Return to Video

Thực hiện một bài giảng TED-Ed: Minh hoạ những ý tưởng lớn

  • 0:07 - 0:09
    Đã bao giờ bạn vất vả
    tìm kiếm một sự miêu tả hoàn hảo
  • 0:09 - 0:11
    để truyền tải
    một ý tưởng nào đó chưa?
  • 0:11 - 0:12
    Giống như một bức tranh mờ mịt,
  • 0:12 - 0:14
    tính từ và bổ ngữ thất bại
    trong việc diễn tả
  • 0:14 - 0:16
    những gì bạn nghĩ trong đầu.
  • 0:16 - 0:19
    Những người vẽ tranh minh họa
    cũng thường phải đối mặt với khó khăn tương tự,
  • 0:19 - 0:20
    đặc biệt khi cố gắng giải thích
  • 0:20 - 0:23
    một khái niệm phức tạp và khó khăn
  • 0:23 - 0:25
    Đôi lúc hình tượng này thật mơ hồ
  • 0:25 - 0:28
    hoặc quá phức tạp
    khi phải giải thích chỉ qua một bức tranh
  • 0:28 - 0:31
    Mặc dù những thông tin phức tạp
    có thể được truyền tải
  • 0:31 - 0:33
    bằng cách sử dụng biểu đồ
    hay số liệu thống kê,
  • 0:33 - 0:35
    nhưng việc này
    thường gây cảm giác tẻ nhạt
  • 0:35 - 0:37
    Thay vào đó,
    cũng như khi chúng ta viết một bài luận
  • 0:37 - 0:39
    để miêu tả, ví dụ như, cảm xúc
  • 0:39 - 0:42
    những người vẽ minh họa
    có thể dùng những hình ảnh ẩn dụ trực quan
  • 0:42 - 0:44
    để khiến những khái niệm phức tạp
    trở nên sống động hơn
  • 0:44 - 0:46
    Cũng giống như một phép ẩn dụ văn học
    là sự miêu tả
  • 0:46 - 0:48
    mà đối tượng này
    có liên quan tới một đối tượng khác,
  • 0:48 - 0:51
    hình ảnh ẩn dụ
    sử dụng những hình tượng để gợi lên
  • 0:51 - 0:55
    một sự liên tưởng đặc trưng nào đó
    hay một điểm giống nhau nào đó.
  • 0:59 - 1:01
    Bài học của chúng tôi
    "Big Data" là một ví dụ tuyệt vời
  • 1:01 - 1:03
    cho trường hợp hình ảnh ẩn dụ
  • 1:03 - 1:06
    đóng một vai trò lớn
    trong việc giải thích một khái niệm
  • 1:06 - 1:09
    Big Data là gì, trước tiên?
  • 1:09 - 1:11
    Câu hỏi hay lắm!
  • 1:11 - 1:13
    Big Data là một lượng lớn thông tin kỹ thuật số
  • 1:13 - 1:16
    được sản xuất trên toàn thế giới
    trên cơ sở hàng ngày,
  • 1:16 - 1:18
    thử thách chúng ta
    trong việc tìm ra những giải pháp
  • 1:18 - 1:19
    để lưu trữ
  • 1:19 - 1:19
    phân tích
  • 1:19 - 1:22
    và hình dung ra được nó một cách trực quan.
  • 1:22 - 1:24
    Thật là một khái niệm khó hiểu!
  • 1:24 - 1:26
    Chúng ta nên diễn tả nó như thế nào?
  • 1:30 - 1:32
    Hãy nhìn lại kịch bản của "Big Data"
  • 1:32 - 1:35
    Chúng tôi sẽ bắt đầu với những máy chủ nhỏ
  • 1:35 - 1:36
    được mở rộng thành những mạng lưới lớn hơn
  • 1:36 - 1:37
    để sản xuất ra dữ liệu,
  • 1:37 - 1:39
    và ngay cả những mạng lưới lớn hơn
  • 1:39 - 1:41
    và thậm chí đưa ra nhiều dữ liệu hơn
  • 1:41 - 1:43
    Bạn có thấy liệu
    chúng ta sẽ đi tới đâu với những điều này
  • 1:43 - 1:46
    một vật mở rộng ra
    và phân chia thành nhiều nhánh
  • 1:46 - 1:48
    và cuối cùng là sản xuất ra một cái gì đó
    đúng chứ?
  • 1:48 - 1:50
    Những điều này
    có gợi cho bạn điều gì không?
  • 1:50 - 1:52
    Cũng giống như
    những mạng lưới máy tính đó,
  • 1:52 - 1:54
    một cái cây sẽ lớn lên
    và phân thành nhiều cành
  • 1:54 - 1:57
    và rồi chúng sẽ cho ra lá mỗi năm
  • 1:57 - 1:59
    Và mỗi năm,
    cũng giống như những thông tin được tích lũy
  • 1:59 - 2:00
    và đặt ra cho chúng ta những bài toán nan giải
  • 2:00 - 2:02
    trong việc tìm ra những giải pháp để lưu trữ,
  • 2:02 - 2:04
    việc thu gom những đống lá này
    cũng trở nên vất vả hơn
  • 2:04 - 2:06
    khi chúng rụng khỏi cây
  • 2:06 - 2:09
    Aha! Vậy là chúng ta
    đã có được hình ảnh ẩn dụ trực quan !
  • 2:12 - 2:14
    Được rồi, vậy là chúng ta đã có kịch bản
  • 2:14 - 2:14
    âm thanh,
  • 2:14 - 2:16
    và cả hình ảnh ẩn dụ.
  • 2:16 - 2:18
    Bước tiếp theo trong việc phát triển trực quan
  • 2:18 - 2:19
    là thiết kế những nhân vật
  • 2:19 - 2:21
    và bối cảnh cho hoạt hình.
  • 2:21 - 2:22
    Để làm điều này, chúng tôi nghĩ đến
  • 2:22 - 2:24
    những phong cách thích hợp và hấp dẫn
  • 2:24 - 2:26
    để minh họa cho ý tưởng
  • 2:26 - 2:27
    và giúp người xem hiểu được dễ dàng hơn
  • 2:27 - 2:28
    về những gì họ đang nghe.
  • 2:28 - 2:30
    Hãy quay lại kịch bản
  • 2:30 - 2:32
    và nhìn xem liệu chúng ta
    có thể tìm ra gợi ý nào ở đó không.
  • 2:32 - 2:35
    Câu chuyện của chúng ta
    bắt đầu vào năm 1960
  • 2:35 - 2:37
    khi những mạng lưới máy tính đầu tiên
    được xây dựng
  • 2:37 - 2:39
    Thập kỷ này sẽ là thời điểm hữu ích
  • 2:39 - 2:41
    để chọn ra phong cách nghệ thuật
    cho hoạt hình
  • 2:41 - 2:43
    vì nó sẽ cho phép chúng ta
    tham khảo những tác phẩm nghệ thuật
  • 2:43 - 2:45
    từ thời kỳ đó.
  • 2:45 - 2:45
    Bạn có thể muốn bắt đầu
  • 2:45 - 2:47
    bằng cách xem một số cuốn sách nghệ thuật
  • 2:47 - 2:50
    (thiết kế, minh họa, phim hoạt hình, vv)
  • 2:50 - 2:51
    từ thời kỳ đó
  • 2:51 - 2:53
    và tìm thấy một phong cách nào đó
    mà có thể thể hiện mục đích riêng của chúng ta
  • 2:53 - 2:54
    Hãy nhìn thật kĩ,
  • 2:54 - 2:55
    nghiên cứu vật liệu,
  • 2:55 - 2:57
    và cố gắng để thấu hiểu những lựa chọn
  • 2:57 - 3:00
    của các nghệ sĩ ở thời điểm đó
    và tại sao họ lại làm như vậy.
  • 3:00 - 3:03
    Ví dụ, phong cách hoạt hình đơn giản năm 1960
  • 3:03 - 3:05
    là một sự khởi đầu quan trọng
  • 3:05 - 3:06
    từ hiện thực điện ảnh
  • 3:06 - 3:09
    phổ biến trong những bộ phim hoạt hình
    vào giai đoạn đó.
  • 3:09 - 3:11
    Việc chọn lựa sử dụng
    những kỹ thuật hoạt hình hạn chế
  • 3:11 - 3:14
    ban đầu được thực hiện
    vì lý do ngân sách,
  • 3:14 - 3:15
    nhưng nó đã trở thành
    một phong cách đặc trưng
  • 3:15 - 3:19
    ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai
    những nhà làm phim hoạt hình.
  • 3:19 - 3:20
    Tiếp cận với phong cách này,
  • 3:20 - 3:22
    những nhân vật đơn giản
  • 3:22 - 3:23
    cùng phông nền bằng phẳng,
  • 3:23 - 3:25
    và các hình khối góc kết hợp lại với nhau
  • 3:25 - 3:28
    để tạo nên những khái niệm thực tế mới,
  • 3:28 - 3:30
    nghe như là một nơi tuyệt vời
  • 3:30 - 3:33
    để bắt đầu hình thái hóa Big Data của chúng ta.
  • 3:38 - 3:40
    Nào, hãy thử nghiệm nhé.
  • 3:41 - 3:43
    "Trong thập niên 1980,
    những hòn đảo có cùng chung mạng lưới
  • 3:43 - 3:45
    nói các thổ ngữ khác nhau
  • 3:45 - 3:47
    trải dài trên khắp châu Âu
    và các vùng liên bang,
  • 3:47 - 3:51
    khiến cho việc truy nhập từ xa
    tuy có thể được thực hiện nhưng khá là quanh co."
  • 3:51 - 3:52
    Có phải cái này tuyệt hơn không?
  • 3:52 - 3:54
    "Trong thập niên 1980,
    những hòn đảo có cùng chung mạng lưới
  • 3:54 - 3:55
    nói các thổ ngữ khác nhau
  • 3:55 - 3:58
    trải dài trên khắp châu Âu
    và các vùng Liên bang,
  • 3:58 - 4:01
    khiến cho việc truy nhập từ xa
    tuy có thể được thực hiện nhưng lại khá quanh co.
  • 4:01 - 4:03
    Để thuận tiện hơn cho các nhà vật lý của mình
    trên toàn thế giới
  • 4:03 - 4:06
    trong việc luôn truy cập được vào Big Data mở rộng
  • 4:06 - 4:07
    được lưu trữ ở CERN
    mà không phải di chuyển,
  • 4:07 - 4:09
    các mạng lưới cần sử dụng
  • 4:09 - 4:10
    chung một ngôn ngữ"
  • 4:10 - 4:12
    Như bạn có thể quan sát ở đây,
  • 4:12 - 4:14
    trình chiếu đồ họa là một cách tuyệt vời
  • 4:14 - 4:16
    để có được sự quan tâm của khán giả.
  • 4:16 - 4:18
    Bằng việc mô tả những gì
    bạn muốn trình bày và giải thích
  • 4:18 - 4:20
    với những hình ảnh mạnh mẽ, đáng nhớ,
  • 4:20 - 4:23
    bạn có thể truyền đạt ý tưởng
    một cách hiệu quả hơn.
  • 4:23 - 4:24
    Vậy, bây giờ, hãy thử thách chính bạn
  • 4:24 - 4:26
    Hãy suy nghĩ về một khái niệm trừu tượng
  • 4:26 - 4:28
    mà không thể giải thích được
    với những từ đơn giản.
  • 4:28 - 4:30
    Tiến lên và bắt tay
  • 4:30 - 4:32
    vào việc hiện thực hóa ý tưởng đó.
Title:
Thực hiện một bài giảng TED-Ed: Minh hoạ những ý tưởng lớn
Description:

Xem bài học đầy đủ tại : http://ed.ted.com/lessons/making-a-ted-ed-lesson-visualizing-big-ideas
Xem bài học gốc tại: http://ed.ted.com/lessons/exploration-on-the-big-data-frontier-tim-smith

Làm thế nào có thể truyền tải những khái niệm phức tạp, vô hình bằng hoạt hoạ? Một hình ảnh ẩn dụ, hoặc một ý tưởng được thể hiện bằng hình ảnh, có thể thể hiện một ý tưởng lớn như Big Data bằng một mô tả quen thuộc về sự phát triển của một cái cây. Những người vẽ minh hoạ cho TED-Ed giải thích việc làm thế nào để minh hoạ một ý tưởng trừu tượng và làm nó trở nên sống động.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:04
  • Bạn ơi,
    Bài dịch rất tốt.

    Chỉ có một lưu ý nhỏ là dòng dài quá 42 ký tự thì xuống dòng nha bạn. Để người xem dễ theo dõi.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions