Return to Video

The Demand Curve Shifts

  • 0:09 - 0:11
    [Tyler] Trong video trước,
  • 0:11 - 0:13
    ta đã tìm hiểu
    kiến thức chung về đường cầu.
  • 0:13 - 0:15
    Bây giờ ta sẽ
    làm rõ điều gì xảy ra
  • 0:15 - 0:17
    khi đường cầu dịch chuyển
  • 0:17 - 0:20
    do sự gia tăng hay sụt giảm
    cầu thị trường.
  • 0:25 - 0:27
    Bạn hãy nhớ rằng đường cầu
    có chức năng
  • 0:27 - 0:31
    thể hiện lượng cầu
    tại các mức giá khác nhau.
  • 0:31 - 0:33
    Và lượng cầu
    là lượng
  • 0:33 - 0:36
    mà người ta sẵn lòng
    hoặc có thể mua
  • 0:36 - 0:37
    tại một mức giá cụ thể.
  • 0:37 - 0:40
    Ở phần trước, chúng ta đã biết
    khi có một mức tăng cầu
  • 0:40 - 0:42
    thì đường cầu
    sẽ dịch chuyển ra phía ngoài,
  • 0:42 - 0:46
    tiến về hướng đông bắc
    so với vị trí ban đầu.
  • 0:46 - 0:48
    Giờ hãy xem xét kỹ hơn nhé!
  • 0:48 - 0:52
    Một mức tăng cầu nghĩa là
    có lượng cầu lớn hơn
  • 0:52 - 0:53
    tại bất kỳ mức giá nào.
  • 0:54 - 0:55
    Ví dụ,
  • 0:55 - 0:58
    trên đường cầu cũ,
    tại mức giá 25 đô la,
  • 0:58 - 1:02
    người ta sẵn sàng
    và có thể mua 70 đơn vị.
  • 1:02 - 1:05
    Trên đường cầu mới,
    cũng tại mức giá 25 đô la,
  • 1:05 - 1:08
    lúc này người ta sẵn sàng
    và có thể mua 80 đơn vị.
  • 1:09 - 1:12
    Mức tăng cầu
    là lượng cầu lớn hơn
  • 1:12 - 1:14
    tại cùng một mức giá.
  • 1:14 - 1:16
    Ta cũng có thể xác định được
    một mức tăng cầu
  • 1:16 - 1:18
    bằng phương pháp trục tung.
  • 1:18 - 1:20
    Nghĩa là
    với mỗi lượng nhất định
  • 1:20 - 1:24
    sẽ có một mức sẵn sàng cao hơn
    để chi trả cho lượng đó.
  • 1:24 - 1:26
    Ví dụ, với đơn vị thứ 70,
  • 1:26 - 1:30
    người ta sẵn sàng
    trả hẳn 25 đô la.
  • 1:30 - 1:32
    Giờ đây, với đường cầu mới,
  • 1:32 - 1:35
    người ta sẵn sàng trả 50 đô la
    cho đơn vị này.
  • 1:35 - 1:38
    Mức độ sẵn sàng trả tiền
    để mua cùng lượng đó cao hơn
  • 1:38 - 1:42
    và đây là
    ý nghĩa của một mức tăng cầu.
  • 1:42 - 1:44
    Hãy ôn tập lại
    vì phần này quan trọng:
  • 1:44 - 1:46
    mức tăng cầu
    có nghĩa là
  • 1:46 - 1:49
    một lượng cầu tăng
    tại mọi mức giá,
  • 1:49 - 1:52
    đồng thời cũng có nghĩa là
    một mức tăng
  • 1:52 - 1:55
    trong sự sẵn sàng trả tiền tối đa
    cho một lượng hàng nhất định.
  • 1:56 - 1:58
    Vậy điều gì làm
    tăng một mức cầu?
  • 1:58 - 2:02
    Câu trả lời là bất cứ yếu tố nào
    làm tăng lượng cầu
  • 2:02 - 2:03
    tại một mức giá cụ thể
  • 2:03 - 2:07
    hay yếu tố nào đó làm tăng tối đa
    mức độ sẵn sàng trả tiền
  • 2:07 - 2:09
    cho một lượng hàng cụ thể.
  • 2:09 - 2:11
    Ví dụ, bạn có thể
    đưa ra một số yếu tố
  • 2:11 - 2:15
    khiến người tiêu dùng sẵn sàng
    trả nhiều hơn cho một sản phẩm?
  • 2:15 - 2:17
    Bạn có thể kể ra một yếu tố
    khiến người tiêu dùng muốn
  • 2:17 - 2:19
    mua một lượng lớn hơn tại mức giá cụ thể?
  • 2:20 - 2:21
    Đây chính là những yếu tố
  • 2:21 - 2:24
    sẽ làm dịch chuyển đường cầu.
  • 2:24 - 2:26
    Ngay bây giờ
    tôi sẽ liệt kê
  • 2:26 - 2:28
    danh sách những yếu tố đó,
  • 2:28 - 2:31
    nhưng bạn đừng chỉ
    học thuộc lòng nhé.
  • 2:31 - 2:36
    Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu
    ý nghĩa của một mức tăng cầu.
  • 2:36 - 2:37
    Khi đã hiểu rồi,
  • 2:37 - 2:40
    bạn sẽ luôn có thể
    kể hết danh sách đó.
  • 2:41 - 2:45
    Sau đây là một vài ví dụ
    về các yếu tố dịch cầu quan trọng.
  • 2:45 - 2:49
    Ví dụ, sự thay đổi thu nhập
    và thay đổi dân số.
  • 2:49 - 2:52
    Bạn có hiểu cách thức
    mà một mức tăng thu nhập
  • 2:52 - 2:55
    sẽ khiến người ta
    sẵn sàng trả nhiều hơn
  • 2:55 - 2:57
    cho một lượng hàng nhất định,
  • 2:57 - 3:01
    hay có thể khiến họ
    muốn mua nhiều hơn
    tại một mức giá nhất định?
  • 3:01 - 3:03
    Vậy còn thay đổi dân số thì sao?
  • 3:03 - 3:06
    Dân số nhiều hơn có thể làm tăng
    lượng cầu
  • 3:06 - 3:07
    tại một mức giá nhất định,
  • 3:07 - 3:10
    bởi sẽ có nhiều
    khách hàng tiềm năng hơn.
  • 3:10 - 3:12
    Dân số thế giới ít hơn
    có thể làm giảm
  • 3:12 - 3:14
    lượng cầu.
  • 3:14 - 3:17
    Vậy còn những yếu tố khác
    có thể làm dịch cầu thì sao?
  • 3:17 - 3:21
    Vâng, đó là giá cả hàng hóa thay thế,
    giá cả hàng hóa bổ sung,
  • 3:21 - 3:25
    kỳ vọng và thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
  • 3:25 - 3:26
    Những yếu tố này
    đều khó hiểu hơn một chút,
  • 3:26 - 3:28
    nhưng tôi sẽ khái quát
    ngay bây giờ.
  • 3:28 - 3:32
    Tôi muốn giúp các bạn biết đến
    một vài yếu tố khác
  • 3:32 - 3:34
    có thể làm dịch chuyển cầu thị trường.
  • 3:35 - 3:38
    Tất nhiên, kiến thức tôi vừa đề cập
    về một mức tăng cầu
  • 3:38 - 3:42
    cũng được áp dụng cho một mức giảm cầu, nhưng là ngược lại.
  • 3:42 - 3:46
    Mức cầu giảm
    là sự dịch chuyển vào bên trong đường cầu,
  • 3:46 - 3:47
    hướng về vị trí ban đầu.
  • 3:47 - 3:49
    Một lần nữa, ta có thể xác định ý nghĩa
    theo hai chiều.
  • 3:49 - 3:51
    Có nghĩa là với bất kỳ giá nào
  • 3:51 - 3:54
    vẫn luôn có lượng cầu ít hơn
    tại mức giá đó.
  • 3:54 - 3:57
    Tương tự, với bất kỳ lượng nào
  • 3:57 - 4:00
    cũng có một sự sẵn sàng chi trả thấp hơn
    cho cùng một lượng.
  • 4:01 - 4:04
    Mức giảm cầu nghĩa là
    mức giảm về lượng cầu
  • 4:04 - 4:08
    tại bất kỳ mức giá nào
    hoặc mức giảm
  • 4:08 - 4:11
    trong sự sẵn sàng chi trả tối đa
    cho một lượng nhất định.
  • 4:11 - 4:13
    Điều gì có thể gây ra một mức giảm cầu?
  • 4:14 - 4:17
    Một lần nữa, chúng ta cùng chốt lại
    điểm này:
  • 4:17 - 4:19
    mức giảm cầu
    là bất cứ thứ gì
  • 4:19 - 4:21
    làm giảm lượng cầu
  • 4:21 - 4:23
    tại một mức giá nhất định
  • 4:23 - 4:26
    hoặc làm giảm
    mức độ sẵn sàng chi trả tối đa
  • 4:26 - 4:28
    tại một mức giá nhất định.
  • 4:28 - 4:29
    Nếu nhớ kỹ
  • 4:29 - 4:31
    về ý nghĩa của một mức giảm cầu,
  • 4:31 - 4:34
    thì bạn sẽ luôn có thể
    chỉ ra những yếu tố
  • 4:34 - 4:36
    sẽ làm giảm
    cầu thị trường.
  • 4:37 - 4:39
    Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn
    một vài yếu tố dịch cầu,
  • 4:39 - 4:41
    bắt đầu bằng thu nhập.
  • 4:41 - 4:43
    Ảnh hưởng của sự thay đổi
    thu nhập lên cầu
  • 4:44 - 4:46
    phụ thuộc vào tính chất
    của loại hàng hóa đó.
  • 4:46 - 4:49
    Với đa số hàng hóa,
    khi thu nhập gia tăng,
  • 4:49 - 4:51
    thì cầu về hàng hóa đó
    cũng tăng lên.
  • 4:51 - 4:55
    Thử tưởng tượng bây giờ bạn là sinh
    viên nghèo, nhưng rồi bạn sẽ tốt nghiệp
  • 4:55 - 4:57
    và có một công việc lương cao.
  • 4:57 - 5:00
    Khi đã có lương cao,
    khi thu nhập tăng lên,
  • 5:00 - 5:04
    có thể bạn sẽ có nhu cầu
    mua nhiều xe hơn,
  • 5:04 - 5:07
    nhiều nhà hơn, nhiều bữa ăn ngon hơn.
  • 5:07 - 5:09
    Đây được gọi là hàng hóa thông thường,
  • 5:09 - 5:12
    bởi cầu cho hàng hóa này
    tăng lên khi thu nhập tăng lên.
  • 5:12 - 5:16
    Và tất nhiên, cầu cho sản phẩm này
    giảm xuống khi thu nhập giảm.
  • 5:17 - 5:21
    Tuy nhiên cũng có
    những sản phẩm bị giảm cầu,
  • 5:21 - 5:24
    khi thu nhập của bạn tăng lên.
  • 5:24 - 5:26
    Ví dụ,
    khi còn là sinh viên nghèo,
  • 5:26 - 5:28
    thỉnh thoảng tôi cũng tới
    McDonald's
  • 5:28 - 5:31
    để mua bánh mỳ kẹp bơ
    vì nó rẻ tiền.
  • 5:31 - 5:35
    Sau này, khi thu nhập tăng lên,
    tôi ít khi ăn ở McDonald's hơn
  • 5:35 - 5:39
    mà dùng bữa tại nhà hàng cao cấp hơn,
    tất nhiên giá cũng cao hơn.
  • 5:39 - 5:42
    Thật ra đã nhiều năm nay
    tôi không tới ăn ở McDonald's nữa.
  • 5:42 - 5:46
    Hàng hóa thứ cấp
    là loại hàng hóa mà khi
  • 5:46 - 5:49
    thu nhập tăng lên,
    thì cầu giảm xuống và ngược lại.
  • 5:49 - 5:51
    Ví dụ món súp.
  • 5:51 - 5:53
    Súp vừa rẻ vừa tiện.
  • 5:53 - 5:54
    Vì thế khi suy thoái kinh tế
  • 5:54 - 5:57
    cầu về súp
    có thể tăng lên nhiều.
  • 5:57 - 5:58
    Khi kinh tế tăng trưởng,
  • 5:58 - 6:01
    cầu về súp
    có thể giảm xuống.
  • 6:01 - 6:03
    Giờ bạn hãy kiểm tra kiến thức nhé!
  • 6:03 - 6:06
    Tôi gợi ý bạn nên kiếm một cây bút chì
    và một tờ giấy.
  • 6:06 - 6:08
    Hãy vẽ hai đường cầu.
  • 6:08 - 6:11
    Giờ ta sẽ xem điều gì ảnh hưởng
    đến cầu mua hamburger
  • 6:11 - 6:14

    trong hai tình huống khác nhau,
  • 6:14 - 6:17
    trong thời kỳ tăng trưởng
    và thời kỳ suy thoái kinh tế.
  • 6:18 - 6:20
    Đây là cầu của chúng ta
    đối với món hamburger.
  • 6:20 - 6:22
    Điều gì sẽ xảy ra
    với cầu này
  • 6:22 - 6:24
    khi nền kinh tế tăng trưởng?
  • 6:24 - 6:26
    Khi thu nhập của con người tăng lên?
  • 6:26 - 6:28
    Giờ hãy vẽ một đường cầu mới.
  • 6:28 - 6:31
    Đường cầu mới sẽ
    trông như thế nào?
  • 6:31 - 6:33
    Khi kinh tế tăng trưởng,
    cầu mua hamburger
  • 6:33 - 6:35
    sẽ giảm xuống
  • 6:35 - 6:37
    bởi đây là loại hàng hóa thứ cấp,
  • 6:37 - 6:40
    vậy ta sẽ có một mức giảm cầu.
  • 6:40 - 6:41
    Khi kinh tế suy thoái thì sao?
  • 6:41 - 6:44
    Tất nhiên, khi kinh tế suy thoái,
    vấn đề sẽ ngược lại.
  • 6:44 - 6:47
    Khi suy thoái,
    thu nhập sẽ giảm,
  • 6:47 - 6:50
    cầu cho hamburger
    sẽ tăng lên.
  • 6:50 - 6:54
    Ngoài ra, còn một yếu tố dịch cầu nữa,
    đó là dân số.
  • 6:54 - 6:56
    Khi dân số
    của một nền kinh tế thay đổi,
  • 6:56 - 7:01
    thì số người mua tiềm năng của
    một hàng hóa cụ thể cũng sẽ thay đổi.
  • 7:01 - 7:04
    Ví dụ, điều gì xảy ra
    với cầu tã bỉm ở Nga
  • 7:04 - 7:06
    khi tỉ lệ sinh giảm?
  • 7:06 - 7:08
    Vâng, cầu đó sẽ giảm.
  • 7:09 - 7:11
    Ở nước Mỹ,
    có thể bạn cũng biết,
  • 7:11 - 7:14
    những người ra đời sau Thế chiến thứ hai đều đã già,
  • 7:14 - 7:16
    vì thế trong thành phần dân số,
  • 7:16 - 7:18
    sẽ có nhiều người già hơn.
  • 7:18 - 7:20
    Vậy những sản phẩm nào
    sẽ tăng cầu
  • 7:20 - 7:23
    khi dân số Mỹ già đi?
  • 7:23 - 7:25
    Ồ, bạn hãy nghĩ thử xem!
  • 7:25 - 7:27
    Sau đây là một vài ví dụ.
  • 7:27 - 7:30
    Khi số người già
    ở Mỹ tăng lên,
  • 7:30 - 7:32
    ta có thể dự đoán
    mức tăng cầu
  • 7:32 - 7:35
    đối với thuốc ung thư chẳng hạn.
  • 7:35 - 7:37
    Thực ra, khi dân số
    ngày càng già hơn
  • 7:37 - 7:40
    thì các doanh nghiệp dược phẩm
    đã đầu tư nhiều hơn
  • 7:40 - 7:42
    vào nghiên cứu và phát triển
    các loại thuốc
  • 7:42 - 7:44
    phục vụ người già.
  • 7:44 - 7:46
    Ta cũng dự đoán khi dân số già đi
  • 7:46 - 7:49
    thì cầu cho cộng đồng hưu trí
    cũng tăng lên
  • 7:49 - 7:51
    thậm chí là cầu chơi gôn.
  • 7:51 - 7:54
    Ta thể hiện điều này
    như thế nào trên đường cầu?
