Return to Video

Michael Dickinson: Làm thế nào một con ruồi bay lên được

  • 0:01 - 0:04
    Tôi lớn lên cùng với bộ phim Stat Trek. Tôi
    yêu Star Trek.
  • 0:04 - 0:09
    Star Trek khiến tôi muốn nhìn thấy những sinh vật lạ
  • 0:09 - 0:11
    những sinh vật ngoài thế giới xa xôi kia.
  • 0:11 - 0:14
    Nhưng về cơ bản, tôi nhận ra mình có thể tìm thấy
  • 0:14 - 0:17
    những sinh vật ngoài hành tinh ngay trên Trái Đất.
  • 0:17 - 0:19
    và điều mà tôi làm là nghiên cứu côn trùng.
  • 0:19 - 0:23
    tôi bị ám ảnh bởi côn trùng đặc biệt là loài biết bay
  • 0:23 - 0:26
    tôi cho rằng sự tiến hoá của loài côn trùng bay có lẽ là
  • 0:26 - 0:28
    một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sự của sự sống
  • 0:28 - 0:31
    Không có côn trùng thì sẽ chẳng có cây nở hoa
  • 0:31 - 0:33
    không có cây nở hoa thì
  • 0:33 - 0:36
    sẽ chẳng có những động vật linh trưởng ăn trái cây tài giỏi phát biểu tại TED
  • 0:36 - 0:38
    (Cười)
  • 0:38 - 0:40
    David
  • 0:40 - 0:43
    Hidehiko và Ketaki
  • 0:43 - 0:46
    đã mang tới một câu chuyện rất lôi cuốn về
  • 0:46 - 0:49
    sự tương đồng giữa loài ruồi ăn trái cây và con người,
  • 0:49 - 0:51
    có rất nhiều sự tương đồng
  • 0:51 - 0:54
    và bạn có thể nghĩ rằng nếu con người giống như loài ruồi hoa quả
  • 0:54 - 0:58
    thì hành vi ưa thích của chú ruồi ăn hoa quả này có lẽ giống thế này chẳng hạn
  • 0:58 - 1:00
    ( Cười)
  • 1:00 - 1:03
    nhưng trong bài nói chuyện của mình, tôi không muốn nhấn mạnh vào những chỗ tương đồng
  • 1:03 - 1:06
    giữa người và loài ruồi ăn hoa quả, mà là vào sự khác biệt
  • 1:06 - 1:11
    và tập trung vào những hành vi mà tôi cho là loài ruồi thật thành thạo
  • 1:11 - 1:14
    tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim tốc độ cao
  • 1:14 - 1:18
    về một chú ruồi với 7000 khung ảnh một giây qua ánh sáng hồng ngoại
  • 1:18 - 1:22
    phía bên phải , không có trong khung hình, là bóng điện tử của kẻ săn mồi
  • 1:22 - 1:24
    đang chuẩn bị tấn công con ruồi
  • 1:24 - 1:26
    Con ruồi cảm nhận được kẻ săn mồi này.
  • 1:26 - 1:28
    nó sẽ trải chân dài ra
  • 1:28 - 1:30
    và khệnh khạng bay đi
  • 1:30 - 1:32
    sống sót và được bay thêm ngày nữa,
  • 1:32 - 1:35
    Giờ tôi sẽ cẩn thận cắt chuỗi phim này
  • 1:35 - 1:38
    thành một đoạn đúng bằng một cái chớp mắt của con người
  • 1:38 - 1:41
    trong một cái chớp mắt của bạn
  • 1:41 - 1:44
    con ruồi đó đã thấy kẻ săn mồi rình mò này
  • 1:44 - 1:50
    ước định vị trí kẻ săn mồi và khởi động hành vi vận động để bay đi
  • 1:50 - 1:55
    đập cánh 220 lấn/giây
  • 1:55 - 1:57
    tôi cho rằng đây là một hành vi thật thú vị
  • 1:57 - 2:00
    nó cho ta thấy não của con ruồi xử lý thông tin nhanh như thế nào
  • 2:00 - 2:03
    Vậy còn điều gì đã khiến cho những chuyến bay cất cánh?
