Return to Video

Viết tiểu thuyết một cách sống động - Nalo Hopkinson

  • 0:08 - 0:12
    Chúng ta đọc tiểu thuyết với nhiều lý do.
  • 0:12 - 0:13
    Để giải trí,
  • 0:13 - 0:15
    để tìm ra hung thủ
  • 0:15 - 0:18
    để đi đến những hành tinh mới mẻ lạ lẫm,
  • 0:18 - 0:19
    để được sợ hãi,
  • 0:19 - 0:20
    để cười,
  • 0:20 - 0:21
    để khóc
  • 0:21 - 0:22
    để suy nghĩ
  • 0:22 - 0:23
    để cảm nhận,
  • 0:23 - 0:28
    để say mê trong chốc lát và quên
    đi thực tại chúng ta đang ở đâu.
  • 0:28 - 0:31
    Vậy còn viết tiểu thuyết thì sao?
  • 0:31 - 0:34
    Làm sao để bạn thu hút độc giả
    vào câu chuyện của mình?
  • 0:34 - 0:36
    Với một cốt truyệt thú vị? Có thể.
  • 0:36 - 0:39
    Các nhân vật lôi cuốn? Chắc vậy.
  • 0:39 - 0:43
    Lối viết văn trau chuốt? Có lẽ.
  • 0:43 - 0:48
    "Đôi chân của Billie là những sợi mì. Chân
    tóc của cô ấy là những cây kim có độc.
  • 0:48 - 0:53
    Chiếc lưỡi của cô ấy là một miếng giẻ cứng
    và đôi mắt cô ấy như những túi thuốc tẩy."
  • 0:53 - 0:58
    Dòng miêu tả trên có làm bạn cảm thấy
    buồn nôn như Billie?
  • 0:58 - 1:01
    Chúng ta hiểu rằng đôi chân của Billie
    không phải là những sợi mì.
  • 1:01 - 1:04
    Với Billie, chúng mềm nhũn như
    những sợi mì được nấu chín.
  • 1:04 - 1:07
    Đó là một cách so sánh ngụ ý,
    là một phép ẩn dụ.
  • 1:07 - 1:10
    Vậy, tại sao không viết đơn giản
    như thế này?
  • 1:10 - 1:13
    "Billie cảm thấy buồn nôn và yếu ớt."
  • 1:13 - 1:18
    Có thể là cách miêu tả thứ hai không
    sinh động như cách thứ nhất.
  • 1:18 - 1:21
    Mấu chốt của tiểu thuyết là làm say mê
    quyến rũ
  • 1:21 - 1:26
    một ảo ảnh nhất thời rằng bạn đang sống
    trong thế giới của chính câu chuyện đó.
  • 1:26 - 1:28
    Tiểu thuyết kích thích các giác quan,
  • 1:28 - 1:31
    giúp chúng ta tạo ra những bản sao
    sinh động
  • 1:31 - 1:34
    về những trải nghiệm của các nhân vật.
  • 1:34 - 1:37
    Sân khấu và màn ảnh kích thích một vài
    giác quan của chúng ta một cách trực tiếp
  • 1:37 - 1:42
    Chúng ta thấy và nghe được sự tương tác
    giữa các nhân vật và bối cảnh.
  • 1:42 - 1:43
    Nhưng với một tác phẩm văn xuôi,
  • 1:43 - 1:48
    tất cả những gì bạn có là những kí tự
    tĩnh tại trên một nền tương phản.
  • 1:48 - 1:52
    Nếu thực sự bạn miêu tả một câu chuyện
    với một ngôn ngữ không cảm xúc,
  • 1:52 - 1:54
    sức quyến rũ e rằng không đủ mạnh.
  • 1:54 - 1:58
    Độc giả của bạn sẽ không cảm nhận được
    mấy ngoài việc giải nghĩa các dòng văn.
  • 1:58 - 2:00
    Cô ấy sẽ hiểu Billie đang cảm thấy thế nào
  • 2:00 - 2:04
    nhưng cô ấy sẽ không thể cảm nhận được
    điều tương tự
  • 2:04 - 2:07
    Cô ấy vẫn sẽ đọc, không chìm đắm vào
    trong thế giới của câu chuyện,
  • 2:07 - 2:13
    khám phá sự thật về cuộc sống của Billie
    cùng lúc Billie nhận ra điều tương tự.
  • 2:13 - 2:16
    Tiểu thuyết chơi đùa với các giác quan
    của chúng ta:
  • 2:16 - 2:17
    vị giác
  • 2:17 - 2:18
    khứu giác
  • 2:18 - 2:19
    xúc giác
  • 2:19 - 2:20
    thính giác
  • 2:20 - 2:21
    thị giác
  • 2:21 - 2:23
    và cảm giác của sự chuyển động.
  • 2:23 - 2:29
    Nó cũng chơi đùa với khả năng trừu tượng
    hoá và tạo ra các sự liên kết phức tạp.
  • 2:29 - 2:31
    Hãy nhìn vào câu sau.
  • 2:31 - 2:33
    "Thế giới tĩnh lặng như tờ,
  • 2:33 - 2:38
    ngoại trừ tiếng ầm ầm của cánh buồm và
    tiếng bóng nước phập phồng dưới thân tàu."
  • 2:38 - 2:41
    Các từ "tĩnh lặng", "ầm ầm" và
    "phập phồng"
  • 2:41 - 2:43
    kích thích thính giác.
  • 2:43 - 2:47
    Chú ý rằng Buckell không dùng các từ
    tượng thanh chung chung.
  • 2:47 - 2:53
    Mỗi từ ông ấy chọn gợi lên một tính chất
    đặc thù của âm thanh.
  • 2:53 - 2:56
    Sau đó, như một hoạ sĩ phối các lớp màu
  • 2:56 - 2:59
    để tạo nên bố cục của một bức vẽ,
  • 2:59 - 3:04
    ông ấy thêm vào lớp khác, chuyển động,
    "tiếng ầm ầm của cánh buồm,"
  • 3:04 - 3:08
    và xúc giác,
    "tiếng bóng nước phập phồng dưới thân tàu"
  • 3:08 - 3:11
    Cuối cùng, ông ấy cho chúng ta
    một ý niệm trừu tượng
  • 3:11 - 3:15
    bằng cách liên kết từ "tĩnh lặng"
    với từ "ma quỷ"
  • 3:15 - 3:17
    Không phải "tĩnh lặng như một con ma,"
  • 3:17 - 3:19
    nó sẽ tạo một phép so sánh xa vời
  • 3:19 - 3:21
    giữa người đọc và trải nghiệm của họ.
  • 3:21 - 3:26
    Thay vào đó, Buckell tạo nên phép ẩn dụ
    "tĩnh lặng như tờ"
  • 3:26 - 3:29
    để ngụ ý, hơn là một phép so sánh
    công khai.
  • 3:29 - 3:32
    Các nhà văn luôn được bảo phải tránh
    rập khuôn sáo rỗng
  • 3:32 - 3:36
    vì người đọc sẽ ít hứng thú với những
    hình ảnh được sử dụng quá nhiều lần,
  • 3:36 - 3:38
    ví dụ như "đỏ tựa hoa hồng"
  • 3:38 - 3:39
    Nhưng khi nói
  • 3:39 - 3:42
    "Tình yêu...khởi nguồn từ bãi biển."
  • 3:42 - 3:47
    "Nó bắt đầu từ một ngày khi Jacob thấy
    Anette trong bộ váy anh đào chín mọng"
  • 3:47 - 3:50
    và não của họ bị cuốn vào một nhiệm vụ
    hấp dẫn
  • 3:50 - 3:53
    để luận ra chiếc váy anh đào chín mọng
    trông như thế nào.
  • 3:53 - 3:57
    Bất thình lình, họ cũng trên bãi biển
    như sắp sa vào lưới tình.
  • 3:57 - 4:01
    Họ cảm nhận câu chuyện cả bằng bản năng
    lẫn nhận thức,
  • 4:01 - 4:04
    gặp gỡ nhà văn giữa một cuộc chơi
    giàu tưởng tượng
  • 4:04 - 4:08
    về việc tạo ra một thế giới sinh động
    đầy các giác quan.
  • 4:08 - 4:11
    Vì thế khi bạn viết, hãy lựa chọn từ ngữ
    thật kỹ lượng
  • 4:11 - 4:16
    để kích thích thính giác, thị giác, vị
    giác, xúc giác, khứu giác và chuyển động
  • 4:16 - 4:21
    Sau đó tạo ra những ngụ ý bất ngờ giữa các
    yếu tố trong câu chuyện,
  • 4:21 - 4:25
    và cho trí tượng tượng người đọc bay xa.
Title:
Viết tiểu thuyết một cách sống động - Nalo Hopkinson
Description:

Xem đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/how-to-write-fiction-that-comes-alive-nalo-hopkinson

Mục đích của tiểu thuyết chính là bỏ bùa người đọc, tạo một ảo ảnh trong chốc lát rằng bạn đang sống trong thế giới của câu chuyện. Nhưng với tư cách là nhà văn, làm cách nào bạn có thể lôi cuốn người đọc như thế? Nalo Hopkinson chia sẻ một vài bí quyết về cách sử dụng ngôn ngữ để khiến cho tiểu thuyết của bạn trở nên sống động.

Bài học của Nalo Hopkinson, minh họa bởi Enjoyanimation.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:42

Vietnamese subtitles

Revisions