Return to Video

Não bạn sẽ thế nào khi tập trung?

  • 0:01 - 0:03
    Tập trung cao độ vào thứ gì đó
  • 0:03 - 0:05
    không dễ dàng, phải không?
  • 0:06 - 0:11
    Bởi lẽ sự tập trung của ta
    bị nhiều yếu tố khác nhau tác động,
  • 0:11 - 0:15
    sẽ khá ấn tượng nếu bạn
    thực sự tập trung được.
  • 0:16 - 0:20
    Nhiều người cho rằng sự tập trung
    chỉ liên quan đến điều ta đang hướng đến,
  • 0:20 - 0:25
    nhưng nó còn liên quan đến việc não bộ
    loại bỏ các thông tin xung quanh.
  • 0:26 - 0:29
    Có hai cách để hướng sự tập trung của bạn.
  • 0:30 - 0:31
    Một, đó là tập trung bằng mắt.
  • 0:32 - 0:36
    Bằng cách này, bạn hướng mắt
    của mình tới mục tiêu,
  • 0:36 - 0:38
    mục đích để tập trung vào điều đó.
  • 0:38 - 0:40
    Cách khác là tập trung không bằng mắt.
  • 0:40 - 0:44
    Trong cách tập trung này,
    bạn hướng sự chú ý đến điều gì đó
  • 0:44 - 0:46
    nhưng không di chuyển mắt.
  • 0:47 - 0:49
    Hãy liên tưởng đến việc lái xe.
  • 0:51 - 0:54
    Tập trung bằng mắt,
    đó là việc bạn quan sát
  • 0:54 - 0:56
    phía trước mặt mình,
  • 0:56 - 0:57
    nhưng sự tập trung không bằng mắt,
  • 0:57 - 1:01
    đó là việc bạn vẫn theo dõi
    diễn biến xung quanh mình
  • 1:02 - 1:04
    khi không thực sự nhìn vào chúng.
  • 1:06 - 1:07
    Tôi là nhà thần kinh học tính toán,
  • 1:07 - 1:11
    công việc của tôi liên quan
    đến nhận thức của não - máy tính,
  • 1:11 - 1:14
    tôi giúp não người
    và máy tính xích lại gần nhau
  • 1:15 - 1:16
    Tôi thích cách não bộ làm việc.
  • 1:17 - 1:18
    Điều đó rất quan trọng với ta
  • 1:18 - 1:22
    bởi ta có thể dựa vào chúng
    để xây dựng các thuật toán cho máy tính,
  • 1:22 - 1:23
    và dựa vào các thuật toán này,
  • 1:23 - 1:28
    máy tính có thể nhận diện
    khả năng làm việc của bộ não.
  • 1:28 - 1:29
    Nếu não có vấn đề khi làm việc,
  • 1:30 - 1:34
    những máy tính này có thể
    như một thiết bị trợ giúp
  • 1:35 - 1:36
    trong việc chữa bệnh.
  • 1:36 - 1:38
    Nhưng sẽ nảy sinh vài vấn đề,
  • 1:39 - 1:42
    nếu ta hiểu sai cách làm việc đó,
  • 1:42 - 1:44
    ta sẽ chọn sai thuật toán
  • 1:44 - 1:45
    và dẫn đến sai cách điều trị.
  • 1:45 - 1:47
    Đúng không?
  • 1:48 - 1:49
    Xét đến sự tập trung,
  • 1:49 - 1:51
    sự thực là ta có khả năng
  • 1:52 - 1:55
    thay đổi hướng chú ý của mình
    không chỉ bằng mắt,
  • 1:55 - 1:57
    mà còn bằng suy nghĩ --
  • 1:57 - 2:02
    điều đó biến cách tập trung không bằng mắt
    thành mô hình đáng để máy tính học tập.
  • 2:02 - 2:06
    Tôi muốn tìm hiểu
    cách các sóng não hoạt động
  • 2:06 - 2:09
    khi bạn dùng mắt
    hay không dùng mắt để tập trung.
  • 2:10 - 2:12
    Tôi đã làm một thí nghiệm.
  • 2:13 - 2:16
    Thí nghiệm có hai chiếc hộp nhấp nháy,
  • 2:16 - 2:19
    một chiếc có tần số nhấp nháy
    chậm hơn cái kia.
  • 2:21 - 2:24
    Tuỳ vào việc bạn tập trung
    vào hộp nhấp nháy bên nào,
  • 2:24 - 2:28
    một phần trong não bạn
    sẽ tạo ra sóng có tần số
  • 2:29 - 2:31
    giống với chiếc hộp đó.
  • 2:32 - 2:35
    Vì vậy, bằng cách
    phân tích sóng não của bạn,
  • 2:35 - 2:38
    chúng tôi có thể biết chắc chắn
    bạn đang tập trung
  • 2:39 - 2:40
    vào chiếc hộp bên nào.
  • 2:43 - 2:47
    Để khảo sát bộ não
    khi bạn đang tập trung bằng mắt,
  • 2:47 - 2:50
    tôi yêu cầu mọi người nhìn thẳng
    vào một trong hai chiếc,
  • 2:51 - 2:52
    và tập trung vào nó.
  • 2:53 - 2:58
    Không ngạc nhiên là trong tình huống này,
    chúng tôi thấy hình ảnh chiếc hộp đó
  • 2:58 - 3:00
    xuất hiện trong sóng não của họ,
  • 3:00 - 3:02
    chúng đến từ vùng sau gáy,
  • 3:04 - 3:07
    nơi chịu trách nhiệm xử lý
    các tín hiệu hình ảnh của não.
  • 3:08 - 3:11
    Nhưng tôi thực sự quan tâm
  • 3:11 - 3:14
    đến điều xảy ra trong não bạn
    khi bạn tập trung không bằng mắt.
  • 3:14 - 3:18
    Lần này tôi đã yêu cầu họ
    nhìn vào chính giữa màn hình
  • 3:18 - 3:20
    và không di chuyển mắt,
  • 3:21 - 3:24
    và hướng sự tập trung
    vào một trong hai chiếc hộp.
  • 3:25 - 3:27
    Khi chúng tôi làm vậy,
  • 3:27 - 3:31
    chúng tôi thấy cả hai chiếc hộp
    xuất hiện trong sóng não của họ,
  • 3:31 - 3:32
    nhưng điều thú vị là
  • 3:33 - 3:36
    chỉ duy nhất chiếc hộp mà họ tập trung vào
  • 3:36 - 3:38
    có sóng mạnh hơn,
  • 3:38 - 3:40
    vậy nên phải có một thứ trong não
  • 3:40 - 3:43
    phụ trách xử lý kiểu tín hiệu này,
  • 3:43 - 3:49
    tín hiệu đó thực ra đã kích thích
    thuỳ trán của não.
  • 3:50 - 3:53
    Thuỳ trán chịu trách nhiệm
  • 3:53 - 3:56
    về các chức năng nhận thức
    cấp cao hơn của con người.
  • 3:57 - 4:02
    Có vẻ như thuỳ trán làm việc
    như một máy lọc,
  • 4:03 - 4:07
    chỉ nhận các thông tin
    đến từ chiếc hộp bên phải,
  • 4:07 - 4:09
    chiếc mà bạn đang tập trung,
  • 4:09 - 4:13
    và cố gắng cản các thông tin
    từ chiếc hộp còn lại mà bạn bỏ qua.
  • 4:15 - 4:21
    Khả năng chọn lọc của bộ não
    là chìa khoá của sự tập trung,
  • 4:21 - 4:23
    điều một số người không có,
  • 4:24 - 4:26
    chẳng hạn những người
    bị Tăng động - Giảm tập trung.
  • 4:27 - 4:32
    Những người mắc chứng Tăng động
    không thể lọc các yếu tố gây mất tập trung
  • 4:32 - 4:36
    và đó là lý do họ không thể tập trung
    vào một việc duy nhất trong thời gian dài.
  • 4:38 - 4:39
    Nhưng nếu người này
  • 4:39 - 4:43
    có thể chơi một trò chơi điện tử nào đó
  • 4:43 - 4:46
    với bộ não đã được kết nối với máy tính,
  • 4:46 - 4:49
    và có thể rèn luyện bộ não của mình
  • 4:49 - 4:52
    trong việc lọc
    các yếu tố gây mất tập trung?
  • 4:54 - 4:56
    Chứng Tăng động chỉ là một ví dụ.
  • 4:57 - 5:00
    Ta có thể dùng cách giao tiếp
    não -máy tính này
  • 5:00 - 5:03
    trên nhiều lĩnh vực liên quan đến não.
  • 5:04 - 5:06
    Chỉ vài năm trước,
  • 5:06 - 5:11
    ông tôi bị đột quỵ, và từ đó
    ông mất hoàn toàn khả năng nói.
  • 5:13 - 5:16
    Ông hiểu mọi thứ người ta nói,
    nhưng chẳng có cách nào trả lời,
  • 5:16 - 5:18
    ông cũng không thể viết vì ông mù chữ.
  • 5:20 - 5:23
    Vậy nên ông đã ra đi trong im lặng.
  • 5:25 - 5:27
    Tôi nhớ điều tôi nghĩ lúc đó:
  • 5:27 - 5:31
    Giá như mình có một chiếc máy tính
  • 5:31 - 5:32
    có thể nói giúp ông?
  • 5:34 - 5:36
    Bây giờ, sau hàng năm nghiên cứu,
  • 5:36 - 5:38
    tôi thấy rằng điều đó
    có thể thành sự thực.
  • 5:40 - 5:43
    Tưởng tượng rằng ta hiểu được
    cách sóng não hoạt động
  • 5:43 - 5:47
    khi người ta nghĩ về hình ảnh,
    hay thậm chí là các ký tự,
  • 5:48 - 5:51
    chẳng hạn chữ A sẽ tạo ra loại sóng não
  • 5:51 - 5:52
    khác với chữ B, và cứ thế.
  • 5:53 - 5:57
    Một ngày nào đó, máy tính có thể giúp đỡ
    những người bị câm giao tiếp không?
  • 5:58 - 5:59
    Sẽ như thế nào nếu máy tính
  • 6:00 - 6:05
    giúp ta hiểu suy nghĩ
    của một người đang hôn mê?
  • 6:06 - 6:07
    Chúng ta chưa đạt được chúng,
  • 6:07 - 6:10
    nhưng hãy theo dõi.
  • 6:10 - 6:12
    Chúng ta sẽ đạt được chúng sớm thôi.
  • 6:12 - 6:13
    Cám ơn.
  • 6:13 - 6:19
    (Vỗ tay)
Title:
Não bạn sẽ thế nào khi tập trung?
Speaker:
Mehdi Ordikhani-Seyedlar
Description:

Khi tập trung, bộ não của ta không chỉ hướng chú ý đến thứ ta mong muốn, nó còn xử lý để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu xung quanh. Bằng việc khảo sát đặc điểm bộ não khi ta tập trung làm việc, chuyên gia thần kinh học tính toán Mehdi Ordikhani-Seyedlar hy vọng sẽ làm não người và máy tính xích lại gần nhau hơn, xây dựng các phương pháp điều trị chứng Tăng động - giảm chú ý, và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong giao tiếp.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:32

Vietnamese subtitles

Revisions