  • 2:03 - 2:06
    Để bay, giống như máy bay con người tạo ra
  • 2:06 - 2:09
    bạn cần có cánh có thể tạo ra đủ khí động lực
  • 2:09 - 2:12
    bạn cần một bộ máy tạo đủ năng lượng để bay
  • 2:12 - 2:14
    và bạn cần một bộ điều khiển
  • 2:14 - 2:17
    trong chiếc máy bay đầu tiên của con người, bộ điều khiển đơn giản là
  • 2:17 - 2:21
    bộ não của Orville và Wilbur ngồi trong buồng lái
  • 2:21 - 2:24
    Vậy so sánh với con ruồi thì thế nào?
  • 2:24 - 2:27
    Tôi đã dành phần nhiều trong buổi đầu sự nghiệp của mình cố tìm ra
  • 2:27 - 2:31
    làm thế nào mà cánh của côn trùng có thể tạo ra đủ lực để giữ con ruồi trên không
  • 2:31 - 2:33
    bạn có lẽ từng nghe các nhà kĩ sư đã chứng minh
  • 2:33 - 2:36
    rằng ong nghệ không thể bay
  • 2:36 - 2:38
    Vấn đề là việc cho rằng cánh của côn trùng
  • 2:38 - 2:41
    hoạt động theo cách mà máy bay hoạt động. Nhưng không phải
  • 2:41 - 2:44
    Chúng tôi khắc phục vấn đề này bằng cách tạo ra những
  • 2:44 - 2:48
    mẫu robot côn trùng sống động với quy mô lớn
  • 2:48 - 2:51
    mà sẽ bay vào những hồ dầu khoáng
  • 2:51 - 2:53
    nới chúng ta có thể nghiên cứu các lực khí động học.
  • 2:53 - 2:55
    Hoá ra là côn trùng đập cánh
  • 2:55 - 2:58
    khi bị dồn vào thế tấn công theo cách rất thông minh
  • 2:58 - 3:01
    khi đó sẽ tạo ra một cấu trúc ở đầu mép cánh chính
  • 3:01 - 3:04
    một cấu trúc có dạng lốc xoáy gọi là lốc xoáy đầu mép
  • 3:04 - 3:07
    chính lốc xoáy đó đã khiến cho cánh
  • 3:07 - 3:11
    tạo ra đủ lực để giữ cho chúng bay trên không.
  • 3:11 - 3:13
    Nhưng điều thực sự thú vị hơn hết
  • 3:13 - 3:16
    không phải là hình thái học thú vị của cánh
  • 3:16 - 3:20
    mà là cách con ruồi đập cánh
  • 3:20 - 3:23
    Điều mà hiển nhiên là được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh
  • 3:23 - 3:26
    đây chính là điều khiến ruồi có thể thực hiện
  • 3:26 - 3:28
    những sự vận động trên không đáng kinh ngạc này
  • 3:28 - 3:30
    Vậy cơ cấu của ruồi như thế nào?
  • 3:30 - 3:33
    Cơ cấu của nó rất thú vị
  • 3:33 - 3:35
    Chúng có hai loại hệ cơ để bay:
  • 3:35 - 3:38
    cái gọi là cơ lực có chức năng duỗi ra
  • 3:38 - 3:42
    có nghĩa là nó tự hoạt động mà không cần điều khiển
  • 3:42 - 3:45
    dựa vào sự co thắt bởi hệ thần kinh
  • 3:45 - 3:49
    Nó đựơc chuyên hóa để tạo ra lượng lực khổng lồ để bay
  • 3:49 - 3:52
    và tập trung ở phần thân giữa của ruồi
  • 3:52 - 3:53
    Vậy nên khi một con ruồi va vào kính xe của bạn
  • 3:53 - 3:55
    cơ bản là bạn đang nhìn vào hệ cơ lực
  • 3:55 - 3:58
    Nhưng tại phần gốc của cánh
  • 3:58 - 4:00
    có một loại cơ điều khiển nhỏ bé
  • 4:00 - 4:04
    không mạnh nhưng rất nhanh
  • 4:04 - 4:07
    chúng có thể tái cấu trúc phần bản lề của cánh
  • 4:07 - 4:09
    qua từng cú đập
  • 4:09 - 4:12
    Đây là điều khiến cho ruồi có thể thay cách đập cánh
  • 4:12 - 4:15
    và tạo ra những thay đổi về khí động lực
  • 4:15 - 4:17
    và giúp nó thay đổi quỹ đạo bay
  • 4:17 - 4:21
    Tất nhiên,vai trò của hệ thần kinh là kiểm soát những điều này
  • 4:21 - 4:22
    Vậy hãy quan sát trung khu điều khiển
  • 4:22 - 4:25
    Ruồi cảm ứng rất giỏi theo cách nào đó
  • 4:25 - 4:27
    mà chúng tạo rắc rối này
  • 4:27 - 4:31
    Chúng có những ăng ten cảm ứng mùi và dò hướng gío
  • 4:31 - 4:33
    Chúng có con mắt tinh tế
  • 4:33 - 4:35
    với năng lực quan sát chớp nhoáng nhất trên hành tinh
  • 4:35 - 4:38
    Chúng có một bộ mắt khác trên đỉnh đầu
  • 4:38 - 4:40
    Chúng ta không biết công dụng của bộ mắt này là gì
  • 4:40 - 4:43
    Chúng có bộ cảm ứng trên cánh
  • 4:43 - 4:46
    Cánh của chúng được bao phủ bởi hay có chứa các dây thần kinh cảm ứng
  • 4:46 - 4:48
    cảm nhận sự biến dạng của cánh
  • 4:48 - 4:50
    Chúng có thể nếm bằng cánh
  • 4:50 - 4:53
    Một trong những cảm ứng phức tạp nhất mà con ruồi có
  • 4:53 - 4:55
    là một cấu trúc được gọi là các dây cương
  • 4:55 - 4:57
    Những dây cương này thực sự là các con quay hồi chuyển
  • 4:57 - 5:01
    Những thiết bị này đập về trước và sau khoảng 200 hec khi bay
  • 5:01 - 5:04
    và con ruồi có thể dùng chúng để cảm nhận chuyển động quay của cơ thể
  • 5:04 - 5:08
    và khởi động nhanh chóng việc điều chỉnh chuyển động
  • 5:08 - 5:10
    Nhưng toàn bộ những thông tin cảm ứng này phải được xử lí
  • 5:10 - 5:14
    bởi bộ não và ruồi thực sự có não
  • 5:14 - 5:17
    một bộ não bao gồm 100,000 tế bào thần kinh
  • 5:17 - 5:19
    Một vài người trong hội phòng này
  • 5:19 - 5:24
    đã cho rằng loài ruồi trái cây có thể phục vụ cho khoa học thần kinh
  • 5:24 - 5:27
    chúng là một mô hình chức năng não đơn giản
  • 5:27 - 5:29
    Điểm cơ bản chính của bài nói chuyện của tôi là
  • 5:29 - 5:32
    quay trở lại nói về cái đầu của ruồi
  • 5:32 - 5:35
    Tôi không nghĩ chúng là những mô hình đơn giản của bất cứ thứ gì
  • 5:35 - 5:37
    Tôi nghĩ rằng loài ruồi là những mô hình tuyệt vời
  • 5:37 - 5:40
    của chính chúng
  • 5:40 - 5:42
    (Cười)
  • 5:42 - 5:45
    Hãy khám phá khái niệm của sự đơn giản này
  • 5:45 - 5:48
    Tôi nghĩ rằng thật không may, rất nhiều nhà khoa học thần kinh
  • 5:48 - 5:49
    Chúng tôi đều theo cách nào đó quá yêu bản thân
  • 5:49 - 5:53
    Khi chúng tôi nghĩ về não bộ, chúng tôi đều hiển nhiên nghĩ đến não bộ của chính mình
  • 5:53 - 5:55
    Nhưng hãy nhớ dạng não như thế này
  • 5:55 - 5:56
    dạng nhỏ hơn rất nhiều
  • 5:56 - 5:59
    thay vì có một trăm tỉ tế bào thần kinh, nó chỉ có một trăm ngàn thôi
  • 5:59 - 6:02
    nhưng đây lại là dạng não phổ biến nhất trên hành tinh
  • 6:02 - 6:05
    và đã tồn tại như thế qua 400 triệu năm
  • 6:05 - 6:07
    Vậy có công bằng không khi nói rằng nó đơn giản
  • 6:07 - 6:09
    Nó đơn giản khi bị so sánh về số lượng tế bào thần kinh khiêm tốn
  • 6:09 - 6:11
    nhưng đó có phải là một hệ đo lường công bằng?
  • 6:11 - 6:13
    Tôi cho rằng nó không phải là hệ đo công bằng
  • 6:13 - 6:16
    Vậy nên hãy suy nghĩ chút ít về điều này. Tôi nghĩ chúng ta phải so sánh--
  • 6:16 - 6:18
    Cười
  • 6:18 - 6:23
    kích thước của não bộ
  • 6:23 - 6:25
    với điều mà chúng có thể làm
  • 6:25 - 6:28
    Vậy nên tôi lấy ví dụ so sánh là số hiệu của Ông Trump
  • 6:28 - 6:31
    và là tỉ lệ của danh mục hành vi
  • 6:31 - 6:35
    của người đàn ông này so với con số tế bào thần kinh trong não của ông ấy
  • 6:35 - 6:37
    Chúng ta sẽ tính toán so sánh bằng hiệu số của ông Trump với loài ruồi ăn hoa quả
  • 6:37 - 6:40
    Bao nhiêu người trong số các bạn ở đây nghĩ rằng hiệu số của ông Trump
  • 6:40 - 6:42
    cao hơn loài ruồi hoa quả này
  • 6:42 - 6:45
    Vỗ tay
  • 6:45 - 6:48
    Khán giả thông minh thật
  • 6:48 - 6:52
    Vâng, sự không cân bằng xảy ra theo hướng này, hoặc là tôi đặt để nó như thế
  • 6:52 - 6:54
    Tôi nhận ra rằng có chút vô lí
  • 6:54 - 6:58
    khi so sánh hiệu số danh mục hành vi của người với một con ruồi
  • 6:58 - 7:02
    Hãy lấy một thí dụ từ con vật khác. Con chuột vậy
  • 7:02 - 7:06
    MỘt con chuột có nhiều hơn gấp 1,000 lần các tế bào thần kinh so với con ruồi
  • 7:06 - 7:08
    Tôi từng nghiên cứu về chuột. KHi tôi nghiên cứu chuột
  • 7:08 - 7:11
    Tôi từng nói chậm.
  • 7:11 - 7:13
    Sau đó thì có gì đó tự nhiên xảy ra khi tôi nghiên cứu ruồi
  • 7:13 - 7:16
    Cười
  • 7:16 - 7:19
    Tôi nghĩ nếu bạn so sánh lịch sử tự nhiên của giữa ruồi và chuột
  • 7:19 - 7:23
    điều này có thể sánh được. Chúng phải lùng sục tìm thức ăn
  • 7:23 - 7:25
    Chúng phải tán tỉnh
  • 7:25 - 7:29
    Giao phối. Lẩn trốn khỏi những kẻ săn mồi
  • 7:29 - 7:31
    Chúng làm rất nhiều thứ tương tự nhau
  • 7:31 - 7:32
    Nhưng tôi muốn lập lụân rằng ruồi làm nhiều hơn
  • 7:32 - 7:36
    Ví dụ, tôi sẽ cho bạn xem một cảnh phim
  • 7:36 - 7:40
    nhưng tôi phải nói rằng, một trong những quỹ tài trợ của tôi có được từ quân đội
  • 7:40 - 7:42
    Vậy nên tôi sẽ cho các bạn xem cảnh phim tuyệt mật này
  • 7:42 - 7:46
    và bạn đừng thảo luận nó ngoài khán phòng này nhé?
  • 7:46 - 7:48
    Tôi múôn bạn quan sát phần lượng tải
  • 7:48 - 7:51
    tại đuôi con ruồi hoa quả
  • 7:51 - 7:53
    Quan sát kỹ
  • 7:53 - 7:57
    bạn sẽ thấy tại sao thằng con 6 tuổi của tôi
  • 7:57 - 8:02
    lại muốn thành nhà khoa học thần kinh.
  • 8:02 - 8:03
    Chờ chút
  • 8:03 - 8:05
    Bùm
  • 8:05 - 8:08
    Vậy nếu chỉ ít bạn thừa nhận rằng loài ruồi hoa quả không thông minh bằng loài chuột
  • 8:08 - 8:13
    thì chúng chỉ ít cũng thông minh bằng chim bồ câu. Cười
  • 8:13 - 8:17
    Giờ đây tôi muốn ám chỉ rằng ở đây không chỉ là vấn đề về số lượng
  • 8:17 - 8:19
    mà còn là thách thức cho một con ruồi phải tính toán mọi thứ
  • 8:19 - 8:22
    bộ não của chúng phải tính toán bằng những tế bào thần kinh bé tí tẹo
  • 8:22 - 8:25
    Đây là một hình ảnh tuyệt đẹp về một tế bào thần kinh thị giác trung gian của một con chuột
  • 8:25 - 8:28
    lấy từ phòng thí nghiệm của Jeff Lichtman
  • 8:28 - 8:31
    bạn có thể thấy những hình ảnh tuyệt đẹp của các bộ não
  • 8:31 - 8:34
    mà ông ấy đã chiếu trong bài nói chuyện của mình
  • 8:34 - 8:37
    Nhưng quan sát đến phần góc phải phía trên bạn sẽ thấy
  • 8:37 - 8:41
    với cùng một quy mô, một tế bào thị giác trung gian của con ruồi
  • 8:41 - 8:43
    Tôi sẽ phóng rộng phần này lên
  • 8:43 - 8:45
    Đây là một khu phức hợp tế bào thần kinh tuyệt đẹp
  • 8:45 - 8:48
    Nó rất nhỏ bé, và chứa rất nhiều những thách thức về vật lí sinh học
  • 8:48 - 8:52
    trong việc cố gắng tính toán xử lí thông tin với những tế bào thần kinh nhỏ bé
  • 8:52 - 8:56
    Những tế bào này có thể thu nhỏ đến mức nào? Quan sát con côn trùng nhỉ bé thú vị này
  • 8:56 - 8:58
    Trông nó giống một con ruồi. Nó có cánh, mắt
  • 8:58 - 9:01
    ăng ten, chân, và lịch sử cuộc đời phức tạp
  • 9:01 - 9:04
    nó là một dạng kí sinh, nó phải bay tứ tung tìm kiếm sâu bướm
  • 9:04 - 9:05
    để kí sinh trên chúng
  • 9:05 - 9:09
    Nhưng không chỉ có não của chúng là nhỏ như hạt muối
  • 9:09 - 9:11
    bằng với loài ruồi hoa quả
  • 9:11 - 9:14
    cũng chỉ nhỏ như hạt múôi
  • 9:14 - 9:18
    Đây là một vài cơ quan khác với tỉ lệ kích thước tương tự
  • 9:18 - 9:22
    Loài này chỉ bằng kích thước một con trùng đế giầy và một trùng amip
  • 9:22 - 9:26
    bộ não chúng chỉ chứa 7,000 tế bào thần kinh. rất nhỏ thôi
  • 9:26 - 9:28
    bạn đã nghe biết những thứ gọi là thân tế bào này
  • 9:28 - 9:30
    Vậy nhân tế bào của tế bào thần kinh ở đâu?
  • 9:30 - 9:33
    Loài sinh vật này tự loại bỏ nhân tế bào vì nó chiếm nhiều diện tích quá
  • 9:33 - 9:36
    Đây là một sự giao thoa giữa những biên giới của khoa học thần kinh
  • 9:36 - 9:41
    TÔi muốn đặt để rằng nó là một biên giới trong lĩnh vực khoa học thần kinh tìm hiểu bộ não hoạt động như thế nào.
  • 9:41 - 9:47
    Nhưng hãy nghĩ về điều này. bạn làm thế nào để khiến một lượng nhỏ tế bào thần kinh làm được nhiều việc?
  • 9:47 - 9:49
    Trên quan điểm của một kỹ sư tôi nghĩ rằng
  • 9:49 - 9:51
    bạn nghĩ đó là sự đa hợp
  • 9:51 - 9:54
    Bạn có thể lấy một phần cứng và khiến nó
  • 9:54 - 9:55
    làm nhiều việc khác nhau tại những thời điểm khác nhau,
  • 9:55 - 9:58
    hay sử dụng những phần khác nhau của phần cứng đó thực hiện những công việc khác nhau
  • 9:58 - 10:02
    Đây là hai khái niệm tôi múôn khám phá
  • 10:02 - 10:03
    hai khái niệm này không phải tôi nghĩ ra
  • 10:03 - 10:08
    nhưng được đưa ra bởi những người trong quá khứ
  • 10:08 - 10:11
    Một trong những ý tưởng đó được đề xuất qua bài học về hành động nhai của con cua
  • 10:11 - 10:13
    Tôi không có ý định nhai những con cua này
  • 10:13 - 10:16
    Tôi lớn lên tại Baltimore. Tôi nhai cua rất giỏi nhé
  • 10:16 - 10:19
    Nhưng tôi múôn nói tới con cua đang nhai
  • 10:19 - 10:21
    Cua đang nhai thực sự rất thú vị
  • 10:21 - 10:24
    Cua có một cấu trúc phức tạp dưới mai
  • 10:24 - 10:26
    gọi là dạ giày nghiền thức ăn
  • 10:26 - 10:28
    giúp nghiền thức ăn theo nhiều cách khác nhau
  • 10:28 - 10:33
    đây là một đoạn phim nội soi của cấu trúc này
  • 10:33 - 10:36
    Điều đáng kinh ngạc về bộ phận này là nó được điều khiển bởi
  • 10:36 - 10:39
    một bộ các tế bào thần kinh rất nhỏ, khoảng 24 tế bào thần kinh
  • 10:39 - 10:44
    thứ có thể sản sinh ra những kiểu mẫu vận động đa dạng khác nhau
  • 10:44 - 10:49
    và lí do mà chúng có thể làm được điều này là do cái hạch nhỏ này
  • 10:49 - 10:53
    trong con cua nó thực sự tràn ngập các tác nhân điều biến
  • 10:53 - 10:55
    bạn đã nghe đến tác nhân điều biến trứơc đây
  • 10:55 - 10:57
    Còn rất nhiều các tác nhân điều biến
  • 10:57 - 11:03
    mà thay đổi, kích thích cấu trúc này hơn là bản thân các tế bào thần kinh
  • 11:03 - 11:07
    chúng có thể tạo ra một bộ những mô hình phức tạp
  • 11:07 - 11:10
    Đây là công trình của Eve Marder và đồng nghiệp của cô ấy
  • 11:10 - 11:13
    những người đã đang nghiên cứu cái hệ thống thú vị này
  • 11:13 - 11:15
    cái cho ta thấy làm thế nào một chụm nhỏ các tế bào thần kinh
  • 11:15 - 11:17
    lại có thể làm nhiều thứ như vậy
  • 11:17 - 11:22
    bời vì sự điều biến tế bào thần kinh chỉ xảy ra trong phút chốc,
  • 11:22 - 11:24
    Vậy đây cơ bản là sự đa hợp theo thời gian
  • 11:24 - 11:27
    Hãy tưởng tượng một mạng lưới tế bào thần kinh với một tác nhân điều biến thần kinh
  • 11:27 - 11:30
    bạn chọn một bộ tế bào để thực hiện một hành vi
  • 11:30 - 11:33
    tác nhân điều biến tế bào thần kinh khác, một bộ tế bào khác,
  • 11:33 - 11:35
    với kiểu mẫu khác, hãy tưởng tượng
  • 11:35 - 11:39
    bạn có thể loại suy nó thành hệ thống rất phức tạp
  • 11:39 - 11:41
    Có chứng cứ nào chứng minh ruồi làm đựơc thế này không?
  • 11:41 - 11:44
    Qua nhiều năm trong phòng thí nghiệm của mình và những phòng thí nghiệm khác trên thế giới
  • 11:44 - 11:47
    Chúng tôi đã nghiên cứu hành vi của ruồi trong những thiết bị mô phỏng bay nhỏ bé
  • 11:47 - 11:48
    bạn có thể gắn một con ruồi vào một cái que nhỏ
  • 11:48 - 11:51
    bạn có thể đo lực khí động học mà nó tạo ra
  • 11:51 - 11:53
    bạn có thể để cho con ruồi chơi một chút trò chơi điện tử
  • 11:53 - 11:57
    bằng cách để nó bay xung quanh một màn hình
  • 11:57 - 12:00
    Đề tôi cho bạn xem một đoạn phim nhỏ về điều này
  • 12:00 - 12:01
    Đây là con ruồi
  • 12:01 - 12:04
    và một hình ảnh quan sát rộng lớn qua ánh sáng hồng ngoại trong thiết bị mô phỏng bay
  • 12:04 - 12:06
    đây là trò chơi con ruồi khoái chơi
  • 12:06 - 12:09
    Bạn để chúng bay về phía giải hình nhỏ kia
  • 12:09 - 12:11
    và chúng sẽ chỉ lái về hướng giải hình đó luôn mãi
  • 12:11 - 12:15
    Nó là một phần trong hệ thống hướng dẫn thị giác
  • 12:15 - 12:17
    Những gần đây, chúng ta đã có thể
  • 12:17 - 12:22
    sửa đổi những dạng phạm vi hành vi này phục vụ cho sinh lý học
  • 12:22 - 12:25
    Đây là một sự chuẩn bị mà một trong những vị nghiên cứu sinh tiến sĩ trước đây của tôi
  • 12:25 - 12:27
    Gaby Maimon, người hiện tại đang làm việc cho tập đoàn Rockefeller phát triển
  • 12:27 - 12:29
    Nó cơ bản là một mô hình mô phỏng bay
  • 12:29 - 12:32
    có những điều kiện mà bạn có thể gắn một điện cực
  • 12:32 - 12:34
    vào não của con ruồi để ghi dữ liệu
  • 12:34 - 12:38
    từ một tế bào thần kinh với dạng gien xác định
  • 12:38 - 12:40
    Đây là hình ảnh của một trong những thí nghiệm đó
  • 12:40 - 12:43
    Một đoạn phim được chụp từ một vị nghiên cứu sinh tiến sĩ khác trong phòng thí nghiệm
  • 12:43 - 12:44
    Bettina Schnell.
  • 12:44 - 12:48
    Phần màu xanh lá cây ở dưới là lớp hiệu thế màng
  • 12:48 - 12:50
    của một tế bào thần kinh trong não ruồi
  • 12:50 - 12:53
    và bạn sẽ thấy con ruồi bắt đầu bay, và chính con ruồi thực sự
  • 12:53 - 12:56
    đang kiểm soát giao động quay của mẫu thị giác
  • 12:56 - 12:58
    bằng chuyển động của cánh
  • 12:58 - 13:00
    Bạn có thể thấy những tế bào thần kinh thị giác trung gian
  • 13:00 - 13:04
    đáp ứng lại với kiểu chuyển động của cánh khi ruồi bay
  • 13:04 - 13:06
    Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã có thể ghi dữ liệu
  • 13:06 - 13:09
    từ những tế bào thần kinh trong não ruồi khi chúng
  • 13:09 - 13:13
    thực hiện những hành vi phức tạp như khi bay chẳng hạn
  • 13:13 - 13:15
    MỘt trong những bài học mà chúng tôi đang tìm hiểu
  • 13:15 - 13:18
    đó là các tế bào sinh lý học mà chúng tôi đang nghiên cứu
  • 13:18 - 13:20
    trong nhiều năm trên ruồi khi chúng ở trạng thái tĩnh
  • 13:20 - 13:23
    khác với tế bào sinh lý khi
  • 13:23 - 13:25
    chúng đang thực hiện những hành vi hành động
  • 13:25 - 13:28
    như bay hay di chuyển..vv...
  • 13:28 - 13:31
    Vây tại sao sinh lí học lại khác nhau
  • 13:31 - 13:33
    Hoá ra là do những tác nhân thần kinh điều biến này
  • 13:33 - 13:37
    giống như tác nhân thần kinh điều biến có trong những con cua bé nhỏ.
  • 13:37 - 13:39
    Đây là hình ảnh về hệ thống phân tử truyền dẫn thần kinh
  • 13:39 - 13:41
    Nó là một tác nhân thần kinh điều biến
  • 13:41 - 13:45
    Có vẻ như nó đóng vai trò quan trọng trong khi bay và trong những hành vi khác
  • 13:45 - 13:48
    Nhưng đây chỉ là một trong số rất nhiều tác nhân thần kinh điều biến
  • 13:48 - 13:49
    trong não ruồi
  • 13:49 - 13:52
    Vậy nên tôi thực sự nghĩ rằng, khi chúng ta tìm hiểu nhiều hơn
  • 13:52 - 13:54
    hoá ra toàn bộ bộ não ruồi
  • 13:54 - 13:57
    cũng giống như một dạng phóng to của hạch dạ giày này
  • 13:57 - 14:02
    Đó là một trong những lí so tại sao nó có thể làm nhiều điều chỉ với rất ít các tế bào thần kinh
  • 14:02 - 14:04
    MỘt ý tưởng khác đó là, đa hợp theo cách khác
  • 14:04 - 14:06
    như đa hợp về không gian
  • 14:06 - 14:08
    sử dụng những phần khác của tế bào thần kinh
  • 14:08 - 14:10
    làm những việc khác nhau tại cùng thời điểm
  • 14:10 - 14:12
    Đây là hai dạng mẫu kinh điển của tế bào thần kinh
  • 14:12 - 14:14
    từ một loài vật có xương sống và không xương sống
  • 14:14 - 14:17
    một tế bào hình chóp của người từ Ramon y Cajal,
  • 14:17 - 14:21
    và tế bào khác bên phải, một tế bào thần kinh trung gian không thẳng đứng
  • 14:21 - 14:25
    đây là công trình của Alan Watson và Malcolm Burrows từ nhiều năm trước
  • 14:25 - 14:29
    Malcolm Burrows nảy ra ý tưởng rất thú vị
  • 14:29 - 14:31
    dựa trên thực tế từ tế bào thần kinh của một con châu chấu
  • 14:31 - 14:33
    là nó không tạo ra được những tiềm năng hành động
  • 14:33 - 14:35
    Vì nó là một tế bào không thẳng đứng
  • 14:35 - 14:38
    Vậy một tế bào điển hình giống như những tế bào thần kinh trong não chúng ta
  • 14:38 - 14:41
    có một vùng gọi là những nhánh sợi nhận tín hiệu cung cấp
  • 14:41 - 14:43
    những tín hiệu cung cấp này gộp lại
  • 14:43 - 14:46
    và sản sinh ra những tiềm năng hành động
  • 14:46 - 14:48
    chạy xuống từ sợi trục thần kinh và kích hoạt
  • 14:48 - 14:50
    những vùng thông tin kết quả của tế bào thần kinh
  • 14:50 - 14:53
    Nhưng những tế bào thần kinh không thẳng đứng thực sự rất phức tạp
  • 14:53 - 14:56
    vì chúng có thể chứa những khớp thần kinh tiếp nhận và khớp thần kinh kết quả
  • 14:56 - 15:00
    tât cả được hợp ngón và không có một tiềm năng hoạt động nào
  • 15:00 - 15:03
    sai khiến mọi kết quả trong cùng một thời điểm
  • 15:03 - 15:07
    Vậy nên có khả năng bạn có những ngăn tính toán
  • 15:07 - 15:11
    cho phép những phần khác nhau của tế bào thần kinh
  • 15:11 - 15:13
    làm những việc khác nhau tại cùng thời điểm
  • 15:13 - 15:18
    Và những khái niệm cơ bản về đa khả năng trong thời gian
  • 15:18 - 15:20
    và không gian
  • 15:20 - 15:23
    Tôi nghĩ những điều này cũng có thật trong não của chúng ta
  • 15:23 - 15:26
    Nhưng tôi nghĩ côn trùng thật sự là bậc thầy về điều này
  • 15:26 - 15:29
    Vậy nên tôi hy vọng bạn sẽ nghĩ về côn trùng chút ít khác biệt hơn từ nay
  • 15:29 - 15:32
    Và khi tôi nói trên này, xin hãy suy nghĩ trứơc khi đập chúng
  • 15:32 - 15:35
    Vỗ tay
Title:
Michael Dickinson: Làm thế nào một con ruồi bay lên được
Speaker:
Michael Dickinson
Description:

Năng lực bay lên của một con côn trùng có lẽ là một trong những kì công vĩ đại nhất của sự tiến hóa. Michael Dickinson quan sát sách mà một con ruồi nhà bay lên chỉ với đôi cánh mỏng manh yếu ớt. Điều đó là nhờ chuyển động đập cánh khéo léo và những hệ cơ bay mạnh mẽ ,lanh lẹ. Nhưng thành phần bí mật chính đó là: bộ não phi thường của ruồi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:55
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for How a fly flies
Hoàng Hà accepted Vietnamese subtitles for How a fly flies
Hoàng Hà edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for How a fly flies
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions