Return to Video

Vùng đất thần tiên khôi hài đằng sau những phát minh vĩ đại

  • 0:01 - 0:05
    (Nhạc)
  • 0:05 - 0:07
    Cách đây khoảng 43.000 năm
  • 0:07 - 0:10
    một chú gấu hang nhỏ
    đã chết trên sườn núi
  • 0:10 - 0:14
    ở rìa Đông Bắc
    thời cận đại Cộng hòa Slovenia.
  • 0:14 - 0:18
    Cả nghìn năm sau đó,
    1 con voi ma mút chết ở phía bắc nước Đức.
  • 0:18 - 0:21
    Vài thế kỷ sau,
    1 con kền kền đầu trắng cũng chết
  • 0:21 - 0:22
    trong cùng khu vực.
  • 0:23 - 0:27
    Và chúng ta hầu như không biết
    điều gì dẫn đến cái chết của các loài đó,
  • 0:27 - 0:31
    nhưng những sinh vật khác nhau, phân bố
    ở các khu vực và thời điểm khác nhau này
  • 0:32 - 0:35
    lại chịu chung một số phận đáng chú ý.
  • 0:35 - 0:38
    Sau khi chúng chết,
    mỗi khúc xương trên bộ xương của chúng
  • 0:38 - 0:41
    được con người chế tạo bằng tay
  • 0:41 - 0:42
    thành một cây sáo.
  • 0:43 - 0:44
    Hãy thử nghĩ về chuyện đó.
  • 0:44 - 0:47
    Tưởng tượng bạn sống trong hang
    40.000 năm trước.
  • 0:47 - 0:49
    Bạn đã thông thạo cách dùng lửa.
  • 0:49 - 0:51
    Bạn đã tạo ra công cụ săn bắt đơn giản.
  • 0:51 - 0:53
    Bạn đã học được cách tạo ra
    trang phục từ lông thú
  • 0:53 - 0:56
    để giữ ấm vào mùa đông.
  • 0:56 - 0:58
    Bạn sẽ tạo ra thứ gì tiếp theo?
  • 0:58 - 1:01
    Phát minh ra ống sáo nghe có vẻ phi lý,
  • 1:01 - 1:05
    1 công cụ tạo ra âm thanh vô nghĩa.
  • 1:05 - 1:08
    Nhưng đó chính xác là những gì
    ông cha ta đã làm.
  • 1:09 - 1:13
    Bây giờ điều này hóa ra lại phổ biến
    một cách bất ngờ
  • 1:13 - 1:14
    trong lịch sử các phát minh.
  • 1:14 - 1:16
    Đôi khi con người tạo ra thứ gì đó
  • 1:16 - 1:19
    bởi vì họ muốn sống sót
    hoặc để nuôi con
  • 1:19 - 1:21
    hoặc để chinh phục làng bên cạnh.
  • 1:21 - 1:23
    Nhưng cũng thường xảy ra,
  • 1:23 - 1:25
    những ý tưởng mới xuất hiện
  • 1:25 - 1:27
    chỉ đơn giản vì nó thú vị.
  • 1:28 - 1:30
    Và đây là điều thực sự kỳ lạ:
  • 1:30 - 1:33
    rất nhiều những phát minh khôi hài,
    và trông có vẻ phù phiếm
  • 1:33 - 1:36
    cuối cùng lại tạo ra
    những thay đổi quan trọng
  • 1:36 - 1:39
    trong khoa học, chính trị & xã hội.
  • 1:39 - 1:43
    Lấy ví dụ về phát minh quan trọng nhất
    thời hiện đại:
  • 1:43 - 1:45
    máy vi tính có thể lập trình.
  • 1:45 - 1:49
    Câu chuyện chuẩn là máy vi tính bắt nguồn
    từ công nghệ quân sự,
  • 1:49 - 1:52
    vì nhiều máy vi tính trước đó
    được chế tạo đặc biệt để
  • 1:52 - 1:56
    phá hủy mã hóa thời chiến tranh
    hoặc tính toán quỹ đạo tên lửa.
  • 1:56 - 1:59
    Nhưng thực tế, nguồn gốc của
    máy vi tính hiện đại
  • 1:59 - 2:01
    khôi hài và thậm chí
  • 2:01 - 2:02
    liên quan tới âm nhạc
  • 2:02 - 2:03
    nhiều hơn bạn nghĩ.
  • 2:04 - 2:05
    Ý tưởng đằng sau cây sáo,
  • 2:05 - 2:08
    chỉ là đẩy không khí qua những cái lỗ,
    để tạo ra âm thanh,
  • 2:08 - 2:11
    thậm chí đã được điều chỉnh
    để tạo ra cây đàn ống đầu tiên
  • 2:11 - 2:13
    vào hơn 2000 năm trước.
  • 2:13 - 2:16
    Ai đó đã nghĩ ra ý tưởng tuyệt vời
    kích hoạt âm thanh
  • 2:16 - 2:19
    bằng cách dùng ngón tay nhấn thành các
    cung bậc khác nhau,
  • 2:19 - 2:21
    đã tạo ra những phím đàn đầu tiên.
  • 2:21 - 2:25
    Ngày nay, phím đàn có trong đàn ống,
    đàn clavico, dương cầm,
  • 2:25 - 2:27
    cho đến piano,
  • 2:27 - 2:29
    đến giữa thế kỷ 19,
  • 2:29 - 2:32
    khi tất cả các nhà phát minh
    cuối cùng đã nảy ra ý tưởng
  • 2:32 - 2:36
    dùng bàn phím không chỉ để tạo ra âm thanh
    mà còn là chữ cái.
  • 2:36 - 2:38
    Thực tế, máy đánh chữ sơ khai nhất
  • 2:38 - 2:42
    ban đầu được gọi là
    "đàn dương cầm viết"
  • 2:43 - 2:47
    Ống sáo và âm nhạc còn dẫn đến
    những đột phá to lớn hơn.
  • 2:47 - 2:49
    Khoảng một nghìn năm trước,
  • 2:49 - 2:51
    vào đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng,
  • 2:51 - 2:54
    3 anh em ở Baghdad
    đã thiết kế 1 thiết bị
  • 2:54 - 2:56
    gọi là đàn ống tự động.
  • 2:56 - 2:59
    Họ gọi nó là "nhạc cụ tự biểu diễn".
  • 3:00 - 3:03
    Ngày nay, nhạc cụ đó đơn giản là
    1 hộp nhạc khổng lồ.
  • 3:03 - 3:07
    Chiếc đàn có thể được thiết lập
    để chơi nhiều bài hát khác nhau bằng cách
  • 3:07 - 3:11
    sử dụng hướng dẫn được mã hóa bởi
    các phím đặt trên xi lanh quay.
  • 3:11 - 3:14
    Và nếu bạn muốn cái máy
    chơi 1 bài nhạc khác,
  • 3:14 - 3:17
    bạn chỉ cần đổi xi lanh mới
    với 1 mã số khác.
  • 3:18 - 3:21
    Hộp nhạc này là loại đầu tiên.
  • 3:21 - 3:23
    Nó có thể lập trình được.
  • 3:23 - 3:26
    Bây giờ, theo khái niệm này,
    đây là 1 bước tiến nhảy vọt.
  • 3:26 - 3:29
    Toàn bộ ý tưởng về phần cứng & phần mềm
  • 3:30 - 3:33
    có thể hình dung được vào lần đầu tiên
    phát minh.
  • 3:33 - 3:35
    Và khái niệm vô cùng ảnh hưởng này
  • 3:35 - 3:38
    không đến từ công cụ chiến tranh
    hay xâm lược,
  • 3:38 - 3:40
    hay từ nhu cầu.
  • 3:40 - 3:45
    Nó đến từ sự thỏa thích kỳ lạ
    khi ngắm nhìn 1 cái hộp nhạc.
  • 3:45 - 3:49
    Thực tế, ý tưởng về máy móc
    có thể lập trình
  • 3:49 - 3:53
    được nuôi dưỡng bằng âm nhạc
    trong suốt 700 năm.
  • 3:53 - 3:56
    Vào những năm 1700,
    máy tạo ra âm nhạc
  • 3:56 - 3:59
    trở thành đồ chơi
    của giới thượng lưu Paris.
  • 3:59 - 4:03
    Những người diễn xiếc,
    dùng cùng loại trục xoay được mã hóa
  • 4:03 - 4:06
    để điều khiển chuyển động của
    các thiết bị tự động,
  • 4:07 - 4:09
    - một loại người máy thời kỳ sơ khai.
  • 4:09 - 4:10
    1 trong những điều nổi tiếng nhất của
  • 4:11 - 4:14
    rô bốt loại này là, bạn thử đoán xem,
    có thể chơi sáo tự động
  • 4:14 - 4:16
    tạo ra bởi nhà phát minh
    người Pháp
  • 4:16 - 4:17
    tên Jacques de Vaucanson.
  • 4:18 - 4:22
    Và khi Vaucanson đang chế tạo người máy
    chơi nhạc tự động,
  • 4:22 - 4:24
    ông có 1 sáng kiến khác.
  • 4:24 - 4:28
    Nếu bạn có thể lập trình 1 cái máy
    tạo ra âm thanh vui vẻ,
  • 4:28 - 4:32
    tại sao không lập trình để nó
    dệt những họa tiết màu sắc thành vải?
  • 4:33 - 4:37
    Thay vì dùng các mấu của trục xoay
    để tạo ra nốt nhạc
  • 4:37 - 4:40
    họ sẽ dùng chỉ nhiều màu khác nhau.
  • 4:40 - 4:43
    Nếu bạn muốn vải có họa tiết mới,
  • 4:43 - 4:45
    chỉ cần thiết lập 1 trục xoay mới.
  • 4:45 - 4:48
    Đây là máy dệt được lập trình đầu tiên.
  • 4:49 - 4:53
    Khi đó, làm ra trục xoay rất đắt tiền
    và tốn nhiều thời gian,
  • 4:53 - 4:54
    nhưng nửa thế kỷ sau,
  • 4:54 - 4:57
    nhà phát minh người Pháp khác là Jacquard
  • 4:57 - 5:02
    đã tìm ra ý tưởng dùng thẻ giấy đục lỗ
  • 5:02 - 5:03
    thay cho trục xoay bằng kim loại.
  • 5:03 - 5:07
    Hóa ra giấy lại là cách rẻ hơn nhiều và
    dễ uốn hơn
  • 5:07 - 5:09
    khi làm trục xoay lập trình.
  • 5:09 - 5:13
    Hệ thống thẻ đục lỗ đã tạo cảm hứng cho
    nhà phát minh Charles Babbage
  • 5:13 - 5:16
    tạo ra chiếc máy phân tích,
  • 5:16 - 5:18
    và đó là chiếc máy vi tính lập trình
  • 5:18 - 5:20
    đầu tiên được tạo ra.
  • 5:20 - 5:22
    Và thẻ giấy đục lỗ được
    lập trình viên máy vi tính
  • 5:22 - 5:25
    sử dụng vào cuối những năm 1970.
  • 5:25 - 5:28
    Và giờ bạn hãy tự hỏi xem:
  • 5:28 - 5:31
    Điều gì thực sự tạo ra
    máy vi tính hiện đại?
  • 5:31 - 5:35
    Ừ thì, sự can thiệp của quân đội
    cũng là 1 phần quan trọng của câu chuyện,
  • 5:35 - 5:39
    nhưng việc tạo ra máy tính cũng
    cần những điều khác như:
  • 5:39 - 5:40
    hộp nhạc,
  • 5:40 - 5:42
    người máy đồ chơi tự thổi sáo,
  • 5:42 - 5:44
    phím đàn dương cầm
  • 5:44 - 5:46
    họa tiết màu sắc được dệt thành vải,
  • 5:47 - 5:49
    và đó chỉ là 1 phần nhỏ của câu chuyện.
  • 5:49 - 5:52
    Có cả danh sách dài các ý tưởng
    công nghệ thay đổi cả thế giới
  • 5:52 - 5:54
    đến từ việc giải trí như:
  • 5:54 - 5:56
    bảo tàng, cao su,
  • 5:56 - 5:58
    lý thuyết xác suất, ngành bảo hiểm
  • 5:58 - 6:00
    và nhiều thứ khác nữa.
  • 6:00 - 6:02
    Nhu cầu không phải luôn là
    bắt nguồn của các phát minh.
  • 6:03 - 6:07
    Trạng thái ham vui của ta
    bắt nguồn từ tính ưa khám phá,
  • 6:07 - 6:10
    tìm kiếm những cơ hội mới
    ở thế giới xung quanh.
  • 6:11 - 6:14
    Việc tìm kiếm như vậy, là lý do
    vì sao nhiều kinh nghiệm cho thấy
  • 6:14 - 6:17
    việc bắt đầu bằng những thú vui đơn giản
  • 6:17 - 6:20
    đã dẫn ta tới những đột phá xuất sắc.
  • 6:21 - 6:25
    Tôi thấy điều này gợi ý cho chúng ta
    cách dạy trẻ em ở trường, và cách
  • 6:25 - 6:28
    khuyến khích sự đổi mới
    ở môi trường làm việc,
  • 6:29 - 6:32
    và những suy nghĩ vui tươi như thế
  • 6:32 - 6:35
    cũng giúp chúng ta dự đoán được
    điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
  • 6:35 - 6:38
    Thử tưởng tượng, nếu bạn đang ngồi đây,
    năm 1750
  • 6:38 - 6:41
    cố gắng tìm ra những thay đổi lớn
    trong xã hội
  • 6:41 - 6:43
    vào thế kỷ 19, 20,
  • 6:43 - 6:45
    như máy tự động, máy vi tính,
  • 6:45 - 6:47
    trí tuệ nhân tạo,
  • 6:47 - 6:49
    thì 1 cây sáo được lập trình
  • 6:49 - 6:51
    để giải trí cho tầng lớp thượng lưu Paris
  • 6:51 - 6:55
    sẽ hấp dẫn hơn những thứ kia vào lúc đó.
  • 6:56 - 6:58
    Trông có vẻ là trò giải trí,
  • 6:58 - 7:01
    vô bổ,
  • 7:01 - 7:05
    nhưng lại thành khởi đầu
    của cuộc cách mạng kỹ thuật
  • 7:05 - 7:07
    có thể thay đổi cả thế giới.
  • 7:07 - 7:09
    Rồi bạn sẽ thấy trong tương lai
  • 7:09 - 7:11
    ở bất cứ nơi đâu người ta cũng vui vẻ.
Title:
Vùng đất thần tiên khôi hài đằng sau những phát minh vĩ đại
Speaker:
Steven Johnson
Description:

Sự cần thiết chính là nguyên nhân của những phát minh? Đúng nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Steven Johnson sẽ cho chúng ta thấy cách mà một số ý tưởng mang tính chuyển đổi và công nghệ, như máy vi tính, lại không xuất phát từ sự cần thiết mà tất cả là từ thú vui kỳ lạ. Chia sẻ những trang sử phát minh đầy thú vị này. Hóa ra, bạn sẽ tìm thấy trong tương lai ở bất cứ đâu con người đều đang rất vui vẻ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:25

Vietnamese subtitles

Revisions