Return to Video

DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG TƯƠNG LAI

  • 0:01 - 0:05
    Tôi muốn kể cho các bạn một chuyện.
  • 0:06 - 0:09
    Đó là khi mọi người hỏi tôi:
  • 0:09 - 0:11
    "Anh làm nghề gì?"
  • 0:11 - 0:14
    Tôi thường trả lời rằng:
  • 0:14 - 0:17
    "Tôi làm nhạc điện tử".
  • 0:17 - 0:21
    Rồi, vài người không buồn hỏi gì nữa.
  • 0:21 - 0:27
    Số còn lại trơ ra nhìn tôi...
  • 0:27 - 0:28
    ...kiểu như hỏi: " ủa? ... là sao??? ".
  • 0:28 - 0:34
    họ nghĩ là tôi đang lảng tránh.
  • 0:34 - 0:38
    Khi đó tôi thường nói đại là:
  • 0:38 - 0:40
    "Tôi cũng chẳng biết là tôi làm nghề gì nữa."
  • 0:40 - 0:42
    Thật sự là như vậy.
  • 0:42 - 0:45
    Sau đó, tôi thường nghĩ:
  • 0:45 - 0:50
    "Dù làm gì đi nữa, thì mình cũng yêu nó."
  • 0:51 - 0:57
    Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn
    về công việc mà tôi yêu thích.
  • 0:57 - 1:01
    Tôi nghĩ trước hết chúng ta
    nên bắt đầu với câu hỏi:
  • 1:01 - 1:03
    "Nhạc điện tử là gì?"
  • 1:03 - 1:06
    Tôi sẽ cố gắng hết sức
    để làm rõ cho các bạn,...
  • 1:06 - 1:12
    ...qua một câu chuyện và chia sẻ vài thứ
    về việc mà tôi đang làm.
  • 1:12 - 1:16
    Để bắt đầu câu chuyện,
    chúng ta sẽ nói về Chuck.
  • 1:18 - 1:22
    Hiện nay, Chuck là một chương trình ngôn ngữ về âm nhạc,
  • 1:22 - 1:25
    Đó là một nguồn tài nguyên mở và miễn phí.
  • 1:25 - 1:28
    Nó chạy tốt trên tất cả các hệ điều hành hiện nay.
  • 1:30 - 1:33
    Tôi sẽ bật cho các bạn một đoạn nghe thử.
  • 1:33 - 1:39
    Tôi sẽ sử dụng máy tính trong vài phút.
  • 1:39 - 1:42
    Thực ra, tôi muốn tất cả tham gia cùng.
  • 1:42 - 1:46
    Nếu bạn chưa từng viết dòng lệnh nào
    thì cũng đừng lo!
  • 1:46 - 1:50
    Tôi chắc là bạn có thể bắt kịp.
  • 1:50 - 1:53
    Trước tiên, tôi sẽ tạo một dao động hình sin,...
  • 1:53 - 1:56
    ...và đặt nó là sóng nguồn,....
  • 1:56 - 1:57
    ...kí hiệu là "Ge".
  • 1:59 - 2:01
    Kết nối Ge với DAC.
  • 2:01 - 2:05
    Lệnh này có tác dụng truyền âm thanh từ máy tính đến đầu ra.
  • 2:05 - 2:08
    Vậy là tôi đã được kết nối với loa.
  • 2:08 - 2:12
    Tiếp theo, tôi nhập tần số của mình là 440Hz.
  • 2:12 - 2:17
    Nhập thời gian phát là 2 giây.
  • 2:18 - 2:21
    Được rồi! bây giờ tôi chạy chương trình này...
  • 2:22 - 2:24
    (âm thanh)
  • 2:25 - 2:27
    ...và bạn nghe được âm thanh 440Hz trong vòng 2s.
  • 2:27 - 2:32
    Bây giờ, tôi sao nó ra và thay đổi vài chỗ.
  • 2:32 - 2:38
    Thêm vào các tần số 220.5Hz, 440.5Hz và 880Hz.
  • 2:38 - 2:42
    Bằng cách nhân đôi tần số, ta đưa nó lên đúng 1 quãng 8.
  • 2:42 - 2:44
    Và ta có âm thanh này.
  • 2:46 - 2:51
    Từ đây, tôi có thể tạo ra muôn vàn đoạn âm thanh,...
  • 2:51 - 2:55
    ...nhưng tôi sẽ tạo một thứ mà máy tính luôn làm tốt...
  • 2:55 - 2:56
    ... - sự lặp lại.
  • 2:56 - 2:59
    Tôi đặt hết chúng vào lệnh while{...}
  • 2:59 - 3:01
    Lý do đơn thuần là cho nó đẹp.
  • 3:02 - 3:04
    và ta được thế này...
  • 3:09 - 3:10
    Nó sẽ chạy tiếp một lúc nữa.
  • 3:10 - 3:13
    Thực ra, nó sẽ không ngừng ... cho tới khi máy hư.
  • 3:13 - 3:16
    Chắc tôi không thể làm thí nghiệm chứng minh.
  • 3:16 - 3:20
    Tôi nghĩ bạn nên coi như đúng đi.
  • 3:20 - 3:24
    Tiếp theo, tôi đổi hết thành math.random2f...
  • 3:24 - 3:28
    ...để tạo ra tần số bất kì từ 30 tới 1000...
  • 3:31 - 3:33
    ...và lặp lại sau mỗi 0.5 giây.
  • 3:33 - 3:36
    (âm thanh)
  • 3:36 - 3:39
    Sửa 0.5s thành 200ms.
  • 3:43 - 3:45
    ...100ms
  • 3:48 - 3:55
    Như vậy, ta đã tạo ra được loại âm thanh của máy tính
  • 3:55 - 4:02
    Với tôi, nó như kiểu đang cố sức tính toán.
  • 4:05 - 4:08
    Căn bậc 2 của 5 000 000=?????
  • 4:10 - 4:14
    Vậy có phải đây là nhạc điện tử?
  • 4:14 - 4:17
    Vâng, nó là một dạng nhạc điện tử.
  • 4:17 - 4:22
    Nó không phải loại nhạc bạn nghe khi đi trên đường.
  • 4:22 - 4:27
    Nó là khởi nguồn của nhạc điện tử.
  • 4:27 - 4:31
    Và sử dụng Chuck, ta có thể tạo nên các nhạc cụ ...
  • 4:31 - 4:37
    ...như trong dàn nhạc giao hưởng laptop Stanford ở ngay trung tâm Stanford.
  • 4:37 - 4:42
    Bây giờ, dàn nhạc Laptop gồm có laptop, người chơi và một dàn loa bán cầu đặc biệt.
  • 4:42 - 4:47
    Lý do có những thứ này là để nhạc cụ tạo ra bên ngoài laptop,...
  • 4:47 - 4:52
    ...âm thanh phát ra gần nhạc cụ và người chơi,...
  • 4:52 - 4:55
    ...gần giống như nhạc cụ truyền thống
  • 4:55 - 4:57
    Ví dụ, tôi chơi vĩ cầm ở đây.
  • 4:57 - 5:02
    Âm thanh sẽ không phát ra nhờ hệ thống P.A. mà nhờ cử động người thật.
  • 5:02 - 5:05
    Loại loa này sẽ thể hiện âm thanh đó.
  • 5:05 - 5:09
    Tôi sẽ cho bạn thấy cách chế tạo chúng.
  • 5:09 - 5:13
    Bước đầu tiên là đến IKEA mua cái tô thế này.
  • 5:13 - 5:16
    Loại Blanda Matt 11 inch.
  • 5:16 - 5:17
    Đúng loại đó!
  • 5:17 - 5:21
    Tôi đã dùng nó để làm salad ở nhà.
  • 5:21 - 5:24
    Bước 1: úp cái tô xuống.
  • 5:24 - 5:29
    Sau đó đục 6 lỗ trên đó.
  • 5:29 - 5:31
    Và làm đế cho nó.
  • 5:31 - 5:36
    Gắn loa, amplifier vào đó.
  • 5:36 - 5:38
    Lắp mạch, ụp cái tô lên.
  • 5:38 - 5:39
    Xong cái loa!
  • 5:39 - 5:41
    Thêm người, thêm laptop.
  • 5:41 - 5:44
    Và một dàn nhạc giao hưởng laptop hoàn thành.
  • 5:44 - 5:47
    Không biết dàn nhạc như thế nghe sẽ ra sao?
  • 5:47 - 5:55
    Chút nữa, tôi sẽ cho bạn xem màn trình diễn của dàn nhạc 200 nhạc cụ này.
  • 5:56 - 5:58
    Còn bây giờ, tôi sẽ giới thiệu về cái máy này.
  • 5:58 - 6:03
    Trước đây, nó từng là điểu khiển chơi game,...
  • 6:03 - 6:05
    ...được gọi là Gametrak.
  • 6:05 - 6:07
    Đầu này sợi dây có 1 chiếc găng tay.
  • 6:07 - 6:09
    Đầu kia gắn với phần đế.
  • 6:09 - 6:12
    Và nó sẽ liên tục ghi lại cử động tay.
  • 6:12 - 6:16
    Trước đây, nó được thiết kế để chơi gôn.
  • 6:16 - 6:17
    Nó sẽ ghi cử động của cú đánh.
  • 6:17 - 6:22
    Nhưng nó lại không mang lại hiệu quả kinh tế gì.
  • 6:22 - 6:25
    Vì vậy, giá của nó đã giảm còn 10 đô la.
  • 6:25 - 6:27
    Và những người nghiên cứu nhạc điện tử cho rằng:
  • 6:27 - 6:30
    "Tuyệt vời!"
  • 6:30 - 6:32
    "Ta có thể phát triển chúng thành nhạc cụ."
  • 6:32 - 6:35
    Giờ tôi sẽ cho các bạn xem nhạc cụ mà chúng tôi đã tạo ra.
  • 6:35 - 6:39
    Đây chỉ là một trong số rất nhiều nhạc cụ. tên nó là "Twilight",...
  • 6:39 - 6:44
    ...nghĩa là mang âm thanh từ lòng đất.
  • 6:44 - 6:48
    Xem tôi làm đây nhé!
  • 6:57 - 6:59
    và thả nó xuống.
  • 6:59 - 7:03
    Đưa qua trái...
  • 7:03 - 7:05
    ...qua phải.
  • 7:09 - 7:13
    Nghe như tiếng con voi đang bị đau.
  • 7:13 - 7:16
    Còn cái này giống tiếng kim loại.
  • 7:25 - 7:29
    Giống như tiếng ô tô bay.
  • 7:34 - 7:38
    Tiếng thứ ba giống như tiếng va chạm bánh răng.
  • 7:50 - 7:52
    mỗi loại có cách điều khiển hơi khác nhau.
  • 7:52 - 7:55
    Tiếng thứ tư là tiếng âm trầm.
  • 8:09 - 8:14
    Và cuối cùng, cách điều khiển khác hoàn toàn.
  • 8:14 - 8:18
    Bạn tưởng tượng có một cái trống thiệt bự ở ngay đây nhen!
  • 8:18 - 8:20
    Tôi sẽ đánh nó.
  • 8:22 - 8:28
    (buồn..ùn...ùn (cười) buồn...ùn...ùn (cười) )
  • 8:28 - 8:32
    Và đó là một vài nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng laptop.
  • 8:32 - 8:36
    (chách ...chách ....hú...chách....chách...)
  • 8:36 - 8:38
    Cảm ơn các bạn!
  • 8:38 - 8:44
    Khi tất cả hòa nhịp với nhau, thì sẽ như thế này.
  • 9:33 - 9:38
    Tôi nghĩ từ việc tạo nhạc cụ cho dàn nhạc,
  • 9:38 - 9:41
    từ việc đặt ra thắc mắc rằng,
  • 9:41 - 9:44
    sẽ ra sao nếu chúng tôi tiếp tục phát triển những nhạc cụ này,
  • 9:44 - 9:47
    và mang chúng đến với mọi người,
  • 9:47 - 9:49
    cộng thêm một chút điên rồ,
  • 9:49 - 9:50
    Cả ba điều đó đã giúp tôi đồng sáng lập
    công ty Smule vào năm 2008.
  • 9:56 - 10:02
    Hiện nay, mục tiêu của Smule là tạo ra nhạc cụ điện tử di động.
  • 10:02 - 10:09
    Ocarina là một trong những cái đầu tiên.
  • 10:09 - 10:12
    Và tôi sẽ chơi thử nó ngay đây.
  • 10:21 - 10:26
    Nó được tạo ra dựa trên một loại sáo cổ tên là ocarina.
  • 10:26 - 10:29
    Nó gồm có 4 lỗ bấm.
  • 10:29 - 10:35
    Bạn chỉ cần thổi vào micrô.
  • 10:35 - 10:42
    Và một vài dòng lệnh Chuck sẽ bắt độ mạnh yếu
    khi bạn thổi và phát ra âm thanh.
  • 10:45 - 10:50
    Độ rung của âm thanh dựa trên máy đo gia tốc trên điện thoại.
  • 10:54 - 10:58
    Tôi sẽ chơi thử một bài đơn giản.
  • 11:01 - 11:10
    Lần này, bạn sẽ nghe giai điệu cùng với hòa âm.
  • 11:23 - 11:26
    Nó được thiết kế để bạn có thể dành thời gian,
  • 11:26 - 11:37
    và tìm cho mình một nơi để giải tỏa, bất cứ lúc nào bạn muốn,
  • 11:53 - 11:57
    Ở những nốt dài hơn, tôi sẽ làm rung âm nhiều hơn,
  • 11:57 - 12:00
    để thêm một ít hiệu quả biểu đạt.
  • 12:07 - 12:11
    Thật là một hòa âm đẹp cho phần kết!
  • 12:11 - 12:15
    (hú... chách...chách...chách)
  • 12:15 - 12:18
    Xin cảm ơn mọi người!
  • 12:20 - 12:27
    Một câu hỏi hay về Ocarina: "nó là đồ chơi hay là nhạc cụ?"
  • 12:27 - 12:29
    Có lẽ là cả hai!
  • 12:29 - 12:31
    Nhưng với tôi, câu hỏi quan trọng hơn là:
  • 12:31 - 12:33
    "Nó có thể hiện tốt không?"
  • 12:33 - 12:39
    Và đồng thời, loại nhạc cụ này đặt ra một câu hỏi về vai trò của công nghệ-...
  • 12:39 - 12:40
    ..-Nó chính là cách mà ta tạo ra âm nhạc.
  • 12:40 - 12:46
    Chỉ một thế kỉ trước thôi,
  • 12:46 - 12:52
    mọi người cùng sáng tác nhạc, và coi nó như một cách giải trí.
  • 12:52 - 12:55
    Tôi không nghĩ mọi thứ diễn ra nhanh đến vậy.
  • 12:55 - 12:57
    Lúc đó còn chưa có radio hay máy ghi âm.
  • 12:57 - 13:00
    Mà chỉ 100 năm thôi, với tất cả những công nghệ này,
  • 13:00 - 13:02
    chúng ta tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn,
  • 13:02 - 13:03
    cả người nghe và người soạn nhạc.
  • 13:03 - 13:07
    Nhưng vì sao đó, tôi nghĩ ta sáng tác ra ít nhạc hơn trước đây.
  • 13:07 - 13:09
    tôi không chắc tại sao.
  • 13:09 - 13:12
    Có thể vì quá dễ dàng nhấn nút play.
  • 13:12 - 13:15
    Và trong khi nghe nhạc thì phê,
  • 13:15 - 13:20
    và sáng tác thì cần có niềm đam mê đặc biệt.
  • 13:20 - 13:23
    Tôi nghĩ nó là một phần trong lí do tôi chọn ngành này,
  • 13:23 - 13:27
    ,để đưa chúng ta trở về quá khứ một chút.
  • 13:27 - 13:31
    Mục đích thứ 2 là để hướng về tương lai
  • 13:31 - 13:34
    và nghĩ về loại nhạc mới mà ta có thể tạo ra,
  • 13:34 - 13:36
    loại nhạc chưa có tên,
  • 13:36 - 13:37
    loại nhạc tạo ra từ công nghệ
  • 13:37 - 13:41
    và có thể sẽ thay đổi cách ta sáng tác nhạc.
  • 13:41 - 13:44
    Tôi sẽ cho bạn thêm một ví dụ nữa.
  • 13:44 - 13:50
    Đây là một tính năng khác của Ocarina.
  • 13:50 - 13:52
    Đây là hình quả địa cầu.
  • 13:52 - 14:01
    Từ đây bạn có thể thực sự nghe thấy
    tiếng Ocarina từ một ai đó đang chơi.
  • 14:01 - 14:05
    G.I.R từ Texas.
  • 14:05 - 14:11
    "R.I.K.", tôi không hiểu sao mà nay toàn tên 3 chữ,
    Los Angeles.
  • 14:11 - 14:17
    Họ đều chơi hay đấy!
  • 14:17 - 14:20
    Có tiếng gì nhỏ nhò ở đây nữa.
  • 14:25 - 14:32
    Và ý tưởng đó là công nghệ không phải là cái chính yếu.
  • 14:34 - 14:38
    Khi vừa mở nó lên, thì ý nghĩ đầu tiên là:
  • 14:38 - 14:43
    "ê! có ai đó đang chơi nè!"
  • 14:43 - 14:44
    Và mặc dù một việc nhỏ nhưng tôi nghĩ rằng,
  • 14:44 - 14:49
    công nghệ vẫn tạo được sự gắn kết giữa người với người.
  • 14:49 - 14:53
    Một ví dụ cuối, cái mà tôi thích nhất,
  • 14:53 - 14:58
    trong trận động đất sóng thần ở Nhật năm 2011,
  • 14:58 - 15:01
    một cô gái đã dùng một ứng dụng ca nhạc của chúng tôi
  • 15:01 - 15:06
    để mời mọi người hát cùng với cô ấy
    bài hát "Lean on Me".
  • 15:06 - 15:11
    Ứng dụng đó cho phép người dùng thêm giọng hát của mình
  • 15:11 - 15:14
    vào bản đã thu của người khác hoặc của 1 nhóm khác.
  • 15:14 - 15:20
    Và từ tình cảm của mình, cô đã tạo ra một mạng lưới toàn cầu.
  • 15:20 - 15:24
    Chỉ trong vài tuần, đã có hàng ngàn người tham gia.
  • 15:24 - 15:26
    Họ từ khắp nơi trên trái đất.
  • 15:26 - 15:32
    Tất cả đã hòa cùng với bản nhạc gốc lần đầu tiên được diễn ở Tokyo.
  • 15:32 - 15:38
    Và đây là giọng của 1000 người
  • 15:38 - 15:42
    Đôi khi giữa dòng đời,
  • 15:42 - 15:49
    Ta trải nỗi buồn đau.
  • 15:49 - 15:53
    Nhưng nếu ta tin tưởng,
  • 15:53 - 15:59
    Thì ngày mai vẫn chờ.
  • 15:59 - 16:01
    Hãy tựa vào vai mình,
  • 16:01 - 16:04
    Khi bạn chưa đủ sức.
  • 16:04 - 16:07
    Vì chúng ta là bạn,
  • 16:07 - 16:11
    Ta đùm bọc lẫn nhau.
  • 16:11 - 16:15
    Và một lúc nào đó,
  • 16:15 - 16:18
    Tôi cần một ai đó,
  • 16:18 - 16:21
    Một bờ vai để tựa.
  • 16:21 - 16:24
    Mãi mãi cần có nhau.
  • 16:24 - 16:25
    Đó có phải là nhạc điện tử không?
  • 16:25 - 16:29
    (chách...chách...chách...chách...chách...)
  • 16:31 - 16:33
    Đó có phải là nhạc điện tử không?
  • 16:33 - 16:34
    Tôi đoán vậy!
  • 16:34 - 16:37
    Thực sự nó là thứ bạn không thể làm được nếu không có máy tính.
  • 16:37 - 16:41
    Nhưng đồng thời nó vẫn mang tính nhân văn.
  • 16:41 - 16:44
    Và tôi nghĩ đã đến lúc tôi trả lời,
  • 16:44 - 16:48
    lý do tôi làm công việc này.
  • 16:48 - 16:50
    Trở lại với câu hỏi đầu tiên:
  • 16:50 - 16:52
    "nhạc điện tử là gì?"
  • 16:52 - 16:55
    Tôi nghĩ điều mấu chốt ở đây,
  • 16:55 - 16:56
    ít nhất là với tôi,
  • 16:56 - 16:58
    nhạc điện tử không thực sự chỉ là máy móc,
  • 16:58 - 16:59
    mà còn có tình người.
  • 16:59 - 17:01
    Đó là cách ta sử dụng công nghệ
  • 17:01 - 17:04
    để thay đổi cách nghĩ, cách tạo ra âm nhạc,
  • 17:04 - 17:11
    thậm chí là cách ta gắn kết với nhau nhờ âm nhạc.
  • 17:11 - 17:13
    sau tất cả, tôi muốn nói với các bạn rằng,
  • 17:13 - 17:14
    ĐÂY LÀ NHẠC ĐIỆN TỬ!
  • 17:14 - 17:16
    Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
  • 17:16 - 17:20
    (á..a..chách...chách...hú...chách...chách...chách)
Title:
DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG TƯƠNG LAI
Speaker:
Ge Wang
Description:

Ge Wang là người làm nhạc điện tử, nhưng không chỉ ở những dòng lệnh. voVwois dàn nhạc giao hưởng lap top Stanford, anh ấy đã tạo nên những nhạc cụ mới từ những vật liệu không ngờ tới - một cái tô - nhờ nó mà nghệ sĩ vẫn có thể chơi nhạc điện tử đầy cảm xúc.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:36

Vietnamese subtitles

Revisions