Return to Video

Nguyên lý bất định Heisenberg là gì? - Chad Orzel

  • 0:07 - 0:10
    Nguyên lý bất định Heisenberg
    là một trong số ít ý tưởng
  • 0:10 - 0:14
    từ vật lý lượng tử được mở rộng ra
    đời sống hàng ngày.
  • 0:14 - 0:20
    Nó nói rằng bạn không thể cùng một lúc
    biết chính xác vị trí và tốc độ của vật
  • 0:20 - 0:22
    và hàm ý đúng với mọi thứ:
  • 0:22 - 0:26
    từ phê bình văn học
    tới bình luận thể thao.
  • 0:26 - 0:29
    Sự bất định thường được giải thích
    bằng kết quả đo lường,
  • 0:29 - 0:33
    rằng việc đo vị trí vật
    làm thay đổi tốc độ
  • 0:33 - 0:34
    hoặc ngược lại.
  • 0:34 - 0:38
    Thế nhưng, nguồn gốc thực sự
    còn sâu xa và thú vị hơn nhiều.
  • 0:38 - 0:41
    Nguyên lý bất định tồn tại
    vì mọi thứ trong vũ trụ
  • 0:41 - 0:46
    biểu hiện cùng lúc
    dưới dạng hạt và sóng.
  • 0:46 - 0:47
    Trong cơ học lượng tử,
  • 0:47 - 0:50
    vị trí và tốc độ chính xác
    của một vật
  • 0:50 - 0:52
    không có ý nghĩa gì cả.
  • 0:52 - 0:53
    Để hiểu vấn đề này,
  • 0:53 - 0:57
    cần tìm hiểu biểu hiện
    dưới dạng hạt hoặc sóng nghĩa là gì.
  • 0:57 - 0:58
    Các hạt, theo định nghĩa,
  • 0:58 - 1:02
    tồn tại ở một vị trí
    tại một thời điểm tức thì.
  • 1:02 - 1:04
    Ta có thể minh họa bằng đồ thị
  • 1:04 - 1:07
    thể hiện xác suất tìm ra vật
    tại vị trí cụ thể,
  • 1:07 - 1:09
    đồ thị như một mũi nhọn,
  • 1:09 - 1:11
    100% tại một vị trí cụ thể,
  • 1:11 - 1:13
    và 0% tại mọi điểm khác.
  • 1:13 - 1:17
    Trong khi đó, sóng là những rung động
    lan truyền trong không gian,
  • 1:17 - 1:20
    như gợn sóng bao phủ bề mặt hồ nước.
  • 1:20 - 1:23
    Ta hoàn toàn có thể xác định
    đặc tính của toàn bộ sóng
  • 1:23 - 1:25
    quan trọng nhất là bước sóng,
  • 1:25 - 1:28
    là khoảng cách giữa hai đỉnh lân cận,
  • 1:28 - 1:30
    hoặc hai đáy lân cận.
  • 1:30 - 1:32
    Nhưng ta không thể gán cho nó
    một vị trí đơn lẻ.
  • 1:32 - 1:37
    Xác suất lớn là nó
    sẽ nằm ở nhiều vị trí khác nhau.
  • 1:37 - 1:39
    Bước sóng là cần thiết
    trong vật lý lượng tử
  • 1:39 - 1:42
    vì bước sóng của một vật
    liên quan tới động lượng của nó:
  • 1:42 - 1:44
    khối lượng × vận tốc.
  • 1:44 - 1:46
    Một vật chuyển động nhanh
    có nhiều động lượng,
  • 1:46 - 1:49
    vì thế, có bước sóng rất ngắn.
  • 1:49 - 1:52
    Một vật nặng có nhiều động lượng
  • 1:52 - 1:54
    cho dù không chuyển động
    quá nhanh,
  • 1:54 - 1:57
    dẫn đến, một lần nữa,
    bước sóng rất ngắn.
  • 1:57 - 1:59
    Đó là lý do tại sao
    ta không nhận ra bản chất sóng
  • 1:59 - 2:01
    trong các vật dụng hàng ngày.
  • 2:01 - 2:02
    Nếu bạn ném quả bóng chày,
  • 2:02 - 2:04
    bước sóng của nó là một phần tỷ
  • 2:04 - 2:07
    của triệu tỷ của triệu tỷ của một mét.
  • 2:07 - 2:09
    quá nhỏ để phát hiện.
  • 2:09 - 2:12
    Vật nhỏ, như nguyên tử hay electron,
  • 2:12 - 2:14
    có thể có bước sóng đủ lớn
  • 2:14 - 2:16
    để có thể đo đạc
    bằng thí nghiệm vật lý.
  • 2:16 - 2:19
    Nói chung, nếu có một sóng,
    ta có thể đo bước sóng,
  • 2:19 - 2:23
    và động lượng của nó,
    nhưng không có vị trí.
  • 2:23 - 2:25
    Ta có thế biết rất rõ vị trí một hạt,
  • 2:25 - 2:27
    nhưng nó không có bước sóng,
  • 2:27 - 2:28
    nên ta không biết động lượng của nó.
  • 2:28 - 2:31
    Để có cả vị trí và động lượng của một hạt,
  • 2:31 - 2:33
    ta cần hợp hai bức tranh
  • 2:33 - 2:35
    để tạo ra đồ thị có sóng,
  • 2:35 - 2:37
    nhưng chỉ trong một vùng nhỏ.
  • 2:37 - 2:38
    Ta sẽ làm như thế nào?
  • 2:38 - 2:41
    Bằng cách kết hợp nhiều sóng
    với bước sóng khác nhau,
  • 2:41 - 2:46
    nghĩa là cho vật lượng tử kia
    khả năng có nhiều động lượng.
  • 2:46 - 2:49
    Cộng hai sóng,
    ta thấy có những điểm
  • 2:49 - 2:52
    mà các đỉnh cùng pha,
    tạo thành sóng lớn hơn,
  • 2:52 - 2:55
    và những điểm khác mà đỉnh sóng này
    trùng với đáy sóng kia.
  • 2:55 - 2:58
    Kết quả là những vùng có sóng
  • 2:58 - 3:01
    được chia cắt
    bởi các vùng trống không.
  • 3:01 - 3:03
    Nếu ta thêm sóng thứ ba,
  • 3:03 - 3:05
    các vùng mà sóng bị triệt tiêu lớn dần,
  • 3:05 - 3:07
    sóng thứ tư và chúng càng lớn dần,
  • 3:07 - 3:10
    cùng với vùng có sóng hẹp dần đi.
  • 3:10 - 3:11
    Tiếp tục thêm sóng vào,
  • 3:11 - 3:13
    ta có thể tạo ra một gói sóng
  • 3:13 - 3:16
    có bước sóng rõ ràng
    trong một vùng nhỏ.
  • 3:16 - 3:20
    Đó là vật lượng tử,
    có cùng bản chất sóng và hạt,
  • 3:20 - 3:21
    nhưng để đạt được nó,
  • 3:21 - 3:23
    ta đánh mất sự chắc chắn
  • 3:23 - 3:25
    về cả vị trí và động lượng.
  • 3:25 - 3:28
    Vị trí không bị giới hạn
    tại một điểm đơn lẻ.
  • 3:28 - 3:33
    Xác suất lớn là sẽ tìm thấy nó
    trong khoảng xung quanh trung tâm gói sóng
  • 3:33 - 3:35
    và ta tạo ra gói sóng
    bằng cách thêm nhiều sóng,
  • 3:35 - 3:38
    nghĩa là có xác suất tìm thấy nó
  • 3:38 - 3:41
    với động lượng tương ứng với
    một trong số chúng.
  • 3:41 - 3:44
    Cả vị trí và động lượng bây giờ
    đều bất định,
  • 3:44 - 3:46
    và sự bất định được kết nối.
  • 3:46 - 3:49
    Nếu muốn giảm sự bất định của vị trí
  • 3:49 - 3:51
    bằng cách tạo ra gói sóng nhỏ hơn,
  • 3:51 - 3:52
    bạn cần thêm nhiều sóng,
  • 3:52 - 3:55
    nghĩa là sự bất định động lượng tăng lên.
  • 3:55 - 3:56
    Nếu muốn biết rõ động lượng hơn,
  • 3:56 - 3:58
    bạn cần gói sóng lớn hơn,
  • 3:58 - 4:01
    nghĩa là sự bất định vị trí tăng lên.
  • 4:01 - 4:03
    Đó chính là Nguyên lý bất định Heisenberg,
  • 4:03 - 4:05
    được đề ra bởi nhà vật lý người Đức
  • 4:05 - 4:08
    Werner Heisenberg năm 1927.
  • 4:08 - 4:12
    Sự bất định này
    không phải là chuyện đo lường tốt hay kém,
  • 4:12 - 4:14
    mà là một kết quả hiển nhiên
  • 4:14 - 4:17
    của việc kết hợp bản chất hạt và sóng.
  • 4:17 - 4:20
    Nguyên lý bất định không chỉ là
    giới hạn thực tế cho đo lường
  • 4:20 - 4:24
    mà còn là giới hạn tính chất
    mà một vật có thể có,
  • 4:24 - 4:28
    xây dựng nên cấu trúc nền tảng
    của bản thân vũ trụ.
Title:
Nguyên lý bất định Heisenberg là gì? - Chad Orzel
Speaker:
Chad Orzel
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-is-the-heisenberg-uncertainty-principle-chad-orzel

Nguyên lý bất định Heisenberg phát biểu rằng bạn không thể xác định chính xác vị trí và tốc độ của một vật thể cùng một lúc. Tại sao thế? Bởi vì mọi thứ trong vũ trụ đều được biểu hiện cùng một lúc dưới dạng hạt và sóng. Chad Orzel sẽ phân tích khái niệm vật lý lượng tử phức tạp này.

Bài học bởi Chad Orzel, hoạt họa bởi Henrik Malmgren.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:44

Vietnamese subtitles

Revisions