Return to Video

Chúng ta học được những gì từ những lối đi tắt?

  • 0:01 - 0:03
    Khi chúng ta thiết kế những sản phẩm mới
  • 0:03 - 0:05
    cho mục đích dịch vụ hay thương mại
  • 0:05 - 0:08
    cách duy nhất để bạn biết sản phẩm
    đó có tốt hay không
  • 0:08 - 0:09
    và nếu thiết kế đó tốt hay không
  • 0:09 - 0:14
    là xem việc chúng được sử dụng trong
    thực tế, trong ngữ cảnh nhất định
  • 0:15 - 0:19
    Tôi lại nghĩ về điều đó mỗi khi
    tôi đi ngang qua Highbury Fields
  • 0:19 - 0:20
    ở phía bắc London.
  • 0:20 - 0:22
    Nơi đó rất là đẹp.
  • 0:22 - 0:23
    Có không gian mở lớn màu xanh lá cây
  • 0:23 - 0:26
    Có những tòa nhà thuộc thời đại
    Georgia ở xung quanh
  • 0:26 - 0:29
    Nhưng lại có những vũng bùn cắt ngang ở giữa
  • 0:29 - 0:33
    Mọi người rõ ràng không muốn đi
    vòng ngoài rìa khuôn viên
  • 0:33 - 0:35
    Thay vào đó, họ muốn đi một lối tắt,
  • 0:35 - 0:38
    và lối tắt đó dần dần được hình thành.
  • 0:39 - 0:42
    Bây giờ, lối tắt này được gọi là
    lối đi mong muốn,
  • 0:42 - 0:45
    và nó thường là lối đi được lựa
    chọn nhiều nhất.
  • 0:45 - 0:46
    Tôi thấy chúng rất thú vị
  • 0:46 - 0:52
    bởi vì đây chúng thường là điểm mà tại đó
    thiết kế và thực nghiệm bắt đầu tách biệt.
  • 0:52 - 0:54
    Và lúc này, tôi nên xin lỗi,
  • 0:54 - 0:57
    bởi vì các bạn sẽ bắt đầu thấy
    điều này ở khắp mọi nơi
  • 0:57 - 1:00
    Nhưng hôm nay, tôi sẽ chỉ chọn
    ba ví dụ tôi thấy thú vị
  • 1:00 - 1:02
    và chia sẻ những gì chúng thực sự nhắc nhở tôi
  • 1:02 - 1:05
    về việc ra mắt các sản phẩm mới và dịch vụ
  • 1:05 - 1:09
    Ví dụ đầu tiên là ở thủ đô
    của Brazil - Brasilia
  • 1:09 - 1:11
    Và nó nhắc tôi rằng thỉnh thoảng,
  • 1:11 - 1:14
    chúng ta chỉ cần phải tập trung thiết kế cho một nhu cầu thực tế
  • 1:15 - 1:16
    tốt nhất có thể.
  • 1:16 - 1:18
    Bây giờ, Brasilia rất hấp dẫn,
  • 1:18 - 1:21
    Thành phố được thiết kế bởi
    kiến trúc sư Niemeyer vào thập niên 50
  • 1:21 - 1:23
    Đó là thời hoàng kim của ngành hàng không,
  • 1:23 - 1:26
    nên ông ấy bố cục giống như một máy bay,
    như bạn có thể thấy ở đây.
  • 1:26 - 1:28
    Hơi đáng lo ngại một xíu
  • 1:28 - 1:31
    ông ấy đặt phần lớn công trình chính phủ
    quan trọng ở buồng lái.
  • 1:31 - 1:34
    Nhưng nếu bạn phóng to
    ngay giữa trung tâm Brasilia
  • 1:34 - 1:36
    ngay điểm màu đỏ trên hình
  • 1:36 - 1:38
    bạn sẽ thấy nó dày đặc những
    lối đi tự tạo.
  • 1:39 - 1:41
    Chúng chính xác là ở khắp mọi nơi.
  • 1:41 - 1:44
    Lúc này, họ nghĩ rằng họ đã dự đoán tương lai của thiết kế này
  • 1:44 - 1:47
    Họ nghĩ trong tương lai chúng ta
    không cần phải đi bộ nữa
  • 1:47 - 1:49
    chúng ta có thể lái xe
  • 1:49 - 1:52
    nên những đường đi bộ hoặc vỉa hè là không cần thiết.
  • 1:52 - 1:55
    Nhưng bạn có thể thấy đi bộ
    là nhu cầu thực tế
  • 1:56 - 1:57
    Những lối đi tự tạo này rất nguy hiểm.
  • 1:57 - 1:59
    Nếu chúng ta chọn một cái, ngay giữa này,
  • 1:59 - 2:03
    bạn có thể thấy nó băng ngang qua
    một đường xe 15 làn
  • 2:03 - 2:05
    Nên hoàn toàn không ngạc nhiên lắm
  • 2:05 - 2:08
    khi Brasilia có tỉ lệ tai nạn của
    người đi bộ cao gấp năm lần
  • 2:08 - 2:10
    so với tỉ lệ trung bình ở Mỹ.
  • 2:11 - 2:12
    Con người rất sáng tạo.
  • 2:12 - 2:16
    Họ luôn tìm ra con đường tốt nhất
  • 2:16 - 2:18
    để tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian.
  • 2:18 - 2:20
    Không phải tất cả lối đi
    này đều nguy hiểm
  • 2:20 - 2:24
    Tôi nhớ chuyến bay của mình
    ở đây hồi tôi ở Heathrow.
  • 2:24 - 2:26
    Nhiều người trong chúng tôi rất
    bực mình khi phải đối mặt với
  • 2:26 - 2:29
    lối đi bắt buộc này thông qua
    khu vực miễn thuế.
  • 2:31 - 2:32
    Tôi rất là kinh ngạc
  • 2:32 - 2:36
    khi thấy có bao nhiêu người đã từ chối
    đi lối đi dài, đánh vòng phía bên trái
  • 2:36 - 2:38
    mà cứ đi cắt ngang về bên phải
  • 2:38 - 2:40
    đi qua lối đi tự tạo.
  • 2:41 - 2:43
    Câu hỏi thú vị ở đây là:
  • 2:43 - 2:46
    Những người thiết kế nghĩ gì
    khi họ thấy hành động này của chúng ta?
  • 2:46 - 2:48
    Họ có nghĩ là chúng ta ngốc quá?
  • 2:48 - 2:50
    Họ có nghĩ là chúng ta lười biếng?
  • 2:50 - 2:53
    Hay họ chấp nhận rằng đơn giản
    sự thật nó phải như vậy
  • 2:53 - 2:55
    Đây là sản phẩm của họ
  • 2:55 - 2:58
    Và chúng ta góp một phần
    rất đáng kể vào sản phẩm đó.
  • 2:59 - 3:03
    Nên công việc của chúng ta là thiết kế
    cho những nhu cầu thật tốt nhất có thể
  • 3:03 - 3:06
    vì nếu không thì thế nào khách hàng
    cũng sẽ tự thiết kế.
  • 3:07 - 3:09
    Một ví dụ thứ hai tôi muốn chia sẻ
  • 3:09 - 3:12
    là ở Đại học California.
  • 3:12 - 3:13
    Nó nhắc tôi rằng
  • 3:13 - 3:16
    thỉnh thoảng cách tối ưu
    để có thiết kế tốt nhất
  • 3:16 - 3:18
    là cứ đưa chúng vào sử dụng.
  • 3:19 - 3:23
    Bây giờ, khuôn viên trường đại học rất
    thú vị chúng đầy rẫy những đi lối tự tạo
  • 3:23 - 3:26
    Tôi nghĩ là bởi vì sinh viên luôn
    trễ học và họ thì rất thông minh
  • 3:26 - 3:28
    Nên khi cuống cuồng tới lớp
  • 3:28 - 3:30
    họ luôn tìm những lối tắt.
  • 3:30 - 3:33
    Và những người thiết kế biết điều đó.
  • 3:33 - 3:35
    Nên khi họ xây xong công trình
  • 3:35 - 3:37
    họ đợi vài tháng sau cho những lối đi
    tự tạo được hình thành.
  • 3:38 - 3:39
    Và sau đó họ lát đá cho chúng.
  • 3:39 - 3:40
    (Tiếng cười)
  • 3:40 - 3:42
    Một cách tiếp cận hết sức thông minh.
  • 3:43 - 3:46
    Thực tế, cứ đưa ra phiên bản
    dùng thử của một dịch vụ
  • 3:46 - 3:48
    nó sẽ giúp chúng ta biết
    mọi người muốn gì
  • 3:49 - 3:53
    Ví dụ, Ayr Muir ở Boston biết
    ông ấy muốn mở một nhà hàng.
  • 3:53 - 3:54
    Nhưng không biết nên mở ở đâu
  • 3:55 - 3:56
    thực đơn nên có những món gì.
  • 3:57 - 3:58
    Ông ấy đã chạy thử một dịch vụ,
  • 3:58 - 4:00
    trường hợp này là xe bán đồ ăn
  • 4:00 - 4:02
    và ông thay đổi vị trí bán mỗi ngày.
  • 4:02 - 4:06
    Ông viết những thực đơn khác nhau
    trên tấm bảng trắng
  • 4:06 - 4:08
    để phát hiện ra mọi người họ muốn gì.
  • 4:08 - 4:11
    Bây giờ, ông ấy đã làm chủ
    một chuỗi các nhà hàng.
  • 4:11 - 4:13
    Nên nó rất là hiệu quả
  • 4:13 - 4:15
    khi chạy thử một cái gì đó để
    biết điều khách hàng muốn
  • 4:16 - 4:19
    Ví dụ thứ ba cũng là ví dụ cuối
    tôi muốn chia sẻ với các bạn
  • 4:19 - 4:21
    đó là UNIH
  • 4:22 - 4:24
    Nó nhắc tôi rằng thế giới
    không ngừng thay đổi
  • 4:24 - 4:26
    và chúng ta phải thích ứng với
    những thay đổi đó.
  • 4:27 - 4:29
    Như các bạn có thể đoán
    đây là một bệnh viện
  • 4:29 - 4:32
    Tôi đã đánh dấu ở bên trái này đây
    khu vực khoa Ung bướu.
  • 4:33 - 4:37
    Các bệnh nhân thường nghỉ lại ở
    khách sạn nằm phía dưới góc phải này.
  • 4:38 - 4:40
    Ở đây từng có một tổ chức
    chăm sóc bệnh nhân
  • 4:40 - 4:43
    họ để xe ô tô để những bệnh nhân sử dụng
  • 4:44 - 4:47
    Nhưng họ nhận thấy rằng khi
    bệnh nhân bắt đầu được hóa trị
  • 4:47 - 4:50
    họ hiếm khi muốn đi ô tô.
  • 4:50 - 4:54
    Họ quá buồn nôn nên chỉ muốn
    đi bộ về khách sạn.
  • 4:54 - 4:57
    Và một con đường chéo tự tạo
    bạn có thể thấy ở đây hình thành
  • 4:58 - 5:00
    Thậm chí bệnh nhân còn gọi
    nó là "Đường mòn hóa trị"
  • 5:01 - 5:03
    Bây giờ khi bệnh viện
    nhận thấy điều này
  • 5:03 - 5:06
    họ cố gẳng trải cỏ lại
    và lờ nó đi.
  • 5:07 - 5:10
    Nhưng sau một thời gian họ nhận thấy
    đây là một nhu cầu quan trọng
  • 5:10 - 5:12
    thật sự cần thiết cho các bệnh nhân
  • 5:12 - 5:13
    nên bệnh viện lát gạch cho lối đi đó
  • 5:13 - 5:17
    Và tôi nghĩ công việc chúng ta sẽ thường
    phải lát gạch cho những lối đi như thế.
  • 5:17 - 5:20
    Nếu ta nhìn lại con đường
    ở phía bắc London lần nữa,
  • 5:20 - 5:22
    lối đi tự tạo không phải lúc nào cũng ở đó
  • 5:23 - 5:24
    Có lí do để nó xuất hiện.
  • 5:24 - 5:28
    Đó là do người dân đi đến sân vận động
    Arsenal Football Club
  • 5:29 - 5:30
    vào những ngày thi đấu
  • 5:30 - 5:32
    từ trạm xe điện ngầm bạn thấy
    góc dưới bên phải này.
  • 5:33 - 5:34
    Giờ thì bạn thấy lối đi đó.
  • 5:34 - 5:37
    Nếu chúng ta quay ngược lại
    vài năm trước,
  • 5:37 - 5:39
    khi sân vận động mới bắt đầu khởi công
  • 5:39 - 5:41
    không hề có lối đi tự tạo nào.
  • 5:42 - 5:46
    Nên công việc của chúng ta là để ý xem
    khi nào những lối đi đó bắt đầu hình thành
  • 5:47 - 5:49
    và khi có thể, thì lát gạch cho chúng
  • 5:49 - 5:51
    như ai đó đã làm ở đây.
  • 5:51 - 5:53
    Ai đó làm một cái rào chắn
  • 5:54 - 5:57
    mọi người vẫn đi qua
    vòng bên dưới như bạn thấy
  • 5:57 - 5:59
    và họ phải lát gạch thôi
  • 5:59 - 6:00
    (Tiếng cười)
  • 6:00 - 6:03
    Nhưng tôi nghĩ đây là
    một lời nhắc tuyệt vời,
  • 6:03 - 6:04
    rằng thế giới thật ra
    nó thay đổi đó
  • 6:04 - 6:06
    Nó không ngừng thay đổi
  • 6:06 - 6:08
    vì nếu bạn nhìn phía trên cùng
    của bức ảnh
  • 6:08 - 6:10
    có một lối đi khác đang hình thành.
  • 6:11 - 6:14
    Nên ba ví dụ này nhắc tôi là
  • 6:14 - 6:17
    chúng ta cần thiết kế cho những nhu cầu
    có thật của con người
  • 6:18 - 6:20
    Tôi nghĩ đồng cảm với nhu cầu
    của khách hàng
  • 6:20 - 6:24
    là kim chỉ nam lớn nhất dẫn đến
    thành công trong kinh doanh.
  • 6:24 - 6:26
    Thiết kế cho những nhu cầu thật
  • 6:26 - 6:28
    và thiết kế chúng tốt nhất có thể,
  • 6:29 - 6:32
    vì nếu bạn không làm chúng đủ tốt
  • 6:32 - 6:34
    người khác sẽ làm, và thường là khách hàng
  • 6:35 - 6:39
    Thứ hai, thường cách tốt nhất để biết
    cái mọi người thật sự muốn
  • 6:39 - 6:41
    là cứ ra mắt dịch vụ của bạn.
  • 6:41 - 6:44
    Câu trả lời hiếm khi nằm trong văn phòng.
  • 6:44 - 6:46
    Hãy ra ngoài và nhìn xem
    mọi người thật sự muốn gì.
  • 6:47 - 6:49
    Và cuối cùng. một phần nhờ vào công nghệ
  • 6:49 - 6:52
    thế giới chúng ta thay đổi liên tục
    ngay khoảnh khắc này
  • 6:52 - 6:54
    Nó đang không ngừng thay đổi.
  • 6:54 - 6:57
    Những con đường sẽ tiếp tục
    xuất hiện nhanh hơn bao giờ hết.
  • 6:58 - 7:01
    Công việc của chúng ta là chọn
    những lối đi thích hợp
  • 7:01 - 7:02
    và lát gạch cho chúng.
  • 7:03 - 7:04
    Cảm ơn các bạn rất nhiều
  • 7:04 - 7:08
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Chúng ta học được những gì từ những lối đi tắt?
Speaker:
Tom Hulme
Description:

Làm thế nào chúng ta tạo ra những sản phẩm mọi người thật sự muốn? Hãy cho phép khách hàng trở thành một phần của quá trình. Nhà thiết kế Tom Hulme phát biểu rằng: "Đồng cảm với điều khách hàng muốn có thể là kim chỉ nam quan trọng nhất dẫn đến thành công trong kinh doanh". Trong bài diễn thuyết ngắn này, Hulme đưa ra ba ví dụ về sự giao thoa giữa việc thiết kế và kinh nghiệm của người sử dụng, ở đó mọi người tự tạo nên lối đi họ muốn từ nhu cầu thực tiễn. Một khi bạn biết cách để nhìn thấy những lối đi đó, bạn sẽ bắt đầu thấy chúng khắp mọi nơi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:20

Vietnamese subtitles

Revisions