Return to Video

Sơ lược về năng lượng trên Trái Đất - Joshua M. Sneideman

  • 0:07 - 0:10
    Năng lượng ở xung quanh chúng ta,
  • 0:10 - 0:14
    một đại lượng vật lí mà tuân theo
    chính xác quy luật của tự nhiên.
  • 0:14 - 0:16
    Vũ trụ chỉ có một lượng năng lượng
    nhất định;
  • 0:17 - 0:19
    Nó không tự sinh ra mà cũng
    không tự mất đi
  • 0:19 - 0:20
    mà chuyển từ trạng thái này
    sang trạng thái khác,
  • 0:20 - 0:23
    ví dụ như động năng hay thế năng,
  • 0:23 - 0:26
    với các tính chất và công thức khác nhau
    để ghi nhớ.
  • 0:26 - 0:27
    Ví dụ,
  • 0:27 - 0:30
    bóng đèn để bàn sử dụng bóng LED
    công suất 6W
  • 0:30 - 0:33
    có khả năng sinh 6 jul năng lượng ánh sáng
    mỗi giây.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng hãy quay trở lại vũ trụ của chúng ta
  • 0:36 - 0:39
    để quan sát hành tinh này,
    các hệ thống và các dòng năng lượng của nó.
  • 0:40 - 0:42
    Hệ thống vật lý của Trái Đất
    bao gồm
  • 0:42 - 0:44
    tầng khí quyển, thuỷ quyển
  • 0:44 - 0:47
    thạch quyển và sinh quyển.
  • 0:47 - 0:50
    Năng lượng di chuyển ra vào các hệ thống
  • 0:50 - 0:52
    và khi năng lượng chuyển hoá giữa chúng,
  • 0:52 - 0:55
    một số bị mất vào môi trường xung quanh,
  • 0:55 - 0:57
    như nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,
  • 0:57 - 0:59
    sóng hoặc chuyển động.
  • 1:00 - 1:03
    Năng lượng trên hành tinh của chúng ta đến
    từ cả bên trong và bên ngoài.
  • 1:03 - 1:07
    Năng lượng địa nhiệt
    đến từ các đồng vị phóng xạ
  • 1:07 - 1:10
    và năng lượng quay của Trái Đất
  • 1:10 - 1:12
    là nguồn năng lượng bên trong,
  • 1:12 - 1:15
    trong khi đó Mặt Trời
    là nguồn năng lượng bên ngoài chủ yếu,
  • 1:15 - 1:18
    điều khiển các hệ thống cụ thể
    như thời tiết và khí hậu.
  • 1:18 - 1:22
    Ánh nắng làm nóng bề mặt và khí quyển
    với lượng khác nhau,
  • 1:22 - 1:24
    gây ra sự đối lưu,
  • 1:24 - 1:26
    tạo ra gió và
    tác động đến các dòng chảy của đại dương.
  • 1:27 - 1:32
    Bức xạ hồng ngoại, toả ra từ
    bề mặt của Trái Đất,
  • 1:32 - 1:36
    bị 'nhốt' bởi khí nhà kính
    và ảnh hưởng tiếp tục đến dòng năng lượng.
  • 1:37 - 1:40
    Mặt Trời còn là nguồn sống chủ yếu
    của các loài sinh vật.
  • 1:41 - 1:43
    Thực vật, tảo và vi khuẩn lam
  • 1:43 - 1:46
    dùng ánh sáng mặt trời sản xuất
    chất hữu cơ
  • 1:46 - 1:48
    từ khí CO2 và nước,
  • 1:48 - 1:51
    cung cấp năng lượng cho chuỗi thức ăn
    của sinh quyển.
  • 1:51 - 1:54
    Chúng ta giải phóng năng lượng thực phẩm
    bằng các phản ứng hoá học,
  • 1:54 - 1:57
    như quá trình đốt cháy năng lượng và
    hô hấp
  • 1:57 - 2:00
    Tại mỗi bậc của chuỗi thức ăn,
    một số dạng năng lượng được dự trữ
  • 2:00 - 2:02
    trong các cấu trúc hoá học mới được
    tạo ra,
  • 2:02 - 2:05
    nhưng chủ yếu là bị mất vào môi trường
    xung quanh,
  • 2:05 - 2:07
    như nhiệt độ, thân nhiệt của bạn
    chẳng hạn,
  • 2:07 - 2:09
    được giải phóng bởi sự tiêu hóa.
  • 2:09 - 2:12
    Bây giờ, nếu mắt xích đầu tiên trong chuỗi
    thức ăn ăn thực vật,
  • 2:12 - 2:17
    chỉ có 10% tổng số năng lượng được chuyển
    lên bậc tiếp theo.
  • 2:17 - 2:21
    Vì năng lượng chỉ được chuyển hoá
    theo một hướng trong chuỗi thức ăn,
  • 2:21 - 2:24
    từ sản xuất đến tiêu thụ và phân huỷ,
  • 2:24 - 2:27
    sinh vật ăn sinh vật bậc thấp hơn
    trong chuỗi thức ăn
  • 2:27 - 2:29
    sống hiệu quả hơn
    so với sinh vật bậc cao hơn
  • 2:30 - 2:32
    Vì vậy sinh vật sản xuất
    là bậc hiệu quả nhất
  • 2:32 - 2:35
    nơi mà một sinh vật có thể nạp năng lượng,
  • 2:35 - 2:39
    tuy nhiên nếu thiếu nguồn năng lượng đầu
    vào liên tục, với những sinh vật này,
  • 2:39 - 2:40
    chủ yếu là ánh sáng mặt trời,
  • 2:40 - 2:43
    cuộc sống trên Trái Đất, như ta đã biết
    sẽ chấm dứt.
  • 2:43 - 2:47
    Con người chúng ta, dùng năng lượng để
    làm rất nhiều các việc khác bên cạnh ăn uống
  • 2:47 - 2:52
    Chúng ta đi lại, xây dựng, cung cấp
    năng lượng cho các thiết bị điện tử.
  • 2:52 - 2:53
    Để làm các việc đó,
  • 2:53 - 2:55
    ta sử dụng các nguồn như nhiên liệu
    hoá thạch như:
  • 2:55 - 2:58
    than, dầu và khí tự nhiên,
  • 2:58 - 3:00
    những thứ chứa năng lượng
  • 3:00 - 3:02
    mà thực vật đã lấy từ ánh mặt trời
    rất lâu trước đó
  • 3:02 - 3:05
    và dự trữ nó dưới một dạng của Các bon.
  • 3:05 - 3:07
    Khi ta đốt nhiên liệu hoá thạch ở những
    nhà máy điện,
  • 3:07 - 3:09
    ta giải phóng nguồn năng lượng dự trữ
  • 3:09 - 3:11
    để tạo ra điện.
  • 3:12 - 3:13
    Để tạo ra điện,
  • 3:13 - 3:17
    nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu
    hoá thạch được sử dụng để làm quay tua bin
  • 3:17 - 3:19
    để làm nam châm quay,
  • 3:19 - 3:21
    liên tục tạo ra các sự
    thay đổi từ trường
  • 3:21 - 3:24
    được nối với một cuộn dây điện
  • 3:24 - 3:28
    gây ra cảm ứng điện từ trong dây dẫn.
  • 3:28 - 3:31
    Nền văn minh hiện đại phụ thuộc
    vào khả năng
  • 3:31 - 3:34
    tiếp tục cấp năng lượng cho
    dòng điện từ đó.
  • 3:34 - 3:38
    May mắn thay, chúng ta không bị hạn chế
    đốt các nhiên liệu hoá thạch không thể tái tạo
  • 3:38 - 3:40
    để tạo ra điện.
  • 3:40 - 3:42
    Cảm ứng điện từ còn có thể được tạo ra
  • 3:42 - 3:45
    bởi sự tương tác trực tiếp với các
    hạt ánh sáng,
  • 3:45 - 3:47
    đó là cách mà pin mặt trời vận hành.
  • 3:48 - 3:49
    Các nguồn năng lượng tái tạo khác,
  • 3:49 - 3:51
    như gió, nước,
  • 3:51 - 3:54
    địa nhiệt và nhiên liệu sinh học
  • 3:54 - 3:56
    cũng có thể dùng để tạo ra điện.
  • 3:57 - 4:00
    Nhu cầu năng lượng trên Trái Đất đang tăng,
  • 4:00 - 4:02
    nhưng những nguồn năng lượng ở Trải Đất
    là có hạn,
  • 4:02 - 4:05
    để tiếp cận thông qua một phức hợp
    cơ sở hạ tầng.
  • 4:05 - 4:07
    Khi dân số tăng,
  • 4:07 - 4:10
    bên cạnh tốc độ công nghiệp hoá
    và phát triển,
  • 4:10 - 4:13
    các quyết định về năng lượng cũng
    càng ngày càng quan trọng.
  • 4:13 - 4:17
    Năng lượng tác động đến y tế, giáo dục
  • 4:17 - 4:20
    quyền lực chính trị và kinh tế xã hội.
  • 4:20 - 4:22
    Nếu ta có thể cải thiện hiệu suất
    sử dụng năng lượng,
  • 4:22 - 4:25
    chúng ta sẽ sử dụng tài nguyên thiên nhiên
    có trách nhiệm hơn
  • 4:25 - 4:28
    và nâng cao đời sống của con người.
Title:
Sơ lược về năng lượng trên Trái Đất - Joshua M. Sneideman
Description:

Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự mất đi, và nhu cầu sử dụng năng lượng trên thể giới tiếp tục tăng. Nhưng năng lượng đến từ đâu và chúng đi đâu? Joshua M. Sneideman lý giải những cách mà năng lượng tuần hoàn xung quanh hành tinh của chúng ta, từ mặt trời đến chuỗi thức ăn, nguồn điện và xa hơn nữa.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:44

Vietnamese subtitles

Revisions