sự hỗ trợ của Jennie.
  • 9:12 - 9:16
    Cuối cùng, khi bạn được hẹn đến
    để gặp nhà cung cấp,
  • 9:16 - 9:18
    bạn đã tự cân được cân nặng của mình
    trong phòng chờ,
  • 9:18 - 9:21
    và tự cho ra mẫu nước tiểu
    trong phòng vệ sinh.
  • 9:21 - 9:24
    Đây chính là tự tách biệt so với
    mô hình y tế truyền thống,
  • 9:24 - 9:27
    bởi vì nó đặt lại tinh thần trách nhiệm
    và thông tin
  • 9:27 - 9:29
    vào tay người phụ nữ.
  • 9:29 - 9:32
    Vậy thay vì một hệ thống y tế mà
    bạn có thể bị mắng mỏ
  • 9:32 - 9:34
    vì không làm theo những lời khuyên
    của nhà cung cấp,
  • 9:34 - 9:37
    chính là hệ thống thường dành cho
    phụ nữ có thu nhập thấp,
  • 9:37 - 9:40
    mô hình của Jennie là để
    hỗ trợ nhiều nhất có thể.
  • 9:40 - 9:44
    Và sự hỗ trợ này cung cấp
    sự giảm thiểu tối quan trọng
  • 9:44 - 9:49
    đối với áp lực từ phân biệt chủng tộc và
    phân biệt đối xử mà phụ nữ
    phải trải qua hằng ngày.
  • 9:50 - 9:53
    Nhưng đây mới là điều tuyệt nhất trong
    mô hình của Jennie:
  • 9:53 - 9:56
    Mô hình đã thành công ngoài mong đợi.
  • 9:56 - 9:58
    Hãy nhớ lại những con số mà tôi
    đã đưa ra,
  • 9:58 - 10:01
    rằng phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non
    quá sớm,
  • 10:01 - 10:03
    và sinh con nhẹ cân,
  • 10:03 - 10:07
    hoặc thậm chí tử vong do những
    biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở.
  • 10:07 - 10:10
    Vậy mà Cách của JJ đã gần như loại bỏ
    những vấn đề này,
  • 10:10 - 10:13
    bắt đầu bằng những "em bé gầy bé"
    mà Jennie gọi
  • 10:13 - 10:16
    Cô đã có thể khiến cho hầu hết khách hàng
  • 10:16 - 10:19
    sinh được những đứa bé khỏe mạnh,
    kháu khỉnh, như đứa bé này.
  • 10:19 - 10:22
    Khán giả: Ồ...
  • 10:22 - 10:25
    Đây là một bé gái
  • 10:25 - 10:27
    được sinh bởi một khách hàng ở
    phòng khám của Jennie vào tháng 6.
  • 10:28 - 10:31
    Thống kê nhân khẩu tương tự trong khu
    của Jennie,
  • 10:31 - 10:33
    những ai sinh con ở bệnh viện cùng chỗ
    với thai phụ kia
  • 10:33 - 10:37
    có xu hướng đẻ con nhẹ cân hơn tiêu chuẩn
  • 10:37 - 10:39
    khỏe mạnh gấp 3 lần
  • 10:39 - 10:42
    Jennie đã làm nên sự tiến bộ cho một
    thứ đã tồn tại hàng thập kỉ,
  • 10:42 - 10:44
    thứ mà tưởng như là không thể
    giải quyết được.
  • 10:45 - 10:47
    Một vài trong số các bạn có thể nghĩ rằng
  • 10:47 - 10:50
    gặp mặt riêng mà Cách của JJ cung cấp
  • 10:50 - 10:51
    chắc hẳng phải đắt lắm.
  • 10:51 - 10:53
    Nhưng như vậy là không đúng.
  • 10:53 - 10:57
    Đến gặp mặt người cung cấp không phải
    là cốt lõi trong mô hình của Jennie.
  • 10:57 - 10:59
    Và cũng vì lí do chính đáng.
  • 10:59 - 11:01
    Các cuộc hẹn đắt đỏ, và nhằm duy trì
    mô hình này,
  • 11:01 - 11:04
    và cô phải gặp rất nhiều khách hàng
    để có thể trang trải chi phí.
  • 11:04 - 11:07
    Nhưng Jennie không phải dành thời gian
    cho từng người một,
  • 11:07 - 11:12
    nếu mỗi thành viên trong đội của cô có thể
    cung cấp sự hỗ trợ, thông tin
  • 11:12 - 11:14
    và sự chăm sóc cần có.
  • 11:14 - 11:17
    Cái hay trong mô hình của Jennie là
    cô thực sự tin rằng
  • 11:17 - 11:21
    nó có thể được áp dụng ở khá nhiều bất cứ các
    cơ sở chăm sóc sức khỏe nào.
  • 11:21 - 11:24
    Đây là một cuộc cách mạng trong chăm sóc
    đang chờ được bùng nổ.
  • 11:25 - 11:28
    Những vấn đề tôi đang chia sẻ
    với các bạn đây rất lớn
  • 11:28 - 11:31
    Chúng xuất phát từ lịch sử lâu dài
    của phân biệt chủng tộc, giai cấp,
  • 11:31 - 11:34
    một xã hội dựa trên chủng tộc và
    phân tầng giai cấp.
  • 11:34 - 11:37
    Chúng bao gồm việc nâng cấp cơ chế
    sinh lý
  • 11:37 - 11:38
    dùng để bảo vệ chúng ta,
  • 11:38 - 11:41
    nhưng khi bị thúc đẩy quá mức,
    lại khiến ta ốm yếu hơn.
  • 11:41 - 11:43
    Nhưng nếu có 1 điều tôi học được khi
    làm một nhân viên hộ sinh là
  • 11:43 - 11:47
    chỉ một chút giúp đỡ không điều kiện có
    thể có tác động lâu dài.
  • 11:47 - 11:50
    Lịch sử đã chỉ ra rằng con người ta rất
    kiên cường.
  • 11:50 - 11:52
    Khi ta không thể xóa bỏ phân biệt chủng tộc
  • 11:52 - 11:54
    hay những áp lực từ nó,
  • 11:54 - 11:58
    có lẽ ta chỉ có thể tạo ra một môi trường
    có sự giảm thiểu
  • 11:58 - 12:01
    những gì người da màu phải
    đối mặt hằng ngày.
  • 12:01 - 12:04
    Và trong quá trình mang thai, sự giảm thiểu đó
    có thể là một công cụ tuyệt vời
  • 12:04 - 12:06
    trong việc biến đổi những tác động của
    phân biệt chủng tộc
  • 12:06 - 12:08
    tới các thế hệ tiếp theo.
  • 12:08 - 12:09
    Cảm ơn.
Title:
Phân biệt chủng tộc làm tổn hại đến phụ nữ mang thai như thế nào và cách để giúp đỡ
Speaker:
Miriam Zoila Pérez
Description:

Theo Miriam Zoila Pérez, phân biệt chủng tộc đang làm người ta yếu đi - đặc biệt là với những phụ nữ và trẻ em da đen. Một nhân viên phụ sinh trở thành một nhà báo tìm hiểu về mối quan hệ giữa chủng tộc, giai cấp và bệnh tật, và nói cho ta biết về một chương trình chăm sóc tiền sản cơ bản đầy nhân tính có thể giảm thiểu những áp lực mà phụ nữ da màu mang thai phải trải qua mỗi ngày.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:25

Vietnamese subtitles

Revisions