Return to Video

Làm sao để trồng một khu rừng ở sân sau nhà bạn?

  • 0:01 - 0:03
    Đây là một khu rừng nhân tạo.
  • 0:04 - 0:07
    Khu rừng có thể trải dài hàng mẫu đất,
  • 0:07 - 0:10
    hoặc có thể chỉ vừa vặn
    trong một khoảng trống nhỏ
  • 0:10 - 0:13
    nhỏ như khu vườn nhà bạn.
  • 0:15 - 0:19
    Mỗi một khu rừng này
    chỉ khoảng hai năm tuổi.
  • 0:19 - 0:22
    Tôi có một khu rừng ở sân sau nhà mình.
  • 0:23 - 0:25
    Nó thu hút rất nhiều chủng loài sinh học.
  • 0:26 - 0:30
    (Tiếng chim hót)
  • 0:30 - 0:32
    Tôi được đánh thức mỗi sáng
  • 0:32 - 0:33
    như một nàng công chúa Disney.
  • 0:33 - 0:35
    (Cười)
  • 0:35 - 0:36
    Tôi là một doanh nhân
  • 0:36 - 0:41
    người tạo điều kiện cho việc
    trồng rừng một cách chuyên nghiệp.
  • 0:41 - 0:43
    Chúng tôi đã giúp đỡ những nhà máy,
  • 0:43 - 0:44
    trang trại,
  • 0:44 - 0:45
    trường học,
  • 0:46 - 0:47
    các gia đình,
  • 0:48 - 0:49
    các khu nghỉ dưỡng,
  • 0:50 - 0:52
    chung cư,
  • 0:53 - 0:54
    công viên công cộng,
  • 0:55 - 0:56
    và thậm chí là vườn thú
  • 0:56 - 0:58
    có một khu rừng như thế.
  • 0:59 - 1:03
    Rừng không phải là một mảnh đất tách biệt
    nơi mà các loài động vật sống với nhau.
  • 1:04 - 1:10
    Rừng có thể là một phần không thể thiếu
    trong cuộc sống đô thị của chúng ta.
  • 1:10 - 1:12
    Đối với tôi, rừng
  • 1:12 - 1:15
    là nơi cây cối rậm rạp tới nỗi
    bạn không thể đi vào được.
  • 1:16 - 1:18
    Không quan trọng nó lớn hay nhỏ thế nào.
  • 1:19 - 1:22
    Hầu hết thế giới chúng ta
    đang sống ngày nay đã từng là rừng.
  • 1:22 - 1:24
    Đó là trước khi con người
    can thiệp vào.
  • 1:25 - 1:27
    Sau này ta xây dựng thành phố
    trên các khu rừng,
  • 1:27 - 1:29
    như São Paulo,
  • 1:29 - 1:31
    quên mất rằng ta cũng thuộc về tự nhiên,
  • 1:31 - 1:35
    như 8,4 triệu loài khác trên Trái Đất.
  • 1:36 - 1:40
    Môi trường sống của chúng ta
    đã không còn là môi trường sống tự nhiên.
  • 1:40 - 1:42
    Nhưng đối với chúng tôi
    thì không phải.
  • 1:43 - 1:46
    Một vài người và tôi, nay tạo nên
    các khu rừng này một cách chuyên nghiệp
  • 1:46 - 1:48
    bất cứ nơi nào và khắp mọi nơi.
  • 1:49 - 1:51
    Tôi là một kỹ sư công nghiệp.
  • 1:51 - 1:53
    Lĩnh vực của tôi là chế tạo ô tô.
  • 1:54 - 1:56
    Trong công việc trước đây của tôi ở Toyota
  • 1:56 - 2:00
    tôi đã học được cách chuyển đổi
    nguyên liệu tự nhiên thành sản phẩm.
  • 2:01 - 2:02
    Ví dụ như,
  • 2:02 - 2:05
    chúng tôi trích nhựa từ cây cao su,
  • 2:05 - 2:07
    chuyển nó thành cao su thô
  • 2:07 - 2:09
    và từ đó làm ra lốp xe - sản phẩm cuối.
  • 2:09 - 2:12
    Nhưng các sản phẩm này có thể sẽ
    không trở thành tài nguyên nữa.
  • 2:13 - 2:16
    Chúng tôi tách các nguyên tố
    ra khỏi tự nhiên
  • 2:16 - 2:20
    và biến đổi chúng thành
    quá trình không thuận nghịch.
  • 2:20 - 2:21
    Đó là sản phẩm công nghiệp.
  • 2:22 - 2:25
    Mặt khác, tự nhiên hoạt động
    theo hướng hoàn toàn ngược lại.
  • 2:26 - 2:30
    Hệ thống tự nhiên sản xuất bằng cách
    mang các nguyên tố lại với nhau,
  • 2:30 - 2:31
    nguyên tử nối tiếp nguyên tử
  • 2:32 - 2:37
    Hầu hết sản phẩm tự nhiên
    trở lại thành nguồn tài nguyên.
  • 2:38 - 2:41
    Đó là một vài điều mà tôi học được
  • 2:41 - 2:44
    khi tôi tạo nên một khu rừng
    ở sân sau nhà mình.
  • 2:44 - 2:48
    Và đó là lần đâu tiên
    tôi làm việc với tự nhiên,
  • 2:48 - 2:49
    hơn là chống lại nó.
  • 2:50 - 2:51
    Từ đó,
  • 2:51 - 2:56
    tôi đã trồng 75 khu rừng như thế
    ở 25 thành phố trên thế giới.
  • 2:58 - 3:00
    Mỗi khi tôi làm ở một địa điểm mới,
  • 3:00 - 3:05
    tôi tìm thấy những yếu tố
    đơn lẻ cần để tạo nên rừng
  • 3:05 - 3:07
    hiện hữu ở ngay xung quanh chúng ta.
  • 3:07 - 3:09
    Điều chúng ta phải làm là đem
    các yếu tố đó lại với nhau
  • 3:09 - 3:11
    và để cho tự nhiên tiếp nhận chúng.
  • 3:13 - 3:16
    Để trồng rừng chúng ta bắt đầu với đất.
  • 3:16 - 3:19
    Chúng ta chạm, cảm nhận và thậm chí nếm nó
  • 3:19 - 3:21
    để nhận ra đặc tính nào mà nó thiếu.
  • 3:22 - 3:25
    Nếu đất được tào thành từ
    quá trình cố kết các phần tử nhỏ
  • 3:25 - 3:27
    nó sẽ nén chặt đến nỗi
    nước không thể thấm qua.
  • 3:28 - 3:33
    Chúng tôi trộn các sinh chất địa phương
    có sẵn xung quanh,
  • 3:33 - 3:35
    để giúp đất trở nên xốp hơn.
  • 3:37 - 3:39
    Bây giờ nước có thể thẩm thấu qua.
  • 3:39 - 3:44
    Nếu đất không có khả năng chứa nước,
  • 3:44 - 3:46
    chúng tôi sẽ trộn thêm sinh chất --
  • 3:46 - 3:49
    là các vật liệu có tính thấm nước
    như than bùn hoặc xác mía,
  • 3:49 - 3:53
    từ đó đất có thể giữ nước
    và duy trì độ ẩm.
  • 3:54 - 3:58
    Để phát triển, cây cối cần nước,
    ánh sáng và dinh dưỡng.
  • 3:59 - 4:02
    Sẽ ra sao nếu đất không có dinh dưỡng?
  • 4:02 - 4:05
    Ta không thêm dưỡng chất
    trực tiếp vào đất.
  • 4:05 - 4:06
    Đó là cách làm công nghiệp.
  • 4:06 - 4:08
    Nó đi ngược lại với tự nhiên.
  • 4:08 - 4:11
    Thay vào đó chúng ta
    cung cấp vi sinh vật cho đất.
  • 4:11 - 4:14
    Chúng sản xuất các chất dinh dưỡng
    trong đất một cách tự nhiên.
  • 4:15 - 4:17
    Chúng tiêu thụ các sinh khối
    chúng ta đã trộn vào đất,
  • 4:17 - 4:20
    vì vậy công việc của chúng chỉ là
    ăn và nhân bản.
  • 4:20 - 4:22
    Và khi số lượng của chúng tăng lên,
  • 4:22 - 4:24
    đất bắt đầu thở lại.
  • 4:24 - 4:25
    Nó trở nên có sức sống.
  • 4:26 - 4:29
    Chúng ta nghiên cứu
    các loài cây bản địa tại chỗ.
  • 4:29 - 4:31
    Sao ta kết luận được nó là loài bản địa?
  • 4:31 - 4:36
    À, bất cứ thứ gì tồn tại trước
    sự can thiệp của con người là bản địa.
  • 4:36 - 4:37
    Đó là quy luật đơn giản.
  • 4:38 - 4:42
    Chúng ta nghiên cứ một công viên quốc gia
  • 4:42 - 4:45
    để tìm ra phần cuối còn lại của
    một khu rừng tự nhiên.
  • 4:47 - 4:50
    Chúng ta nghiên cứu các
    lùm cây thiêng liêng,
  • 4:50 - 4:53
    hoặc các khu rừng thiêng liêng
    quanh các ngôi đền cũ.
  • 4:53 - 4:55
    Và nếu chúng ta không tìm thấy
    bất cứ thứ gì,
  • 4:55 - 4:57
    chúng ta sẽ đến các bảo tàng
  • 4:57 - 5:02
    để xem hạt giống hoặc gỗ của các loài cây
    từng tồn tại rất lâu trước đây.
  • 5:03 - 5:08
    Chúng ta nghiên cứu những bức tranh cũ,
    thơ văn địa phương,
  • 5:08 - 5:11
    để nhận diện các loài cây bản địa.
  • 5:11 - 5:13
    Khi ta biết về các loài cây,
  • 5:13 - 5:15
    chúng ta chia chúng thành bốn lớp:
  • 5:15 - 5:18
    lớp cây bụi, lớp cây con,
    lớp cây và lớp tán.
  • 5:18 - 5:21
    Chúng ta cố định tỷ lệ mỗi lớp,
  • 5:21 - 5:26
    sau đó quyết định phần trăm
    mỗi loài cây trong tổ hợp.
  • 5:27 - 5:28
    Nếu ta trồng một rừng cây ăn quả,
  • 5:28 - 5:31
    chúng ta tăng tỉ lệ cây ăn quả.
  • 5:31 - 5:34
    Nếu trồng một vườn hoa,
  • 5:34 - 5:38
    một khu rừng thu hút
    rất nhiều chim và ong,
  • 5:38 - 5:42
    hoặc có thể đơn giản là
    cánh rừng vạn niên thanh bản xứ.
  • 5:44 - 5:47
    Chúng ta sưu tập các hạt giống
    và làm chúng nảy mầm.
  • 5:47 - 5:50
    Ta cần chắc chắn rằng các
    loài cây thuộc cùng một lớp
  • 5:50 - 5:52
    không được trồng cạnh nhau,
  • 5:52 - 5:55
    không thì chúng sẽ cạnh tranh
    không gian đứng khi chúng lớn lên.
  • 5:55 - 5:58
    Chúng ta trồng cây non gần nhau.
  • 5:59 - 6:02
    Trên bề mặt, chúng ta rải một lớp rơm dày,
  • 6:02 - 6:04
    để khi trời nóng đất vẫn có thể giữ ẩm.
  • 6:05 - 6:06
    Khi trời lạnh,
  • 6:06 - 6:10
    sương chỉ bám trên lớp rơm,
  • 6:10 - 6:13
    nên đất vẫn thở được
    trong thời tiết giá lạnh.
  • 6:13 - 6:17
    Đất rất mềm-
  • 6:17 - 6:20
    mềm đến mức rễ cây
    có thể đâm xuyên qua dễ dàng,
  • 6:20 - 6:21
    nhanh chóng.
  • 6:22 - 6:25
    Ban đầu, trông có vẻ như
    rừng không phát triển,
  • 6:25 - 6:26
    thực ra nó đang phát triển bên dưới.
  • 6:27 - 6:28
    Trong 3 tháng đầu tiên,
  • 6:28 - 6:30
    rễ cây chạm đến độ sâu 1 mét.
  • 6:31 - 6:33
    Rễ cây tạo thành cấu trúc mạng lưới,
  • 6:33 - 6:34
    giữ chặt đất.
  • 6:34 - 6:38
    Vi khuẩn và nấm sống trong mạng lưới này.
  • 6:39 - 6:42
    Vì vậy nếu một vài dưỡng chất
    không sẵn có ở gần nơi cây sống,
  • 6:42 - 6:45
    những vi khuẩn này sẽ đến lấy
    chất dinh dưỡng từ cây.
  • 6:46 - 6:47
    Bất cứ khi nào trời mưa,
  • 6:48 - 6:49
    thần kì thay,
  • 6:49 - 6:51
    nấm xuất hiện qua đêm.
  • 6:51 - 6:54
    Và đó có nghĩa là bên dưới đất
    có một mạng lưới nấm mạnh mẽ.
  • 6:55 - 6:57
    Một khi những chiếc rễ này được thành lập,
  • 6:57 - 6:59
    Rừng bắt đầu phát triển trên bề mặt.
  • 7:00 - 7:04
    Khi rừng phát triển
    ta tiếp tục tưới nước cho nó
  • 7:04 - 7:08
    trong 2 đến 3 năm tiếp tiếp theo.
  • 7:09 - 7:14
    chúng ta muốn giữ nước và dưỡng chất
    cho cây của chúng ta mà thôi,
  • 7:14 - 7:17
    vì vậy chúng ta loại bỏ cỏ dại
    phát triển trên mặt đất.
  • 7:17 - 7:18
    Rừng chặn ánh sáng.
  • 7:18 - 7:21
    Thậm chí, rừng trở nên rậm rạp
  • 7:21 - 7:23
    đến nỗi ánh nắng không thể
    chạm tới mặt đất nữa.
  • 7:23 - 7:26
    Giờ cỏ không thể mọc
    bởi vì chúng cần ánh sáng.
  • 7:26 - 7:29
    Ở bước này,
  • 7:30 - 7:31
    mỗi hạt nước rơi xuống đây
  • 7:31 - 7:35
    sẽ không bốc hơi trở lại khí quyển.
  • 7:35 - 7:37
    Cánh rừng rậm rạp này
    ngưng tụ không khí ẩm
  • 7:37 - 7:40
    và giữ lại hơi ẩm cho nó.
  • 7:40 - 7:42
    Ta giảm dần rồi ngưng tưới nước.
  • 7:43 - 7:47
    Và thậm chí khi không tưới nước,
  • 7:47 - 7:49
    nền rừng vẫn ẩm và đôi khi tối.
  • 7:49 - 7:53
    Bây giờ, khi một chiếc lá
    rơi xuống tầng rừng này,
  • 7:54 - 7:57
    Nó sẽ phân rã ngay lập tức.
  • 7:57 - 8:00
    Sự phân rã nhiên liệu
    sinh học tạo thành mùn,
  • 8:00 - 8:04
    là thức ăn cho rừng.
  • 8:04 - 8:05
    Khi rừng phát triển,
  • 8:06 - 8:07
    rất nhiều lá rụng xuống-
  • 8:07 - 8:09
    tức là nhiều mùn được tạo ra hơn.
  • 8:09 - 8:11
    là nhiều thức ăn cho rừng tiếp tục lớn.
  • 8:11 - 8:14
    Và cánh rừng này tiếp tục
    phát triển theo cấp số nhân.
  • 8:14 - 8:17
    Một khi đã thành lập,
  • 8:18 - 8:19
    cánh rừng sẽ tự tái sinh --
  • 8:19 - 8:24
    gần như mãi mãi.
  • 8:24 - 8:25
    Trong cánh rừng tự nhiên thế này,
  • 8:26 - 8:29
    không quản lý là sự quản lý tốt nhất.
  • 8:29 - 8:31
    Đó là một bữa tiệc rừng nhiệt đới tí hon.
  • 8:32 - 8:34
    (cười)
  • 8:34 - 8:36
    Rừng lớn theo tổng thể.
  • 8:37 - 8:39
    Nếu cùng một giống cây --
  • 8:40 - 8:41
    cùng một loài --
  • 8:41 - 8:42
    được trồng một cách độc lập,
  • 8:42 - 8:45
    nó sẽ không phát triển nhanh.
  • 8:45 - 8:46
    Đó là cách ta tạo ra khu rừng trăm tuổi
  • 8:47 - 8:51
    chỉ trong 10 năm.
  • 8:51 - 8:52
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 8:52 - 8:53
    (Vỗ tay)
Title:
Làm sao để trồng một khu rừng ở sân sau nhà bạn?
Speaker:
Shubhendu Sharma
Description:

Rừng không phải khu bảo tồn thiên nhiên rộng bao la, tách biệt khỏi cuộc sống con người. Thay vào đó, chúng ta có thể trồng rừng tại ngay nơi ở của mình, thậm chí là trong thành phố. Doanh nhân môi trường và người bạn của TED- Shubhendu Sharma đã trồng các khu rừng mini rậm rạp, đa dạng các chủng loài bản địa tại khu vực thành thị bằng cách sử dụng đất, vi khuẩn và sinh khối để kích thích quá trình phát triển tự nhiên. Hãy dõi theo cách anh mô tả làm thế nào để trồng một cánh rừng 100 năm tuổi chỉ trong 10 năm, và học cách làm thế nào bạn có thể tham gia vào bữa tiệc rừng nhiệt đới tí hon này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:11

Vietnamese subtitles

Revisions