Return to Video

Bản nhạc mê hoặc của ngôn ngữ kí hiệu

  • 0:03 - 0:07
    Phiên dịch viên: Đàn Piano, "p"
    là kí hiệu âm nhạc yêu thích nhất của tôi
  • 0:08 - 0:09
    Nó thể hiện cách chơi nhẹ nhàng.
  • 0:10 - 0:14
    Nếu bạn đang chơi một nhạc cụ và
    để ý thấy kí hiệu "p" trên bảng dàn bè,
  • 0:14 - 0:16
    bạn cần phải chơi nhẹ nhàng hơn.
  • 0:16 - 0:18
    Hai kí hiệu p -- nhẹ nhàng hơn nữa
  • 0:19 - 0:22
    Bốn kí hiệu p -- vô cùng nhẹ nhàng.
  • 0:26 - 0:30
    Đây là bản vẽ của tôi
    về biểu đồ hình cây kí hiệu p,
  • 0:30 - 0:31
    nó chứng minh,
  • 0:31 - 0:36
    dù cho có bao nhiêu kí hiệu p đi nữa,
  • 0:36 - 0:38
    cũng không đạt được
    sự yên lặng tuyệt đối
  • 0:38 - 0:41
    Đó là định nghĩa hiện tại
    của tôi về sự yên lặng:
  • 0:41 - 0:43
    Một âm thanh rất mơ hồ.
  • 0:45 - 0:46
    Tôi muốn chia sẻ một chút
  • 0:46 - 0:50
    về lịch sử của Thủ ngữ của Mỹ (ASL)
  • 0:50 - 0:51
    và một chút về cuộc đời của tôi
  • 0:54 - 0:59
    Đầu thập niên thế kỉ 19,
    Thủ ngữ Pháp được du nhập vào Mỹ
  • 0:59 - 1:03
    theo thời gian, nó được trộn lẫn
    với các kí hiệu địa phương
  • 1:03 - 1:07
    và phát triển thành ASL ngày nay
  • 1:07 - 1:10
    Tính ra, ASL đã có gần 200 năm lịch sử
  • 1:12 - 1:14
    Tôi là người khiếm thính bẩm sinh
  • 1:15 - 1:19
    người ta bảo rằng, âm thanh không bao giờ
    là một phần cuộc sống của tôi
  • 1:21 - 1:22
    Và tôi đã tin điều đó là sự thật
  • 1:25 - 1:29
    Nhưng bây giờ tôi nhận ra,
    điều đó không đúng.
  • 1:29 - 1:32
    Âm thanh là một phần cuộc sống của tôi
  • 1:32 - 1:34
    thật vậy, nó xuất hiện mỗi ngày.
  • 1:38 - 1:42
    Là một người khiếm thính
    sống trong thế giới đầy âm thanh
  • 1:42 - 1:45
    tôi có cảm giác mình
    đang sống ở nước ngoài
  • 1:45 - 1:50
    tuân theo quy luật, tập quán, cách cư xử
    và quy tắc tiêu chuẩn một cách mù quáng
  • 1:50 - 1:51
    mà không hề thắc mắc về chúng,
  • 2:01 - 2:04
    Vậy làm cách nào để tôi hiểu về âm thanh?
  • 2:06 - 2:09
    Tôi quan sát cách mọi người hành động
    và phản ứng với âm thanh
  • 2:11 - 2:14
    Các bạn khuếch đại âm thanh,
    giống như loa phóng thanh của tôi.
  • 2:14 - 2:16
    Tôi học và bắt chước lại hành vi đó.
  • 2:17 - 2:20
    Đồng thời, tôi cũng biết được
    tôi cũng tạo ra âm thanh,
  • 2:20 - 2:22
    và tôi xem cách họ phản ứng lại với tôi.
  • 2:23 - 2:24
    Vì vậy, tôi học được, ví dụ như...
  • 2:24 - 2:27
    "Đừng đóng sầm cửa lại"
  • 2:28 - 2:32
    "Đừng làm ồn khi bạn đang ăn bánh snack"
  • 2:32 - 2:33
    (Tiếng cười)
  • 2:33 - 2:34
    "Đừng ợ.
  • 2:34 - 2:35
    và khi đang ăn,
  • 2:35 - 2:38
    đừng cà muỗng của bạn lên đĩa"
  • 2:38 - 2:41
    Những điều này,
    tôi gọi là "phép xã giao âm thanh"
  • 2:44 - 2:46
    Có thể tôi nghĩ về phép xã giao này
  • 2:46 - 2:49
    còn nhiều hơn những người bình thường.
  • 2:50 - 2:52
    Tôi luôn tập trung quá mức về âm thanh.
  • 2:55 - 2:59
    Và tôi luôn chờ đợi,
    trong háo hức và hồi hộp,
  • 2:59 - 3:01
    về âm thanh, về những gì sắp diễn ra.
  • 3:01 - 3:03
    Hãy xem bức tranh này.
  • 3:04 - 3:07
    TBD là " sẽ được quyết định"
  • 3:08 - 3:10
    TBC là "còn tiếp"
  • 3:11 - 3:13
    TBA là "sẽ được thông báo"
  • 3:17 - 3:19
    Và nếu bạn để ý khuông nhạc,
  • 3:19 - 3:21
    không có nốt nhạc nào được vẽ trên đó.
  • 3:21 - 3:25
    Đó là vì các dòng kẻ đã chứa sẵn âm thanh
  • 3:25 - 3:27
    thông qua các vết mờ và vết nhòe
    một cách tinh tế
  • 3:29 - 3:32
    Trong văn hóa người khiếm thính,
    sự chuyển động tương đương với âm thanh
  • 3:38 - 3:40
    Đây là kí hiệu "Khuông nhạc" trong ASL.
  • 3:40 - 3:43
    Một khuông nhạc điển hình gồm 5 dòng.
  • 3:44 - 3:47
    Nhưng với tôi, khi ra dấu
    với ngón cái đưa lên thế này
  • 3:47 - 3:48
    tôi cảm thấy không tự nhiên.
  • 3:48 - 3:51
    Vì vậy, các bạn sẽ nhận thấy
    trong các bức tranh, tôi chỉ vẽ có 4 dòng.
  • 3:53 - 3:57
    Vào năm 2008, tôi có dịp đi đến
    thành phố Berlin của Đức
  • 3:57 - 3:59
    như là một nghệ sĩ cư trú tại đó.
  • 4:00 - 4:03
    Trước thời gian này, tôi là một họa sĩ.
  • 4:05 - 4:09
    Vào mùa hè, tôi thường đến các bảo tàng
    hay phòng trưng bày,
  • 4:09 - 4:11
    trong khi tôi đi từ nơi này đến nơi khác,
  • 4:11 - 4:13
    tôi nhận thấy ở đấy không có
    nghệ thuật thị giác
  • 4:15 - 4:20
    Thời điểm đó, nghệ thuật âm thanh
    thịnh hành, và điều này làm tôi kinh ngạc.
  • 4:20 - 4:22
    Không có nghệ thuật thị giác,
  • 4:22 - 4:23
    Mọi thứ phải cảm nhận bằng tai.
  • 4:25 - 4:28
    Bây giờ, âm thanh đã thuộc
    lĩnh vực nghệ thuật của tôi
  • 4:29 - 4:32
    Vậy điều này có ngăn cách
    giữa tôi và nghệ thuật không?
  • 4:34 - 4:36
    Tôi nhận ra là Không.
  • 4:37 - 4:38
    Tôi hiểu về âm thanh.
  • 4:38 - 4:40
    Tôi hiểu rất rõ.
  • 4:40 - 4:44
    đó là âm thanh không nhất thiết
    phải được cảm nhận bằng tai.
  • 4:44 - 4:47
    Nó có thể được cảm nhận bằng xúc giác,
  • 4:47 - 4:49
    hoặc thị giác,
  • 4:49 - 4:50
    hoặc thậm chí là sự tưởng tượng.
  • 4:53 - 4:56
    Vậy nên, tôi quyết định
    thay đổi khái niệm về âm thanh
  • 4:56 - 4:58
    và đưa nó vào nghệ thuật của mình.
  • 5:01 - 5:05
    Những thứ mà tôi đã được dạy về âm thanh,
  • 5:05 - 5:07
    tôi quyết định quên nó đi.
  • 5:09 - 5:11
    Tôi bắt đầu thực hiện các tác phẩm mới
  • 5:13 - 5:16
    và khi tôi cho ra mắt
    trước cộng đồng nghệ thuật,
  • 5:16 - 5:19
    Tôi rắt ngạc nhiên với sự ủng hộ và
    quan tâm mà tôi nhận được.
  • 5:21 - 5:22
    Tôi nhận ra:
  • 5:24 - 5:27
    âm thanh giống như tiền bạc,
  • 5:27 - 5:30
    quyền lực, kiểm soát
  • 5:30 - 5:32
    giá trị xã hội.
  • 5:36 - 5:40
    Trong tâm trí tôi, tôi luôn nghĩ
    âm thanh là chuyện của các bạn,
  • 5:40 - 5:41
    của những người nghe được.
  • 5:44 - 5:46
    Và âm thanh có tác động rất lớn.
  • 5:47 - 5:50
    Nó có thể lấy đi sức mạnh của tôi
    và nghệ thuật của tôi.
  • 5:50 - 5:52
    hoặc tiếp thêm sức mạnh cho tôi.
  • 5:53 - 5:55
    Tôi chọn cách được tiếp thêm sức mạnh.
  • 5:57 - 6:00
    Có rất nhiều văn hóa trong ngôn ngữ nói.
  • 6:01 - 6:06
    và không phải vì tôi không dùng
    giọng nói của mình để giao tiếp
  • 6:07 - 6:10
    mà trong mắt xã hội,
    tôi không có tiếng nói của mình.
  • 6:13 - 6:17
    Vì vậy, tôi cần phải làm việc với
    những người có khả năng hỗ trợ
  • 6:17 - 6:19
    và trở thành giọng nói của tôi.
  • 6:21 - 6:25
    Bằng cách đó, tôi không bị
    tách ra khỏi xã hội ngày nay.
  • 6:25 - 6:27
    Ở trường, nơi làm việc và ở các tổ chức,
  • 6:27 - 6:30
    tôi làm việc với nhiều thông dịch viên ASL
  • 6:31 - 6:34
    Giọng nói của họ trở thành
    tiếng nói và đặc điểm nhận dạng của tôi.
  • 6:36 - 6:38
    Họ giúp tôi được lắng nghe.
  • 6:42 - 6:47
    Tiếng nói của họ có giá trị.
  • 6:52 - 6:55
    Bằng cách mượn giọng nói của họ,
  • 6:55 - 6:58
    tôi duy trì mình dưới dạng
    một loại tiền tệ lưu hành tạm thời
  • 6:58 - 7:01
    giống như là vay nợ
    với một lãi suất rất cao
  • 7:06 - 7:08
    Nếu tôi không tiếp tục việc này,
  • 7:08 - 7:11
    Tôi cảm thấy mình có thể bị lãng quên đi,
  • 7:11 - 7:13
    và không tồn tại ở dạng
    1 loại giá trị xã hội nào.
  • 7:17 - 7:20
    Vì vậy với âm thanh là
    môi trường nghệ thuật mới,
  • 7:20 - 7:22
    tôi đào sâu vào thế giới âm nhạc.
  • 7:23 - 7:27
    và tôi ngạc nhiên khi thấy
    những nét giống nhau giữa âm nhạc và ASL
  • 7:29 - 7:31
    Ví dụ,
  • 7:31 - 7:33
    một nốt nhạc
  • 7:33 - 7:36
    không thế được diễn tả
    một cách đầy đủ trên giấy.
  • 7:37 - 7:40
    Và với một khái niệm trong ASL cũng vậy.
  • 7:42 - 7:46
    Cả hai đều có không gian lớn
    và dễ bị biến đổi--
  • 7:50 - 7:52
    nghĩa là một thay đổi nhỏ
  • 7:52 - 7:55
    có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ý nghĩa
  • 7:55 - 7:57
    của kí hiệu và âm thanh.
  • 8:00 - 8:02
    Tôi muốn chia sẻ
    một phép ẩn dụ về piano
  • 8:02 - 8:05
    để các bạn có thể hiểu hơn về
    cách ASL hoạt động
  • 8:05 - 8:07
    Hãy tưởng tượng
    một cái đàn piano
  • 8:08 - 8:12
    ASL được chia nhỏ thành
    những thông số ngữ pháp riêng biệt.
  • 8:13 - 8:17
    Mỗi thông số đó sẽ ứng với
    một ngón tay khi bạn chơi piano
  • 8:17 - 8:22
    như biểu hiện trên khuôn mặt,
    chuyển động của cơ thể,
  • 8:22 - 8:26
    tốc độ, hình dáng bàn tay, v.v.
  • 8:26 - 8:28
    như khi bạn chơi piano
  • 8:28 - 8:30
    Tiếng Anh là một ngôn ngữ tuyến tính,
  • 8:30 - 8:33
    tức là mỗi lần chỉ nhấn một phím.
  • 8:33 - 8:36
    Tuy nhiên, ASL lại giống một hợp âm
  • 8:36 - 8:40
    Mười ngón tay phải được
    nhấn xuống cùng lúc
  • 8:40 - 8:43
    để diễn tả khái niệm trong ASL
    một cách rõ ràng.
  • 8:46 - 8:50
    Nếu hợp âm bị thay đổi do
    một phím được chơi khác đi,
  • 8:50 - 8:52
    nó làm sẽ thay đổi toàn bộ ý nghĩa.
  • 8:52 - 8:56
    Điều này cũng áp dụng cho độ cao, giai điệu
    và âm lượng của âm nhạc.
  • 9:01 - 9:04
    Trong ASL, bằng cách thay đổi các
    thông số ngữ pháp đó,
  • 9:04 - 9:06
    bạn bày tỏ những ý kiến khác nhau.
  • 9:06 - 9:08
    Lấy kí hiệu "nhìn" làm ví dụ
  • 9:08 - 9:10
    Đây là kí hiệu "nhìn"
  • 9:13 - 9:14
    Tôi đang nhìn bạn
  • 9:16 - 9:17
    Nhìn chằm chằm bạn
  • 9:17 - 9:19
    (Tiếng cười)
  • 9:21 - 9:22
    (Tiếng cười)
  • 9:24 - 9:26
    Oh -- bị phát hiện rồi.
  • 9:26 - 9:28
    (Tiếng cười)
  • 9:30 - 9:31
    uh-oh
  • 9:34 - 9:35
    Bạn đang nhìn gì vậy?
  • 9:37 - 9:39
    Thôi đi mà
  • 9:39 - 9:40
    (Tiếng cười)
  • 9:40 - 9:42
    Và tôi bắt đầu nghĩ,
  • 9:42 - 9:45
    "Sẽ ra sao nếu tôi nhìn ASL
    dưới góc nhìn âm nhạc?"
  • 9:45 - 9:48
    Nếu tôi ra dấu một kí hiệu và
    lặp đi lặp lại nhiều lần
  • 9:48 - 9:51
    nó sẽ trở thành một tác phẩm
    âm nhạc của thị giác.
  • 9:52 - 9:56
    Ví dụ, đây là kí hiệu của từ "ngày"
  • 9:56 - 9:58
    giống như mặt trời mọc rồi lặn.
  • 10:00 - 10:02
    Đây là "cả ngày"
  • 10:04 - 10:08
    Nếu tôi lặp lại động tác này thật chậm,
  • 10:08 - 10:10
    nhìn nó giống như một tác phẩm âm nhạc.
  • 10:12 - 10:14
    Cả .... ngày
  • 10:15 - 10:19
    "Cả đêm" cũng vậy.
  • 10:22 - 10:23
    "Cả đêm"
  • 10:24 - 10:27
    Đây là Cả đêm,
    được thể hiện qua bức vẽ này.
  • 10:31 - 10:34
    Điều này làm tôi nghĩ về
    ba trạng thái của "đêm"
  • 10:38 - 10:39
    "đêm qua"
  • 10:41 - 10:42
    "trong đêm"
  • 10:46 - 10:48
    (hát) "suốt cả đêm~"
  • 10:48 - 10:51
    (Tiếng cười)
  • 10:56 - 10:59
    Tôi cảm thấy cái thứ ba
    mang giai điệu nhiều hơn hai cái kia.
  • 10:59 - 11:00
    (Tiếng cười)
  • 11:01 - 11:04
    Còn bức tranh này miêu tả
    cách thời gian được diễn tả trong ASL
  • 11:04 - 11:09
    và khoảng cách của cơ thể bạn
    diễn tả sự thay đổi về thời gian.
  • 11:09 - 11:11
    Ví dụ,
  • 11:11 - 11:14
    1H là một bàn tay, 2H là 2 bàn tay.
  • 11:14 - 11:17
    Thì hiện tại được diễn tả gần và trước người bạn
  • 11:17 - 11:20
    tương lai thì ở phía trước người,
    còn quá khứ thì ở phía sau.
  • 11:24 - 11:27
    Ví dụ đầu tiên là "từ rất lâu rồi"
  • 11:28 - 11:29
    Rồi đến "quá khứ"
  • 11:33 - 11:34
    "đã từng"
  • 11:34 - 11:36
    và cái cuối, cũng là cái tôi thích nhất,
  • 11:36 - 11:39
    một khái niệm rất lãng mạn và mạnh mẽ,
  • 11:39 - 11:41
    "ngày xửa ngày xưa"
  • 11:41 - 11:42
    (Tiếng cười)
  • 11:46 - 11:49
    "Nhịp thông thường"
  • 11:49 - 11:50
    là một khái niệm về âm nhạc,
  • 11:50 - 11:54
    thể hiện có 4 nhịp trong một ô nhịp.
  • 11:56 - 11:57
    Nhưng khi thấy từ "nhịp thông thường",
  • 11:57 - 12:01
    tôi tự động nghĩ đến "cùng lúc đó"
  • 12:02 - 12:05
    Hãy chú ý RH là tay phải, LH là tay trái.
  • 12:06 - 12:08
    Ta có khuông nhạc
    ở phía trước đầu và ngực
  • 12:08 - 12:09
    [Đầu: RH,quắp tay nhanh]
  • 12:09 - 12:11
    [Nhịp thông thường]
  • 12:11 - 12:12
    [Ngực: LH, quắp tay nhanh]
  • 12:14 - 12:17
    Bây giờ tôi sẽ giải thích
    từ "quắp tay nhanh"
  • 12:19 - 12:21
    Các bạn có thể làm theo tôi được không?
  • 12:22 - 12:23
    Mọi người, đưa tay lên nào.
  • 12:27 - 12:29
    Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu ở
    đầu và ngực.
  • 12:29 - 12:32
    giống như "nhịp bình thường"
    hoặc cùng một lúc.
  • 12:36 - 12:37
    Đúng rồi.
  • 12:37 - 12:40
    Đó có nghĩa là "yêu" trong thủ ngữ quốc tế.
  • 12:40 - 12:42
    (Tiếng cười)
  • 12:42 - 12:44
    Thủ ngữ quốc tế
  • 12:44 - 12:47
    là một công cụ giao tiếp bằng thị giác
  • 12:47 - 12:49
    được sử dụng trên khắp toàn thế giới.
  • 12:50 - 12:52
    Kí hiệu thứ hai tôi muốn giải thích là --
  • 12:52 - 12:54
    Hãy làm theo với tôi thêm lần nữa.
  • 12:59 - 13:00
    rồi, đến cái này.
  • 13:05 - 13:08
    Đó là từ "Sự thuộc địa hóa" trong ASL
  • 13:08 - 13:09
    (Tiếng cười)
  • 13:11 - 13:13
    Bây giờ, kí hiệu thứ ba --
  • 13:13 - 13:14
    Hãy làm theo tôi.
  • 13:19 - 13:20
    Lần nữa.
  • 13:25 - 13:27
    Đó có nghĩa là "Sự giác ngộ" trong ASL
  • 13:28 - 13:29
    Hãy làm ba kí hiệu cùng lúc nào.
  • 13:32 - 13:33
    "yêu"
  • 13:34 - 13:35
    "sự thuộc địa hóa"
  • 13:36 - 13:37
    và "sự giác ngộ"
  • 13:39 - 13:40
    Tốt lắm.
  • 13:40 - 13:41
    (tiếng cười)
  • 13:41 - 13:43
    Ba kí hiệu này khá là giống nhau,
  • 13:43 - 13:46
    đều được thực hiện ở trước đầu và ngực,
  • 13:46 - 13:48
    nhưng chúng lại mang nghĩa khác nhau.
  • 13:48 - 13:51
    Thật tuyệt vời khi thấy ASL
    sống động và phát triển mạnh,
  • 13:51 - 13:52
    giống như âm nhạc vậy.
  • 13:54 - 13:57
    Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay,
  • 13:57 - 14:00
    chúng ta sống trong thế giới âm thanh.
  • 14:00 - 14:03
    Và chỉ bới vì ASL không có âm thanh,
  • 14:03 - 14:06
    nên nó không có giá trị trong xã hội
  • 14:07 - 14:12
    Chúng ta nên nghĩ kĩ hơn về
    thứ tạo nên giá trị xã hội.
  • 14:12 - 14:16
    và để cho ASL phát triển
    thành một dạng giá trị của nó --
  • 14:16 - 14:17
    mà không cần âm thanh.
  • 14:18 - 14:23
    Đây có thể là một bước đi
    để hương tới một xã hội toàn diện hơn.
  • 14:26 - 14:28
    Và mọi người sẽ hiểu rằng,
  • 14:28 - 14:32
    bạn không cần phải là
    người khiếm thính để học ASL,
  • 14:32 - 14:34
    hoặc bạn cần phải nghe được
    mới được học âm nhạc
  • 14:37 - 14:40
    ASL là một kho tàng quý giá
  • 14:40 - 14:42
    mà tôi muốn các bạn được trải nghiệm.
  • 14:42 - 14:45
    Và tôi hy vọng các bạn
    lắng nghe,
  • 14:45 - 14:47
    mở mắt,
  • 14:47 - 14:49
    hòa mình vào văn hóa của chúng tôi
  • 14:49 - 14:51
    và trải nghiệm ngôn ngữ thị giác này.
  • 14:51 - 14:53
    Và đâu biết được,
  • 14:53 - 14:55
    có thể bạn sẽ yêu chúng tôi
  • 14:55 - 14:57
    (Tiếng vỗ tay)
  • 14:57 - 14:58
    Cám ơn
  • 14:59 - 15:00
    Denise Kahler-Braaten: đó là tôi.
  • 15:00 - 15:04
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Bản nhạc mê hoặc của ngôn ngữ kí hiệu
Speaker:
Christine Sun Kim
Description:

Nghệ sĩ Christine Sun Kim là người khiếm thính bẩm sinh, và cô được dạy rằng âm thanh không phải là một phần cuộc sống của mình, rằng đó là của những người nghe được. Thông qua nghệ thuật, cô khám phá ra sự tương đồng giữa Ngôn ngữ Kí hiệu của Mỹ và âm nhạc và cô nhận ra rằng âm thanh không nhất thiết chỉ được nhận biết bằng tai -- nó có thể được cảm nhận, nhìn thấy hay trải nghiệm như một ý tưởng. Trong cuộc nói chuyện đáng mến này, cô ấy mời gọi chúng ta mở mắt và tai để khám phá kho tàng phong phú của ngôn ngữ thị giác.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:17
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Linh Tran accepted Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Binh Chau edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Binh Chau edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Binh Chau edited Vietnamese subtitles for Christine Sun Kim
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions