Return to Video

Tại sao một số người lại thấy việc tập thể dục khó khăn hơn những người khác.

  • 0:01 - 0:03
    Thị giác là giác quan quan trọng
  • 0:03 - 0:06
    và được ưu tiên nhất mà chúng ta có.
  • 0:06 - 0:07
    Chúng ta luôn luôn quan sát
  • 0:07 - 0:09
    thế giới xung quanh,
  • 0:09 - 0:11
    chúng ta nhanh chóng xác định và nhận ra
  • 0:11 - 0:14
    chúng ta đang nhìn cái gì.
  • 0:14 - 0:16
    Ta hãy bắt đầu bằng một ví dụ
  • 0:16 - 0:17
    về chính thực tế đó.
  • 0:17 - 0:19
    Tôi sẽ cho các bạn xem bức ảnh của 1 người
  • 0:19 - 0:21
    chỉ trong 1, 2 giây,
  • 0:21 - 0:23
    và tôi muốn các bạn xác định
  • 0:23 - 0:25
    cảm xúc trên khuôn mặt anh ấy là gì.
  • 0:25 - 0:26
    Sẵn sàng chứ ?
  • 0:26 - 0:29
    Bức ảnh đây.
    Đưa ra cảm nhận thật của các bạn nhé.
  • 0:29 - 0:31
    Được chứ. Các bạn đã nhìn thấy gì?
  • 0:31 - 0:33
    Vâng, chúng tôi khảo sát trên thực tế
  • 0:33 - 0:36
    trên 120 người,
  • 0:36 - 0:37
    và kết quả thu được rất khác nhau.
  • 0:37 - 0:40
    Mọi người không thống nhất
  • 0:40 - 0:43
    về biểu cảm mà họ thấy trên khuôn mặt anh ấy.
  • 0:43 - 0:44
    Có thể bạn thấy anh ấy đang khó chịu.
  • 0:44 - 0:46
    Đây là câu trả lời phổ biến nhất
  • 0:46 - 0:48
    mà chúng tôi nhận được.
  • 0:48 - 0:50
    Nhưng nếu bạn hỏi người ngồi bên trái,
  • 0:50 - 0:52
    có thể họ sẽ thấy sự tiếc nuối hay hoài nghi,
  • 0:52 - 0:54
    và nếu bạn hỏi người ngồi bên phải,
  • 0:54 - 0:57
    họ có thể có cách cảm nhận hoàn toàn khác,
  • 0:57 - 1:00
    sự hy vọng hoặc sự cảm thông chẳng hạn.
  • 1:00 - 1:02
    Nào, chúng ta cùng nhìn lại
  • 1:02 - 1:05
    vẫn khuôn mặt đó một lần nữa.
  • 1:05 - 1:06
    Chúng ta có thể cảm thấy điều gì đó
  • 1:06 - 1:09
    hoàn toàn khác biệt,
  • 1:09 - 1:12
    đó là do tính chủ quan của nhận thức.
  • 1:12 - 1:14
    Những gì chúng ta nghĩ là chúng ta thấy,
  • 1:14 - 1:15
    thực ra đã được lọc
  • 1:15 - 1:18
    qua con mắt trí tuệ của riêng ta.
  • 1:18 - 1:20
    Tất nhiên, còn nhiều những ví dụ khác
  • 1:21 - 1:22
    về cách chúng ta nhìn thế giới
    qua con mắt trí tuệ của mình.
  • 1:22 - 1:24
    Tôi sẽ chỉ đưa ra vài ví dụ.
  • 1:24 - 1:27
    Ví dụ như những người ăn kiêng,
  • 1:27 - 1:29
    họ nhận thấy quả táo to hơn so với
  • 1:29 - 1:32
    những người không để ý tới lượng calo chứa trong đó.
  • 1:32 - 1:33
    Các cầu thủ bóng mềm thấy quả bóng nhỏ hơn
  • 1:35 - 1:38
    nếu họ vừa trải qua thời kỳ
    sa sút phong độ,
  • 1:38 - 1:41
    so với những người
    vừa có một trận đấu thành công.
  • 1:41 - 1:44
    Và thật ra, quan điểm chính trị
    của chúng ta cũng
  • 1:44 - 1:46
    có thể tác động tới
    cách chúng ta nhìn nhận người khác,
  • 1:46 - 1:48
    kể cả là các chính trị gia.
  • 1:49 - 1:50
    Vậy là tôi cùng nhóm nghiên cứu
    quyết định thử nghiệm vấn đề này.
  • 1:52 - 1:53
    Năm 2008, Barack Obama đang chạy đua
    vào ghế tổng thống
  • 1:56 - 1:57
    lần đầu tiên.
  • 1:57 - 2:00
    Và chúng tôi đã khảo sát
    hàng trăm người Mỹ
  • 2:00 - 2:02
    một tháng trước cuộc bầu cử.
  • 2:02 - 2:04
    Điều chúng tôi thu được
    trong lần khảo sát này
  • 2:04 - 2:06
    là có một số người, một số người Mỹ,
  • 2:06 - 2:08
    cho rằng những bức ảnh kiểu này
  • 2:08 - 2:11
    phản ánh đúng nhất vẻ ngoài của Obama.
  • 2:11 - 2:14
    Trong số những người này, 75%
  • 2:14 - 2:17
    đã bỏ phiếu cho Obama trong cuộc bầu cử.
  • 2:17 - 2:18
    Những người khác, lại cho rằng
    những bức ảnh kiểu này mới phản ánh
  • 2:20 - 2:22
    đúng nhất vẻ ngoài của Obama.
  • 2:22 - 2:24
    89% những người này
  • 2:24 - 2:26
    đã bỏ phiếu cho McCain.
  • 2:26 - 2:29
    Chúng tôi đưa ra nhiều bức ảnh của Obama
  • 2:30 - 2:31
    từng bức một,
  • 2:31 - 2:33
    vì thế họ không nhận ra rằng
    chúng tôi đã chỉnh sửa
  • 2:33 - 2:36
    từng bức ảnh một
  • 2:36 - 2:37
    bằng cách làm sáng lên
  • 2:37 - 2:40
    hoặc tối hơn màu da của ông ấy.
  • 2:40 - 2:42
    Vậy tại sao lại có điều này?
  • 2:42 - 2:45
    Tại sao khi tôi nhìn vào một người
  • 2:45 - 2:46
    một sự vật, hay một sự kiện,
  • 2:46 - 2:48
    tôi thấy những điều rất khác biệt
  • 2:48 - 2:50
    so với người khác?
  • 2:50 - 2:53
    Vâng, có nhiều lí do,
  • 2:53 - 2:55
    nhưng có một nguyên nhân mà chúng ta
    cần phải hiểu một chút
  • 2:55 - 2:57
    là về cách mắt con người hoạt động.
  • 2:57 - 2:59
    Những nhà khoa học về nhãn khoa
    nhận thấy rằng
  • 2:59 - 3:01
    lượng thông tin
  • 3:01 - 3:02
    mà chúng ta có thể nhìn thấy
  • 3:02 - 3:04
    ở bất kì thời điểm nào đó,
  • 3:04 - 3:06
    những thứ chúng ta có thể tập trung vào,
    thật ra là tương đối ít.
  • 3:07 - 3:10
    Thứ chúng ta có thể nhìn một cách sắc nét
  • 3:10 - 3:12
    rõ ràng và chính xác
  • 3:12 - 3:14
    chỉ tương đương
  • 3:14 - 3:16
    diện tích bề mặt ngón tay cái
  • 3:16 - 3:19
    khi chúng ta duỗi thẳng tay ra.
  • 3:19 - 3:21
    Mọi thứ khác xung quanh đều bị mờ
  • 3:21 - 3:23
    làm cho phần lớn bức tranh
  • 3:23 - 3:26
    trước mắt chúng ta trở nên mơ hồ.
  • 3:26 - 3:28
    Nhưng chúng ta vẫn phải làm rõ
  • 3:28 - 3:30
    và lĩnh hội được những thứ chúng ta nhìn,
  • 3:30 - 3:34
    chính trí não của chúng ta
    sẽ giúp bổ sung những gì còn thiếu.
  • 3:34 - 3:37
    Hệ quả là, sự nhận thức chỉ là
    một trải nghiệm chủ quan,
  • 3:37 - 3:39
    và đó chính là cách chúng ta nhìn
  • 3:39 - 3:41
    qua trí tưởng tượng của riêng mình.
  • 3:41 - 3:43
    Vậy, ở vị trí là một nhà tâm lý học xã hội,
  • 3:43 - 3:44
    những câu hỏi thế này
  • 3:44 - 3:46
    thực sự hấp dẫn đối với tôi.
  • 3:46 - 3:48
    Tôi thấy thích thú với việc
  • 3:48 - 3:50
    mọi người không có cùng cách nhìn với nhau.
  • 3:50 - 3:52
    Tại sao có người
  • 3:52 - 3:55
    thực sự nhìn thấy cốc nước đầy một nửa,
  • 3:55 - 3:56
    trong khi người khác nhìn nó
  • 3:56 - 3:57
    vơi một nửa?
  • 3:57 - 4:01
    Có phải suy nghĩ và cảm nhận của một người
  • 4:01 - 4:02
    chi phối cách người đó nhìn thế giới
  • 4:02 - 4:04
    theo cách của riêng của mình?
  • 4:04 - 4:07
    Và điều đó có quan trọng không?
  • 4:07 - 4:10
    Vậy để bắt đầu trả lời những câu hỏi này,
  • 4:10 - 4:13
    tôi và nhóm nghiên cứu
    đã quyết định tìm tòi thật sâu
  • 4:13 - 4:14
    về một vấn đề
  • 4:14 - 4:16
    đã được cộng đồng quốc tế chú ý tới:
  • 4:16 - 4:18
    sức khỏe và thể lực của con người.
  • 4:18 - 4:19
    Trên toàn thế giới,
  • 4:19 - 4:22
    mọi người đang chật vật kiểm soát vấn đề cân nặng,
  • 4:22 - 4:24
    Có rất nhiều phương pháp
  • 4:24 - 4:27
    giúp chúng ta giảm cân.
  • 4:27 - 4:31
    Lấy ví dụ, chúng ta đưa ra dự định
  • 4:31 - 4:33
    là sẽ tập tập thể dục sau các kì nghỉ lễ,
  • 4:33 - 4:36
    nhưng sự thật là, phần lớn người Mỹ
  • 4:36 - 4:38
    không thực hiện được
    dự định trong năm mới này của mình
  • 4:38 - 4:41
    vì ngày lễ Tình nhân.
  • 4:41 - 4:42
    Chúng ta tự nói với bản thân
  • 4:42 - 4:44
    nhằm động viên chính mình,
  • 4:44 - 4:46
    đây chính là năm mà chúng ta
  • 4:46 - 4:48
    lấy lại vóc dáng chuẩn,
  • 4:48 - 4:50
    nhưng chừng đó là không đủ
  • 4:50 - 4:51
    để giúp chúng ta trở lại cân nặng lý tưởng.
  • 4:51 - 4:53
    Vậy tại sao?
  • 4:53 - 4:55
    Đương nhiên không có câu trả lời đơn giản,
  • 4:55 - 4:58
    nhưng có một lý do mà tôi tranh luận,
  • 4:58 - 5:00
    đó là tuệ nhãn của chúng ta
  • 5:00 - 5:01
    có thể đang chống lại chính chúng ta.
  • 5:01 - 5:04
    Một số người cảm thấy việc tập luyện
  • 5:04 - 5:06
    là thật sự khó khăn,
  • 5:06 - 5:08
    và một số người khác
  • 5:08 - 5:10
    xem việc đó thật dễ dàng.
  • 5:10 - 5:14
    Do vậy, để bước đầu xem xét các vấn đề này,
  • 5:14 - 5:16
    chúng tôi đã thu thập các thông số khách quan
  • 5:16 - 5:19
    về chỉ số hình thể của nhiều cá nhân.
  • 5:19 - 5:21
    Chúng tôi đo vòng eo của họ,
  • 5:21 - 5:25
    và so với vòng hông.
  • 5:25 - 5:26
    Tỷ lệ eo - hông cao
  • 5:26 - 5:28
    thể hiện cơ thể kém cân đối hơn
  • 5:28 - 5:30
    người có tỉ lệ eo - hông nhỏ hơn.
  • 5:30 - 5:33
    Sau khi thu thập những số đo này,
  • 5:33 - 5:34
    chúng tôi nói với các tình nguyện viên rằng
  • 5:34 - 5:36
    họ sẽ phải đi bộ tới vạch đích
  • 5:36 - 5:38
    và đeo thêm tạ
  • 5:38 - 5:39
    trong một cuộc đua.
  • 5:39 - 5:41
    Nhưng trước khi họ làm điều đó,
  • 5:41 - 5:43
    chúng tôi yêu cầu họ ước tính khoảng cách
  • 5:43 - 5:45
    tới vạch đích.
  • 5:45 - 5:47
    Chúng tôi nghĩ trạng thái cơ thể của họ
  • 5:47 - 5:51
    có thể thay đổi cách họ nhận thức về quãng đường
  • 5:51 - 5:53
    Và kết quả là như thế nào?
  • 5:53 - 5:55
    Vâng, từ tỉ lệ eo - hông
  • 5:55 - 5:58
    ta đoán được cách đánh giá về khoảng cách.
  • 5:58 - 6:01
    Những người cơ thể không cân đối, không khỏe mạnh
  • 6:01 - 6:03
    nhận thấy quãng đường đến vạch đích
  • 6:03 - 6:04
    dài hơn rất nhiều
  • 6:04 - 6:06
    so với người có cơ thể cân đối hơn.
  • 6:06 - 6:08
    Tình trạng cơ thể
  • 6:08 - 6:11
    làm thay đổi cách ta nhận biết môi trường xung quanh.
  • 6:11 - 6:13
    Nhưng trí óc của chúng ta cũng như vậy.
  • 6:13 - 6:15
    Trên thực tế, thân thể và trí óc của chúng ta
  • 6:15 - 6:17
    hoạt động song hành
  • 6:17 - 6:20
    để thay đổi cách chúng ta
    nhìn nhận thế giới xung quanh.
  • 6:20 - 6:22
    Điều đó khiến chúng ta
    nghĩ rằng những người
  • 6:22 - 6:23
    có động cơ mãnh liệt
  • 6:23 - 6:25
    và mục tiêu lớn lao để tập luyện
  • 6:25 - 6:28
    trên thực tế có thể cảm thấy
    vạch đích gần hơn
  • 6:28 - 6:32
    so với những người có động lực yếu hơn.
  • 6:32 - 6:34
    Do đó, để kiểm nghiệm xem các động cơ
  • 6:34 - 6:38
    có ảnh hưởng tới cảm nhận
    của chúng ta như vậy không,
  • 6:38 - 6:40
    chúng tôi đã thực hiện
    nghiên cứu thứ hai.
  • 6:40 - 6:42
    Một lần nữa, chúng tôi thu thập
    các số đo khách quan
  • 6:42 - 6:44
    về chỉ số hình thể của con người,
  • 6:44 - 6:46
    đo vòng eo
  • 6:46 - 6:48
    và vòng hông của họ,
  • 6:48 - 6:52
    và chúng tôi đưa ra một số phép thử khác về sự cân đối.
  • 6:52 - 6:54
    Dựa trên những phản hồi mà chúng tôi đưa cho họ,
  • 6:54 - 6:56
    một số người tham gia đã nói rằng
  • 6:56 - 6:58
    Họ không có động lực để tập luyện thêm nữa.
  • 6:58 - 7:00
    Họ cảm thấy họ đã đạt được mục tiêu về sự cân đối.
  • 7:00 - 7:02
    và họ chẳng cần phải làm gì nữa.
  • 7:02 - 7:04
    Những người này không có động lực
  • 7:04 - 7:06
    Những người khác, dù cũng dựa trên các phản hồi của chúng tôi,
  • 7:06 - 7:09
    nói rằng họ đã có động lực mạnh mẽ để luyện tập.
  • 7:09 - 7:11
    Họ đặt mục tiêu lớn để có thể tới vạch đích.
  • 7:11 - 7:14
    Nhưng một lần nữa, trước khi họ tới được vạch đích,
  • 7:14 - 7:16
    Chúng tôi yêu cầu họ ước lượng khoảng cách.
  • 7:16 - 7:18
    Quãng đường tới địch xa bao nhiêu?
  • 7:18 - 7:20
    Và một lần nữa, tương tự như nghiên cứu trước,
  • 7:20 - 7:22
    chúng tôi tìm ra rằng, tỉ lệ eo - hông
  • 7:22 - 7:24
    giúp dự đoán về cách đánh giá khoảng cách.
  • 7:24 - 7:29
    Những người hình thế thiếu cân đối thấy quãng đường xa hơn,
  • 7:29 - 7:31
    thấy vạch đích ở xa hơn
  • 7:31 - 7:33
    so với những người có hình thể ổn hơn.
  • 7:33 - 7:35
    Quan trọng là, điều này chỉ xảy ra
  • 7:35 - 7:37
    với những người không có động lực
  • 7:37 - 7:38
    để tập luyện.
  • 7:38 - 7:40
    Nói cách khác,
  • 7:40 - 7:43
    những người có động lực mạnh mẽ để luyện tập
  • 7:43 - 7:45
    cảm thấy quãng đường ngắn.
  • 7:45 - 7:47
    Ngay cả phần lớn những người "quá khổ"
  • 7:47 - 7:49
    cũng cảm thấy vạch đích
  • 7:49 - 7:50
    gần bằng với,
  • 7:50 - 7:52
    hoặc thậm chí gần hơn một chút
  • 7:52 - 7:55
    so với những người có thể hình tốt.
  • 7:55 - 7:57
    Như vậy, thân thể của chúng ta có thể thay đổi
  • 7:57 - 7:59
    cách chúng ta cảm nhận khoảng cách,
  • 7:59 - 8:03
    nhưng những người luôn theo đuổi mục tiêu
  • 8:03 - 8:05
    mà họ có thể đạt được trong tương lai gần
  • 8:05 - 8:07
    và những người tin rằng họ có khả năng
  • 8:07 - 8:09
    đạt tới mục tiêu
  • 8:09 - 8:12
    trên thực tế sẽ cảm thấy bài tập dễ dàng hơn.
  • 8:12 - 8:14
    Điều đó khiến chúng ta tiếp tục muốn biết,
  • 8:14 - 8:17
    liệu có một chiến lược nào ta có thể sử dụng
  • 8:17 - 8:19
    và dạy lại người khác mà có thể
  • 8:19 - 8:21
    thay đổi cảm nhận của họ về quãng đường cần đi,
  • 8:21 - 8:24
    khiến họ cảm thấy việc tập luyện sẽ dễ dàng hơn.
  • 8:24 - 8:26
    Bây giờ chúng ta sẽ xem xét tới các tài liệu khoa học về thị giác
  • 8:26 - 8:28
    để tìm ra điều chúng ra nên làm,
  • 8:28 - 8:31
    và dựa trên những tài liệu chúng tôi đã nghiên cứu,
    chúng tôi đã đưa ra một chiến lược
  • 8:31 - 8:34
    mà chúng tôi gọi là, "Hãy luôn tập trung vào điều bạn muốn."
  • 8:34 - 8:36
    Đây không phải là một câu khẩu hiệu
  • 8:36 - 8:38
    từ một tấm bảng cổ động.
  • 8:38 - 8:40
    Nó thực chất là một lời chỉ dẫn về
  • 8:40 - 8:43
    cách chúng ta quan sát cuộc sống xung quanh
  • 8:43 - 8:45
    Chúng tôi đã dạy mọi người về chiến lược này,
  • 8:45 - 8:49
    chúng tôi bảo họ tập trung vào vạch đích,
  • 8:49 - 8:51
    tránh để ý xung quanh,
  • 8:51 - 8:52
    để hình dung ánh đèn
  • 8:52 - 8:54
    chiếu sáng nơi đích đến,
  • 8:54 - 8:56
    và rồi mọi thứ xung quanh đều trở nên lu mờ
  • 8:56 - 8:58
    và không được để ý tới.
  • 8:58 - 9:00
    Chúng tôi cho rằng chiến lược này
  • 9:00 - 9:03
    sẽ giúp việc tập luyện trở nên dễ dàng hơn.
  • 9:03 - 9:04
    Chúng tôi đã so sánh nhóm này
  • 9:04 - 9:06
    với 1 nhóm gốc.
  • 9:06 - 9:07
    Chúng tôi nói với nhóm này,
  • 9:07 - 9:09
    hãy chỉ nhìn xung quanh
  • 9:09 - 9:10
    như bạn tự nhiên vẫn làm.
  • 9:10 - 9:12
    Bạn sẽ để ý thấy vạch đích,
  • 9:12 - 9:13
    nhưng bạn có lẽ không nhận ra
  • 9:13 - 9:15
    thùng rác được đặt phía bên phải,
  • 9:15 - 9:18
    hoặc có người và cột đèn ở phía tay trái.
  • 9:18 - 9:20
    Chúng tôi cho rằng những người
    sử dụng chiến lược này
  • 9:20 - 9:22
    sẽ nhìn thấy quãng đường xa hơn.
  • 9:22 - 9:25
    Vậy chúng tôi đã phát hiện ra điều gì?
  • 9:25 - 9:27
    Khi chúng tôi để họ ước tính quãng đường,
  • 9:27 - 9:29
    chiến lược này có thành công
  • 9:29 - 9:31
    trong việc thay đổi cách đánh giá của họ?
  • 9:31 - 9:32
    Có.
  • 9:32 - 9:34
    Những người chú ý tới mục tiêu của họ
  • 9:34 - 9:37
    nhận thấy vạch đích gần hơn 30 phần trăm
  • 9:37 - 9:39
    so với những người chỉ nhìn xung quanh
  • 9:39 - 9:40
    như bình thường họ vẫn làm.
  • 9:40 - 9:42
    Chúng tôi cho rằng điều này rất tuyệt vời.
  • 9:42 - 9:44
    Chúng tôi đã rất phấn khích vì điều đó nghĩa là
  • 9:44 - 9:45
    chiến lược này đã làm cho
  • 9:45 - 9:47
    việc luyện tập trở nên dễ dàng hơn,
  • 9:47 - 9:49
    Nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra là,
  • 9:49 - 9:51
    điều này có thực sự làm cho việc tập luyện
  • 9:51 - 9:52
    trở nên tốt hơn?
  • 9:52 - 9:54
    Nó cũng có thể cải thiện chất lượng
  • 9:54 - 9:56
    của việc tập luyện không?
  • 9:56 - 9:58
    Và sau đó, chúng tôi lại nói với những tình nguyện viên,
  • 9:58 - 10:00
    bạn sẽ đi tới vạch đích
  • 10:00 - 10:02
    đồng thời phải đeo thêm tạ.
  • 10:02 - 10:04
    Chúng tôi buộc thêm tạ vào mắt cá chân của họ
  • 10:04 - 10:07
    khối lượng lên tới 15% trọng lượng cơ thể họ.
  • 10:07 - 10:09
    Chúng tôi bảo họ nâng đầu gối của họ lên cao
  • 10:09 - 10:11
    và chạy nhanh về đích.
  • 10:11 - 10:13
    Chúng tối thiết kế bài tập đặc biệt này
  • 10:13 - 10:15
    để nó tương đối thử thách
  • 10:15 - 10:17
    nhưng không phải là không thể làm được,
  • 10:17 - 10:18
    giống như phần lớn những bài tập
  • 10:18 - 10:21
    mà thực sự giúp cải thiện hình thể.
  • 10:21 - 10:23
    Vậy câu hỏi đặt ra là:
  • 10:23 - 10:25
    Bạn việc để mắt vào mục tiêu
  • 10:25 - 10:28
    và chỉ tập trung vào vạch đích
  • 10:28 - 10:31
    có thay đổi cách nhìn của họ về bài tập?
  • 10:31 - 10:32
    Câu trả lời là có.
  • 10:32 - 10:34
    Những người tập trung vào mục tiêu
  • 10:34 - 10:36
    sau đó đã nói với chúng tôi rằng
  • 10:36 - 10:38
    họ cần tới ít hơn 17% nỗ lực
  • 10:38 - 10:40
    để hoàn thành bài tập
  • 10:40 - 10:43
    so với những người mà chỉ nhìn xung quanh một cách tự nhiên.
  • 10:43 - 10:45
    Điều này đã thay đổi cách nhìn chủ quan
  • 10:45 - 10:47
    về bài tập.
  • 10:47 - 10:50
    Nó cũng thay đổi bản chất khách quan
  • 10:50 - 10:51
    của bài tập.
  • 10:51 - 10:54
    Những người mà tập trung vào mục tiêu
  • 10:54 - 10:56
    trên thực tế di chuyển nhanh hơn 23%
  • 10:56 - 11:00
    so với những người nhìn xung quanh.
  • 11:00 - 11:01
    Nói một cách dễ hiểu,
  • 11:01 - 11:03
    tăng 23%
  • 11:03 - 11:07
    cũng giống bạn đổi 1 chiếc xe 1980 Chevy Citation
  • 11:07 - 11:12
    lấy 1 chiếc 1980 Chevrolet Corvette.
  • 11:12 - 11:14
    Chúng tôi đã rất phấn khích với phát hiện này,
  • 11:14 - 11:16
    bới đây là một chiến lược
  • 11:16 - 11:18
    mà bạn chả phải mất gì,
  • 11:18 - 11:20
    ai cũng có thể dễ dàng sử dụng nó,
  • 11:20 - 11:22
    bất kể hình thể của họ như thế nào
  • 11:22 - 11:24
    hay bài tập có khó khăn thế nào,
  • 11:24 - 11:25
    nó đều mang lại tác động đáng kể.
  • 11:25 - 11:27
    Luôn tập trung vào điều bạn muốn
  • 11:27 - 11:30
    làm cho việc tập luyện dường như dễ dàng hơn
  • 11:30 - 11:32
    ngay cả khi người ta phải gắng sức hơn
  • 11:32 - 11:34
    bởi vì họ di chuyển nhanh hơn.
  • 11:34 - 11:37
    Tôi biết rằng sẽ tốt hơn cho sức khỏe
  • 11:37 - 11:39
    nếu bạn đi nhanh hơn một chút,
  • 11:39 - 11:41
    nhưng tập trung vào mục tiêu
  • 11:41 - 11:43
    là một chiến lược cộng thêm
  • 11:43 - 11:45
    giúp bạn có được
  • 11:45 - 11:47
    một lối sống khỏe mạnh.
  • 11:47 - 11:49
    Nếu bạn vẫn chưa bị thuyết phục rằng
  • 11:49 - 11:52
    chúng ta đang nhìn thế giới qua nhãn quan của mình,
  • 11:52 - 11:54
    để tôi đưa ra một ví dụ cuối cùng.
  • 11:54 - 11:57
    Đây là một bức ảnh của một con phố đẹp ở Stockholm,
    cùng 2 cái ô tô.
  • 11:57 - 11:59
    Chiếc ô tô phía sau trông có vẻ lớn hơn
  • 11:59 - 12:01
    chiếc ở đằng trước.
  • 12:01 - 12:02
    Tuy nhiên, trên thực tế,
  • 12:02 - 12:05
    các ô tô này đều có cùng kích cỡ,
  • 12:05 - 12:08
    nhưng chúng lại không giống như ta nhìn thấy.
  • 12:08 - 12:10
    Vậy, có phải là
  • 12:10 - 12:11
    con mắt của chúng ta bị nhầm lẫn
  • 12:11 - 12:14
    và bộ não của chúng ta bị rối loạn?
  • 12:14 - 12:17
    Không, hoàn toàn không phải như vậy.
  • 12:17 - 12:19
    Đó chỉ là cách đôi mắt của chúng ta hoạt động.
  • 12:19 - 12:21
    Chúng ta có thể nhìn thế giới theo một cách khác,
  • 12:21 - 12:23
    và đôi khi nó có thể
  • 12:23 - 12:25
    không giống với thực tế,
  • 12:25 - 12:27
    nhưng không có nghĩa là người này đúng
  • 12:27 - 12:29
    còn người kia thì sai.
  • 12:29 - 12:31
    Tất cả chúng ta nhìn thế giới qua nhãn quan của mình,
  • 12:31 - 12:34
    nhưng chúng ta có thể tự dạy mình cách nhìn khác đi.
  • 12:34 - 12:36
    Tôi có thể nghĩ về những ngày
  • 12:36 - 12:38
    mà mọi thứ trở nên tồi tệ.
  • 12:38 - 12:41
    Tôi chán nản, tôi gắt gỏng, tôi mệt mỏi,
  • 12:41 - 12:42
    và tôi thật kém cỏi,
  • 12:42 - 12:45
    và có một đám mây u ám
  • 12:45 - 12:46
    luẩn quẩn trong tâm trí tôi,
  • 12:46 - 12:47
    và trong những ngày như thế,
  • 12:47 - 12:49
    dường như mọi người xung quanh tôi
  • 12:49 - 12:51
    cũng đều chán ngắt.
  • 12:51 - 12:53
    Đồng nghiệp của tôi tỏ ra khó chịu
  • 12:53 - 12:56
    khi tôi muốn được kéo dài hạn chót,
  • 12:56 - 12:58
    và người bạn của tôi có vẻ bực mình
  • 12:58 - 13:01
    khi tôi tới ăn trưa muộn vì một cuộc họp kéo dài,
  • 13:01 - 13:02
    và vào cuối ngày,
  • 13:02 - 13:04
    chồng tôi thấy thất vọng
  • 13:04 - 13:07
    vì tôi thích đi ngủ hơn là đi xem phim.
  • 13:07 - 13:10
    Và trong những ngày như vậy, khi mọi người tỏ ra
  • 13:10 - 13:12
    chán nản và bực bội với tôi,
  • 13:12 - 13:15
    tôi cố gắng tự nhắc bản thân rằng
    tôi có thể nhìn mọi thứ theo một cách khác.
  • 13:15 - 13:18
    Có lẽ người đồng nghiệp của tôi còn đang băn khoăn,
  • 13:18 - 13:21
    có lẽ bạn của tôi đang lo lắng,
  • 13:21 - 13:24
    và có lẽ chồng tôi đang cảm thấy sự cảm thông.
  • 13:24 - 13:26
    Tất cả chúng ta nhìn thế giới
  • 13:26 - 13:28
    qua nhãn quan của mình,
  • 13:28 - 13:30
    và tới lúc nào đó, có vẻ như
  • 13:30 - 13:31
    thế giới này đầy những nguy hiểm
  • 13:31 - 13:34
    thử thách, và trở ngại không thể vượt qua,
  • 13:34 - 13:37
    nhưng không ai bắt bạn lúc nào cũng phải cảm thấy như vậy,
  • 13:37 - 13:39
    Chúng ta có thể tự dạy bản thân nhìn mọi thứ khác đi,
  • 13:39 - 13:41
    và khi chúng ta tìm ra cách để làm cho thế giới
  • 13:41 - 13:43
    trở nên đẹp đẽ hơn, dễ dàng hơn,
  • 13:43 - 13:46
    thì biết đâu, thế giới sẽ thực sự trở nên như vậy.
  • 13:46 - 13:47
    Xin cám ơn.
  • 13:47 - 13:49
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao một số người lại thấy việc tập thể dục khó khăn hơn những người khác.
Speaker:
Emily Balcetis
Description:

Tại sao một số người gặp khó khăn hơn những người khác trong việc giảm cân. Nhà tâm lý học xã hội Emily Balcetis trình bày nghiên cứu chỉ ra một trong số các yếu tố: Nhãn quan. Trong một bài nói chuyện nhằm cung cấp thông tin, cô ấy đã chỉ ra làm cách nào để có sự cân đối, sao một số người thực sự nhìn thấy thế giới hoàn toàn khác những người khác - và đưa ra một phương pháp đơn giản không ngờ để vượt qua những khác biệt này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:08

Vietnamese subtitles

Revisions