Return to Video

Ngôn từ - nhà tiên tri tâm thần

  • 0:01 - 0:06
    Thông qua lịch sử, ta hiểu được cách
    ăn mặc của người Hy Lạp cổ,
  • 0:06 - 0:07
    đời sống sinh hoạt của họ,
  • 0:07 - 0:09
    cách họ đấu tranh...
  • 0:09 - 0:11
    nhưng còn cách nghĩ của họ thì sao?
  • 0:11 - 0:16
    Trong suy nghĩ thuần túy của chúng ta,
    những ý niệm sâu sắc nhất của con người
  • 0:16 - 0:18
    khả năng tưởng tượng,
  • 0:18 - 0:19
    nhận thức,
  • 0:19 - 0:20
    ước mơ,
  • 0:20 - 0:22
    từ xưa tới nay đều giống nhau.
  • 0:23 - 0:24
    Một khả năng khác nữa là
  • 0:24 - 0:28
    có lẽ những biến đổi xã hội
    định hình nền văn hóa
  • 0:28 - 0:32
    đã thay đổi bản chất tư duy của con người.
  • 0:33 - 0:35
    Có thể ý kiến của chúng ta
    mỗi người mỗi khác.
  • 0:35 - 0:39
    Thật ra nó là vấn đề tranh cãi
    thuộc về triết học đã có từ lâu.
  • 0:39 - 0:41
    Nhưng liệu khoa học có
    trả lời được câu hỏi này không?
  • 0:43 - 0:45
    Ở đây, tôi muốn nói
  • 0:45 - 0:50
    nếu chúng ta có thể tái hiện kiến trúc
    của một thành phố Hy Lạp cổ đại
  • 0:50 - 0:53
    chỉ bằng vài viên gạch,
  • 0:53 - 0:57
    thì những ghi chép về văn hóa cũng
    có bản chất như tài liệu khảo cổ,
  • 0:57 - 0:59
    như hóa thạch về tư duy con người.
  • 1:00 - 1:01
    Và thật ra,
  • 1:01 - 1:04
    khi tiến hành phân tích tâm lý
  • 1:04 - 1:07
    và ngôn ngữ trong vài
    cuốn sách cổ xưa nhất,
  • 1:07 - 1:13
    vào thập niên 70, Julian Jaynes đã đề xuất
    một giả thuyết rất táo bạo và cấp tiến:
  • 1:13 - 1:15
    khi nhìn những người
    sống cách đây chỉ 3000 năm,
  • 1:15 - 1:20
    chúng ta thời nay sẽ gọi họ là
    bệnh nhân tâm thần phân liệt.
  • 1:22 - 1:24
    Tuyên bố này được ông
    dựa trên sự thật:
  • 1:24 - 1:27
    thế hệ người đầu tiên
    được tả lại trong những cuốn sách này
  • 1:27 - 1:29
    đều cư xử một cách nhất quán,
  • 1:29 - 1:32
    dù điều kiện văn hóa và
    địa lý khác nhau,
  • 1:32 - 1:35
    cứ như họ đang lắng nghe và làm theo
  • 1:35 - 1:38
    lời nói của ai đó
    mà họ tin là Chúa,
  • 1:38 - 1:39
    hay các vị thần...
  • 1:40 - 1:43
    mà ngày nay chúng ta gọi là ảo giác.
  • 1:44 - 1:47
    Và phải bẵng đi một thời gian,
  • 1:47 - 1:50
    họ mới hiểu ra chính bản thân họ
    là người tạo ra,
  • 1:50 - 1:53
    cũng như sở hữu những giọng nói
    phát ra từ bên trong này.
  • 1:53 - 1:56
    Và nhờ phát hiện này,
    họ có được sự chiêm nghiệm:
  • 1:56 - 1:59
    là khả năng nghĩ về chính ý nghĩ của mình.
  • 2:00 - 2:03
    Giả thuyết của Jaynes chính là,
    trạng thái có ý thức,
  • 2:03 - 2:06
    theo cách hiểu đơn giản nhất
    của ta ngày nay,
  • 2:06 - 2:10
    tại thời điểm chúng ta thấy mình
    làm chủ sự tồn tại của mình,
  • 2:10 - 2:13
    là một tiến trình văn hóa còn khá mới.
