Return to Video

Khi phân tử là người... - George Zaidan và Charles Morton

  • 0:08 - 0:10
    Hai người đang đi bộ xuống phố,
  • 0:10 - 0:12
    và đâm sầm vào nhau.
  • 0:12 - 0:14
    Họ sẽ đứng dậy, phủi phủi, rồi đi tiếp.
  • 0:14 - 0:17
    Đôi khi điều đó cũng xảy ra
    đối với các phân tử.
  • 0:17 - 0:19
    Chúng va đập vào nhau, và cứ thế.
  • 0:19 - 0:21
    Nhưng nếu hai người va vào nhau,
  • 0:21 - 0:23
    và trong va chạm đó,
  • 0:23 - 0:24
    cánh tay của một người bị cắt đứt
  • 0:24 - 0:28
    và dính vào khuôn mặt
    của người kia thì sao?
  • 0:28 - 0:29
    Bây giờ,điều đó nghe có vẻ kì cục,
  • 0:29 - 0:31
    nhưng đó là một trong những cách
  • 0:31 - 0:34
    mà phân tử có thể
    phản ứng với nhau.
  • 0:35 - 0:37
    Hai phân tử có thể hoà làm một.
  • 0:37 - 0:39
    Một có thể tách rời để trở thành hai.
  • 0:39 - 0:41
    Phân tử có thể
    trao đổi các bộ phận với nhau.
  • 0:42 - 0:44
    Tất cả những thay đổi này
    là phản ứng hóa học,
  • 0:44 - 0:46
    và chúng ta có thể nhìn thấy chúng
    xảy ra xung quanh ta.
  • 0:46 - 0:48
    Ví dụ, pháo hoa phát nổ,
  • 0:48 - 0:50
    hoặc gỉ sắt,
  • 0:50 - 0:50
    hoặc sữa bị thiu,
  • 0:50 - 0:51
    hay con người được sinh ra,
  • 0:51 - 0:52
    già đi,
  • 0:52 - 0:53
    chết,
  • 0:53 - 0:54
    và sau đó phân hủy.
  • 0:55 - 0:58
    Nhưng phản ứng hóa học
    không chỉ xảy ra bất thình lình!
  • 0:58 - 1:00
    Tất cả mọi thứ phải được
    sắp xếp đúng.
  • 1:00 - 1:02
    Trước tiên, các phân tử
    phải va vào nhau
  • 1:02 - 1:04
    theo đúng hướng.
  • 1:04 - 1:06
    Thứ hai, chúng phải
    va vào nhau đủ mạnh,
  • 1:06 - 1:08
    nói cách khác,
    với đủ năng lượng.
  • 1:08 - 1:09
    Bây giờ, bạn có lẽ đang nghĩ rằng
  • 1:09 - 1:12
    một phản ứng chỉ xảy ra
    theo một hướng, thế thôi.
  • 1:12 - 1:13
    Điều đó đôi khi cũng đúng.
  • 1:13 - 1:16
    Ví dụ, mọi thứ bị đốt cháy
    hay phát nổ
  • 1:16 - 1:17
    không thể
    trở về nguyên trạng
  • 1:18 - 1:21
    Nhưng hầu hết các phản ứng
    có thể xảy ra theo cả hai chiều,
  • 1:21 - 1:23
    chuyển tiếp và đảo ngược.
  • 1:23 - 1:25
    Không có lý do nào
    mà anh chàng mặt-cánh tay của chúng ta
  • 1:25 - 1:27
    không thể đụng vào
    cô gái không tay kia,
  • 1:27 - 1:30
    gắn lại cánh tay vào chỗ cũ.
  • 1:30 - 1:32
    Bây giờ, hãy nhìn xa ra
    một chút.
  • 1:32 - 1:33
    Cứ cho là bạn có
  • 1:33 - 1:35
    một nghìn người trên đường phố,
  • 1:35 - 1:36
    và tất cả ban đầu đều
  • 1:36 - 1:38
    có đủ tay chân bình thường.
  • 1:38 - 1:40
    Lúc đầu, mỗi va chạm
    là một cơ hội
  • 1:40 - 1:44
    cho người A chuyển một cánh tay
    sang mặt của người B.
  • 1:44 - 1:45
    Và như vậy lúc đầu,
  • 1:45 - 1:46
    càng ngày càng nhiều người
  • 1:46 - 1:49
    bị một cánh tay dính vào mặt
    hoặc mất đi một hay nhiều cánh tay.
  • 1:49 - 1:51
    Nhưng khi số lượng những người
    có khuôn mặt bị dính cánh tay
  • 1:51 - 1:53
    và những người bị thiếu tay
    tăng lên,
  • 1:53 - 1:57
    va chạm giữa họ
    sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • 1:57 - 1:59
    Và khi họ va vào nhau,
  • 1:59 - 2:00
    đoán xem chuyện gì nào?
  • 2:00 - 2:03
    Họ trở lại như bình thường.
  • 2:03 - 2:06
    Bây giờ, số chân tay
    được chuyển giao sang trong một giây
  • 2:06 - 2:08
    sẽ tăng cao rồi giảm xuống,
  • 2:08 - 2:10
    và số chân tay
    được chuyển giao lại trong một giây
  • 2:10 - 2:12
    sẽ bắt đầu từ số 0 rồi tăng lên.
  • 2:12 - 2:14
    Cuối cùng, hai con số này gặp nhau,
  • 2:14 - 2:15
    và trở nên ngang bằng.
  • 2:15 - 2:16
    Và khi điều đó xảy ra,
  • 2:16 - 2:19
    số người trong mỗi tình trạng
    sẽ ngừng biến đổi,
  • 2:19 - 2:21
    mặc dù họ
    vẫn tiếp tục va chạm vào nhau
  • 2:21 - 2:23
    và trao đổi tay chân.
  • 2:24 - 2:25
    Bây giờ bạn nghĩ có bao nhiêu người
  • 2:25 - 2:27
    ở hai trạng thái này?
  • 2:27 - 2:28
    50-50 phải không?
  • 2:28 - 2:30
    Không, à mà có thể.
  • 2:30 - 2:31
    Còn tuỳ từng trường hợp.
  • 2:31 - 2:32
    Có thể là 50/50,
  • 2:32 - 2:33
    Có thể là 60/40
  • 2:33 - 2:34
    hoặc 15/85,
  • 2:34 - 2:35
    hay bất cứ con số nào khác.
  • 2:35 - 2:39
    Các nhà hóa học chúng tôi
    phải nhúng tay vào
  • 2:39 - 2:41
    - à thì chúng tôi ở trong phòng thí nghiệm
    thế nên không thực sự bẩn đâu-
  • 2:41 - 2:43
    để tìm ra sự phân bổ trực tiếp
  • 2:43 - 2:45
    của các phân tử.
  • 2:45 - 2:46
    Mặc dù mỗi chân tay
    được sang chuyển
  • 2:46 - 2:50
    là một sự kiện khá bi thảm
    cho những người tham gia,
  • 2:50 - 2:50
    nếu thu nhỏ lại,
  • 2:50 - 2:53
    chúng ta nhìn thấy
    một dân số không thay đổi.
  • 2:53 - 2:55
    Chúng tôi gọi nó là
    cân bằng Niết Bàn,
  • 2:55 - 2:58
    và nó không chỉ xảy ra
    với các phản ứng hóa học.
  • 2:59 - 3:00
    Những thứ như bộ gen
  • 3:00 - 3:02
    và giao thông đường cao tốc
    cũng thể hiện cùng một khuôn mẫu.
  • 3:02 - 3:05
    Có vẻ còn khá yên ắng
    nhìn từ độ cao 900m,
  • 3:05 - 3:06
    nhưng thực tế,
    có rất nhiều thứ điên loạn
  • 3:06 - 3:08
    đang xảy ra trên mặt đất,
  • 3:08 - 3:10
    bạn chỉ cần phóng to
    để nhìn cho rõ mà thôi.
Title:
Khi phân tử là người... - George Zaidan và Charles Morton
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/chemical-reactions-zaidan-and-morton

Khi các phân tử va chạm vào nhau, phản ứng hóa học có thể xảy ra - gây ra những biến đổi cấu trúc lớn giống như việc nhận được một cánh tay mới trên khuôn mặt của mình! George Zaidan và Charles Morton tinh nghịch tưởng tượng hệ thống hóa học là phố phường nhộn nhịp, và các phân tử va chạm bên trong chúng là những con người bình thường, có khả năng trao đổi tay chân.

Bài học của George Zaidan và Charles Morton, hoạt hình bởi Neighbor.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:25

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions