Return to Video

Kết hợp nghệ thuật với kỹ thuật làm nên tác phâm để đời

  • 0:01 - 0:03
    Chào các bạn.
  • 0:03 - 0:05
    Khi tôi còn nhỏ,
  • 0:05 - 0:08
    Có một trải nghiệm
    đã làm thay đổi đời tôi,
  • 0:08 - 0:11
    và thực tế đó là lý do
    tôi có mặt ở đây hôm nay.
  • 0:11 - 0:13
    Khoảnh khắc đó
  • 0:13 - 0:15
    đã ảnh hưởng sâu sắc
    đến cách tôi nghĩ
  • 0:15 - 0:19
    về nghệ thuật, thiết kế
    và kỹ thuật.
  • 0:19 - 0:22
    Tôi may mắn lớn lên
  • 0:22 - 0:25
    trong một gia đình nghệ sĩ
    tài năng và đầy tình thương
  • 0:25 - 0:28
    ở một trong những thành phố
    tuyệt vời nhất thế giới.
  • 0:28 - 0:31
    Cha tôi, John Ferren, qua đời
    khi tôi chỉ mới 15 tuổi,
  • 0:31 - 0:35
    ông là một nghệ sĩ có cả
    niềm đam mê và tay nghề điêu luyện.
  • 0:35 - 0:37
    cũng giống như mẹ tôi, Rae.
  • 0:37 - 0:39
    Ông là một trong những người
    thuộc trường phái
  • 0:39 - 0:41
    biểu hiện trừu tượng của New York,
  • 0:41 - 0:43
    cùng với các đồng nghiệp,
  • 0:43 - 0:46
    ông đã đặt nền móng
    cho nghệ thuật hiện đại của Mỹ,
  • 0:46 - 0:49
    và đóng góp vào việc
    thay đổi hệ tư tưởng Mỹ
  • 0:49 - 0:54
    hướng đến quan điểm hiện đại
    trong thế kỷ 20.
  • 0:54 - 0:57
    Chẳng là phi thường sao,
    so với hàng ngàn năm
  • 0:57 - 1:00
    của nghệ thuật biểu hiện,
  • 1:00 - 1:03
    thì nghệ thuật hiện đại,
    nói một cách so sánh,
  • 1:03 - 1:05
    tuổi đời chỉ mới
    khoảng 15 phút thôi
  • 1:05 - 1:07
    nhưng giờ đây nó đã
    phổ biến sâu rộng.
  • 1:07 - 1:09
    Cũng như nhiều phát minh
    quan trọng khác,
  • 1:09 - 1:12
    những ý tưởng căn bản đó
    không đòi hỏi công nghệ mới,
  • 1:12 - 1:15
    mà là tư duy tươi mới
    và sự sẵn lòng thử nghiệm,
  • 1:15 - 1:19
    cộng với sự kiên cường đối diện
    với chỉ trích và chối bỏ
  • 1:19 - 1:21
    gần như của cả thế gian.
  • 1:21 - 1:23
    Trong nhà của chúng tôi,
    nghệ thuật ở khắp mọi nơi.
  • 1:23 - 1:25
    Nghệ thuật giống như oxy,
  • 1:25 - 1:28
    bao quanh chúng tôi
    và cần cho sự sống.
  • 1:28 - 1:30
    Khi tôi xem bố tôi vẽ,
  • 1:30 - 1:32
    ông đã dạy tôi rằng nghệ thuật
  • 1:32 - 1:34
    không phải là việc trang trí,
  • 1:34 - 1:36
    mà là truyền đạt ý tưởng
    theo một cách khác,
  • 1:36 - 1:38
    để có thể kết nối các thế giới
  • 1:38 - 1:39
    của kiến thức và nhận biết.
  • 1:39 - 1:41
    Trong môi trường
    giàu tính nghệ thuật này,
  • 1:45 - 1:46
    bạn có thể cho rằng
    tôi có thể đã bị ép buộc
  • 1:46 - 1:48
    đi theo truyền thống gia đình,
  • 1:48 - 1:51
    nhưng không.
  • 1:51 - 1:53
    Tôi đi theo con đường
    như hầu hết các đứa trẻ khác
  • 1:53 - 1:54
    những kẻ được lập trình
    về mặt di truyền học
  • 1:54 - 1:55
    để làm cho cha mẹ chúng phát điên.
  • 1:56 - 1:59
    Tôi không hề có chút hứng thú
    trở thành một nghệ sĩ,
  • 1:59 - 2:01
    chắc chắn không phải là một thợ vẽ.
  • 2:01 - 2:04
    Cái tôi đam mê
    là điện tử và máy móc--
  • 2:04 - 2:05
    tháo rời ra, lắp thành cái mới,
  • 2:05 - 2:07
    và làm cho chúng hoạt động.
  • 2:07 - 2:11
    May thay, gia đình tôi
    cũng có người làm kỹ sư,
  • 2:11 - 2:12
    và với cha mẹ tôi,
  • 2:12 - 2:15
    họ là những hình mẫu đầu tiên.
  • 2:15 - 2:16
    Đặc điểm chung mà họ đều có
  • 2:16 - 2:19
    là làm việc hết sức chăm chỉ.
  • 2:19 - 2:22
    Ông nội tôi là chủ sở hữu
    và vận hành một nhà máy sản xuất
  • 2:22 - 2:24
    kệ tủ bếp bằng thép tấm ở Brooklyn.
  • 2:24 - 2:28
    Vào cuối tuần,
    chúng tôi cùng đến phố Cortlandt
  • 2:28 - 2:30
    đó là chợ đồ cũ điện tử và vô tuyến.
  • 2:30 - 2:33
    Ở đó, chúng tôi khám phá hàng đống
  • 2:33 - 2:34
    các đồ điện tử lỗi thời,
  • 2:34 - 2:37
    và trả vài đô la
    mang những đồ quý giá về nhà
  • 2:37 - 2:38
    như máy ngắm ném bom Norden,
  • 2:38 - 2:43
    phụ tùng máy tính đèn điện tử
    đời đầu của IBM.
  • 2:43 - 2:46
    Tôi thấy các đồ vật này
    đều hữu dụng và lôi cuốn.
  • 2:46 - 2:48
    Tôi đã học về kỹ thuật
    và cách các thiết bị hoạt động,
  • 2:48 - 2:50
    không phải ở trường
  • 2:50 - 2:52
    mà là bằng cách
    tháo rời chúng và khám phá
  • 2:52 - 2:54
    các thiết bị phức tạp
    đầy huyền hoặc này.
  • 2:54 - 2:57
    Tôi đã làm việc này
    hàng giờ đồng hồ mỗi ngày,
  • 2:57 - 3:00
    tất nhiên là tránh
    khỏi bị điện giật chết.
  • 3:00 - 3:01
    Cuộc sống rất êm ả.
  • 3:01 - 3:04
    Tuy nhiên, vào mỗi mùa hè,
    thật là buồn,
  • 3:04 - 3:06
    các máy móc này
    bị bỏ lại phía sau
  • 3:06 - 3:08
    khi tôi và cha mẹ tôi
    đi du lịch nước ngoài
  • 3:08 - 3:12
    để khám phá lịch sử,
    các công trình nghệ thuật và thiết kế.
  • 3:12 - 3:14
    Chúng tôi thăm bảo tàng
    và tòa nhà lịch sử nổi tiếng
  • 3:14 - 3:16
    của cả Châu Âu và Trung Đông,
  • 3:16 - 3:18
    nhưng để khuyến khích niềm đam mê
    ngày một phát triển của tôi
  • 3:18 - 3:20
    về khoa học và công nghệ,
  • 3:20 - 3:22
    họ đã thả tôi đến một số nơi
  • 3:22 - 3:25
    như Bảo tàng Khoa học London,
  • 3:25 - 3:28
    nơi mà tôi có thể một mình
    lang thang đây đó hàng giờ
  • 3:28 - 3:32
    để tìm hiểu về lịch sử
    khoa học và công nghệ.
  • 3:32 - 3:36
    Sau đó, khi tôi khoảng 9 tuổi,
  • 3:36 - 3:38
    chúng tôi đến Rome.
  • 3:38 - 3:40
    Vào một ngày hè oi bức,
  • 3:40 - 3:43
    chúng tôi thăm
    một tòa nhà hình trống
  • 3:43 - 3:45
    nhìn từ bên ngoài
    hoàn toàn không có gì thú vị.
  • 3:45 - 3:47
    Bố tôi nói rằng
    nó được gọi là Pantheon,
  • 3:47 - 3:50
    một ngôi đền của tất cả các vị thần.
  • 3:50 - 3:52
    Nó trông không có gì đặc biệt
    khi nhìn từ bên ngoài,
  • 3:52 - 3:55
    nhưng khi đi vào trong,
  • 3:55 - 3:58
    tôi kinh ngạc ngay lập tức
    bởi ba điều:
  • 3:58 - 4:01
    Điều đầu tiên, nó mát mẻ dễ chịu
  • 4:01 - 4:03
    dù hơi nóng ngột ngạt bên ngoài.
  • 4:03 - 4:06
    Cả tòa nhà rất tối,
    nguồn sáng suy nhất
  • 4:06 - 4:08
    chiếu từ một cái lỗ lớn
    mở trên trần nhà.
  • 4:08 - 4:11
    Cha tôi đã giải thích rằng
    đó không phải là cái lỗ để trống,
  • 4:11 - 4:13
    mà nó được gọi là giếng trời,
  • 4:13 - 4:15
    một con mắt nhìn lên thiên đàng.
  • 4:15 - 4:17
    Và có điều gì đó ở đây,
  • 4:17 - 4:20
    tôi không hiểu tại sao,
    chỉ cảm thấy đặc biệt.
  • 4:20 - 4:22
    Khi chúng tôi đi vào giữa phòng,
  • 4:22 - 4:25
    Tôi đã ngước nhìn lên thiên đàng
    xuyên qua giếng trời.
  • 4:25 - 4:27
    Đây là thánh đường đầu tiên
    tôi từng đến
  • 4:27 - 4:29
    cho phép một tầm nhìn
    không giới hạn
  • 4:29 - 4:32
    giữa Chúa Trời và con người.
  • 4:32 - 4:36
    Nhưng tôi tự hỏi,
    khi trời mưa thì sao?
  • 4:36 - 4:38
    Cha tôi có thể đã
    gọi nó là một con mắt,
  • 4:38 - 4:41
    nhưng nó thực ra là một cái lỗ lớn
    trên trần nhà.
  • 4:41 - 4:42
    Tôi đã nhìn xuống
    và thấy các rãnh thoát nước
  • 4:42 - 4:43
    các rãnh được khắc sâu
    vào sàn nhà bằng đá.
  • 4:47 - 4:48
    Khi mắt tôi quen dần với bóng tối,
  • 4:48 - 4:50
    Tôi đã có thể nhìn rõ
    các chi tiết trên sàn nhà
  • 4:50 - 4:52
    và các bức tường xung quanh.
  • 4:52 - 4:54
    Không có gì đặc biệt,
    cũng chỉ là các biểu tượng
  • 4:54 - 4:56
    mà chúng tôi đã từng thấy
    khắp nơi ở Rome.
  • 4:56 - 4:58
    Nhưng thực ra,
    nó trông giống Con đường Appian
  • 4:58 - 5:00
    mà người bán đá cẩm thạch
    đã chỉ cho tôi
  • 5:00 - 5:02
    cũng với cuốn sách hàng mẫu của anh ta,
    đã đưa nó cho Hadrian xem,
  • 5:02 - 5:05
    và Hadrian nói,
    "Chúng ta sẽ lấy hết số này."
  • 5:05 - 5:07
    (Cười)
  • 5:07 - 5:10
    Nhưng trần nhà quả thật tuyệt vời.
  • 5:10 - 5:13
    Nó giống như mái vòm Buckminster Fuller
  • 5:13 - 5:14
    mà tôi đã thấy trước đây,
  • 5:14 - 5:16
    và Bucky là một người bạn của cha tôi.
  • 5:16 - 5:20
    Trần nhà có đường kính lớn - 142 ft
    (~43m)
  • 5:20 - 5:22
    hiện đại, công nghệ cao
    và thật ấn tượng
  • 5:22 - 5:26
    không hề tình cờ, đây chính xác
    cũng là chiều cao của nó.
  • 5:26 - 5:27
    Tôi yêu nơi này.
  • 5:27 - 5:29
    Một nơi rất đẹp, không giống
    nơi nào tôi thấy trước đó,
  • 5:31 - 5:34
    tôi hỏi bố,
    "Nó được xây khi nào vậy bố?"
  • 5:34 - 5:37
    Ông trả lời
    "Khoảng 2,000 năm trước."
  • 5:37 - 5:39
    Và tôi nói,
    "Không, ý con hỏi cái mái ấy."
  • 5:39 - 5:41
    Bạn thấy đấy, tôi tưởng đó là
    cái mái của thời hiện đại
  • 5:41 - 5:43
    đã được đặt lên bởi vì
  • 5:43 - 5:47
    mái nguyên thủy của nó
    đã bị phá hủy thời chiến tranh xa xưa.
  • 5:47 - 5:50
    Bố tôi nói,
    "Đó là cái mái nguyên thủy đấy"
  • 5:50 - 5:53
    Khoảnh khắc đó
    đã thay đổi đời tôi,
  • 5:53 - 5:55
    và tôi có thể nhớ như in
    như thể mới hôm qua.
  • 5:55 - 5:58
    Lần đầu tiên, tôi đã nhận ra
    người xưa đã rất thông minh
  • 5:58 - 6:00
    từ 2,000 năm trước. (Cười)
  • 6:00 - 6:02
    Điều này tôi chưa từng nghĩ đến.
  • 6:02 - 6:06
    Ý tôi là các kim tự tháp ở Giza,
  • 6:06 - 6:08
    mà chúng tôi đã ghé thăm năm ngoái
  • 6:08 - 6:11
    và quả thật chúng rất ấn tượng
    với thiết kể đủ đẹp,
  • 6:11 - 6:13
    nhưng hãy xem,
    nếu tôi có ngân sách không giớn hạn,
  • 6:13 - 6:17
    20 000 đến 40 000 nhân công,
    và 10 đến 20 năm,
  • 6:17 - 6:21
    để cắt và kéo các khối đá
    qua các vùng quê,
  • 6:21 - 6:24
    thì tôi cũng xây được
    kim tự tháp.
  • 6:24 - 6:27
    Nhưng chỉ bằng
    lao động khổ sai
  • 6:27 - 6:30
    người ta không thể xây nên
    mái vòm đền Pantheon,
  • 6:30 - 6:33
    2,000 năm trước đã thế,
    và ngày nay cũng vậy.
  • 6:33 - 6:35
    Và thật tình cờ, ngôi đền này
    vẫn có vòm mái lớn nhất
  • 6:35 - 6:39
    bằng bê tông không gia cố
    từng được xây.
  • 6:39 - 6:42
    Để xây Pantheon
    cần có vài phép lạ.
  • 6:42 - 6:45
    Tôi gọi đó là phép lạ,
    để muốn nói có những vấn đề
  • 6:45 - 6:47
    về mặt kỹ thuật
    là hầu như bất khả,
  • 6:47 - 6:50
    đây là những việc có
    rủi ro cao và có thể
  • 6:50 - 6:53
    không thể nào hoàn thành
    tại thời điểm này,
  • 6:53 - 6:57
    đương nhiên trong tay các ban
    thì sự thể sẽ khác.
  • 6:57 - 7:00
    Ví dụ, đây là một số phép lạ
    về đền Pantheon.
  • 7:00 - 7:03
    Để tạo nên một cấu trúc khả dĩ,
  • 7:03 - 7:06
    người ta phải sáng chế ra
    loại bê tông siêu bền,
  • 7:06 - 7:08
    và để chịu được sức nặng,
  • 7:08 - 7:10
    người ta thay đổi
    mật độ của cố kết
  • 7:10 - 7:12
    khi thi công
    từ dưới lên mái vòm.
  • 7:12 - 7:15
    Để tạo độ vững và độ nhẹ,
    cấu trúc của mái vòm
  • 7:15 - 7:17
    dùng 5 vòng mái,
  • 7:17 - 7:18
    mỗi vòng có kích thước
    giảm dần,
  • 7:18 - 7:21
    tạo khả năng
    phân bổ lực hài hòa
  • 7:21 - 7:23
    cho thiết kế.
  • 7:23 - 7:25
    Ở bên trong đền mát rượi
  • 7:25 - 7:27
    bởi vì khối nhiệt khổng lồ của nó,
  • 7:27 - 7:29
    đối lưu tự nhiên của luồng khí đi lên
  • 7:29 - 7:31
    qua giếng trời,
  • 7:31 - 7:33
    và hiệu ứng Venturi khi gió thổi
  • 7:33 - 7:35
    qua nóc của tòa nhà.
  • 7:35 - 7:39
    Tôi khám phá ra lần đầu tiên
    rằng bản thân ánh sáng
  • 7:39 - 7:41

    có giá trị vô song.
  • 7:41 - 7:44
    Luồng ánh sáng
    chiếu qua giếng trời
  • 7:44 - 7:47
    vừa đẹp vừa dễ chịu,
  • 7:47 - 7:49
    lần đầu tiên tôi nhận ra
  • 7:49 - 7:51
    ta có thể thiết kế ánh sáng.
  • 7:51 - 7:56
    Hơn nữa, tất cả
    các hình thức thiết kế,
  • 7:56 - 7:57
    thiết kế trực quan,
  • 7:57 - 7:59
    đều không phù hợp
    nếu không có ánh sáng,
  • 8:00 - 8:03
    bởi vì không có ánh sáng,
    bạn không thể thấy thiết kế nào cả.
  • 8:03 - 8:05
    Tôi cũng nhận ra rằng
    tôi không phải là người đầu tiên
  • 8:05 - 8:08
    nhận ra nơi này thật là đặc biệt.
  • 8:08 - 8:13
    Nó sống sót trước tác động của trọng lực,
    những kẻ man rợ, cướp bóc,
  • 8:13 - 8:15
    phát triển, và tàn phá của thời gian;
  • 8:15 - 8:16
    tôi tin đây là tòa nhà
  • 8:16 - 8:19
    trường tồn bền nhất
    trong lịch sử.
  • 8:19 - 8:21
    Phần lớn nhờ chuyến thăm này,
  • 8:21 - 8:23
    tôi đã hiểu ra rằng,
  • 8:23 - 8:25
    trái ngược với những điều
    học ở trường,
  • 8:25 - 8:27
    thế giới nghệ thuật và thiết kế
  • 8:27 - 8:29
    thực chất không phải
    là không tương thích
  • 8:29 - 8:31
    với khoa học và kỹ thuật.
  • 8:31 - 8:33
    Tôi đã nhận ra
    khi kết hợp chúng lại,
  • 8:33 - 8:36
    bạn có thể tạo nên
    những cái tuyệt vời
  • 8:36 - 8:39
    không thể nào thực hiện được
    trong cả hai lĩnh vực riêng rẽ.
  • 8:39 - 8:41
    Nhưng ở trường học,
    với một vài ngoại lệ,
  • 8:41 - 8:43
    hai lĩnh vực này được xem là
    hai thế giới riêng biệt,
  • 8:43 - 8:45
    và hiện nay vẫn thế.
  • 8:45 - 8:48
    Các thầy giáo của tôi nói rằng
    tôi cần phải nghiêm túc
  • 8:48 - 8:50
    và tập trung vào
    một lĩnh vực này hoặc kia.
  • 8:50 - 8:53
    Tuy nhiên, thúc ép tôi chuyên tâm
    chỉ vào một lĩnh vực
  • 8:53 - 8:57
    làm tôi càng đề cao
    những nhân tài đa năng
  • 8:57 - 9:01
    như Michelangelo, Leonardo da Vinci,
  • 9:01 - 9:02
    Benjamin Franklin,
  • 9:02 - 9:05
    những người đúng là đã làm
    những điều ngược lại.
  • 9:05 - 9:07
    Điều này khiến tôi yêu thích
  • 9:07 - 9:10
    và muốn trở thành con người
    của cả hai thế giới.
  • 9:10 - 9:13
    Làm thế nào dự án Pantheon
    với tầm nhìn sáng tạo chưa từng có
  • 9:13 - 9:15
    và phức tạp về mặt kỹ thuật
    đã trở thành hiện thực?
  • 9:20 - 9:22
    Một ai đó, tự thân họ
    có lẽ là Hadrian
  • 9:22 - 9:25
    cần một tầm nhìn
    sáng tạo, thông minh
  • 9:25 - 9:28
    Họ cũng cần khả năng
    thuyết phục và lãnh đạo
  • 9:28 - 9:31
    cần thiết để tập hợp kinh phí
    và tổ chức thực hiện,
  • 9:31 - 9:34
    và sự tinh thông
    về khoa học và kỹ thuật
  • 9:34 - 9:36
    với năng lực và bí quyết
  • 9:36 - 9:40
    để thúc đẩy những thành tựu hiện có
    đi thậm chí xa hơn.
  • 9:40 - 9:44
    Tôi tin rằng để sáng tạo nên
    những tác phẩm để đời này
  • 9:44 - 9:48
    ta phải có ít nhất
    năm điều kì diệu.
  • 9:48 - 9:51
    Vấn đề là dù cho bạn
    có tài năng tới đâu
  • 9:51 - 9:52
    giàu có hay thông minh cỡ nào,
  • 9:52 - 9:55
    bạn chỉ có được một đến một rưỡi
    điều kì diệu là cùng.
  • 9:55 - 9:57
    Chỉ đến thế thôi.
    Đó là giới hạn.
  • 9:57 - 10:00
    Và rồi bạn hết thời gian,
    hết tiền, hết nhiệt huyết,
  • 10:00 - 10:01
    hết tất tần tật.
  • 10:01 - 10:04
    Hãy nhớ, hầu hết mọi người
    không thể nghĩ là người ta có nổi
  • 10:04 - 10:05
    thậm chí một trong những
    điều kỳ diệu về kỹ thuật này,
  • 10:05 - 10:09
    và cần ít nhất năm điều
    để xây dựng công trình như Pantheon.
  • 10:09 - 10:11
    Theo tôi, những người nhìn xa
    trông rộng hiếm thấy này
  • 10:11 - 10:13
    có thể nghĩ thấu
    cả thế giới của nghệ thuật,
  • 10:13 - 10:15
    thiết kế và kỹ thuật;
  • 10:15 - 10:17
    họ có khả năng nhận biết
  • 10:17 - 10:20
    khi nào những người khác
    hội đủ các điều kì diệu
  • 10:20 - 10:22
    để mang mục tiêu đến gần tầm với.
  • 10:22 - 10:25
    Nhờ có tầm nhìn rất rõ ràng,
  • 10:25 - 10:27
    họ có cam đảm và quyết tâm
  • 10:27 - 10:29
    để đưa ra
    những phép lạ còn lại
  • 10:29 - 10:33
    và họ thường nắm lấy
    những điều người khác nghĩ
  • 10:33 - 10:35
    là trở ngại không thể vượt qua
  • 10:35 - 10:37
    và biến chúng nên
    những nét thành công đặc biệt.
  • 10:37 - 10:40
    Hãy lấy giếng trời
    của Pantheon làm ví dụ.
  • 10:40 - 10:41
    Bằng quyết tâm
    đưa nó vào thiết kế,
  • 10:41 - 10:44
    nghĩa là bạn không thể
    dùng nhiều công nghệ đương thời
  • 10:44 - 10:47
    đã được phát triển
    cho các mái vòm thời La Mã.
  • 10:47 - 10:50
    Tuy nhiên, thay vì tận dụng
    kỹ thuật này
  • 10:50 - 10:53
    và chỉ cần tính lại về trọng lượng
    và phân bổ ứng suất,
  • 10:53 - 10:55
    họ cả gan đưa ra
    một thiết kế chỉ được thực hiện
  • 10:55 - 10:57
    với một giếng trời lớn ở trên nóc.
  • 10:57 - 11:00
    Công trình đã xong!
    thỏa mãn yêu cầu mỹ học,
  • 11:00 - 11:05
    thiết kế để chiếu sáng,
    làm mát
  • 11:05 - 11:08
    và mối liên lạc trực tiếp với bầu trời.
  • 11:08 - 11:10
    Không tệ.
  • 11:10 - 11:12
    Những người này
    không chỉ tin rằng
  • 11:12 - 11:14
    có thể làm
    những điều không thể,
  • 11:14 - 11:17
    mà phải làm cho được như thế.
  • 11:17 - 11:19
    Ta hãy gác lại lịch sử cổ đại.
  • 11:19 - 11:22
    Vậy đâu là những ví dụ hiện thời
    về những công trình
  • 11:22 - 11:24
    kết hợp thiết kế sáng tạo
  • 11:24 - 11:27
    với tiến bộ công nghệ tài tình
  • 11:27 - 11:29
    để lại cho đời
  • 11:29 - 11:30
    hàng ngàn năm sau?
  • 11:30 - 11:33
    Vâng, đưa được con người
    lên mặt trăng là tài,
  • 11:33 - 11:36
    và đưa được con người trở lại Trái đất
    cũng không hề tệ.
  • 11:36 - 11:39
    Nói về một bước nhảy vọt khổng lồ:
  • 11:39 - 11:41
    Thật khó tưởng tượng
    một thời khắc sâu sắc
  • 11:41 - 11:43
    trong lịch sử loài người
  • 11:43 - 11:45
    khi chúng ta lần đầu
    rời khỏi thế giới của mình
  • 11:45 - 11:47
    để đặt chân vào
    một thế giới khác.
  • 11:47 - 11:49
    Điều tiếp theo
    sau mặt trăng là gì?
  • 11:49 - 11:52
    Người ta dễ nói rằng
  • 11:52 - 11:53
    đền thờ của hôm nay
    là Internet,
  • 11:53 - 11:56
    nhưng thực ra tôi nghĩ
    điều đó hoàn toàn sai,
  • 11:56 - 11:59
    hoặc ít nhất chỉ là
    một phần của câu chuyện.
  • 11:59 - 12:01
    Internet không phải
    là đền thờ Pantheon.
  • 12:01 - 12:04
    Đúng hơn, nó giống như sự
    phát minh ra bê tông:
  • 12:04 - 12:06
    quan trọng, và hoàn toàn cần thiết
  • 12:06 - 12:08
    để xây đền Pantheon
  • 12:08 - 12:09
    bền vững,
  • 12:09 - 12:12
    nhưng hoàn toàn không đủ
    nếu chỉ có bê tông.
  • 12:12 - 12:15
    Tuy nhiên, cũng như
    công nghệ bê tông
  • 12:15 - 12:19
    đóng vai trò quan trọng trong việc
    xây dựng đền Pantheon
  • 12:19 - 12:22
    các nhà thiết kế mới ngày nay
    sẽ sử dụng công nghệ Internet
  • 12:22 - 12:25
    để tạo ra các khái niệm mới bền vững.
  • 12:25 - 12:27
    Điện thoại thông minh
    là một ví dụ hoàn hảo.
  • 12:27 - 12:29
    Rồi đa số mọi người
    trên hành tinh này
  • 12:29 - 12:31
    sẽ có một cái,
  • 12:31 - 12:33
    và ý tưởng kết nối mọi người
  • 12:33 - 12:36
    với kiến thức và với nhau
    sẽ trụ lại.
  • 12:36 - 12:37
    Bước tiếp theo là gì?
  • 12:37 - 12:41
    Tiến bộ gì sắp xãy ra
    sánh được với Pantheon?
  • 12:41 - 12:42
    Hãy nghĩ về điều này.
  • 12:42 - 12:45
    Tôi không kể đến
    nhiều đột phá
  • 12:45 - 12:47
    rất được hoan nghênh
    và kịch tính
  • 12:47 - 12:49
    như chữa bệnh ung thư.
  • 12:49 - 12:52
    Tại sao?
    Bởi Pantheons được dựng nên
  • 12:52 - 12:55
    trên các vật thể vật chất được thiết kế,
  • 12:55 - 12:57
    vật thể này tạo cảm hứng
  • 12:57 - 12:59
    đơn giản qua việc nhìn
    và cảm nhận chúng,
  • 12:59 - 13:02
    và sẽ tiếp tục như vậy
    mãi mãi.
  • 13:02 - 13:06
    Nghệ thuật là một loại
    ngôn ngữ khác.
  • 13:06 - 13:09
    Những đóng góp quan trọng
    kéo dài sự sống
  • 13:09 - 13:12
    và giảm bớt đau đớn,
    tất nhiên là quan trọng
  • 13:12 - 13:13
    và tuyệt vời,
  • 13:13 - 13:15
    nhưng chúng chỉ là
    một phần liên tục
  • 13:15 - 13:18
    của kiến thức và công nghệ tổng thể
    của chúng ta,
  • 13:18 - 13:20
    giống như internet vậy thôi.
  • 13:20 - 13:23
    Vậy điều tiếp theo là gì?
  • 13:23 - 13:24
    Có lẽ trái với những gì là cảm tính
  • 13:24 - 13:27
    tôi đoán đó là một ý tưởng
    nhìn xa trông rộng
  • 13:27 - 13:28
    có từ cuối thập niên 1930
  • 13:28 - 13:32
    kể từ đó đã được hồi sinh
    qua từng thập kỉ:
  • 13:32 - 13:34
    Đó là xe tự điều khiển.
  • 13:34 - 13:35
    Trong khi bạn đang suy nghĩ,
    cho tôi giải lao một tí.
  • 13:35 - 13:39
    Làm thế nào một phiên bản mơ mộng
    về kiểm soát hành trình
  • 13:39 - 13:41
    có thể đứng vững được?
  • 13:41 - 13:43
    Nhìn xem, phần lớn
    thế giới chúng ta
  • 13:43 - 13:46
    được thiết kế xoay quanh
    đường sá và phương tiện.
  • 13:46 - 13:48
    Đây là những điều thiết yếu
    dẫn đến thành công
  • 13:48 - 13:50
    của Đế chế Roma
  • 13:50 - 13:52
    như hệ thống
    đường cao tốc liên bang
  • 13:52 - 13:53
    cho sự thịnh vượng và phát triển
  • 13:53 - 13:56
    của nước Mỹ.
  • 13:56 - 13:59
    Ngày nay, những con đường nối liền
    thế giới chúng ta
  • 13:59 - 14:01
    chen chúc bởi xe hơi và xe tải
  • 14:01 - 14:03
    tình trạng này về cơ bản
    vẫn không thay đổi
  • 14:03 - 14:05
    trong 100 năm tới.
  • 14:05 - 14:08
    Mặc dù có lẽ
    không rõ ràng hôm nay,
  • 14:08 - 14:13
    nhưng xe tự điều khiển
    sẽ là công nghệ chính
  • 14:13 - 14:16
    cho phép chúng ta
    tái thiết kế thành phố
  • 14:16 - 14:18
    và nói rộng ra,
    tái thiết nền văn minh.
  • 14:18 - 14:20
    Đây là lý do tại sao:
  • 14:20 - 14:22
    Một khi xe tự điều khiển
    trở nên phổ biến,
  • 14:22 - 14:24
    mỗi năm, những loại xe cộ này
    sẽ cứu được
  • 14:24 - 14:27
    hàng chục ngàn mạng sống
    chỉ riêng ở Hoa Kỳ
  • 14:27 - 14:30
    và cứu sống một triệu người
    trên toàn thế giới.
  • 14:30 - 14:33
    Việc tiêu thụ năng lượng từ ô tô
    và ô nhiễm không khí
  • 14:33 - 14:36
    sẽ giảm đi đáng kể.
  • 14:36 - 14:37
    Việc tắc đường
  • 14:37 - 14:41
    ở nội và ngoại vi các thành phố
    sẽ biến mất.
  • 14:41 - 14:44
    Những loại xe này cho phép
    đưa ra những ý tưởng mới và hấp dẫn
  • 14:44 - 14:46
    trong cách thiết kế
    thành phố, nơi làm việc
  • 14:46 - 14:48
    và cách chúng ta sống.
  • 14:48 - 14:51
    Chúng ta sẽ
    đến nơi muốn đến nhanh hơn
  • 14:51 - 14:54
    và xã hội sẽ giành lại số lượng lớn
  • 14:54 - 14:55
    sức sản xuất bị lãng phí
  • 14:55 - 14:58
    khi ngồi trong các phương tiện
    giao thông ô nhiễm hiện nay.
  • 14:58 - 15:02
    Nhưng tại sao là bây giờ?
    Tại sao ta nghĩ việc này đã sẵn sàng?
  • 15:02 - 15:04
    Bởi vì trong 30 năm qua,
  • 15:04 - 15:06
    những người không ở trong ngành
    công nghiệp ô tô
  • 15:06 - 15:08
    đã tiêu tốn vô số tỉ đô
  • 15:08 - 15:10
    để tạo ra những điều kì diệu cần thiết,
  • 15:10 - 15:13
    nhưng với mục đích hoàn toàn khác.
  • 15:13 - 15:15
    Nghiên cứu của dự án
    phòng thủ tiên tiến (DARPA),
  • 15:15 - 15:19
    các trường đại học, và các công ty
    ngoài ngành công nghiệp ô tô
  • 15:19 - 15:21
    nhận thấy rằng nếu con người ta
    thông minh sáng suốt
  • 15:21 - 15:23
    thì ngành công nghệ tự động
    có thể đã được khai triển xong xuôi..
  • 15:23 - 15:27
    Vậy thì 5 điều kỳ diệu
    cần cho ngành ô tô tự động là gì?
  • 15:27 - 15:28
    Một, bạn cần biết
  • 15:28 - 15:31
    bạn đang ở đâu
    và thời gian chính xác là gì
  • 15:31 - 15:34
    Điều này được hệ thống GPS
    giải quyết chặt chẽ.
  • 15:34 - 15:35
    Đó là Hệ thống Định Vị Toàn cầu,
  • 15:35 - 15:37
    mà chính phủ Mỹ đã thiết lập.
  • 15:37 - 15:40
    Bạn cần biết các con đường ở đâu,
  • 15:40 - 15:43
    quy luật đi đường là gì
    và nơi bạn muốn đến.
  • 15:43 - 15:45
    Nhu cầu khác nhau của hệ thống
    điều hướng cá nhân,
  • 15:45 - 15:47
    các hệ thống điều hướng trong xe,
  • 15:47 - 15:50
    và bản đồ dựa trên web
    đáp ứng nhu cầu này .
  • 15:50 - 15:53
    Bạn cần có thông tin liên lạc
    gần như liên tục
  • 15:53 - 15:55
    với mạng lưới điện toán
    hiệu suất cao
  • 15:55 - 15:56
    và với những người lân cận khác
  • 15:56 - 16:00
    để hiểu được ý định của họ.
  • 16:00 - 16:03
    Công nghệ không dây
    đã phát triển cho thiết bị điện thoại,
  • 16:03 - 16:05
    với một vài điều chỉnh nhỏ,
  • 16:05 - 16:08
    là hoàn toàn phù hợp
    để giải quyết vấn đề này.
  • 16:08 - 16:10
    Có thể bạn sẽ muốn bắt đầu
  • 16:10 - 16:11
    với một số con đường bị hạn chế
  • 16:11 - 16:14
    mà cả xã hội và giới luật sư
  • 16:14 - 16:16
    đồng ý rằng chúng sẽ an toàn
    khi sử dụng cho mục đích này.
  • 16:16 - 16:19
    Hãy bắt đầu với các làn HOV
    (làn đường cho xe công suất cao)
  • 16:19 - 16:21
    và di chuyển từ đó.
  • 16:21 - 16:22
    Nhưng cuối cùng,
    bạn cần nhận ra rằng
  • 16:22 - 16:24
    con người, bảng hiệu,
    vật thể trên đường.
  • 16:24 - 16:27
    Tầm nhìn của máy, cảm biến đặc biệt,
    và điện toán công suất cao
  • 16:27 - 16:29
    có thể làm nhiều điều,
  • 16:29 - 16:31
    nhưng hóa ra vẫn còn chưa đủ
  • 16:31 - 16:33
    khi gia đình bạn đang ở trên xe.
  • 16:33 - 16:37
    Thỉnh thoảng, con người cần
    để cho trực giác hoạt động
  • 16:37 - 16:41
    bạn có thể thực sự phải đánh thức
  • 16:41 - 16:43
    hành khách trên xe và hỏi họ
  • 16:43 - 16:45
    cái ổ voi ở giữa đường
    là cái quái gì thế.
  • 16:45 - 16:48
    Không quá tệ, nó cho chúng ta
    một cảm nhận về mục đích
  • 16:48 - 16:50
    trong thế giới mới này.
  • 16:50 - 16:52
    Ngoài ra, khi những tay lái đầu tiên
  • 16:52 - 16:54
    giải thích cho chiếc xe
    đang bị bối rối
  • 16:54 - 16:56
    rằng ổ voi lù lù
    ở ngã ba đường
  • 16:56 - 16:58
    thực ra là một nhà hàng,
  • 16:58 - 17:00
    và không sao, cứ tiếp tục lái,
  • 17:00 - 17:04
    tất cả các xe khác trên mặt đất
  • 17:04 - 17:07
    từ thời điểm này trở đi
    sẽ biết điều này.
  • 17:07 - 17:09
    5 điều kỳ diệu
    đã được kể ra gần hết,
  • 17:09 - 17:11
    giờ đây bạn chỉ cần
    có một tầm nhìn sáng suốt
  • 17:11 - 17:14
    về một thế giới tốt đẹp hơn
    với những chiếc xe tự điều khiển,
  • 17:14 - 17:17
    những thiết kế đẹp mê hồn
    cùng nhiều tính năng mới,
  • 17:17 - 17:20
    cộng với khá nhiều tiền
    và làm việc chăm chỉ
  • 17:20 - 17:21
    để biến nó thành hiện thực.
  • 17:21 - 17:24
    Thời điểm để bắt đầu
    chỉ một vài năm nữa,
  • 17:24 - 17:26
    và tôi dự đoán rằng
    phương tiện tự điều khiển
  • 17:26 - 17:28
    sẽ hoàn toàn thay đổi
    thế giới chúng ta
  • 17:28 - 17:32
    qua vài thập kỉ tới.
  • 17:32 - 17:35
    Tóm lại, tôi tin rằng
  • 17:35 - 17:37
    chất hợp thành ngôi đền
    Pantheons tương lai
  • 17:37 - 17:39
    đã ở đâu đó quanh đây,
  • 17:39 - 17:41
    chỉ chờ người có tầm nhìn
  • 17:41 - 17:43
    với kiến thức sâu rộng,
  • 17:43 - 17:44
    những kỹ năng đa ngành,
  • 17:44 - 17:46
    và niềm đam mê tột bật
  • 17:46 - 17:51
    để hiệp một tất cả,
    và biến giấc mơ thành hiện thực.
  • 17:51 - 17:54
    Nhưng những người như thế
    không tự nhiên
  • 17:54 - 17:55
    mọc ra.
  • 17:55 - 17:57
    Họ cần được nuôi dưỡng và khích lệ
  • 17:57 - 17:59
    từ khi còn là những đứa trẻ.
  • 17:59 - 18:00
    Chúng ta cần yêu thương và giúp đỡ họ
  • 18:00 - 18:02
    để khám phá ra
    niềm đam mê của mình.
  • 18:02 - 18:04
    Chúng ta cần động viên họ
    làm việc chăm chỉ
  • 18:04 - 18:07
    và giúp họ hiểu rằng thất bại
  • 18:07 - 18:10
    là một phần cần thiết để thành công,
  • 18:10 - 18:12
    cũng như sự kiên trì vậy.
  • 18:12 - 18:15
    Chúng ta cần giúp họ tìm ra
    hình mẫu của riêng họ,
  • 18:15 - 18:18
    và cho họ sự tự tin
    để tin vào chính mình
  • 18:18 - 18:20
    và để tìn rằng mọi sự đều có thể.
  • 18:20 - 18:24
    và như ông tôi đã làm
    khi dẫn tôi đi mua đồ cũ
  • 18:24 - 18:26
    và cũng như cha mẹ tôi đã làm
  • 18:26 - 18:28
    khi họ dẫn tôi đến
    các bảo tàng khoa học
  • 18:28 - 18:31
    chúng ta cần động viên họ tìm ra
    con đường đi của riêng mình,
  • 18:31 - 18:34
    ngay cả khi con đường của họ
    rất khác với chúng ta.
  • 18:34 - 18:35
    Nhưng có một lưu ý:
  • 18:35 - 18:38
    chúng ta cũng cần
    định kỳ đưa họ ra khỏi
  • 18:38 - 18:39
    những điều kì diệu
    hiện đại của mình
  • 18:39 - 18:41
    như máy tính, điện thoại,
    máy tính bảng,
  • 18:41 - 18:43
    máy trò chơi, và ti vi,
  • 18:43 - 18:45
    hãy dẫn họ ra ngoài nắng
  • 18:45 - 18:47
    để họ có thể cảm nhận
    được thiên nhiên
  • 18:47 - 18:50
    và những kỳ quan thiết kế
    của thế giới,
  • 18:50 - 18:52
    hành tinh và nền văn minh
    của chúng ta.
  • 18:52 - 18:55
    Nếu chúng ta không làm vậy,
    thì bọn trẻ sẽ không hiểu được
  • 18:55 - 18:57
    những điều quý giá kia là gì
  • 18:57 - 18:59
    rằng tới một ngày nào đó
    chúng sẽ chịu trách nhiệm
  • 18:59 - 19:02
    bảo vệ và phát triển nó.
  • 19:02 - 19:03
    Chúng ta cũng cần chúng hiểu
  • 19:03 - 19:06
    vài điều dường như vẫn
    không được đánh giá đúng mức
  • 19:06 - 19:09
    trong thế giới ngày càng
    phụ thuộc vào công nghệ,
  • 19:09 - 19:11
    điều đó là nghệ thuật và thiết kế
  • 19:11 - 19:12
    không phải là điều xa xỉ,
  • 19:12 - 19:14
    cũng không phải không tương thích
  • 19:14 - 19:16
    với khoa học và kỹ thuật.
  • 19:16 - 19:19
    Chính nó là điều thiết yếu
    khiến chúng ta trở nên đặc biệt.
  • 19:22 - 19:24
    Một ngày nào đó,
    nếu bạn có cơ hội,
  • 19:24 - 19:26
    có lẽ bạn sẽ dẫn con mình
  • 19:26 - 19:28
    đến thăm đền Pantheon,
  • 19:28 - 19:30
    cũng như chúng tôi
    sẽ dẫn con gái mình là Kira,
  • 19:30 - 19:32
    đến trải nghiệm trực tiếp
  • 19:32 - 19:37
    sức mạnh của thiết kế
    đáng kinh ngạc này,
  • 19:37 - 19:40
    được làm nên vào một ngày
    không có gì nổi bật tại Rome,
  • 19:40 - 19:43
    đã trường tồn 2,000 năm
    vào tương lai
  • 19:43 - 19:46
    để định hướng cho cuộc đời tôi.
  • 19:46 - 19:48
    Xin cảm ơn
  • 19:48 - 19:52
    (Vỗ tay)
Title:
Kết hợp nghệ thuật với kỹ thuật làm nên tác phâm để đời
Speaker:
Bran Ferren
Description:

Khi Bran Ferren mới lên 9 tuổi, bố mẹ đưa ông đến thăm đền Pantheon ở Rome - và điều này đã thay đổi đời ông. Trong khoảnh khắc đó, ông bắt đầu hiểu những những công cụ của khoa học và kỹ thuật có thể trở nên mạnh mẽ như thế nào khi kết hợp với nghệ thuật, thiết kế và thẩm mỹ. Kể từ đó, ông không ngừng tìm kiếm những tác phẩm đầy tính thuyết phục của thời hiện đại khả dĩ có thể sánh với với kiệt tác thành Rome. Hãy hào hứng theo dõi cho đến tận cuối buổi nói chuyện này để nghe những gợi ý bất ngờ của ông.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:12

Vietnamese subtitles

Revisions