  • 2:13 - 2:15
    Học thuyết này khá tuyệt vời,
  • 2:15 - 2:17
    nhưng lại có một vấn đề lớn
  • 2:17 - 2:21
    nó được xây dựng chỉ trên
    vài thí nghiệm nhất định.
  • 2:21 - 2:23
    Vậy câu hỏi đặt ra là: giả thuyết cho rằng
  • 2:23 - 2:28
    sự suy nghiệm hình thành mới
    được 3000 trong lịch sử nhân loại này
  • 2:28 - 2:31
    có thể được kiểm chứng một cách
    đa dạng và khách quan hay không.
  • 2:32 - 2:35
    Và để giải quyết được câu hỏi này
    là cả một vấn đề.
  • 2:35 - 2:39
    Không chỉ đơn giản theo kiểu
    vào một ngày đẹp trời Plato đã viết,
  • 2:39 - 2:40
    "Chào, tôi là Plato đây,
  • 2:40 - 2:43
    từ nay trở đi, tôi hoàn toàn
    sở hữu được ý thức nội quan."
  • 2:43 - 2:46
    (Cười)
  • 2:46 - 2:49
    Và chính điều này cho ta thấy
    bản chất của vấn đề là gì.
  • 2:49 - 2:54
    Chúng ta cần thấy được bề nổi
    của một khái niệm chưa từng nói tới.
  • 2:54 - 2:59
    Bản thân từ "chiêm nghiệm"
    không xuất hiện một lần nào
  • 2:59 - 3:01
    trong những quyển sách
    chúng tôi muốn phân tích.
  • 3:02 - 3:06
    Nên cách giải quyết chúng tôi nghĩ ra
    chính là tạo ra không gian từ.
  • 3:07 - 3:10
    Đây là một không gian rất lớn
    chứa đựng mọi từ ngữ
  • 3:10 - 3:13
    mà khoảng cách giữa
    hai từ khác nhau bất kỳ trong đó
  • 3:13 - 3:16
    cũng thể hiện được
    mức độ giống nhau giữa chúng.
  • 3:16 - 3:18
    Lấy ví dụ thế này,
  • 3:18 - 3:21
    bạn sẽ thấy khoảng cách giữa
    "chó" và "mèo" là rất gần,
  • 3:21 - 3:24
    nhưng cặp từ "bưởi" và "logarit"
    lại vô cùng xa nhau.
  • 3:25 - 3:29
    Và điều này chắc chắn đúng với
    mọi cặp từ trong không gian đó.
  • 3:30 - 3:33
    Và chúng ta có nhiều cách xây dựng
    không gian từ khác nhau.
  • 3:33 - 3:35
    Cách trên cần tìm người có chuyên môn,
  • 3:35 - 3:37
    cũng hơi giống với dò từ điển.
  • 3:37 - 3:38
    Còn cách khác nữa,
  • 3:38 - 3:42
    là tin vào một quan niệm đơn giản,
    nếu hai từ có liên quan nhau,
  • 3:42 - 3:44
    chúng sẽ thường xuất hiện
    trong cùng một câu,
  • 3:44 - 3:46
    cùng một đoạn văn,
  • 3:46 - 3:48
    cùng một loại tài liệu,
  • 3:48 - 3:51
    và chúng thường đứng chung
    một cách có chủ ý thay vì tình cờ.
  • 3:52 - 3:54
    Và giả thuyết cơ bản này,
  • 3:54 - 3:56
    phương pháp đơn giản này,
  • 3:56 - 3:57
    khi sử dụng vài thủ thuật điện toán
  • 3:57 - 3:59
    để "trị" một sự thật hóc búa:
  • 3:59 - 4:02
    không gian của từ ngữ
    vô cùng phức tạp và đa chiều,
  • 4:02 - 4:03
    cho kết quả khá hiệu quả.
  • 4:04 - 4:07
    Và để cho bạn thấy
    sự hiệu quả của phương pháp này,
  • 4:07 - 4:11
    đây là kết quả khi chúng tôi
    áp dụng nó để phân tích vài từ quen thuộc.
  • 4:12 - 4:13
    Điều đầu tiên ta thấy
  • 4:13 - 4:16
    chính là các từ tự động
    sắp xếp trên quan hệ ngữ nghĩa.
  • 4:16 - 4:18
    Ở đây có họ từ trái cây,
    cơ quan trong cơ thể,
  • 4:18 - 4:21
    bộ phận của máy vi tính,
    thuật ngữ khoa học, v.v...
  • 4:21 - 4:25
    Thuật toán cũng nhận ra
    chúng tôi xếp từ theo thứ tự khái niệm.
  • 4:26 - 4:27
    Ví dụ,
  • 4:27 - 4:31
    nhóm từ thuật ngữ khoa học
    chia làm hai loại nhỏ
  • 4:31 - 4:33
    là thuật ngữ thiên văn
    và thuật ngữ vật lý.
  • 4:33 - 4:36
    Và có những thứ phân loại rất kĩ lưỡng.
  • 4:36 - 4:38
    Ví dụ, từ "thiên văn học",
  • 4:38 - 4:39
    hơi kì lạ khi nó nằm ở đó,
  • 4:39 - 4:41
    nhưng đó mới là vị trí chính xác của nó:
  • 4:41 - 4:43
    vừa thuộc nhóm từ khoa học,
  • 4:43 - 4:44
    chỉ bản chất của nó,
  • 4:44 - 4:46
    và bản thân nó lại vừa chứa đựng
  • 4:46 - 4:47
    những thuật ngữ thiên văn khác.
  • 4:48 - 4:50
    Và chúng ta có thể phân tích sâu hơn nữa.
  • 4:50 - 4:52
    Thật ra, nếu nhìn
    vào đống từ này một lúc lâu,
  • 4:52 - 4:54
    và vẽ ra đường đi
    ngẫu nhiên cho chúng,
  • 4:54 - 4:57
    bạn sẽ cảm thấy như mình
    đang làm thơ vậy.
  • 4:58 - 5:00
    Và cảm giác này
    một phần là do
  • 5:00 - 5:03
    đi vào không gian từ này
    cũng như đi vào trường tư duy.
  • 5:04 - 5:06
    Và điều cuối cùng
  • 5:06 - 5:10
    thuật toán này cũng giúp
    trực giác của chúng ta biết được
  • 5:10 - 5:14
    những từ và nhóm từ nào nên
    được chiêm nghiệm trước tiên.
  • 5:14 - 5:15
    Ví dụ,
  • 5:15 - 5:19
    những từ như "bản ngã", "tội lỗi",
    "lí do", "cảm xúc",
  • 5:19 - 5:21
    quan hệ rất gần với "suy niệm",
  • 5:21 - 5:22
    trong khi những từ khác
  • 5:22 - 5:24
    chẳng hạn "đỏ", "bóng đá",
    "nến", "chuối",
  • 5:24 - 5:26
    chúng cách xa nhau vô cùng.
  • 5:26 - 5:29
    Một khi chúng ta đã
    dựng được không gian
  • 5:29 - 5:32
    thì câu hỏi về
    lịch sử của quá trình suy niệm,
  • 5:32 - 5:34
    hay lịch sử của bất cứ khái niệm nào
  • 5:34 - 5:39
    những vấn đề trước đây
    có phần trừu tượng, mơ hồ
  • 5:39 - 5:40
    giờ đây sẽ trở nên sáng tỏ,
  • 5:40 - 5:43
    và khoa học định lượng sẽ
    có cơ hội đóng góp hơn.
  • 5:44 - 5:47
    Chúng tôi chỉ việc lấy những gì
    được ghi lại trong sách,
  • 5:47 - 5:49
    phân tích chúng bằng thuật toán,
  • 5:49 - 5:51
    đem toàn bộ những từ này xếp theo quỹ đạo
  • 5:51 - 5:53
    và chiếu chúng vào không gian,
  • 5:53 - 5:57
    sau đó chúng tôi tự hỏi liệu có phải
    mất rất lâu để quỹ đạo này
  • 5:57 - 6:00
    trở nên giống với khái niệm
    "suy niệm" của chúng ta hay không.
  • 6:01 - 6:02
    Và nếu trả lời được,
  • 6:02 - 6:04
    ta sẽ phân tích được lịch sử của suy niệm
  • 6:04 - 6:06
    theo lối sống của Hy Lạp cổ đại,
  • 6:06 - 6:09
    vì hiện giờ đó là tài liệu đáng tin
    nhất mà chúng tôi có.
  • 6:10 - 6:12
    Vậy là chúng tôi lấy hết sách ra,
  • 6:12 - 6:14
    xếp theo thứ tự thời gian
  • 6:14 - 6:16
    và lấy những từ được dùng trong mỗi quyển
  • 6:16 - 6:18
    chiếu vào không gian,
  • 6:18 - 6:21
    rồi chúng tôi hỏi: mỗi từ trong đó
    ở gần dòng suy niệm tới đâu,
  • 6:21 - 6:22
    và tính trung bình ra.
  • 6:23 - 6:26
    Rồi chúng tôi tự hỏi có phải,
    càng về sau này
  • 6:26 - 6:29
    thì những cuốn sách này có
    quan hệ càng gần
  • 6:29 - 6:31
    với sự suy niệm hay không.
  • 6:31 - 6:35
    Và đây đúng thật là cách
    sống của người Hy Lạp cổ.
  • 6:36 - 6:39
    Nên bạn thấy đó, những quyển sách
    cổ nhất viết theo phong cách Homer
  • 6:39 - 6:42
    rất ít tương đồng với
    những quyển mà chúng ta hiểu được.
  • 6:42 - 6:44
    Nhưng chỉ bốn trăm năm TCN,
  • 6:45 - 6:49
    sự tương đồng tăng lên rất nhanh
    và có khi lên tới năm lần
  • 6:49 - 6:52
    đối với những quyển có niên đại
    gần với thời điểm
  • 6:52 - 6:53
    mà khái niệm "suy niệm" ra đời.
  • 6:54 - 6:57
    Và một trong những chuyện hay nhất
  • 6:57 - 6:58
    chính là giờ đây, ta có thể hỏi
  • 6:58 - 7:02
    liệu những điều này có còn
    đúng với những nền văn hóa khác.
  • 7:03 - 7:06
    Và chúng tôi kiểm tra tương tự
    với văn hóa Judeo-Christian,
  • 7:06 - 7:09
    và được kết quả gần giống vậy.
  • 7:10 - 7:14
    Một lần nữa, cuốn Cựu Ước
    có rất ít sự tương đồng
  • 7:14 - 7:16
    và sau đó sự tương đồng lại tăng nhanh
  • 7:16 - 7:18
    trong cuốn Tân Ước.
  • 7:18 - 7:20
    Và gần nhất trong sự
    suy niệm của chúng ta
  • 7:20 - 7:22
    là cuốn "Sách Tự Thú của Thánh Augustine",
  • 7:22 - 7:24
    khoảng 400 năm sau khi Chúa ra đời.
  • 7:25 - 7:27
    Và điều này rất quan trọng
  • 7:27 - 7:30
    vì thánh Augustine được
    công nhận bởi các học giả,
  • 7:30 - 7:32
    nhà ngữ văn học, các sử gia,
  • 7:32 - 7:35
    là một trong những người
    đặt nền móng cho "suy niệm".
  • 7:35 - 7:39
    Thật ra, có người còn cho rằng
    ông là cha đẻ của tâm lý học hiện đại.
  • 7:39 - 7:41
    Cho nên, thuật toán của chúng tôi,
  • 7:41 - 7:44
    có đặc tính đa dạng,
  • 7:44 - 7:45
    khách quan,
  • 7:45 - 7:47
    và tất nhiên, cực kỳ nhạy:
  • 7:47 - 7:49
    chỉ mất chưa tới một giây
  • 7:49 - 7:53
    để đưa ra những kết luận quan trọng nhất
  • 7:53 - 7:55
    cho tiến trình nghiên cứu lâu đời này.
  • 7:56 - 8:00
    Và một phần nào đó,
    vẻ đẹp của khoa học
  • 8:00 - 8:03
    giờ đây có thể được diễn giải
  • 8:03 - 8:06
    và khái quát thông qua
    nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • 8:07 - 8:12
    Và tương tự, chúng tôi tự hỏi
    con người biết ý thức từ bao giờ,
  • 8:12 - 8:15
    có lẽ đó là câu hỏi khó nhất
    chúng ta có thể hỏi mình
  • 8:15 - 8:19
    và không biết chừng nó sẽ
    đoán được phần nào tương lai của ta.
  • 8:20 - 8:21
    Nói đúng hơn,
  • 8:21 - 8:23
    liệu những gì ta nói hôm nay
  • 8:23 - 8:29
    có thể là ngụ ý cho những gì ta
    sẽ nghĩ đến mấy ngày sau,
  • 8:29 - 8:30
    mấy tháng sau,
  • 8:30 - 8:31
    thậm chí vài năm sau này.
  • 8:32 - 8:35
    Cũng như việc nhiều người trong
    chúng ta đeo máy cảm biến
  • 8:35 - 8:36
    để đếm nhịp tim,
  • 8:36 - 8:38
    nhịp thở,
  • 8:38 - 8:39
    gen,
  • 8:39 - 8:43
    với hy vọng sẽ phòng
    được bệnh tật,
  • 8:43 - 8:47
    chúng ta cũng có thể tự hỏi,
    liệu việc phân tích và theo dõi lời nói,
  • 8:47 - 8:49
    những gì ta viết trên
    mạng xã hội như twitter, email,
  • 8:49 - 8:54
    có thể đoán trước những vấn đề
    sẽ xảy ra trong tư duy chúng ta.
  • 8:55 - 8:57
    Và cùng với Guillermo Cecchi,
  • 8:57 - 9:00
    người anh em chung nhóm dự án,
  • 9:00 - 9:01
    chúng tôi đã tìm hiểu việc này.
  • 9:02 - 9:08
    Chúng tôi đã phân tích đoạn ghi âm
    đoạn nói chuyện của 34 người
  • 9:08 - 9:11
    những người có nguy cơ mắc
    chứng tâm thần phân liệt cao.
  • 9:11 - 9:14
    Thế này, vào ngày thứ nhất, chúng tôi
    phân tích đoạn nói chuyện,
  • 9:14 - 9:18
    sau đó chúng tôi xem thử
    đoạn nói chuyện đó có thể đoán được gì
  • 9:18 - 9:20
    trong vòng ba năm tới,
  • 9:20 - 9:22
    về khả năng người đó bị bệnh tâm thần.
  • 9:23 - 9:26
    Nhưng dù đã hy vọng rất nhiều,
  • 9:26 - 9:29
    chúng tôi vẫn thất bại liên tục.
  • 9:30 - 9:34
    Vì ngữ nghĩa học không cung cấp
    đủ thông tin
  • 9:34 - 9:36
    để thấy trước trật tự của tư duy
    trong tương lai.
  • 9:37 - 9:38
    Nhưng như thế cũng được rồi,
  • 9:38 - 9:43
    vì chúng tôi đã phân biệt được
    nhóm phân liệt và nhóm xuất chúng,
  • 9:43 - 9:45
    đại loại như cách chúng tôi
    đã phân tích những văn bản cổ,
  • 9:45 - 9:48
    nhưng không phải để đoán
    khả năng bệnh tâm thần nhé.
  • 9:49 - 9:51
    Nhưng rồi chúng tôi phát hiện
  • 9:51 - 9:55
    có lẽ điều quan trọng nhất
    không phải là họ nói cái gì,
  • 9:55 - 9:57
    mà là cách họ diễn đạt.
  • 9:58 - 9:59
    Cụ thể hơn,
  • 9:59 - 10:02
    vấn đề không phải là từ vựng
    được sử dụng thuộc nhóm nào,
  • 10:02 - 10:05
    mà chính là khoảng cách
    và tốc độ "nhảy" nghĩa
  • 10:05 - 10:07
    giữa hai nhóm từ khác nhau.
  • 10:07 - 10:09
    Và thế là chúng tôi nghĩ ra
  • 10:09 - 10:11
    một giải pháp gọi là
    "tính mạch lạc về nghĩa",
  • 10:11 - 10:16
    nó đánh giá độ nhất quán
    của bài nói về mặt chủ đề chung,
  • 10:16 - 10:18
    và loại nghĩa của từng nhóm từ.
  • 10:19 - 10:23
    Và kết quả là, trong 34 người này,
  • 10:23 - 10:27
    thuật toán đánh giá độ mạch lạc
    về ngữ nghĩa có thể dự đoán
  • 10:27 - 10:30
    chính xác tới 100%
  • 10:30 - 10:32
    ai sẽ mắc bệnh tâm thần, và ai không.
  • 10:33 - 10:36
    Và đây chính là thứ
    không bao giờ đạt được
  • 10:36 - 10:37
    hay thậm chí là gần được
  • 10:37 - 10:41
    khi sử dụng mọi thiết bị
    có trong phòng khám hiện giờ.
  • 10:43 - 10:46
    Tôi cũng nhớ rất rõ ràng,
    trong lúc tôi thực hiện dự án này,
  • 10:46 - 10:48
    lúc tôi ngồi trước máy tính,
  • 10:48 - 10:51
    tôi thấy rất nhiều dòng trạng thái
    của Polo trên Twitter.
  • 10:51 - 10:54
    Cậu ấy là học trò đầu tiên của tôi
    hồi còn dạy ở Buenos Aires,
  • 10:54 - 10:56
    khi đó cậu ấy đang sống ở New York.
  • 10:56 - 10:59
    Và tôi thấy gì đó trong
    mấy dòng Tweet của cậu ấy.
  • 10:59 - 11:02
    Tôi không nói chính xác ra được,
    vì không có gì tường minh hết,
  • 11:02 - 11:04
    nhưng tôi có linh cảm rõ rệt,
  • 11:04 - 11:07
    một dự cảm mạnh mẽ
    nói rằng có gì không ổn rồi.
  • 11:08 - 11:11
    Và khi tôi gọi ngay cho Polo,
  • 11:11 - 11:13
    thì sự thật là, cậu ấy bị ốm.
  • 11:13 - 11:15
    Và chính sự thật giản đơn này:
  • 11:15 - 11:18
    thông qua việc cảm nhận ngôn từ,
  • 11:18 - 11:22
    tôi có thể "đánh hơi" được
    cảm giác của cậu ấy.
  • 11:22 - 11:25
    Dù rất đơn giản, nhưng cách này lại
    giúp ích rất nhiều.
  • 11:26 - 11:28
    Điều tôi nói với bạn hôm nay
  • 11:28 - 11:30
    chính là chúng ta càng ngày
    càng hiểu được
  • 11:30 - 11:34
    làm thế nào để chuyển dự cảm,
    cái mà ai cũng có,
  • 11:34 - 11:36
    cái mà chúng ta hay bàn tới,
  • 11:36 - 11:37
    thành một dạng thuật toán.
  • 11:38 - 11:40
    Một khi làm điều này,
  • 11:40 - 11:44
    ta có thể thấy trước tinh thần
    của mình ở một trạng thái rất khác,
  • 11:44 - 11:50
    dựa trên những phân tích khách quan,
    đa dạng và tự động
  • 11:50 - 11:52
    về những điều mà chúng ta viết,
  • 11:52 - 11:53
    những lời mà chúng ta nói.
  • 11:53 - 11:54
    Cám ơn.
  • 11:54 - 12:01
    (Vỗ tay)
Title:
Ngôn từ - nhà tiên tri tâm thần
Speaker:
Mariano Sigman
Description:

Liệu những gì bạn nói hoặc viết hôm nay có thể đoán được tương lai và trạng thái tinh thần, hay thậm chí là dấu hiệu bệnh tâm thần của bạn hay không? Trong bài nói chuyện tuyệt vời này, nhà thần kinh học Mariano Sigman sẽ trở về thời Hy Lạp cổ đại và giai đoạn đầu của quá trình suy niệm để lần tìm những manh mối ẩn trong ngôn từ của ta về đời sống nội tại và lập ra một bản đồ ngôn ngữ bằng thuật toán biết được diễn tiến của chứng tâm thần phân liệt. Sigman nói "Chúng ta sẽ nhìn thấy tương lai với một màu sắc khác qua lăng kính tâm thần, dựa trên những phân tích khách quan, đa dạng và tự động về những gì ta viết và nói."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:14

Vietnamese subtitles

Revisions