Return to Video

Tại sao chúng ta không sử dụng năng lượng mặt trời? - Alexandros George Charalambides

  • 0:07 - 0:09
    Chúng ta có vài lý do tốt
  • 0:09 - 0:11
    để hoàn toàn chuyển sang
    dùng năng lượng mặt trời.
  • 0:11 - 0:13
    Nó rẻ hơn,
  • 0:13 - 0:15
    và tất nhiên bền vững hơn
  • 0:15 - 0:17
    những nhà máy năng lượng
    truyền thống
  • 0:17 - 0:21
    sử dụng nguồn tài nguyên
    không cải tạo được như than.
  • 0:21 - 0:24
    Vậy tại sao không thay thế
    chúng bằng năng lượng mặt trời?
  • 0:24 - 0:26
    Vì có một yếu tố khiến
  • 0:26 - 0:28
    loại năng lượng này
    trở nên rất khó đoán:
  • 0:28 - 0:30
    sự che phủ của mây.
  • 0:30 - 0:32
    Khi tia nắng mặt trời
    chiếu xuống Trái Đất,
  • 0:32 - 0:35
    một số được khí quyển Trái Đất
    hấp thụ
  • 0:35 - 0:37
    một vài phản xạ lại
    ra ngoài không gian,
  • 0:37 - 0:40
    phần còn lại
    đến được bề mặt Trái Đất.
  • 0:40 - 0:44
    Những tia không bị chệch hướng
    được gọi là bức xạ trực tiếp.
  • 0:44 - 0:48
    Những tia bị mây làm chệch hướng
    được gọi là bức xạ phân tán.
  • 0:48 - 0:51
    Và những tia lúc đầu
    bị phản xạ bởi mặt phẳng,
  • 0:51 - 0:52
    như toà nhà bên cạnh,
  • 0:52 - 0:54
    trước khi chiếu tới
    hệ thống năng lượng mặt trời
  • 0:54 - 0:57
    được gọi là phản bức xạ.
  • 0:57 - 0:58
    Nhưng trước khi nghiên cứu
  • 0:58 - 1:01
    tác động của mây
    và sự sản xuất điện,
  • 1:01 - 1:04
    cùng xem hệ thống năng lượng mặt trời
    hoạt động như thế nào.
  • 1:04 - 1:07
    Đầu tiên là những tháp mặt trời
  • 1:07 - 1:08
    gồm một tháp trung tâm
  • 1:08 - 1:11
    được bao quanh bởi
    những tấm gương rộng
  • 1:11 - 1:13
    để lần theo tia nắng
    và chỉ tập trung
  • 1:13 - 1:19
    những tia đi thẳng vào một điểm
    duy nhất trên tháp
  • 1:19 - 1:21
    Sức nóng sinh ra từ đây
  • 1:21 - 1:24
    mạnh đến nỗi có thể
    đun sôi nước
  • 1:24 - 1:27
    tạo ra hơi nước để vận hành tuabin
    truyền thống
  • 1:27 - 1:29
    cuối cùng là tạo ra điện.
  • 1:29 - 1:32
    Nhưng khi nhắc đến
    hệ thống năng lượng mặt trời,
  • 1:32 - 1:34
    ta thường nói đến
    những tấm quang điện
  • 1:34 - 1:36
    hay còn gọi là tấm mặt trời,
  • 1:36 - 1:37
    hệ thống được sử dụng
    phổ biến nhất
  • 1:37 - 1:39
    để tạo ra năng lượng mặt trời.
  • 1:39 - 1:43
    Photon từ tia nắng
    va vào bề mặt tấm năng lượng,
  • 1:43 - 1:46
    giải phóng electron
    để khơi nguồn dòng điện.
  • 1:46 - 1:50
    Những tấm năng lượng có thể
    được sử dụng cho mọi loại bức xạ,
  • 1:50 - 1:54
    trong khi tháp năng lượng chỉ
    có thể thu những bức xạ trực tiếp,
  • 1:54 - 1:56
    và đó là lí do
    mây trở nên quan trọng
  • 1:56 - 1:59
    vì dựa trên loại hình
    và vị trí so với mặt trời,
  • 1:59 - 2:02
    nó có thể làm tăng hoặc giảm
  • 2:02 - 2:04
    lượng năng lượng được sinh ra.
  • 2:04 - 2:07
    Ví dụ như, một vài đám mây tích tụ
    trước mặt trời
  • 2:07 - 2:10
    có thể làm giảm hiệu suất
    trong tháp năng lượng
  • 2:10 - 2:14
    xuống gần 0
    do sự phụ thuộc vào tia trực tiếp.
  • 2:14 - 2:17
    Với tấm năng lượng,
    mây cũng có thể làm giảm
  • 2:17 - 2:19
    lượng năng lượng sinh ra,
    nhưng không nhiều đến vậy.
  • 2:19 - 2:22
    bởi tấm năng lượng có thể
    hấp thụ nhiều loại bức xạ.
  • 2:22 - 2:26
    Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc
    vào vị trí chính xác của mây.
  • 2:26 - 2:30
    Dựa vào phản xạ
    hay hiện tượng được gọi là Mie rải rác,
  • 2:30 - 2:33
    tia mặt trời có thể
    được dồn lên phía trước bởi mây
  • 2:33 - 2:37
    để tăng thêm 50%
    lượng bức xạ mặt trời
  • 2:37 - 2:40
    đến được tấm năng lượng.
  • 2:40 - 2:42
    Sự gia tăng này
    nếu không được kiểm soát tốt,
  • 2:42 - 2:45
    có thể sẽ phá hỏng tấm năng lượng.
  • 2:45 - 2:46
    Tại sao nó lại quan trọng?
  • 2:46 - 2:48
    Vâng, bạn sẽ không muốn
    dừng bài học
  • 2:48 - 2:51
    chỉ vì đám mây lướt ngang
    tấm năng lượng trên mái nhà.
  • 2:51 - 2:54
    Ở tháp năng lượng, những thùng
    muối nóng chảy hoặc dầu
  • 2:54 - 2:57
    có thể được dùng
    để dự trữ lượng nhiệt dư thừa
  • 2:57 - 2:58
    và sử dụng khi cần thiết,
  • 2:58 - 3:00
    đó là cách xử lý
  • 3:00 - 3:03
    bức xạ biến động
    để quá trình sản xuất điện
  • 3:03 - 3:04
    vận hành trơn tru.
  • 3:04 - 3:05
    Nhưng với
    tấm năng lượng,
  • 3:05 - 3:08
    hiện tại, không có cách nào
    hợp túi tiền
  • 3:08 - 3:09
    để dự trữ năng lượng dư.
  • 3:09 - 3:12
    Do đó, phải nhờ đến
    nhà máy truyền thống
  • 3:12 - 3:14
    vì để giải quyết
    biến động
  • 3:14 - 3:16
    từ nhà máy
    năng lượng mặt trời,
  • 3:16 - 3:18
    luôn cần có sẵn
    điện dư
  • 3:18 - 3:20
    từ những nguồn truyền thống.
  • 3:20 - 3:23
    Tại sao những nhà máy này
    lại chỉ
  • 3:23 - 3:24
    được dùng
    như dự phòng
  • 3:24 - 3:28
    thay vì như
    nguồn năng lượng chính?
  • 3:28 - 3:30
    Đó là vì
    không thể cho một công nhân
  • 3:30 - 3:32
    ở nhà máy hạt nhân
    hoặc than đốt
  • 3:32 - 3:35
    vận hành quy trình
    sản xuất điện
  • 3:35 - 3:38
    phụ thuộc vào số đám mây trên trời.
  • 3:38 - 3:41
    Thời gian phản ứng
    có thể bị chậm lại.
  • 3:41 - 3:43
    Thay vào đó,
    để thích ứng với biến động,
  • 3:43 - 3:46
    những nhà máy năng lượng
    luôn sản sinh.
  • 3:46 - 3:48
    một số điện dư.
  • 3:48 - 3:49
    Vào những ngày trời quang,
  • 3:49 - 3:52
    lượng điện dư có thể bị lãng phí,
  • 3:52 - 3:54
    nhưng khi trời nhiều mây,
  • 3:54 - 3:55
    đó lại là cách bù lấp thiếu hụt.
  • 3:55 - 3:57
    Ta đang phụ thuộc
    vào điều này
  • 3:57 - 3:59
    để duy trì nguồn năng lượng.
  • 3:59 - 4:03
    Thế nên, nhiều nhà nghiên cứu
    quan tâm đến dự báo
  • 4:03 - 4:06
    chuyển động và tụ hợp của mây
    từ hình ảnh vệ tinh
  • 4:06 - 4:08
    hoặc máy ảnh hướng lên trời
  • 4:08 - 4:11
    để tối đa hoá năng lượng
    từ nhà máy
  • 4:11 - 4:13
    và giảm thiểu
    lượng năng lượng lãng phí.
  • 4:13 - 4:14
    Nếu ta có thể hoàn thiện nó,
  • 4:14 - 4:16
    bạn có thể thưởng thức video này
  • 4:16 - 4:18
    nhờ vào duy chỉ ánh mặt trời,
  • 4:18 - 4:20
    bất kể thời tiết
  • 4:20 - 4:22
    Dù là mặt trời đang chiếu rọi
  • 4:22 - 4:24
    bạn vẫn có thể hào hứng
    ra ngoài khám phá
  • 4:24 - 4:27
    và nhìn ngắm mây trôi.
Title:
Tại sao chúng ta không sử dụng năng lượng mặt trời? - Alexandros George Charalambides
Speaker:
Alexandros Charalambides
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-aren-t-we-only-using-solar-power-alexandros-george-charalambides

Năng lượng mặt trời thì rẻ và bền vững hơn nhà máy năng lượng sử dụng than hiện giờ. Vậy tại sao chúng ta lại không thay đổi? Nguyên nhân thực sự chính là mây, mây làm cho năng lượng mặt trời trở nên khó kiểm soát. Alexandros George Charalambides giải thích cách mà những tháp và tấm năng lượng mặt trời tạo ra điện cũng như giải pháp từ các nhà khoa học để hệ thống có thể hoạt động dưới sự bao trùm của mây.

Bài học bởi Alexandros George Charalambides, hoạt hình bởi Ace & Son Moving Picture Co., LLC.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:43

Vietnamese subtitles

Revisions