Return to Video

Rob Harmon: Làm thế nào mà thị trường có thể giữ cho các dòng sông luôn chảy

  • 0:03 - 0:05
    Đây là một con sông.
  • 0:05 - 0:08
    Đây là một dòng suối.
  • 0:08 - 0:10
    Đây là một con sông.
  • 0:10 - 0:13
    Tình trạng này đang diễn ra trên khắp cả nước.
  • 0:13 - 0:15
    Có đến hơn 10 ngàn dặm
  • 0:15 - 0:18
    sông suối khô cạn trên nước Mỹ.
  • 0:18 - 0:20
    Trên bản đồ này,
  • 0:20 - 0:23
    những khu vực có tranh chấp về nguồn nước được tô màu.
  • 0:24 - 0:27
    Vấn đề tương tự cũng đang xuất hiện ở phía Đông.
  • 0:27 - 0:29
    Lý do khác nhau tùy vào từng tiểu bang,
  • 0:29 - 0:31
    nhưng phần lớn là đều rất chi tiết.
  • 0:31 - 0:34
    Chỉ riêng ở bang Montana đã có 4000 dặm
  • 0:34 - 0:37
    sông suối khô cạn.
  • 0:37 - 0:40
    Chúng là nơi cá và các động vật hoang dã khác sinh sôi,
  • 0:41 - 0:43
    Chúng là những huyết mạch của hệ sinh thái,
  • 0:43 - 0:46
    và chúng thường là những huyết mạch khô cạn.
  • 0:47 - 0:49
    Tôi muốn kể một câu chuyện
  • 0:49 - 0:51
    của một trong những con sông khô cạn đó
  • 0:51 - 0:54
    bởi vì đó là một hình mẫu cho câu chuyện lớn hơn.
  • 0:54 - 0:56
    Đây là Lạch Prickly Pear.
  • 0:56 - 0:58
    Nó chảy qua một khu dân cư
  • 0:58 - 1:01
    trải dài từ Đông Helena đến Hồ Helena.
  • 1:01 - 1:03
    Nó nuôi dưỡng cá
  • 1:03 - 1:05
    bao gồm cả cá hồi đốm Bắc Mĩ,
  • 1:05 - 1:07
    cá hồi nâu và cá nhiều màu.
  • 1:07 - 1:09
    Gần như hàng năm
  • 1:09 - 1:12
    trong hơn 100 năm nay,
  • 1:12 - 1:15
    nó trở nên như thế này vào mùa hè.
  • 1:15 - 1:17
    Chuyện đã xảy ra như thế nào?
  • 1:17 - 1:20
    Hãy quay lại thời điểm bắt đầu là những năm cuối của thế kỉ XIX
  • 1:20 - 1:24
    khi mà con người bắt đầu xây dựng nhà cửa ở Montana.
  • 1:24 - 1:26
    Nói ngắn gọn, đã từng có rất nhiều nước
  • 1:26 - 1:29
    và không có quá nhiều người.
  • 1:29 - 1:31
    Nhưng nhu cầu nước ngày càng cao
  • 1:31 - 1:34
    những người đến định cư trước tiên quan tâm đến vấn đề này,
  • 1:34 - 1:38
    năm 1865, Montana thông qua đạo luật đầu tiên về nước.
  • 1:38 - 1:41
    Về cơ bản, đạo luật quy định tất cả mọi người định cư xung quanh
  • 1:41 - 1:43
    đều có thể dùng chung dòng suối.
  • 1:43 - 1:46
    Tệ thay, ngày càng có nhiều người muốn dùng chung dòng suối,
  • 1:46 - 1:48
    và những người đầu tiên đến đó
  • 1:48 - 1:50
    đủ lo lắng để cho gọi luật sư.
  • 1:50 - 1:52
    Những vụ kiện mở màn xuất hiện
  • 1:52 - 1:54
    vào năm 1870 và 1872,
  • 1:54 - 1:56
    tất cả đều liên quan đến Lạch Prickly Pear.
  • 1:56 - 1:58
    Đến năm 1921,
  • 1:58 - 2:00
    Tòa án tối cao Montana
  • 2:00 - 2:03
    đã ra phán quyết trong trường hợp Lạch Pricky Pear
  • 2:03 - 2:05
    rằng những người đến đầu tiên
  • 2:05 - 2:09
    có quyền ưu tiên trong việc sử dụng nước.
  • 2:09 - 2:12
    Điểm mấu chốt ở đây là những quyền ưu tiên đó.
  • 2:12 - 2:14
    Vấn đề là hiện nay, mọi nơi trên phía Tây
  • 2:14 - 2:16
    đều xảy ra tình trạng như thế này.
  • 2:16 - 2:18
    Một số trong những dòng sông đó
  • 2:18 - 2:20
    có lượng nước, mà những người ưu tiên được quy định để sử dụng, nhiều gấp 50 đến 100 lần
  • 2:20 - 2:23
    lượng nước trên thực tế.
  • 2:23 - 2:25
    Và những người có quyền ưu tiên,
  • 2:25 - 2:28
    nếu họ không sử dụng quyền của mình,
  • 2:28 - 2:30
    họ sẽ đối mặt với việc mất quyền lợi,
  • 2:30 - 2:33
    cũng với những giá trị kinh tế gắn cùng với nó.
  • 2:33 - 2:37
    Vì vậy họ không có động cơ để giữ gìn nguồn nước.
  • 2:37 - 2:40
    Và vấn đề không chỉ là do số người,
  • 2:40 - 2:43
    mà còn là do hệ thống luật pháp tự nó không khuyến khích sự tiết kiệm.
  • 2:43 - 2:46
    bởi vì bạn sẽ mất quyền dùng nước nếu bạn không sử dụng nó.
  • 2:48 - 2:50
    Và sau hàng thập kỉ kiện tụng
  • 2:50 - 2:52
    và 140 năm kinh nghiệm,
  • 2:52 - 2:54
    các dòng sông vẫn trở nên như thế này.
  • 2:55 - 2:57
    Đó là một hệ thống đổ vỡ.
  • 2:57 - 2:59
    Không tồn tại một động cơ để bảo tồn nguồn nước,
  • 2:59 - 3:01
    bởi nếu bạn không dùng quyền ưu tiên,
  • 3:01 - 3:03
    bạn sẽ mất quyền đó.
  • 3:03 - 3:06
    Và tôi chắc các bạn đều biết rằng, điều này đã tạo ra rất nhiều tranh cãi
  • 3:06 - 3:10
    giữa những người nông dân và những người bảo vệ môi trường.
  • 3:10 - 3:13
    Được rồi. Giờ tôi chuẩn bị đổi chủ đề đây.
  • 3:13 - 3:15
    Phần lớn các bạn đều sẽ rất phấn khởi khi biết rằng
  • 3:15 - 3:18
    phần còn lại của bài thuyết trình là miễn phí.
  • 3:18 - 3:21
    Và một số sẽ phấn chấn khi biết rằng nó liên quan đến bia.
  • 3:21 - 3:24
    (Tiếng cười)
  • 3:24 - 3:26
    Có một hiện tượng đang diễn ra trên toàn nước Mĩ,
  • 3:26 - 3:28
    đó là sự quan tâm của các công ti
  • 3:28 - 3:31
    về dấu ấn nước (water footprint) của họ.
  • 3:31 - 3:34
    Họ quan tâm tới việc đảm bảo một lượng nước cần thiết,
  • 3:34 - 3:37
    họ đang cố gắng để sử dụng nước thực sự hiệu quả,
  • 3:37 - 3:39
    và họ đang chú ý tới sự ảnh hưởng của việc sử dụng nước
  • 3:39 - 3:42
    tới nhãn hiệu của mình.
  • 3:42 - 3:44
    Vậy đấy, đây là một vấn đề quốc gia,
  • 3:44 - 3:46
    nhưng tôi đang chuẩn bị nói với bạn một câu chuyện khác ở Montana,
  • 3:46 - 3:48
    và nó liên quan tới bia.
  • 3:48 - 3:51
    Tôi cá là bạn không biết rằng cần 5 cốc nước
  • 3:51 - 3:53
    để làm ra một cốc bia.
  • 3:53 - 3:55
    Nếu bạn tính cả đến sự thất thoát
  • 3:55 - 3:58
    thì cần tới hơn một trăm cốc nước để làm ra một cốc bia.
  • 3:58 - 4:00
    Hiện nay, những người pha chế bia ở Montana
  • 4:00 - 4:02
    đã cố gắng rất nhiều
  • 4:02 - 4:04
    để tiết kiệm nước,
  • 4:04 - 4:06
    nhưng họ vẫn sử dụng tới hàng triệu gallon nước.
  • 4:06 - 4:09
    Ý tôi là, trong bia có nước.
  • 4:10 - 4:13
    Vậy họ có thể làm gì
  • 4:13 - 4:16
    với dấu ấn nước còn lại,
  • 4:16 - 4:18
    điều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
  • 4:18 - 4:20
    tới hệ sinh thái?
  • 4:20 - 4:22
    Những hệ sinh thái ấy vô cùng quan trọng
  • 4:22 - 4:24
    với những người ủ bia ở Montana và khách hàng của họ.
  • 4:24 - 4:26
    Suy cho cùng, có một mối ràng buộc
  • 4:26 - 4:28
    giữa nước và nghề cá.
  • 4:28 - 4:30
    Và đối với một số người, có một mối ràng buộc rất mật thiết
  • 4:30 - 4:32
    giữa nghề cá và bia.
  • 4:32 - 4:34
    (Tiếng cười)
  • 4:34 - 4:37
    Và những người pha chế ở Montana và khách hàng của họ đang lo lắng,
  • 4:37 - 4:40
    và họ đang tìm một giải pháp;
  • 4:40 - 4:43
    Vậy làm thế nào để họ sử dụng những dấu ấn nước còn lại?
  • 4:43 - 4:45
    Hãy nghĩ về Prickly Pear.
  • 4:45 - 4:47
    Cho đến bây giờ,
  • 4:47 - 4:49
    sự quản lí nước trong kinh doanh
  • 4:49 - 4:53
    chỉ bó hẹp trong đo lường và giảm thiểu,
  • 4:53 - 4:55
    và chúng tôi đang tính đến bước tiếp theo
  • 4:55 - 4:57
    là tái tạo.
  • 4:57 - 4:59
    Hãy nghĩ về Prickly Pear.
  • 4:59 - 5:01
    Ở đó có một hệ thống đổ vỡ.
  • 5:01 - 5:03
    Bạn không có động lực để bảo tồn nguồn nước,
  • 5:03 - 5:06
    bởi vì bạn sẽ mất quyền ưu tiên nếu không sử dụng chúng.
  • 5:06 - 5:08
    Và chúng tôi quyết định liên kết hai thế giới đó lại --
  • 5:08 - 5:10
    thế giới của các công ti
  • 5:10 - 5:12
    với dấu ấn nước của họ
  • 5:12 - 5:14
    và thế giới của những người nông dân
  • 5:14 - 5:16
    với những quyền ưu tiên của họ trên những con sông.
  • 5:16 - 5:18
    Tại một số bang,
  • 5:18 - 5:20
    những người có quyền ưu tiên
  • 5:20 - 5:23
    có thể để nước của họ ở lại dòng sông
  • 5:23 - 5:26
    trong khi vẫn bảo vệ chúng một cách hợp pháp
  • 5:26 - 5:29
    và giữ quyền ưu tiên.
  • 5:29 - 5:31
    Suy cho cùng,
  • 5:31 - 5:33
    đó là quyền của họ,
  • 5:33 - 5:35
    và nếu họ muốn dùng quyền đó
  • 5:35 - 5:37
    để giúp những đàn cá sinh sôi trên những dòng sông,
  • 5:37 - 5:40
    thì đó là quyền của họ.
  • 5:40 - 5:44
    Nhưng họ không có động lực để thực hiện.
  • 5:44 - 5:47
    Vì thế, sau khi làm việc với những xí nghiệp nước địa phương,
  • 5:47 - 5:50
    chúng tôi tạo ra động cơ cần thiết.
  • 5:50 - 5:53
    Chúng tôi trả tiền cho việc giữ nước lại.
  • 5:53 - 5:55
    Đó là những gì đang diễn ra tại đây.
  • 5:55 - 5:58
    Người này đã đồng ý
  • 5:58 - 6:00
    và đang đóng thiết bị lấy nước lại,
  • 6:00 - 6:02
    để nước chảy bình thường trên dòng sông.
  • 6:02 - 6:04
    Anh ta không hề mât quyền của mình,
  • 6:04 - 6:07
    anh ta chỉ chọn áp dụng quyền đó,
  • 6:07 - 6:09
    hay một phần của nó,
  • 6:09 - 6:12
    cho dòng sông, thay vì cho đất liền.
  • 6:12 - 6:14
    Bởi vì anh ấy là một người có quyền ưu tiên,
  • 6:14 - 6:18
    anh ta có thể giữ cho nó không bị sử dụng bởi những người khác.
  • 6:18 - 6:20
    Được chứ?
  • 6:20 - 6:23
    Anh ta được trả để giữ nước ở lại dòng suối.
  • 6:23 - 6:25
    Người đàn ông này đang đo lượng nước
  • 6:25 - 6:28
    mà anh ta sẽ không lấy khỏi dòng sông.
  • 6:28 - 6:31
    Sau đó chúng tôi sẽ đem lượng nước đo được
  • 6:31 - 6:34
    chia ra làm hàng ngàn phần lợi tức nhỏ.
  • 6:34 - 6:37
    Mỗi phần có một số seri và một chứng nhận,
  • 6:37 - 6:39
    sau đó những người pha chế rượu và những người khác
  • 6:39 - 6:41
    mua những chứng nhận đó
  • 6:41 - 6:43
    như một cách để đưa nước
  • 6:43 - 6:45
    trở lại những hệ sinh thái xuống cấp.
  • 6:45 - 6:47
    Những người pha chế trả tiền
  • 6:47 - 6:50
    để tái tạo lại lượng nước ở dòng sông.
  • 6:50 - 6:52
    Việc này cung cấp một cách thức
  • 6:52 - 6:54
    đơn giản, rẻ, và đáng kể
  • 6:54 - 6:57
    để đưa nước trở lại những hệ sinh thái xuống cấp,
  • 6:57 - 7:00
    trong khi đưa ra lựa chọn kinh doanh cho những người nông dân
  • 7:00 - 7:03
    và một cách thức đơn giản giải quyết vấn đề dấu ấn nước
  • 7:03 - 7:05
    cho các công ti kinh doanh.
  • 7:05 - 7:08
    Sau 140 năm tranh cãi
  • 7:08 - 7:12
    và 100 năm với những dòng suối khô cạn,
  • 7:12 - 7:14
    một tình trạng mà kiện tụng và các quy định
  • 7:14 - 7:17
    chưa giải quyết được,
  • 7:17 - 7:19
    chúng tôi kết hợp một giải pháp dựa trên thị trường
  • 7:19 - 7:21
    với những người sẵn sàng mua và bán --
  • 7:21 - 7:25
    một giải pháp không cần tới kiện tụng.
  • 7:26 - 7:28
    Đó là cung cấp
  • 7:28 - 7:31
    những người quan tâm tới dấu ấn nước của họ
  • 7:31 - 7:33
    một cơ hội thực sự
  • 7:33 - 7:35
    để đưa nước tới những nơi cần thiêt,
  • 7:35 - 7:38
    tới những hệ sinh thái xuống cấp,
  • 7:38 - 7:40
    trong khi
  • 7:40 - 7:42
    đem lại cho người nông dân
  • 7:42 - 7:44
    một lựa chọn kinh tế ý nghĩa
  • 7:44 - 7:46
    về việc nước của họ sẽ được sử dụng như thế nào.
  • 7:46 - 7:49
    Những hợp đồng đó tạo ra những liên minh chứ không phải đối thủ.
  • 7:49 - 7:51
    Chúng liên kết mọi người hơn là chia rẽ họ.
  • 7:51 - 7:54
    Và chúng cung cấp những sự trợ giúp kinh tế cần thiết cho cộng đồng nông thôn.
  • 7:54 - 7:57
    Và quan trọng nhất, nó đang mang lại hiệu quả.
  • 7:57 - 7:59
    Chúng tôi đã đưa được hơn bốn tỉ gallon nước
  • 7:59 - 8:01
    về các vùng sinh thái.
  • 8:01 - 8:03
    Chúng tôi đã liên kết những người nắm quyền ưu tiên
  • 8:03 - 8:05
    với những ngưởi ủ bia ở Montana,
  • 8:05 - 8:08
    với những khách sạn và doanh nghiệp chè ở Oregon
  • 8:08 - 8:11
    và với những công ti công nghệ cao dùng có nhu cầu nước rất lớn ở vùng phía Tây Nam.
  • 8:11 - 8:14
    Và khi chúng ta tạo nên những liên kết ấy,
  • 8:14 - 8:16
    chúng ta có thể và chúng ta sẽ
  • 8:16 - 8:19
    biến những nơi thế này thành thế này.
  • 8:20 - 8:22
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 8:22 - 8:25
    (Vỗ tay)
Title:
Rob Harmon: Làm thế nào mà thị trường có thể giữ cho các dòng sông luôn chảy
Speaker:
Rob Harmon
Description:

Với những dòng suối và sông khô cạn do sử dụng quá mức, Rob Harmon đã thực hiện một ý tưởng thị trường tài tình để đưa nước trở lại. Nông dân và các công ty bia tìm thấy số phận của họ gắn bó với nhau trong câu chuyện đầy li kì về Lạch Prickly Pear.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:26
Hoang Ly added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions