Return to Video

Lịch sử và Vladimir Lenin - Alex Gendler

  • 0:07 - 0:11
    Ông là một trong những nhân vật
    có ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20
  • 0:11 - 0:12
    thay đổi mãi mãi số phận
  • 0:12 - 0:15
    của một trong những
    quốc gia lớn nhất thế giới.
  • 0:15 - 0:18
    Nhưng liệu ông là người hùng
    đã lật đổ chế độ độc tài áp bức
  • 0:18 - 0:21
    hay chỉ là thay thế một chế độ này
    bằng một cái khác?
  • 0:21 - 0:23
    Đã đến lúc đặt Lenin
    lên bàn cân.
  • 0:23 - 0:26
    trong Lịch sử và Lenin
  • 0:26 - 0:28
    "Trật tự, trật tự, hừm
  • 0:28 - 0:33
    Không phải ban nhạc tan vỡ
    là lỗi của anh sao?"
  • 0:33 - 0:36
    "Thưa quan tòa, đây là
    Vladimir Ilyich Ulyanov, gọi tắt là Lenin
  • 0:36 - 0:38
    người đã kêu gọi nhân dân nổi dậy
  • 0:38 - 0:43
    góp công lật đổ Nga hoàng
    Nicholas II vào năm 1917
  • 0:43 - 0:45
    và thành lập Liên bang Xô Viết,
  • 0:45 - 0:49
    một trong những chế độ độc tài
    tồi tệ nhất thế kỷ 20."
  • 0:49 - 0:51
    "Ồ!"
  • 0:51 - 0:53
    "Nga Hoàng là tên bạo chúa khát máu
  • 0:53 - 0:56
    đã làm bao người dân
    phải chịu kiếp nô lệ lầm than."
  • 0:56 - 0:57
    "Thật là nhảm nhí.
  • 0:57 - 1:01
    Giai cấp nông nô
    đã được bãi bỏ năm 1861."
  • 1:01 - 1:03
    " Và được thay thế
    bằng thứ khác tồi tệ hơn.
  • 1:03 - 1:05
    Những ông chủ xí nghiệp
    đối xử với công nhân
  • 1:05 - 1:08
    còn tệ hại hơn những
    địa chủ phong kiến trước đây.
  • 1:08 - 1:10
    Và khác với địa chủ,
  • 1:10 - 1:12
    họ luôn ở đó để đàn áp.
  • 1:12 - 1:17
    Công nhân Nga phải làm việc
    11 giờ một ngày
  • 1:17 - 1:20
    và được trả lương thấp nhất Châu Âu."
  • 1:20 - 1:23
    "Nhưng Nga Hoàng Nicholas đã ban hành
    luật bảo vệ công nhân."
  • 1:23 - 1:27
    "Ông ta chỉ miễn cưỡng thực hiện nó
    để xoa dịu cuộc đấu tranh
  • 1:27 - 1:29
    nhưng ông ta vẫn thất bại.
  • 1:29 - 1:31
    Còn nhớ năm 1905 sau khi
  • 1:31 - 1:35
    quân đội của ông ta đã xả súng vào
    những người kiến nghị vì hòa bình chứ?"
  • 1:35 - 1:38
    "Vâng, và Nga Hoàng
    đã chấm dứt bạo loạn
  • 1:38 - 1:41
    bằng việc ban hành Hiến pháp
    và bầu cử nghị viện, Duma."
  • 1:41 - 1:45
    "Trong khi vẫn nắm giữ toàn bộ
    quyền lực và có quyền giải tán nghị viện
  • 1:45 - 1:47
    bất cứ lúc nào ông ta muốn."
  • 1:47 - 1:49
    "Có thể đã có thêm nhiều cải cách
    nữa trong thời gian đó
  • 1:49 - 1:52
    nếu những người phản đối như Lenin
  • 1:52 - 1:54
    không gây ra rắc rối."
  • 1:54 - 1:58
    "Thưa ngài, Lenin đã chứng kiến
    Aleksandr, anh trai mình
  • 1:58 - 2:03
    bị Nga hoàng đời trước tử hình
    vì hoạt động cách mạng,
  • 2:03 - 2:05
    và kể cả sau khi cải cách,
  • 2:05 - 2:09
    Vua Nicholas vẫn tiếp tục đàn áp
    và hành quyết quần chúng nhân dân,
  • 2:09 - 2:11
    cũng như những hệ lụy
    chưa được biết đến
  • 2:11 - 2:13
    trong Thế chiến thứ nhất
  • 2:13 - 2:17
    đã khiến nước Nga trả giá
    bằng vô vàn sinh mạng và tài nguyên."
  • 2:17 - 2:20
    "Hừm, vị Nga hoàng này
    có vẻ không phải là một minh quân
  • 2:20 - 2:23
    "Thưa ngài, có thể vua Nicholas II
    đã tự đưa mình vào chỗ chết
  • 2:23 - 2:24
    bằng những quyết định sai lầm,
  • 2:24 - 2:27
    Lenin không liên quan đến chuyện đó.
  • 2:27 - 2:29
    Khi cuộc bạo loạn tháng 2 năm 1917
  • 2:29 - 2:31
    cuối cùng buộc Nga hoàng thoái vị,
  • 2:31 - 2:34
    Lenin vẫn đang bị đi đày ở Thụy Sĩ."
  • 2:34 - 2:36
    "Hừm. Vậy ai là người nắm quyền?"
  • 2:36 - 2:39
    "Nghị viện Duma đã
    thành lập chính phủ lâm thời,
  • 2:39 - 2:41
    đứng đầu là Alexander Kerensky,
  • 2:41 - 2:43
    một tên tư sản kém cõi bại trận.
  • 2:43 - 2:46
    Hắn thậm chí đã mở
    một cuộc phản công thất bại khác
  • 2:46 - 2:49
    trong cuộc chiến tranh
    mà nước Nga đã tổn thất quá nhiều
  • 2:49 - 2:53
    thay vì kết thúc mọi việc
    như ước nguyện của người dân."
  • 2:53 - 2:55
    "Đó là chính phủ
    dân chủ xã hội lập hiến,
  • 2:55 - 2:57
    chính phủ tiến bộ nhất lúc bấy giờ.
  • 2:57 - 2:59
    Nó có thể thành công ở phút cuối
  • 2:59 - 3:02
    nếu Lenin không trở về vào tháng 4,
  • 3:02 - 3:05
    theo lệnh người Đức nhằm
    phá hoại nỗ lực chiến tranh của Nga
  • 3:05 - 3:07
    và xúi giục bạo động."
  • 3:07 - 3:09
    "Thật là một
    sự vu khống trắng trợn!
  • 3:09 - 3:12
    Cuộc khởi nghĩa Tháng 7 là
    một sự phản kháng bột phát và chính đáng
  • 3:12 - 3:15
    chống lại chính phủ.
  • 3:15 - 3:17
    Kerensky đã lộ bộ mặt thật
  • 3:17 - 3:19
    khi đổ tội cho Lenin
  • 3:19 - 3:22
    bắt giữ và cấm đoán
    Đảng Bôn-xê-vích,
  • 3:22 - 3:24
    buộc Lenin phải
    bỏ trốn,
  • 3:24 - 3:26
    Nền dân chủ đấy à!
  • 3:26 - 3:30
    Điều tốt đẹp là chính quyền đã sụp đổ
    vì chính sự kém cỏi, tham lam của nó
  • 3:30 - 3:32
    khi cố tổ chức
    một cuộc tấn công quân sự
  • 3:32 - 3:36
    và sau đó phải nhờ tới
    sự giúp đỡ của đảng Bôn-xê-vích
  • 3:36 - 3:38
    khi cuộc chiến bất thành.
  • 3:38 - 3:39
    Sau đó, Lenin phải
  • 3:39 - 3:43
    quay về vào tháng 11
    và nắm quyền.
  • 3:43 - 3:46
    Chính quyền đã bị lật đổ êm đẹp
    sau một đêm."
  • 3:46 - 3:48
    "Nhưng những việc
    Đảng Bôn xê vích đã làm
  • 3:48 - 3:50
    sau khi giành quyền lực
  • 3:50 - 3:51
    không mấy tốt đẹp.
  • 3:51 - 3:54
    Đã có bao nhiêu người
    bị tử hình khi chưa được xét xử?
  • 3:54 - 3:55
    Và có cần thiết phải
  • 3:55 - 3:59
    giết chết toàn bộ gia đình Nga hoàng,
    bao gồm cả trẻ nhỏ? "
  • 3:59 - 4:02
    "Thời điểm đó, những kẻ
    ủng hộ chủ nghĩa đế quốc
  • 4:02 - 4:04
    đang mưu toan
    khôi phục lại Nga hoàng.
  • 4:04 - 4:07
    Bất cứ người thừa kế
    hoàng tộc nào còn sống sót
  • 4:07 - 4:10
    cũng có thể được các thế lực này
    tôn làm kẻ thống trị
  • 4:10 - 4:11
    Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết
  • 4:11 - 4:13
    cho mọi đấu tranh gian khổ của nhân dân.
  • 4:13 - 4:17
    Ngoài ra, có thể Lenin không phải
    là người đưa ra mệnh lệnh đó."
  • 4:17 - 4:20
    "Nhưng những người bị giết không chỉ là
    những người ủng hộ chủ nghĩa đế quốc
  • 4:20 - 4:22
    Thế còn sự thanh trừ và tử hình
    đồng minh cũ
  • 4:22 - 4:25
    của Đảng cộng sản và Đảng tự phát
    thì sao ?
  • 4:25 - 4:28
    Hay những người nông dân
    bị giết chết bằng khí độc
  • 4:28 - 4:32
    trong cuộc nổi loạn ở Tambov
    chống lại tịch thu ruộng đất ?
  • 4:32 - 4:33
    Hay cử quân đội
  • 4:33 - 4:35
    đàn áp công nhân ở Kronstadt
  • 4:35 - 4:37
    khi họ đòi hỏi quyền tự quản ?
  • 4:37 - 4:40
    Đấy cũng là đấu tranh vì nhân dân sao?"
  • 4:40 - 4:42
    "Đúng vậy.
    Những biện pháp khắc nghiệt,
  • 4:42 - 4:44
    nhưng đây là giai đoạn khó khăn.
  • 4:44 - 4:46
    Chính quyền mới
    cần phải bảo vệ chính mình
  • 4:46 - 4:48
    trước sự công kích
    từ mọi phía,
  • 4:48 - 4:51
    để thiết lập trật tự
    xã hội chủ nghĩa."
  • 4:51 - 4:54
    "Vậy trật tự này đã
    mang lại điều gì tốt đẹp?
  • 4:54 - 4:56
    Ngay cả khi cuộc nội chiến
  • 4:56 - 4:58
    giành thắng lợi,
    vẫn còn đói kém, đàn áp
  • 4:58 - 5:01
    và hàng triệu người bị hành hình
    hoặc chết trong các trại tập trung
  • 5:01 - 5:04
    trong khi Stalin, người kế thừa Lenin
  • 5:04 - 5:07
    lại thiết lập
    một chế độ quyền lực hà khắc."
  • 5:07 - 5:09
    "Đó không phải là điều
    mà Lenin mong muốn.
  • 5:09 - 5:12
    ông chưa bao giờ
    quan tâm vị thế cá nhân
  • 5:12 - 5:15
    ông hoàn toàn tin vào lý tưởng của mình,
  • 5:15 - 5:17
    giản dị và tận tụy trong công việc
  • 5:17 - 5:20
    từ ngày còn đi học cho đến khi qua đời
    khi còn trẻ.
  • 5:20 - 5:24
    Ông đã nhìn thấy tham vọng quyền lực
    ở Stalin và cố cảnh báo
  • 5:24 - 5:26
    nhưng đã quá muộn."
  • 5:26 - 5:29
    "Còn cả thập niên của
    chế độ độc tài tiếp theo đó thì sao?"
  • 5:29 - 5:32
    "Điều đó là sự thật, nhưng chính
    những nỗ lực của Lenin
  • 5:32 - 5:35
    đã thay đổi nước Nga
    trong vài thập niên
  • 5:35 - 5:38
    từ một chế độ quân chủ
    tụt hậu và kém phát triển
  • 5:38 - 5:40
    đầy những người nông dân mù chữ
  • 5:40 - 5:43
    thành một cường quốc
    công nghiệp hiện đại,
  • 5:43 - 5:46
    nơi người dân được phổ cập giáo dục
    hàng đầu thế giới
  • 5:46 - 5:49
    mở ra cơ hội chưa từng có
    cho phụ nữ,
  • 5:49 - 5:53
    và đạt được những thành tựu
    khoa học quan trọng nhất thế giới
  • 5:53 - 5:55
    Cuộc sống có thể không xa xỉ,
  • 5:55 - 5:58
    nhưng hầu như
    ai cũng có mái nhà che thân
  • 5:58 - 5:59
    và thức ăn để bỏ bụng
  • 5:59 - 6:02
    điều mà ít quốc gia vào thời điểm đó
    có thể làm được."
  • 6:02 - 6:05
    "Nhưng những tiến bộ này cũng có thể
    xảy ra ngay cả khi không có Lenin
  • 6:05 - 6:07
    và chế độ đàn áp
    mà ông đã lập nên."
  • 6:07 - 6:10
    "Vâng, và tôi có thể cũng đã
    là một ca sĩ rock n' roll nổi tiếng.
  • 6:10 - 6:14
    Nhưng giọng hát của tôi sẽ thế nào nhỉ?"
  • 6:14 - 6:16
    Chúng ta không bao giờ biết chắc
    những thay đổi
  • 6:16 - 6:18
    nếu những người khác nhau
    lên nắm quyền lực
  • 6:18 - 6:20
    hay các quyết định khác nhau
    được lựa chọn,
  • 6:20 - 6:22
    nhưng để tránh sai lầm của quá khứ,
  • 6:22 - 6:24
    chúng ta phải luôn sẵn sàng
  • 6:24 - 6:27
    đặt những nhân vật lịch sử
    trước tòa phán quyết.
Title:
Lịch sử và Vladimir Lenin - Alex Gendler
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/history-vs-vladimir-lenin-alex-gendler
Vladimir Lenin đã lật đổ Nga hoàng Nicholas II và thành lập Liên bang Xô Viết, thay đổi mãi mãi số mệnh của nền chính trị Nga. Nhưng liệu ông có phải là người hùng đã lật đổ chế độ độc tài đàn áp nhân dân hay chỉ là một kẻ xấu xa thay chế độ này bằng một chế độ khác ? Alex Gendler đặt nhân vật gây tranh cãi này trước vành phán xét, khám phá cả hai mặt của cuộc tranh cãi kéo gần một thế kỉ.

Nội dung: Alex Gendler, hình ảnh minh họa: Brett Underhill

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
06:43

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions