Return to Video

Bê bối về lãng phí thức ăn toàn cầu

  • 0:01 - 0:04
    Tôi bắt đầu công việc phát hiện ra
    bê bối liên quan đến lãng phí
  • 0:04 - 0:07
    nguồn thực phẩm toàn cầu
    khi lên 15 tuổi
  • 0:07 - 0:09
    Tôi đã mua một số lợn.
    Tôi sống ở vùng Sussex.
  • 0:09 - 0:12
    Và bắt đầu cho chúng ăn
    bằng cái cách truyền thống nhất
  • 0:12 - 0:14
    và thân thiện với môi trường nhất.
  • 0:14 - 0:16
    Tôi đến phòng ăn ở trường
    và nói rằng,
  • 0:16 - 0:17
    "Hãy đưa con thức ăn thừa
  • 0:17 - 0:18
    mà bạn bè con đã bỏ đi."
  • 0:18 - 0:21
    Tôi đến chỗ người bán bánh mì gần nhà
    và xin những ổ bánh mì cũ.
  • 0:21 - 0:24
    Tôi cũng đến chỗ người bán rau
    và cả người nông dân
  • 0:24 - 0:26
    những người đã vứt bỏ khoai tây
    bởi vì
  • 0:26 - 0:29
    chúng xấu hoặc có kích cỡ
    không phù hợp để bán ở siêu thị.
  • 0:29 - 0:32
    Điều này thật tuyệt vời.
    Những chú lợn của tôi
  • 0:32 - 0:35
    đã biến sự lãng phí đó thành miếng thịt ngon.
    Tôi đã bán miếng thịt lợn ấy
  • 0:35 - 0:36
    cho phụ huynh của bạn bè
    ở trường và kiếm thêm
  • 0:36 - 0:41
    một tí thu nhập
    cho tiền tiêu vặt hàng tháng.
  • 0:41 - 0:44
    Nhưng tôi phát hiện một điều
    rằng tất cả thức ăn mà tôi cho lợn ăn
  • 0:44 - 0:46
    trong thực tế, lại đáp ứng được
    nhu cầu tiêu dùng của con người.
  • 0:46 - 0:49
    và rằng tôi chỉ mới chạm đến
    bề mặt của vấn đề
  • 0:49 - 0:52
    và khi truy ngược lại
    chuỗi cung ứng thực phẩm,
  • 0:52 - 0:55
    trong các siêu thị, những người bán
    rau quả, bánh mì, và cả ở nhà mình,
  • 0:55 - 0:58
    nhà máy và nông trại,
    chúng ta đang đánh mất nguồn thực phẩm.
  • 0:58 - 1:01
    Quản lý các siêu thị
    thậm chí còn không muốn nói tôi nghe
  • 1:01 - 1:02
    về việc họ đang lãng phí
    bao nhiêu thức ăn
  • 1:02 - 1:04
    Thế nên, tôi đã đi vòng ra sau.
    Và nhìn thấy những thùng đầy thức ăn
  • 1:04 - 1:07
    bị khóa và vận chuyển
    đến bãi rác,
  • 1:07 - 1:10
    và tôi đã nghĩ rằng
    chắc chắn có một cách hợp lý hơn
  • 1:10 - 1:13
    để xử lý chỗ thức ăn này
    thay vì lãng phí nó.
  • 1:13 - 1:16
    Một sáng nọ,
    khi đang cho lợn ăn,
  • 1:16 - 1:19
    tôi chú ý thấy
    một ổ bánh mì cà chua khô
  • 1:19 - 1:21
    trông đặc biệt ngon lành
    thoát ẩn lại thoát hiện.
  • 1:21 - 1:23
    Tôi liền chộp lấy nó,
  • 1:23 - 1:26
    ngồi xuống và ăn sáng
    với những chú lợn của mình.(Cười)
  • 1:26 - 1:30
    Đó là hành động đầu tiên
    của "chủ nghĩa chỉ ăn đồ ăn miễn phí"
  • 1:30 - 1:34
    bằng chứng cho sự bất công
    trong lãng phí thức ăn,
  • 1:34 - 1:36
    và việc đưa ra giải pháp cho nó.
  • 1:36 - 1:39
    chỉ cần đơn giản là
    ngồi xuống và ăn thức ăn,
  • 1:39 - 1:40
    thay vì vứt chúng đi.
  • 1:40 - 1:44
    Điều đó đã trở thành,
    một phương cách đối đầu
  • 1:44 - 1:47
    với doanh nghiệp lớn
    trong việc lãng phí thức ăn,
  • 1:47 - 1:49
    và quan trọng nhất
    là phơi bày trước công chúng,
  • 1:49 - 1:51
    rằng khi nói về việc
    vứt bỏ thức ăn ,
  • 1:51 - 1:53
    chúng ta không nói về
    những thứ đã hỏng,
  • 1:53 - 1:56
    hay những thứ bị mốc.
  • 1:56 - 1:58
    mà là về thực phẩm,
    thực phẩm tươi sống
  • 1:58 - 2:01
    đang bị lãng phí
    trên một quy mô khổng lồ.
  • 2:01 - 2:03
    Cuối cùng,
    tôi quyết định viết sách,
  • 2:03 - 2:05
    để thực sự diễn tả
    tính nghiêm trọng của vấn đề này
  • 2:05 - 2:08
    trên phạm vi toàn cầu
    chỉ ra
  • 2:08 - 2:12
    mức độ lãng phí thực phẩm
  • 2:12 - 2:15

    tại từng quốc gia trên thế giới.
  • 2:15 - 2:19
    Đáng buồn thay, dữ liệu, số liệu thống kê
    có liên quan không hề tồn tại,
  • 2:19 - 2:21
    vì vậy để chứng minh cho
    quan điểm của mình,tôi phải tìm ra
  • 2:21 - 2:23
    phương pháp mẫu
    để khám phá xem
  • 2:23 - 2:25
    bao nhiêu thức ăn
    đã bị lãng phí.
  • 2:25 - 2:28
    Thế nên, tôi lấy số liệu
    về cung ứng thực phẩm tại từng quốc gia
  • 2:28 - 2:31
    và so sánh nó
    với thực tế
  • 2:31 - 2:33
    tiêu thụ tại mỗi quốc gia đó.
  • 2:33 - 2:37
    dựa vào các cuộc khảo sát
    về chế độ ăn uống
  • 2:37 - 2:40
    mức độ béo phì,
    một chuỗi các nhân tố khác
  • 2:40 - 2:41
    để đưa ra một tiên đoán gần đúng
  • 2:41 - 2:44
    về lượng thức ăn thực
    được đưa vào cơ thể.
  • 2:44 - 2:47
    Đường thẳng màu đen
    ở giữa bảng trên
  • 2:47 - 2:50
    chỉ mức độ tiêu thụ thức ăn
  • 2:50 - 2:54
    trừ đi một mức độ rác thải
    nhất định.
  • 2:54 - 2:56
    Rác thải là không tránh khỏi.
    Tôi không phi thực tế đến nỗi nghĩ rằng
  • 2:56 - 2:58
    chúng ta có thể sống
    mà không có rác thải.
  • 2:58 - 3:02
    Nhưng đường màu đen ấy
    chỉ ra lượng cung thực phẩm
  • 3:02 - 3:06
    có thể có tại một quốc gia
    nếu họ cung cấp một chế độ ăn uống
  • 3:06 - 3:10
    tốt, ổn định, an toàn
    cho từng công dân.
  • 3:10 - 3:13
    Bất kỳ dấu chấm nào nằm trên đường thẳng đó,
    bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng
  • 3:13 - 3:15
    tình trạng đó tồn tại
    ở hầu hết các nước trên thế giới,
  • 3:15 - 3:20
    thể hiện sự thừa thãi không cần thiết,
    và biểu thị mức độ lãng phí
  • 3:20 - 3:22
    tại từng quốc gia.
  • 3:22 - 3:26
    Khi một quốc gia trở nên giàu có hơn,
    nó sẽ đầu tư ngày càng nhiều
  • 3:26 - 3:29
    và ngày càng cung cấp
    dư thừa thực phẩm
  • 3:29 - 3:31
    cho các cửa hàng và nhà hàng,
  • 3:31 - 3:33
    như các bạn có thể thấy,
    hầu hết các quốc gia
  • 3:33 - 3:36
    châu Âu và Bắc Mỹ
  • 3:36 - 3:40
    các nước này
    cung cấp từ 150 đến 200%
  • 3:40 - 3:42
    nhu cầu dinh dưỡng
    cho người dân của mình.
  • 3:42 - 3:45
    Vì vậy, một quốc gia như Mỹ
    có lượng thức ăn
  • 3:45 - 3:49
    trên các kệ hàng và nhà hàng
  • 3:49 - 3:50
    gấp đôi lượng thức ăn
    cần để nuôi sống người dân.
  • 3:50 - 3:54
    Điều thực sự làm tôi băn khoăn,
  • 3:54 - 3:58
    khi biểu thị những dữ liệu này,
    và nó bao gồm rất nhiều con số,
  • 3:58 - 4:01
    là mức độ ổn định của nó.
  • 4:01 - 4:04
    Những quốc gia nhanh chóng tiến tới
    cột mốc 150,
  • 4:04 - 4:05
    và rồi giữ nguyên như thế
  • 4:05 - 4:08
    như các bạn có thể thấy.
  • 4:08 - 4:11
    Vì vậy tôi quyết định
    tìm hiểu sâu hơn
  • 4:11 - 4:12
    để xem rằng
    liệu điều đó đúng hay sai.
  • 4:12 - 4:14
    Và đây là những gì
    mà tôi phát hiện ra.
  • 4:14 - 4:16
    Nếu tính luôn
    không chỉ thức ăn
  • 4:16 - 4:18
    trong cửa hàng và nhà hàng,
    mà còn cả thức ăn
  • 4:18 - 4:22
    dùng cho vật nuôi,
  • 4:22 - 4:24
    bắp, đậu nành, lúa mì
    những thứ mà con người có thể ăn
  • 4:24 - 4:26
    nhưng lại chọn
    đem đi vỗ béo động vật
  • 4:26 - 4:28
    và sản xuất thêm
    các sản phẩm làm từ thịt và sữa,
  • 4:28 - 4:32
    những gì các bạn tìm thấy là
    hầu hết các quốc gia giàu có
  • 4:32 - 4:35
    có lượng thức ăn
    gấp ba đến bốn lần
  • 4:35 - 4:39
    nhu cầu thực
    để nuôi sống người dân.
  • 4:39 - 4:41
    Một quốc gia như Mỹ
    có gấp bốn lần lượng thức ăn
  • 4:41 - 4:44
    mà người dân ở đây cần.
  • 4:44 - 4:47
    Khi mọi người đề cập đến
    nhu cầu gia tăng
  • 4:47 - 4:49
    sản xuất thực phẩm toàn cầu
    để nuôi sống chín tỉ người,
  • 4:49 - 4:51
    dân số thế giới
    được dự đoán vào 2050,
  • 4:51 - 4:54
    tôi luôn suy nghĩ
    về những biểu đồ này.
  • 4:54 - 4:58
    Sự thật là, chúng ta đang có
    một cách biệt lớn
  • 4:58 - 5:02
    giữa các quốc gia phát triển,
    và tình trạng đói ăn.
  • 5:02 - 5:06
    Chúng ta chưa từng có
    một sự thừa thãi khổng lồ như thế, trước kia.
  • 5:06 - 5:09
    Ở một góc độ nào đó,
    đây là một câu chuyện
  • 5:09 - 5:13
    về đại thành công của văn minh nhân loại,
    của sự dư thừa trong nông nghiệp
  • 5:13 - 5:17
    mà chúng ta đã đặt mục tiêu
    phải đạt được 12 ngàn năm về trước.
  • 5:17 - 5:19
    Đó là một câu chuyện về sự thành công.
    Nó đã là một câu chuyện về sự thành công.
  • 5:19 - 5:22
    Nhưng những gì
    chúng ta phải thừa nhận
  • 5:22 - 5:25
    là chúng ta đang tiến tới giới hạn sinh thái
    mà hành tinh này có thể chịu đựng được,
  • 5:25 - 5:27
    và khi chặt phá cây rừng,
  • 5:27 - 5:30
    để trồng thực phẩm
    ngày càng nhiều hơn nữa,
  • 5:30 - 5:34
    khi lấy nước bằng cách rút bòn
    từ nguồn trữ,
  • 5:34 - 5:35
    khi thải ra các khí nhiên liệu
    trong các cuộc tìm kiếm
  • 5:35 - 5:38
    để trồng thêm
    nhiều thực phẩm hơn nữa
  • 5:38 - 5:41
    và rồi vứt bỏ phần lớn chúng.
  • 5:41 - 5:44
    Chúng ta phải suy nghĩ về thứ
    mà chúng ta có thể bắt đầu tiết kiệm.
  • 5:44 - 5:46
    Và ngày hôm qua, tôi đã đến
    một trong những siêu thị
  • 5:46 - 5:51
    mà tôi thường lui tới
  • 5:51 - 5:53
    để giám sát những gì
    người ta đang vứt đi.
  • 5:53 - 5:55
    Tôi tìm thấy
    một số khay bánh bích quy
  • 5:55 - 5:56
    giữa tất cả trái cây và rau quả
    và mọi thứ khác
  • 5:56 - 5:59
    có ở đó.
  • 5:59 - 6:01
    Và tôi nghĩ, điều này có thể được dùng
    làm biểu tượng cho thời đại ngày nay.
  • 6:01 - 6:04
    Vì vậy, tôi muốn các bạn tưởng tượng
    chín chiếc bánh bích quy này
  • 6:04 - 6:06
    đại diện cho
    nguồn cung thực phẩm toàn cầu,
  • 6:06 - 6:09
    Được chứ?
    Hãy bắt đầu với chín.
  • 6:09 - 6:11
    Đó là tất cả những gì thu hoạch được
    trên toàn thế giới mỗi năm.
  • 6:11 - 6:13
    Chiếc bánh đầu tiên
    mà chúng ta sẽ để mất
  • 6:13 - 6:16
    thậm chí trước khi
    rời khỏi nông trại
  • 6:16 - 6:18
    Đó là vấn đề
    có liên hệ với
  • 6:18 - 6:20
    việc phát triển đồng áng,
    liệu có thiếu hụt
  • 6:20 - 6:23
    kết cấu hạ tầng,
    hệ thống làm lạnh, tiệt trùng,
  • 6:23 - 6:27
    dự trữ hạt, thậm chí
    cả những thùng đựng trái cây,
  • 6:27 - 6:31
    điều đó có nghĩa là thực phẩm bị phung phí
    thậm chí trước khi rời khỏi nông trại.
  • 6:31 - 6:35
    Ba chiếc bánh tiếp theo
    là những thực phẩm
  • 6:35 - 6:39
    mà chúng ta quyết định dùng để
    nuôi vật nuôi, bắp, lúa mì và đậu nành
  • 6:39 - 6:43
    Thật không may, những con vật của chúng ta
    là những loài động vật không hiệu quả,
  • 6:43 - 6:46
    chúng chuyển hóa 2/3 số đó
    thành phân và nhiệt,
  • 6:46 - 6:48
    vì vậy, chúng ta cũng mất nốt hai chiếc này,
    và chỉ còn giữ được mỗi chiếc này
  • 6:48 - 6:52
    trong các sản phẩm
    làm từ thịt và sữa.
  • 6:52 - 6:53
    Chúng ta sẽ ném hai chiếc nữa
    vào thùng rác.
  • 6:53 - 6:56
    Đó là những gì
    mà hầu hết chúng ta nghĩ đến
  • 6:56 - 6:58
    khi nghĩ về lãng phí thực phẩm,
    những gì rồi cũng sẽ bị vứt vào sọt rác,
  • 6:58 - 7:01
    vào thùng rác ở siêu thị,
  • 7:01 - 7:04
    vào thùng rác ở nhà hàng.
    Chúng ta mất thêm hai chiếc nữa,
  • 7:04 - 7:08
    và chỉ còn lại bốn chiếc bánh
    để nuôi sống bản thân.
  • 7:08 - 7:10
    Đây không phải là cách sử dụng
    nguồn tài nguyên toàn cầu hiệu quả nhất,
  • 7:10 - 7:12
    đặc biệt khi nghĩ tới
    hàng tỉ người đói ăn
  • 7:12 - 7:15
    đang sống vất vưởng trên thế giới.
  • 7:15 - 7:18
    Khi xem xét những dữ liệu,
    tôi thấy cần thiết
  • 7:18 - 7:20
    phải biểu thị những nơi
    mà thức ăn đó bị vứt bỏ.
  • 7:20 - 7:22
    Nơi nào? Chúng ta đã quen với việc
    nhìn thấy những thứ
  • 7:22 - 7:24
    trên dĩa ăn của mình,
    nhưng còn về tất cả những thứ
  • 7:24 - 7:26
    bị mất đi trong suốt quá trình
    thì sao?
  • 7:26 - 7:29
    Hãy bắt đầu với siêu thị
  • 7:29 - 7:33
    Đây là kết quả,
  • 7:33 - 7:36
    của việc "viếng thăm"
    không chính thức các thùng rác. (Cười)
  • 7:36 - 7:39
    Quý vị có thể nghĩ nó thật lạ, nhưng nếu
    có thể trông cậy vào các tập đoàn
  • 7:39 - 7:41
    trong việc nói cho chúng ta biết
    những gì họ đang làm phía sau cửa hàng,
  • 7:41 - 7:44
    chúng ta đã không cần lẻn
    vào phía sau
  • 7:44 - 7:46
    mở nắp thùng rác
    và quan sát bên trong.
  • 7:46 - 7:50
    Nhưng đây là những gì
    các bạn có thể nhìn thấy ít nhiều
  • 7:50 - 7:52
    trên từng góc phố ở Anh,
    châu Âu và Bắc Mỹ.
  • 7:52 - 7:55
    Nó nói lên việc lãng phí to lớn
    nguồn thực phẩm,
  • 7:55 - 7:58
    nhưng những gì tôi khám phá được
    trong khi viết sách
  • 7:58 - 8:01
    là những sự thừa thãi
    rành rành như thế này
  • 8:01 - 8:03
    chỉ là bề nổi của vấn đề.
  • 8:03 - 8:06
    Khi bắt đầu tiến sâu vào chuỗi cung ứng,
    các bạn sẽ thấy được
  • 8:06 - 8:08
    đâu là nơi
    lãng phí thức ăn diễn ra
  • 8:08 - 8:10
    trên một quy mô khổng lồ.
  • 8:10 - 8:14
    Các bạn có thể cho tôi biết
  • 8:14 - 8:19
    có phải các bạn đang có
    một miếng bánh mì cắt dở ở nhà không?
  • 8:19 - 8:22
    Có ai đang sống
    trong một căn hộ mà vỏ bánh
  • 8:22 - 8:24
    miếng bánh đầu tiên
    và cuối cùng của ổ bánh
  • 8:24 - 8:27
    sẽ được ăn không?
  • 8:27 - 8:30
    Vâng, hầu hết mọi người,
    không phải tất cả, nhưng hầu hết mọi người,
  • 8:30 - 8:32
    và đây là điều, mà tôi nhìn thấy
    ở khắp nơi trên thế giới
  • 8:32 - 8:33
    Có ai đã từng nhìn thấy
    một siêu thị hay một cửa hàng xăng-uých
  • 8:33 - 8:35
    ở bất cứ đâu trên thế giới
    phục vụ xăng-uých
  • 8:35 - 8:40
    với vỏ bánh đi kèm không? (Cười)
  • 8:40 - 8:42
    Riêng tôi chắc chắn là chưa.
  • 8:42 - 8:45
    Vì vậy mà tôi mải miết suy nghĩ,
    những cái vỏ bánh ấy đi về đâu? (Cười)
  • 8:45 - 8:50
    Đây chính là câu trả lời,
    đáng buồn thay:
  • 8:50 - 8:52
    13 ngàn lát bánh mì nóng hổi
    đã bị đào thải khỏi
  • 8:52 - 8:56
    chỉ tính riêng nhà máy này, mỗi ngày,
    những lát bánh mì nóng hổi.
  • 8:56 - 8:59
    Trong cùng một năm
    dành cho việc quan sát nhà máy,
  • 8:59 - 9:02
    tôi đã đến Pakistan,
    nơi xảy ra nạn đói vào năm 2008
  • 9:02 - 9:05
    kết quả của việc siết chặt
    nguồn cung thực phẩm toàn cầu.
  • 9:05 - 9:07
    Chúng ta đã góp phần
    vào tình trạng tệ hại đó
  • 9:07 - 9:10
    bằng cách vứt thực phẩm
    vào thùng rác ngay tại nước Anh.
  • 9:10 - 9:12
    và ở những nơi khác trên thế giới.
    Chúng ta loại bỏ thực phẩm
  • 9:12 - 9:15
    ra khỏi kệ siêu thị trong khi
    những người nghèo đói phụ thuộc vào chúng.
  • 9:15 - 9:17
    Tiến lên một bước nữa,
    và đến với những người nông dân,
  • 9:17 - 9:20
    những người thỉnh thoảng vứt đi
    1/3 hay thậm chí nhiều hơn
  • 9:20 - 9:23
    vụ mùa thu hoạch của mình
    bởi do các tiêu chuẩn thẩm mỹ.
  • 9:23 - 9:25
    Ví dụ, người nông dân này,
    đã đầu tư 16000 bảng Anh
  • 9:25 - 9:28
    vào trồng rau bi-na, nhưng ông ấy
    không thu hoạch một lá,
  • 9:28 - 9:30
    bởi vì có rất ít cỏ dại
    mọc xung quanh.
  • 9:30 - 9:34
    Khoai tây đem xuất khẩu
    bị khiếm khuyết,
  • 9:34 - 9:36
    sẽ được đem đi cho lợn ăn.
  • 9:36 - 9:37
    Củ cải vàng quá nhỏ
    so với tiêu chuẩn của siêu thị,
  • 9:37 - 9:40
    cà chua ở Tenerife,
  • 9:40 - 9:43
    cam ở Florida,
  • 9:43 - 9:46
    chuối ở Ecuador,
    nơi tôi đã đến thăm vào năm ngoái,
  • 9:46 - 9:48
    tất cả đều bị loại bỏ.
    Đây là số lượng thải bỏ trong một ngày
  • 9:48 - 9:50
    từ một vườn trồng chuối
    ở Ecuador.
  • 9:50 - 9:52
    Tất cả đều bị loại bỏ,
    mặc dù hoàn toàn ăn được,
  • 9:52 - 9:54
    bởi vì chúng không đúng
    hình dáng hoặc kích cỡ.
  • 9:54 - 9:57
    Nếu đã làm thế
    với trái cây và rau quả,
  • 9:57 - 9:59
    chắc chắn chúng ta
    cũng sẽ làm vậy với động vật.
  • 9:59 - 10:01
    Gan, phổi, đầu, đuôi,
  • 10:01 - 10:04
    thận, tinh hoàn,
  • 10:04 - 10:07
    tất cả những thứ truyền thống,
  • 10:07 - 10:10
    ngon miệng và bổ dưỡng này
  • 10:10 - 10:13
    bị loại thải.
    Lượng tiêu thụ những bộ phận này
  • 10:13 - 10:14
    giảm đi một nửa tại Anh và Mỹ
    trong vòng 30 năm qua.
  • 10:14 - 10:18
    Kết quả là,
    những thứ này được đem cho chó ăn,
  • 10:18 - 10:20
    hoặc bị đem đi thiêu huỷ.
  • 10:20 - 10:22
    Người đàn ông này, ở Kashgar,
    tỉnh Tân Cương, phía Tây Trung Quốc,
  • 10:22 - 10:24
    đang phục vụ
    một món ăn truyền thống.
  • 10:24 - 10:26
    Được gọi là nội tạng cừu.
  • 10:26 - 10:29
    ngon miệng và bổ dưỡng,
  • 10:29 - 10:31
    và theo như tôi được biết
    khi đến Kashgar,
  • 10:31 - 10:33
    nó biểu trưng cho sự cấm kỵ
    đối với việc lãng phí thức ăn.
  • 10:33 - 10:36
    Một lần, khi đang ngồi
    trong một quán cà phê ven đường.
  • 10:36 - 10:38
    Một đầu bếp đến bắt chuyện với tôi,
    khi tôi đã ăn xong thức ăn,
  • 10:38 - 10:40
    và đến lưng chừng cuộc nói chuyện,
    ông ấy ngưng nói
  • 10:40 - 10:41
    và bắt đầu cau mày
    nhìn vào bát cơm.
  • 10:41 - 10:43
    Tôi nghĩ, "Ôi chết, tôi đã phạm vào
    điều cấm kỵ gì ư?
  • 10:43 - 10:48
    Liệu tôi đã sỉ nhục
    chủ nhà của mình?"
  • 10:48 - 10:49
    Ông ấy chỉ tay vào ba hột cơm
  • 10:49 - 10:51
    ở dưới đáy bát, và nói,
    "Hãy làm sạch chúng." (Cười)
  • 10:51 - 10:56
    Tôi nghĩ rằng, "Lạy chúa, bạn biết đấy,
    tôi đi du lịch khắp thế giới
  • 10:56 - 10:59
    nói với mọi người
    hãy thôi lãng phí thức ăn.
  • 10:59 - 11:04
    Người đàn ông này lại hạ gục tôi
    trên chính trận địa của mình." (Cười)
  • 11:04 - 11:06
    Nhưng điều đó đã cho tôi niềm tin.
    rằng chúng ta, con người,
  • 11:06 - 11:08
    có đủ sức mạnh để ngăn chặn bi kịch
    về lãng phí nguồn tài nguyên
  • 11:08 - 11:10
    nếu chúng ta cho rằng
    không thể chấp nhận được
  • 11:10 - 11:13
    việc lãng phí thức ăn
    trên quy mô khổng lồ,
  • 11:13 - 11:15
    Nếu chúng ta đánh động,
    nói với các tập đoàn về điều đó,
  • 11:15 - 11:18
    nói với chính phủ rằng
    chúng ta muốn kết thúc việc lãng phí thức ăn,
  • 11:18 - 11:21
    chúng ta có đủ sức mạnh
    để tạo ra thay đổi.
  • 11:21 - 11:24
    Cá, 40% đến 60%
    lượng cá của châu Âu
  • 11:24 - 11:27
    bị thải bỏ ngoài biển,
    chúng thậm chí còn không vào được đất liền.
  • 11:27 - 11:30
    Ở trong nhà, chúng ta
    đã mất liên hệ với thực phẩm.
  • 11:30 - 11:33
    Đây là một thí nghiệm
    mà tôi đã tiến hành trên ba bó rau diếp.
  • 11:33 - 11:34
    Ai để rau diếp trong tủ lạnh?
  • 11:34 - 11:37
    Hầu hết mọi người. Bó bên trái
  • 11:37 - 11:39
    đã được để trong tủ 10 ngày.
  • 11:39 - 11:42
    Bó ở giữa, để trên bếp.
    Không có khác biệt mấy.
  • 11:42 - 11:43
    Bó bên phải được tôi chăm sóc
    giống như hoa được cắt tỉa.
  • 11:43 - 11:47
    Nó là sinh vật đang sống,
    cắt đi một lát,
  • 11:47 - 11:48
    nhét nó vào bình nước,
  • 11:48 - 11:51
    nó sẽ ổn
    trong hai tuần kế tiếp.
  • 11:51 - 11:52
    Sự lãng phí thực phẩm,
    như tôi đã đề cập ở phần đầu,
  • 11:52 - 11:55
    sẽ gia tăng một cách không tránh khỏi,
    vậy thì câu hỏi đặt ra là,
  • 11:56 - 11:56
    làm sao để giải quyết vấn đề này
    một cách tốt nhất ?
  • 11:59 - 12:02
    Tôi đã trả lời câu hỏi đó
    vào năm 15 tuổi.
  • 12:02 - 12:05
    Thực chất, con người đã trả lời được
    câu hỏi đó từ hơn 6000 năm trước:
  • 12:05 - 12:08
    Chúng ta thuần hóa lợn
  • 12:08 - 12:11
    để biến thức ăn thừa
    trở lại thành thức ăn.
  • 12:11 - 12:13
    Và mặc dù, ở châu Âu,
    việc làm như thế bị coi là bất hợp pháp
  • 12:13 - 12:16
    từ năm 2001
    do bùng nổ dịch tay-chân-miệng.
  • 12:16 - 12:19
    Thật phản khoa học.
    Điều đó là không cần thiết.
  • 12:19 - 12:22
    Nếu bạn nấu thức ăn cho lợn,
    như là nấu cho người ăn,
  • 12:22 - 12:24
    bạn sẽ khiến nó
    trở nên an toàn.
  • 12:24 - 12:26
    Điều đó cũng sẽ tiết kiệm được
    một lượng lớn tài nguyên.
  • 12:26 - 12:29
    Vào lúc này đây,
    châu Âu phụ thuôc vào việc nhập khẩu
  • 12:29 - 12:32
    hàng triệu tấn đậu nành
    từ Nam Mỹ,
  • 12:32 - 12:34
    nơi mà việc sản xuất đậu nành
    đã góp phần vào sự nóng lên của toàn cầu,
  • 12:34 - 12:36
    nạn phá rừng,
    mất đa dạng sinh thái,
  • 12:36 - 12:39
    chỉ để nuôi sống vật nuôi
    tại châu Âu.
  • 12:39 - 12:43
    Vào cùng thời điểm
    chúng ta vứt đi hàng triệu tấn thức ăn thừa
  • 12:43 - 12:45
    mà có thể và đáng lẽ
    nên được dùng để cho động vật ăn.
  • 12:45 - 12:48
    Nếu làm thế,
    chúng ta sẽ tiết kiệm được
  • 12:48 - 12:50
    một lượng các-bon.
  • 12:50 - 12:53
    Nếu chúng ta nuôi bản thân mình
    bằng những thức ăn thừa
  • 12:53 - 12:55
    hiện cách làm ưa thích của chính phủ
    trong việc tống khứ đồ ăn dư,
  • 12:55 - 12:59
    là tiến hành tiêu hóa kỵ khí
    để biến thức ăn thừa
  • 12:59 - 13:01
    thành khí ga để sản xuất điện,
  • 13:01 - 13:05
    chúng ta tiết kiệm được
    448kg CO2
  • 13:05 - 13:09
    trên mỗi tấn thức ăn thừa.
    Điều đó tốt hơn là dùng để nuôi lợn.
  • 13:09 - 13:11
    Chúng ta đã biết điều đó
    trong suốt thời kỳ chiến tranh. (Cười)
  • 13:11 - 13:14
    Một hy vọng le lói:
    điều đó đã bắt đầu trên toàn cầu,
  • 13:14 - 13:17
    một cuộc chiến
    với lãng phí thức ăn.
  • 13:17 - 13:18
    Cung cấp thức ăn cho 5000 người
    là sự kiện mà tôi lần đầu tổ chức vào năm 2009.
  • 13:18 - 13:21
    Chúng tôi cung cấp thức ăn
    cho 5000 người
  • 13:21 - 13:23
    thay vì lãng phí nó.
  • 13:23 - 13:25
    Kể từ đó, sự kiện đã diễn ra lần nữa
    tại Luân Đôn,
  • 13:25 - 13:29
    diễn ra trên toàn cầu,
    và khắp đất nước.
  • 13:29 - 13:32
    Đó là cách để các tổ chức
    chung sức với nhau
  • 13:32 - 13:34
    tôn vinh thức ăn, và bàn luận
    về những điều tốt nhất cần làm với chúng
  • 13:34 - 13:37
    là ăn và thưởng thức nó,
    và ngừng việc lãng phí.
  • 13:37 - 13:41
    Vì hành tinh
    mà chúng ta đang sống,
  • 13:41 - 13:45
    vì con trẻ của chúng ta,
  • 13:45 - 13:47
    vì tất cả các loài
  • 13:47 - 13:50
    đang cùng chia sẻ hành tinh này
    với chúng ta,
  • 13:50 - 13:53
    Hãy ngừng lãng phí thức ăn.
    Xin cám ơn rất nhiều.
  • 13:50 - 13:51
    là động vật trên cạn,
    thức ăn của chúng ta
  • 13:51 - 13:52
    phụ thuộc vào đất đai.
    Hiện tại, chúng ta đang phá hủy nó
  • 13:52 - 13:54
    để trồng thưc phẩm
    mà chẳng có ai ăn.
  • 13:53 - 13:55
    (Vỗ tay)
Title:
Bê bối về lãng phí thức ăn toàn cầu
Speaker:
Tristram Stuart
Description:

Những quốc gia phương Tây vứt đi gần phân nửa lượng thực phẩm của mình, không phải vì chúng không thể ăn được - mà bởi vì chúng trông không hấp dẫn. Tristram Stuart khai thác sâu những dữ liệu gây sốc về lượng thức ăn bị lãng phí, và kêu gọi việc sử dụng có trách nhiệm hơn nguồn tài nguyên toàn cầu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:15
  • Bạn ơi,
    Chú ý xuống dòng nếu câu dài quá 42 ký tự và canh dòng tiếng Việt phù hợp với dòng dịch tiếng Anh.
    Bài dịch này mình gần như phải sửa lại hoàn toàn do sai lệch thứ tự các câu nói.
    Hi vọng sẽ nhận được những bài dịch tốt hơn từ bạn.
    Thân,
    Như

  • Bạn ơi,
    Chú ý xuống dòng nếu câu dài quá 42 ký tự và canh dòng tiếng Việt phù hợp với dòng dịch tiếng Anh.
    Bài dịch này mình gần như phải sửa lại hoàn toàn do sai lệch thứ tự các câu nói.
    Hi vọng sẽ nhận được những bài dịch tốt hơn từ bạn.
    Thân,
    Như

  • Cám ơn bạn nhé! Vì bài dịch này lúc mình dịch không có hiện script English như thông thường, nên mình buộc phải mở đồng thời sub Anh để canh dòng và đồng thời phải nghe ngữ điệu. Có gì thông cảm cho mình nhé!

  • Ừm, không sao đâu bạn.
    Cùng nhau rút kinh nghiệm để cả team làm việc tốt hơn :)).
    Lần sau nếu lúc dịch có trục trặc gì, bạn có thể send message cho mình, để xem mình có giúp được gì không hén.

    Thân,
    Như

  • Ok bạn, thanks bạn nhiều!

Vietnamese subtitles

Revisions