Return to Video

Liệu cá trong đại dương có bao giờ cạn kiệt không? - Ayana Elizabeth Johnson và Jennifer Jacquet

  • 0:07 - 0:09
    Nguồn cá đang phải đối mặt với rắc rối.
  • 0:09 - 0:14
    Loài cá tuyết ngoài bờ Đông Canada
    đã tuyệt chủng những năm 1900,
  • 0:14 - 0:16
    việc đánh bắt cá quá độ phục vụ
    giải trí và thương mại
  • 0:16 - 0:20
    đã tàn sát một lượng khổng lồ số cá mú
    ở phía Nam bang Florida,
  • 0:20 - 0:24
    và đa số quần thể cá ngừ giảm cực mạnh
    hơn 50%,
  • 0:24 - 0:28
    cùng lúc cá ngừ khổng lồ Nam Đại Tây Dương
    trên đà tuyệt chủng.
  • 0:28 - 0:31
    Đó chỉ mới là hai trong nhiều ví dụ.
  • 0:31 - 0:33
    Đánh bắt quá mức đang diễn ra
    trên toàn thế giới.
  • 0:33 - 0:34
    Sao việc này lại xảy ra?
  • 0:34 - 0:36
    Khi một số người nghĩ về câu cá,
  • 0:36 - 0:41
    họ nghĩ về việc thư giãn trên thuyền
    và kiên nhẫn kéo lên mẻ cá hôm đó.
  • 0:41 - 0:45
    Nhưng ngành đánh bắt cá hiện đại,
    hình thức cung cấp cho những gian hàng của chúng ta,
  • 0:45 - 0:47
    trông giống một cuộc chiến hơn.
  • 0:47 - 0:51
    Thực ra, các công nghệ họ áp dụng
    được phát minh để phục vụ chiến tranh.
  • 0:51 - 0:52
    Máy ra-đa,
  • 0:52 - 0:52
    sóng siêu âm,
  • 0:52 - 0:53
    trực thăng,
  • 0:53 - 0:54
    và máy bay chỉ điểm
  • 0:54 - 0:58
    tất cả được dùng để hướng dẫn
    các tàu xưởng làm giảm lượng cá đi.
  • 0:58 - 1:01
    Những hàng dài với hàng trăm
    mỏ neo hay lưới cá khổng lồ
  • 1:01 - 1:04
    bủa vây từng đàn cá lớn
    cùng với những loài khác,
  • 1:04 - 1:07
    như hải âu, rùa biển, và cá heo.
  • 1:07 - 1:10
    Và cá bị lôi lên những con thuyền lớn,
  • 1:10 - 1:13
    đi kèm với các thiết bị làm đông và
    chế biến nhanh trên thuyền.
  • 1:13 - 1:17
    Tất cả những công nghệ này đã và đang
    hỗ trợ chúng ta bắt cá ở những độ sâu lớn hơn
  • 1:17 - 1:20
    và xa hơn trước đây rất nhiều.
  • 1:20 - 1:23
    Vì khoảng cách và độ sâu của việc đánh bắt
    được mở rộng,
  • 1:23 - 1:26
    chúng ta có nhiều loài hơn để nhắm đến.
  • 1:26 - 1:30
    Ví dụ, loài cá răng Patagonia
    không có tiếng thu hút và bề ngoài không hấp dẫn.
  • 1:30 - 1:33
    Ngư dân bỏ qua chúng cho đến cuối
    những năm 1970.
  • 1:33 - 1:38
    Sau đó chúng được đổi tên và bán cho
    các đâu bếp ở Mỹ như loài cá vược biển Chilean,
  • 1:38 - 1:41
    dù loài này thực chất là
    một loại cá tuyết.
  • 1:41 - 1:44
    Ngay sau đó chúng xuất hiện trên
    thị trường khắp thế giới
  • 1:44 - 1:46
    và giờ chúng là mỹ vị.
  • 1:46 - 1:48
    Không may là loài nước sâu này
    không sinh sản
  • 1:48 - 1:51
    đến khi chúng được ít nhất mười năm tuổi,
  • 1:51 - 1:53
    điều này khiến chúng càng
    dễ bị tổn hại bởi nạn đánh bắt quá mức
  • 1:53 - 1:56
    khi mà những con nhỏ bị bắt trước
    khi chúng có cơ hội đẻ trứng.
  • 1:56 - 1:59
    Khẩu vị khách hàng và giá cả
    cũng có những tác động xấu.
  • 1:59 - 2:04
    Ví dụ, súp vi cá mập được xem là
    một mỹ vị ở Trung Quốc và Việt Nam
  • 2:04 - 2:08
    đến mức vây trở thành bộ phận
    có lợi nhuận cao nhất của cá mập.
  • 2:08 - 2:10
    Điều này dẫn đến việc rất
    nhiều ngư dân chỉ săn tìm vây cá
  • 2:10 - 2:14
    bỏ lại hàng triệu xác cá mập phía sau.
  • 2:14 - 2:16
    Những vấn đề trên không chỉ riêng với
    cá răng và cá mập.
  • 2:16 - 2:20
    Gần 31% quần thể cá toàn cầu
    đang bị săn kiệt,
  • 2:20 - 2:24
    và 58% khác bị đánh bắt ở tối đa
    mức cho phép.
  • 2:24 - 2:29
    Cá trong tự nhiên không thể sinh sản
    nhanh như việc 7 tỉ người tiêu thụ chúng.
  • 2:29 - 2:32
    Đánh bắt cá cũng ảnh hưởng đến
    các hệ sinh thái xung quanh.
  • 2:32 - 2:36
    Tôm hoang dã thường bị bắt bằng cách
    kéo lưới bằng kích thước sân bóng đá
  • 2:36 - 2:38
    dọc đáy biển,
  • 2:38 - 2:41
    làm tổn hại hay phá hủy
    môi trường đáy biển.
  • 2:41 - 2:43
    Một mẻ thường có 5% là tôm.
  • 2:43 - 2:48
    Phần còn lại là những loài bị bắt cùng,
    những loài không phải mục tiêu, đã chết và bị ném trở lại.
  • 2:48 - 2:50
    Và ngành nuôi trồng tôm ven biển
    cũng chẳng khá hơn.
  • 2:50 - 2:53
    Các cây đước bị san phẳng để lấy chỗ
    cho các trang trại tôm,
  • 2:53 - 2:57
    khiến các sinh vật biển mất đi nơi trú bão,
    cũng như hệ thống lọc nước tự nhiên
  • 2:57 - 3:00
    hơn nữa còn lấy đi của các loài cá
    nhưng môi trường sinh sống trọng điểm.
  • 3:00 - 3:04
    Vậy nếu chúng ta cho lũ cá thời gian
    nghỉ ngơi và hồi phục thì sao nhỉ?
  • 3:04 - 3:06
    Sự bảo vệ tồn tại dưới nhiều hình thức.
  • 3:06 - 3:09
    Trong các vùng nước quốc gia,
    chính phủ có thể đưa ra giới hạn
  • 3:09 - 3:14
    về phương thức, thời gian, địa điểm,
    và tần suất đánh bắt cá.
  • 3:14 - 3:16
    cùng những hạn chế với một số thuyền
    và thiết bị nhất định.
  • 3:16 - 3:20
    Những hành động gây hại, như rà lưới đáy biển,
    có thể bị cấm toàn bộ,
  • 3:20 - 3:23
    và chúng ta có thể lập những khu bảo tồn
    cấm mọi hình thức đánh bắt
  • 3:23 - 3:26
    để giúp hệ sinh thái tự khôi phục.
  • 3:26 - 3:31
    Nhận thức và thái độ tẩy chay của người tiêu dùng
    cũng góp phần giảm những hành động lãng phí,
  • 3:31 - 3:32
    như lấy vây cá mập,
  • 3:32 - 3:35
    và đưa ngành công nghiệp đánh cá
    trở nên hợp lí hơn.
  • 3:35 - 3:40
    Những sự can thiệp như trên đã giúp
    khôi phục thành công các quần thể cá đang kiệt quệ.
  • 3:40 - 3:41
    Còn rất nhiều biện pháp khác.
  • 3:41 - 3:45
    Cách tốt nhất cho ngành công nghiệp cá
    phải được cân nhắc dựa trên khoa học,
  • 3:45 - 3:48
    tôn trọng cộng đồng địa phương
    sống phụ thuộc vào đại dương,
  • 3:48 - 3:50
    và xem cá như những động vật hoang dã.
  • 3:50 - 3:52
    Và theo đó các quy định phải được thi hành.
  • 3:52 - 3:55
    Sự hợp tác quốc tế thường xuyên
    cũng rất cần thiết,
  • 3:55 - 3:58
    vì cá không quan tâm đến biên giới của chúng ta.
  • 3:58 - 4:00
    Chúng ta cần phải chấm dứt nạn đánh bắt quá mức.
  • 4:00 - 4:01
    Các hệ sinh thái,
  • 4:01 - 4:02
    an toàn thực phẩm,
  • 4:02 - 4:03
    việc làm,
  • 4:03 - 4:04
    nền kinh tế,
  • 4:04 - 4:07
    và những nền văn hóa ven biển
    phụ thuộc vào nó.
Title:
Liệu cá trong đại dương có bao giờ cạn kiệt không? - Ayana Elizabeth Johnson và Jennifer Jacquet
Speaker:
Ayana Elizabeth Johnson and Jennifer Jacquet
Description:

Xem đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/will-the-ocean-ever-run-out-of-fish-ayana-elizabeth-johnson-and-jennifer-jacquet

Đa số chúng ta nghĩ về việc câu cá đều tưởng tượng đến việc thư giãn trên một con thuyền và kiên nhẫn theo guồng quay của mẻ cá trong ngày. Nhưng ngành công nghiệp đánh bắt hiện đại -- hình thức cung cấp cho nhưng gian hàng tạp hóa của chúng ta -- trông giống một cuộc chiến hơn. Ayana Elizabeth Johnson và Jennifer Jacquet làm rõ vấn đề khai thác cá quá mức và những ảnh hưởng của nó lên hệ sinh thái, an toàn thực phẩm, việc làm, kinh tế, và các sinh vật ven biển.

Bài giảng bởi Ayana Elizabeth Johnson và Jennifer Jacquet, minh họa Anton Bogaty.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:28

Vietnamese subtitles

Revisions