  • 7:54 - 7:56
    Hãy sử dụng đường cầu cũ,
  • 7:56 - 7:57
    nhưng khi dân số già đi
  • 7:57 - 8:00
    thì cầu về các sản phẩm -
    như thuốc ung thư,
  • 8:00 - 8:02
    cộng đồng hưu trí,
    dụng cụ chơi gôn -
  • 8:02 - 8:03
    sẽ tăng lên,
  • 8:03 - 8:06
    vậy đường này sẽ dịch chuyển
    ra khỏi vị trí ban đầu
  • 8:06 - 8:07
    và tiến lên trên về phía bên phải.
  • 8:07 - 8:10
    Một yếu tố dịch cầu khác
    là giá cả hàng hóa thay thế.
  • 8:10 - 8:13
    Hai loại hàng hóa có thể
    thay thế cho nhau,
  • 8:13 - 8:15
    khi loại hàng này có mức tăng giá
  • 8:15 - 8:18
    sẽ dẫn đến một mức tăng cầu
    của loại hàng kia.
  • 8:18 - 8:22
    Giả sử
    khi giá giày Nike tăng lên,
  • 8:22 - 8:26
    dẫn tới cầu cho giày Reebok cũng tăng
  • 8:26 - 8:27
    và ngược lại.
  • 8:27 - 8:31
    Ngược lại, giả sử giá giày Nike giảm xuống,
  • 8:31 - 8:34
    thì cầu cho giày Reebok cũng giảm đi,
  • 8:34 - 8:37
    vì người ta sẽ chuyển từ giày
    Reebok sang giày Nike có giá rẻ hơn.
  • 8:38 - 8:40
    Một ví dụ khác.
  • 8:40 - 8:44
    Điều gì sẽ xảy ra với cầu iTunes
    nếu giá bài hát trên Spotify -
  • 8:44 - 8:46
    một đối thủ cạnh tranh - rẻ hơn?
  • 8:46 - 8:48
    Nếu giá trên Spotify rẻ hơn,
  • 8:48 - 8:51
    thì sẽ giảm cầu cho iTunes.
  • 8:51 - 8:55
    Một yếu tố dịch cầu quan trọng khác
    là giá cả hàng hóa bổ sung.
  • 8:55 - 8:58
    Hàng hóa bổ sung là hàng hóa
    có xu hướng đi kèm.
  • 8:58 - 9:01
    Ví dụ xúc xích và
    bánh mỳ kẹp xúc xích.
  • 9:01 - 9:04
    Chính xác thì,
    hai loại hàng này bổ sung cho nhau;
  • 9:04 - 9:06
    nếu loại này tăng giá
  • 9:06 - 9:09
    sẽ dẫn đến cầu cho loại kia
    giảm xuống.
  • 9:09 - 9:13
    Ví dụ, trong trường hợp
    giá xúc xích tăng,
  • 9:13 - 9:16
    tức là ít người hơn
    sẽ mua xúc xích.
  • 9:16 - 9:19
    Cũng tức là cầu cho
    bánh mỳ kẹp xúc xích giảm.
  • 9:19 - 9:22
    và ngược lại.
  • 9:23 - 9:26
    Tương tự, nếu giá bánh mỳ kẹp
    giảm xuống,
  • 9:26 - 9:28
    người ta sẽ muốn mua
    nhiều bánh mỳ kẹp hơn.
  • 9:28 - 9:30
    Lúc này họ cũng sẽ
  • 9:30 - 9:33
    muốn mua nhiều xúc xích hơn.
  • 9:33 - 9:35
    Vì thế mà cầu cho xúc xích
    sẽ tăng lên
  • 9:35 - 9:38
    khi giá hàng hóa bổ sung là
    bánh mỳ kẹp giảm xuống.
  • 9:38 - 9:39
    Một ví dụ nữa nhé!
  • 9:39 - 9:42
    Điều gì sẽ xảy ra với cầu
    dòng xe thể thao đa dụng (SUV)
  • 9:42 - 9:45
    khi giá xăng ngày càng đắt lên?
  • 9:45 - 9:46
    Ô tô và xăng dầu
  • 9:46 - 9:48
    hay cụ thể
    dòng xe SUV và xăng dầu
  • 9:48 - 9:50
    là những hàng hóa bổ sung.
  • 9:50 - 9:53
    Khi muốn mua loại hàng này
    bạn phải mua mặt hàng kia.
  • 9:53 - 9:55
    Nếu xăng ngày càng đắt lên
  • 9:55 - 9:59
    thì sẽ khiến cầu
    mua dòng xe SUV giảm đi.
  • 9:59 - 10:02
    Một yếu tố dịch cầu quan trọng nữa
    là kỳ vọng.
  • 10:02 - 10:05
    Đó có thể là kỳ vọng về sự kiện
    hay kỳ vọng về giá cả.
  • 10:05 - 10:08
    Cụ thể là, nếu người ta cho rằng
    giá cả của một loại hàng hóa
  • 10:08 - 10:10
    sẽ tăng lên trong tương lai,
  • 10:10 - 10:13
    tức là hiện giờ có xu hướng tăng cầu.
  • 10:13 - 10:16
    Người tiêu dùng sẽ điều chỉnh
    việc chi tiêu hiện tại
  • 10:16 - 10:18
    cho phù hợp với
    sự thay đổi
  • 10:18 - 10:20
    giá cả sau này,
  • 10:20 - 10:22
    để có thể đạt được
    mức giá thấp nhất
  • 10:22 - 10:24
    khi mua nhiều hơn vào lúc này.
  • 10:24 - 10:28
    Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn nghe nói
    sắp có một trận bão.
  • 10:28 - 10:29
    Nếu cơn bão ập đến,
  • 10:29 - 10:33
    bạn cho rằng
    giá của pin sẽ tăng lên
  • 10:33 - 10:34
    hoặc có lẽ sẽ khó
  • 10:34 - 10:36
    mua được pin vào lúc ấy.
  • 10:36 - 10:40
    Điều đó sẽ làm tăng cầu về pin
    lúc này.
  • 10:40 - 10:42
    Có những điều trong tương lai,
  • 10:42 - 10:44
    là dự đoán
    về một sự kiện tương lai
  • 10:44 - 10:46
    có thể làm thay đổi
    cầu thị trường hôm nay.
  • 10:46 - 10:51
    Tương tự như vậy, nếu người ta
    cho rằng giá của Xbox 360
  • 10:51 - 10:54
    sẽ giảm xuống ngay trước Giáng sinh,
  • 10:54 - 10:56
    thì doanh thu tháng 11
    sẽ giảm xuống.
  • 10:56 - 11:00
    Apple vẫn luôn phải đối mặt
    với vấn đề này.
  • 11:00 - 11:03
    Khi trông đợi
    một mẫu iPhone mới,
  • 11:03 - 11:06
    người ta sẽ không mua phiên bản
    hiện tại nữa.
  • 11:06 - 11:09
    Vì thế Apple không muốn
    tiết lộ thời điểm
  • 11:09 - 11:10
    tung ra iPhone mới;
  • 11:10 - 11:12
    bởi nếu không thì ngay lúc này,
  • 11:12 - 11:15
    doanh số của sản phẩm hiện tại
    sẽ bị giảm xuống.
  • 11:15 - 11:18
    Thị hiếu khách hàng cũng
    là một yếu tố dịch cầu quan trọng
  • 11:18 - 11:20
    và luôn thay đổi.
  • 11:20 - 11:24
    Thị hiếu của mỗi khách hàng
    cũng khác nhau qua thời gian,
  • 11:24 - 11:28
    bởi sự đổi mùa
    hay thời trang, mẫu mốt nhất thời.
  • 11:28 - 11:30
    Ví dụ, điều gì xảy ra
    với cầu mua giày bốt
  • 11:30 - 11:32
    vào tháng 10?
  • 11:32 - 11:35
    Điều gì xảy ra với cầu mua
    áo tắm vào tháng 6?
  • 11:35 - 11:39
    Điều gì xảy ra với cầu
    mua kính râm vào mùa hè?
  • 11:39 - 11:41
    Điều gì xảy ra khi người ta
    cho rằng chế độ ăn Atkins
  • 11:41 - 11:44
    sẽ giúp cho họ
    giảm cân?
  • 11:44 - 11:46
    Ta cùng phân tích kỹ điều này nhé!
  • 11:46 - 11:48
    Chế độ ăn Atkins, nếu bạn còn nhớ,
  • 11:48 - 11:51
    là chế độ ăn cho rằng
    carbohydrates làm cho bạn béo,
  • 11:51 - 11:55
    vì thế cách giảm cân
    là ăn nhiều protein hơn,
  • 11:55 - 11:57
    đặc biệt là nhiều thịt đỏ hơn.
  • 11:57 - 11:59
    Bạn nghĩ sao về ảnh hưởng
    của chế độ ăn Atkins
  • 11:59 - 12:01
    với cầu về thịt đỏ?
  • 12:01 - 12:03
    Chế độ ăn sẽ làm tăng cầu đó lên.
  • 12:03 - 12:06
    Vậy ảnh hưởng của chế độ ăn này
    lên cầu bánh mỳ thì sao?
  • 12:06 - 12:08
    Chế độ ăn sẽ làm giảm cầu bánh mỳ.
  • 12:08 - 12:11
    Nhân đây cũng nói thêm,
    sau này chính Atkins
    bị một cơn đau tim
  • 12:11 - 12:13
    và rồi từ đó,
  • 12:13 - 12:15
    cầu về chế độ ăn Atkins
    đã giảm xuống,
  • 12:15 - 12:18
    vậy hai yếu tố này
    đã bị đảo ngược.
  • 12:18 - 12:21
    Vấn đề cuối cùng trong bài học này
    có tính thuật ngữ
  • 12:21 - 12:25
    và sẽ rõ ràng hơn
    sau khi ta tìm hiểu thêm về cung.
  • 12:25 - 12:26
    Tôi sẽ quay lại phần đó,
  • 12:26 - 12:29
    nhưng lúc này tôi chỉ muốn
    cho bạn biết trước mà thôi.
  • 12:29 - 12:30
    Đáng tiếc là,
  • 12:30 - 12:32
    các nhà kinh tế học đôi khi sử dụng
    những từ ngữ giống nhau
  • 12:32 - 12:34
    để chỉ những khái niệm khác nhau.
  • 12:34 - 12:38
    Cụ thể, sự thay đổi
    trong lượng cầu
  • 12:38 - 12:41
    không giống với sự thay đổi về cầu.
  • 12:41 - 12:43
    Sự thay đổi trong lượng cầu
  • 12:43 - 12:46
    dùng để chỉ sự di chuyển
    dọc một đường cầu cố định
  • 12:46 - 12:49
    do giá cả thay đổi.
  • 12:49 - 12:51
    Ví dụ, như bạn còn nhớ,
  • 12:51 - 12:55
    chúng ta có thể nói tại mức giá 10 đô la,
    thì lượng cầu là 200.
  • 12:55 - 12:58
    Khi giá thay đổi,
    hãy dõi theo đường này
  • 12:58 - 13:01
    ta thấy khi giá giảm xuống 5 đô la,
  • 13:01 - 13:04
    thì lượng cầu là 420 đơn vị.
  • 13:05 - 13:07
    Đây là thay đổi về lượng cầu.
  • 13:07 - 13:11
    Có một sự di chuyển
    trên đường cố định này,
    như ta vừa thấy.
  • 13:11 - 13:14
    Sự thay đổi về cầu là thay đổi
    không liên quan đến giá cả.
  • 13:14 - 13:17
    Đó là sự dịch chuyển
    của toàn bộ đường cầu.
  • 13:17 - 13:20
    Sự thay đổi của cầu,
    chẳng hạn một mức tăng cầu
  • 13:20 - 13:22
    cũng lại là sự dịch chuyển
    trong đường cầu này.
  • 13:22 - 13:24
    Hãy ghi nhớ
    hai sự khác biệt này nhé!
  • 13:24 - 13:28
    Sự thay đổi lượng cầu
    là sự di chuyển dọc một đường cầu
  • 13:28 - 13:30
    do sự thay đổi giá cả.
  • 13:30 - 13:34
    Sự thay đổi của cầu là sự dịch chuyển
    của toàn bộ đường cầu
  • 13:34 - 13:37
    do thay đổi về thu nhập,
    dân số, thị hiếu,
  • 13:37 - 13:40
    hay bất kỳ yếu tố nào
    không phải là giá cả
  • 13:40 - 13:42
    mà chúng ta vừa thảo luận.
  • 13:42 - 13:46
    Trên đây là những kiến thức
    về đường cầu. Cảm ơn các bạn.
  • 13:46 - 13:49
    [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra,
  • 13:49 - 13:50
    hãy nhấn "Practice Questions"
  • 13:51 - 13:54
    Còn nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
Title:
The Demand Curve Shifts
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
14:00

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions