Return to Video

Một nhà thiên văn khiếm thị đã tìm ra cách lắng nghe các vì sao như thế nào

  • 0:02 - 0:04
    Đã từng có một ngôi sao.
  • 0:04 - 0:06
    Giống như mọi vật thể khác,
    nó được sinh ra;
  • 0:06 - 0:11
    lớn lên gấp gần 30 lần so
    với khối lượng của mặt trời
  • 0:11 - 0:13
    và tồn tại trong quãng thời gian rất dài.
  • 0:13 - 0:15
    Chính xác là bao lâu
  • 0:15 - 0:17
    thì con người không thể trả lời.
  • 0:17 - 0:19
    Giống như vạn vật trong cuộc sống,
  • 0:19 - 0:22
    nó tồn tại đến ngày cuối cùng
    trong chu kì hoạt động của nó
  • 0:22 - 0:25
    khi trái tim, nguồn sống của nó,
  • 0:25 - 0:27
    cạn hết năng lượng.
  • 0:27 - 0:28
    Nhưng đó chưa phải là dấu chấm hết.
  • 0:28 - 0:32
    Nó biến thành một siêu tân tinh
    và đang trong quá trình
  • 0:32 - 0:34
    tỏa ra một lượng năng lượng cực lớn,
  • 0:34 - 0:37
    chiếu sáng phần còn lại của thiên hà
  • 0:37 - 0:40
    và lượng năng lượng tỏa ra của nó,
    trong một giây,
  • 0:40 - 0:44
    bằng lượng năng lượng
    mà mặt trời tỏa ra trong 10 ngày.
  • 0:44 - 0:47
    Và nó tiến hóa trong một vai trò khác
    ở dải thiên hà.
  • 0:48 - 0:51
    Những vụ nổ siêu tân tinh rất dữ dội.
  • 0:51 - 0:55
    Nhưng những ngôi sao phát ra tia gam-ma
    thậm chí còn dữ dội hơn.
  • 0:55 - 0:58
    Trong quá trình trở thành một siêu tân tinh,
  • 0:58 - 1:01
    ngôi sao sụp đổ vào tâm
    dưới trọng lượng của chính nó
  • 1:01 - 1:04
    và nó bắt đầu quay nhanh hơn,
  • 1:04 - 1:08
    giống như khi người trượt tuyết
    kéo cánh tay về gần cơ thể.
  • 1:09 - 1:13
    Theo đó, nó bắt đầu quay rất nhanh
    và nó tăng từ trường của mình
  • 1:13 - 1:15
    lên rất nhiều.
  • 1:15 - 1:18
    Các vật chất quanh ngôi sao
    cũng bị kéo vòng quanh,
  • 1:18 - 1:19
    và một phần năng lượng
    từ chuyển động quay đó
  • 1:19 - 1:21
    sẽ được truyền cho vật chất
  • 1:21 - 1:25
    và từ trường thì ngày càng lớn hơn.
  • 1:25 - 1:31
    Như vậy, ngôi sao sẽ có thêm
    năng lượng để chiếu sáng cả thiên hà
  • 1:31 - 1:34
    thông qua sự chiếu sáng
    và giải phóng tia gamma.
  • 1:34 - 1:37
    Ngôi sao mà tôi nhắc tới
    trong câu chuyện của mình
  • 1:37 - 1:39
    trở thành cái mà người ta gọi là
    một ngôi sao từ.
  • 1:39 - 1:41
    Và bây giờ là thông tin cho bạn,
  • 1:41 - 1:45
    từ trường của ngôi sao nhiễm từ là hơn
    1.000 nghìn tỉ lần
  • 1:45 - 1:47
    từ trường của Trái Đất.
  • 1:48 - 1:49
    Những hiện tượng giải phóng
    năng lượng lớn nhất
  • 1:49 - 1:51
    từng được các nhà thiên văn ghi nhận
  • 1:51 - 1:53
    mang tên vụ nổ tia gamma
  • 1:53 - 1:57
    bởi vì chúng tôi xem chúng
    như những sự vỡ tung hay vụ nổ,
  • 1:57 - 1:59
    vụ mạnh nhất ghi nhận được
    là của ánh sáng tia gamma.
  • 2:00 - 2:04
    Ngôi sao của chúng ta, như trong câu chuyện này, đã trở thành một ngôi sao từ tính,
  • 2:04 - 2:06
    được xem như một vụ nổ tia gamma
  • 2:06 - 2:09
    trong thời gian mạnh nhất
    của vụ nổ.
  • 2:10 - 2:15
    Mặc dù những vụ nổ tia gamma là
    những hiện tượng có năng lượng lớn nhất
  • 2:15 - 2:18
    mà các nhà thiên văn học từng đo được
    từ trước đến nay,
  • 2:18 - 2:20
    nhưng chúng ta không thể quan sát chúng
    bằng mắt thường.
  • 2:20 - 2:23
    Chúng ta phải sử dụng
    những phương pháp khác
  • 2:23 - 2:25
    để nghiên cứu về ánh sáng tia gamma này.
  • 2:25 - 2:27
    Mắt thường không thể nhìn thấy chúng.
  • 2:27 - 2:30
    Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy
    một phần rất rất nhỏ
  • 2:30 - 2:34
    trong quang phổ điện từ
    mà chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến.
  • 2:34 - 2:36
    Và xa hơn thế, chúng ta dựa vào
    những phương pháp khác.
  • 2:36 - 2:42
    Còn với tư cách những nhà thiên văn học,
    chúng ta nghiên cứu dải ánh sánh rộng hơn
  • 2:42 - 2:44
    và chúng ta dựa vào
    những phương pháp khác để làm điều đó.
  • 2:45 - 2:47
    Trên màn hình, nó trông giống như thế này.
  • 2:48 - 2:50
    Bạn đang nhìn thấy một đồ thị.
  • 2:50 - 2:51
    Đó là đường biểu diễn của ánh sáng.
  • 2:52 - 2:55
    Đó là một đồ thị thể hiện mật độ
    của ánh sáng theo thời gian.
  • 2:55 - 2:58
    Đó là biểu đồ ánh sáng của tia gamma.
  • 2:58 - 3:02
    Các nhà thiên văn học dựa vào
    loại biểu đồ này
  • 3:02 - 3:06
    để giải thích mật độ ánh sáng
    thay đổi thế nào theo thời gian.
  • 3:07 - 3:12
    Ở phía bên trái, bạn sẽ nhìn thấy mật độ
    ánh sáng khi không có vụ nổ,
  • 3:12 - 3:17
    và phía bên phải là
    mật độ ánh sáng khi vụ nổ xảy ra.
  • 3:18 - 3:22
    Trước đây,
    tôi có thể nhìn được loại đồ thị này.
  • 3:23 - 3:25
    Nhưng sau đó, tôi đã mất đi thị lực.
  • 3:25 - 3:28
    Tôi đã hoàn toàn mất đi thị lực
    do căn bệnh kéo dài,
  • 3:28 - 3:32
    và vì thế mà tôi mất đi khả năng
    nhìn đồ thị này
  • 3:33 - 3:36
    và luôn cả cơ hội làm việc của mình.
  • 3:36 - 3:40
    Đó là sự chuyển biến mạnh mẽ đối với tôi
    về nhiều mặt.
  • 3:41 - 3:46
    Theo chuyên môn mà nói, nó khiến tôi phải
    phải từ bỏ nghiên cứu khoa học.
  • 3:46 - 3:50
    Tôi đã ao ước tiếp cận và nghiên cứu
    loại ánh sáng đầy năng lượng này
  • 3:50 - 3:53
    và tìm ra nguồn gốc thiên văn của nó.
  • 3:53 - 3:56
    Tôi muốn trải nghiệm sự kì thú của vũ trụ,
    sự hào hứng
  • 3:56 - 4:01
    và niềm vui bằng cách khám phá hiện tượng
    về một thiên thể khổng lồ.
  • 4:01 - 4:05
    Tôi đã nghĩ rất lâu và rất nhiều về việc này,
  • 4:05 - 4:08
    khi tôi bỗng nhiên nhận ra rằng
    tất cả đồ thị của ánh sáng
  • 4:08 - 4:12
    là một bảng các con số được chuyển thành
    một biểu đồ có thể nhìn thấy được.
  • 4:13 - 4:15
    Vì vậy, tôi cùng với các cộng sự
  • 4:15 - 4:19
    đã cố gắng làm việc và
    chuyển tất cả các con số thành âm thanh.
  • 4:20 - 4:22
    Tôi đã tiếp cận được các dữ liệu,
  • 4:22 - 4:27
    và hôm nay tôi có thể nghiên cứu
    ở trình độ như một nhà thiên văn giỏi nhất,
  • 4:27 - 4:28
    bằng cách sử dụng âm thanh.
  • 4:28 - 4:31
    Và điều mọi người có thể làm,
  • 4:31 - 4:32
    đa phần là bằng mắt,
  • 4:32 - 4:33
    trong hàng trăm năm qua,
  • 4:33 - 4:36
    thì giờ đây tôi có thể làm nó bằng âm thanh.
  • 4:36 - 4:37
    (Tiếng vỗ tay)
  • 4:37 - 4:39
    Lắng nghe vụ nổ tia gamma này,
  • 4:39 - 4:41
    mà các bạn đang thấy --
    (Vỗ tay)
  • 4:41 - 4:42
    Cảm ơn các bạn.
  • 4:42 - 4:45
    Nghe tiếng nổ
    mà bạn đang nhìn thấy trên màn hình
  • 4:45 - 4:48
    mang lại điều gì đó cho tai
    trên cả vụ nổ thực tế.
  • 4:48 - 4:50
    Và bây giờ tôi sẽ cho chạy tiếng nổ.
  • 4:50 - 4:52
    Nó không phải là âm nhạc, nó là âm thanh.
  • 4:53 - 4:57
    (Âm thanh kĩ thuật)
  • 4:57 - 5:00
    Đây là dữ liệu đã được chuyển thành
    âm thanh
  • 5:00 - 5:01
    và nó vẽ ra dao động âm thanh.
  • 5:01 - 5:04
    Quá trình này gọi là âm thanh hóa.
  • 5:07 - 5:09
    Nghe âm thanh này sẽ mang
    những thứ khác đến tai
  • 5:09 - 5:11
    ngoài tiếng nổ thực tế.
  • 5:11 - 5:15
    Khi tôi kiểm tra những khu vực có tần số thấp
    cực mạnh,
  • 5:15 - 5:20
    hoặc dòng âm bass -- Tôi sẽ mở dòng bass
    ngay đây.
  • 5:22 - 5:27
    Chúng ta thường chú ý những
    đặc tính cộng hưởng của những khí mang điện
  • 5:27 - 5:29
    như gió mặt trời.
  • 5:29 - 5:31
    Và tôi muốn các bạn lắng nghe
    cái mà tôi đã nghe.
  • 5:31 - 5:35
    Bạn sẽ nghe nó giống như
    một sự giảm âm lượng rất nhanh.
  • 5:35 - 5:38
    Và bởi vì bạn có thể nhìn thấy nên
    tôi sẽ cho bạn một đường màu đỏ
  • 5:38 - 5:42
    để báo hiệu rằng cường độ ánh sáng
    đang được đổi sang âm thanh.
  • 5:44 - 5:46
    (Âm rền và tiếng huýt sáo)
  • 5:46 - 5:49
    Tiếng (huýt sáo) là tiếng ếch ở nhà,
    đừng quan tâm đến nó.
  • 5:49 - 5:51
    (Cười)
  • 5:51 - 5:57
    (Âm rền và tiếng huýt sáo)
  • 5:57 - 5:58
    Tôi nghĩ là bạn đã nghe thấy nó, đúng không?
  • 6:00 - 6:01
    Vậy cái chúng ta phát hiện
  • 6:01 - 6:06
    là những tiếng nổ kéo dài
    đủ để hỗ trợ sóng cộng hưởng,
  • 6:06 - 6:10
    là những thứ được tạo ra bởi những
    trao đổi năng lượng giữa các hạt
  • 6:10 - 6:11
    bị kích thích,
  • 6:11 - 6:13
    tùy vào âm lượng.
  • 6:13 - 6:16
    Bạn có nhớ là tôi đã nói về
    vấn đề ngôi sao
  • 6:16 - 6:18
    bị kéo vòng quanh?
  • 6:18 - 6:22
    Nó truyền năng lượng với sự phân bố
    tần suất và từ trường
  • 6:22 - 6:24
    được quyết định bởi kích thước.
  • 6:24 - 6:28
    Bạn có thể nhớ là chúng ta đang nói về
    một ngôi sao siêu lớn
  • 6:28 - 6:32
    đã trở thành một ngôi sao
    mang từ tính cực mạnh.
  • 6:32 - 6:37
    Trong trường hợp đó thì dòng phun ra
    từ ngôi sao nổ
  • 6:37 - 6:39
    có thể liên quan tới vụ nổ tia gamma này.
  • 6:39 - 6:41
    Điều này có nghĩa gì?
  • 6:41 - 6:44
    Nghĩa là sự hình thành của ngôi sao có thể
    là một phần rất quan trọng
  • 6:44 - 6:45
    trong các vụ nổ của những siêu tân tinh.
  • 6:46 - 6:50
    Lắng nghe tiếng của vụ nổ tia gamma
    mang lại cho chúng ta khái niệm
  • 6:50 - 6:53
    rằng việc sử dụng âm thanh như
    một tín hiệu hiển thị bổ sung
  • 6:53 - 6:56
    có thể hỗ trợ các nhà thiên văn
  • 6:56 - 6:58
    trong việc tìm kiếm nhiều dữ liệu hơn.
  • 6:59 - 7:04
    Đồng thời, tôi cũng thực hiện phân tích,
    đo đạc từ các kính thiên văn khác,
  • 7:04 - 7:06
    và kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng
  • 7:06 - 7:10
    khi sử dụng âm thanh như
    một tín hiệu hiển thị bổ sung
  • 7:10 - 7:13
    các nhà thiên văn có thể tìm thấy
    nhiều thông tin hơn trong đó
  • 7:13 - 7:16
    và bây giờ thì có nhiều thông tin hơn
    được tiếp cận.
  • 7:17 - 7:21
    Khả năng chuyển thông tin
    thành âm thanh này
  • 7:21 - 7:24
    tạo ra một bước thay đổi to lớn
    trong ngành thiên văn học.
  • 7:24 - 7:28
    Và thực tế thì một lĩnh vực khả kiến
    có thể được tận dụng
  • 7:28 - 7:33
    để những ai quan tâm có thể tìm hiểu
    thứ gì ở trên thiên đường
  • 7:33 - 7:35
    là một điều đáng mong chờ.
  • 7:35 - 7:37
    Khi tôi mất đi thị lực,
  • 7:37 - 7:39
    tôi nghĩ rằng mình không thể tiếp cận được
  • 7:39 - 7:42
    số lượng và chất lượng thông tin
  • 7:42 - 7:43
    như một nhà thiên văn bình thường.
  • 7:44 - 7:48
    Mãi cho đến khi chúng tôi đổi mới
    với quy trình âm thanh hóa
  • 7:48 - 7:52
    tôi mới tìm lại được hi vọng để trở nên
    có ích hơn trong lĩnh vực này
  • 7:52 - 7:54
    tôi mới làm việc hết sức
    để là một phần trong đó.
  • 7:55 - 8:00
    Việc tiếp cận thông tin không phải là
    nội dung duy nhất trong ngành thiên văn học
  • 8:00 - 8:02
    mà nó là một phần quan trọng.
  • 8:03 - 8:05
    Vấn đề nằm ở cả cơ thể,
  • 8:05 - 8:08
    và khoa học thì không theo kịp.
  • 8:09 - 8:11
    Cơ thể là thứ thay đổi --
  • 8:12 - 8:15
    bất cứ ai cũng có thể gặp khuyết tật
    vào bất kì thời điểm nào.
  • 8:15 - 8:17
    Ví dụ là hãy nghĩ về,
  • 8:17 - 8:20
    các nhà khoa học
    đã đạt đến đỉnh cao sự nghiệp.
  • 8:20 - 8:23
    Điều gì sẽ xảy ra
    nếu họ bị khuyết tật?
  • 8:23 - 8:25
    Họ có cảm thấy khó giao tiếp
    như tôi đã từng?
  • 8:26 - 8:29
    Việc tiếp cận thông tin thôi thúc chúng tôi
    tiếp tục cố gắng.
  • 8:29 - 8:33
    Nó tạo ra những cơ hội bình đẳng
    để thể hiện tài năng của chúng tôi
  • 8:33 - 8:36
    và đưa ra điều chúng tôi muốn thực hiện
    trong cuộc sống của mình,
  • 8:36 - 8:39
    dựa vào niềm đam mê và
    không phụ thuộc vào những rào cản sắp tới.
  • 8:40 - 8:45
    Khi chúng tôi trao cho mọi người
    cơ hội vươn tới thành công không giới hạn,
  • 8:45 - 8:49
    điều đó sẽ mang lại một cuộc sống sung túc
    và viên mãn.
  • 8:49 - 8:52
    Và tôi nghĩ việc sử dụng âm thanh
    trong thiên văn
  • 8:52 - 8:55
    sẽ giúp chúng tôi đạt được điều đó
    và cống hiến cho khoa học.
  • 8:56 - 9:01
    Trong khi các nước khác nói rằng
    nghiên cứu bằng các kĩ thuật tri giác
  • 9:01 - 9:04
    trong việc nghiên cứu dữ liệu
    không thích hợp với ngành thiên văn
  • 9:04 - 9:07
    bởi vì không có nhà thiên văn khiếm thị
    trong lĩnh vực này,
  • 9:08 - 9:11
    thì Nam Phi lại khẳng định rằng: "Chúng tôi muốn những người khuyết tật
  • 9:11 - 9:13
    đóng góp cho khoa học."
  • 9:13 - 9:14
    Và ngay bây giờ tôi đang làm việc
  • 9:14 - 9:17
    tại Đài quan sát Thiên văn Nam Phi,
  • 9:17 - 9:20
    tại Văn phòng Phát triển Thiên văn.
  • 9:20 - 9:25
    Ở đó, chúng tôi nghiên cứu
    các kĩ thuật âm thanh hóa và các phương pháp phân tích
  • 9:25 - 9:29
    có ảnh hưởng đến trẻ em khiếm thị
    ở trường khiếm thị Athlone.
  • 9:30 - 9:32
    Các học sinh sẽ học về thiên văn qua radio,
  • 9:32 - 9:35
    và chúng sẽ học về
    phương pháp âm thanh hóa
  • 9:35 - 9:40
    để nghiên cứu các hiện tượng thiên văn
    như sự phun trào năng lượng khổng lồ
  • 9:40 - 9:42
    từ mặt trời, được biết đến
    như các siêu bão mặt trời.
  • 9:43 - 9:45
    Điều mà chúng tôi học được cùng với các học sinh --
  • 9:45 - 9:49
    những đứa trẻ khuyết tật
    với nhiều khiếm khuyết và hạn chế
  • 9:49 - 9:51
    trong giải quyết vấn đề --
  • 9:51 - 9:54
    điều mà chúng tôi học được cùng chúng
    sẽ ảnh hưởng trực tiếp
  • 9:54 - 9:57
    đến cách mà mọi thứ đang được vận hành
    ở trình độ khoa học chuyên môn.
  • 9:57 - 9:59
    Tôi xin mạn phép được gọi
    đây là sự phát triển.
  • 9:59 - 10:01
    Và nó đang xảy ra ngay lúc này đây.
  • 10:02 - 10:06
    Tôi nghĩ rằng khoa học
    dành cho tất cả mọi người.
  • 10:06 - 10:08
    Nó thuộc về con người,
  • 10:08 - 10:10
    và nó phải đến được với mọi người,
  • 10:10 - 10:12
    vì chúng ta tự nhiên đã là
    những nhà khám phá.
  • 10:13 - 10:18
    Tôi nghĩ nếu chúng ta giới hạn
    người khuyết tật
  • 10:18 - 10:20
    trong nghiên cứu khoa học,
  • 10:20 - 10:24
    thì chúng ta sẽ tách rời chính mình
    với lịch sử và xã hội.
  • 10:24 - 10:27
    Tôi mơ đến một trình độ khoa học
  • 10:27 - 10:32
    nơi mà mọi người đề cao sự tôn trọng
    và thật sự tôn trọng nhau,
  • 10:32 - 10:35
    nơi mà mọi người trao đổi các dự án
    và cùng nhau nghiên cứu.
  • 10:36 - 10:40
    Nếu những người khuyết tật
    được tham gia nghiên cứu khoa học,
  • 10:40 - 10:45
    một vụ nổ, một vụ nổ cực lớn của kiến thức
    sẽ xảy ra,
  • 10:45 - 10:47
    tôi chắc chắn là như vậy.
  • 10:49 - 10:51
    (Âm thanh kĩ thuật)
  • 10:51 - 10:53
    Đó là một vụ nổ cực lớn.
  • 10:54 - 10:56
    Cảm ơn các bạn
  • 10:56 - 10:57
    Cảm ơn các bạn.
  • 10:57 - 11:02
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Một nhà thiên văn khiếm thị đã tìm ra cách lắng nghe các vì sao như thế nào
Speaker:
Wanda Diaz Merced
Description:

Wanda Diaz Merced nghiên cứu ánh sáng thoát ra từ những vụ nổ tia gamma, hiện tượng giải phóng năng lượng lớn nhất trong vũ trụ. Khi mất đi thị lực, cô ấy không còn cách nào để nghiên cứu, cô ấy đã nghĩ đến một điều chưa từng có: đồ thị ánh sáng mà cô ấy không còn khả năng nhìn thấy được có thể chuyển thành âm thanh. Nhờ phương pháp âm thanh hóa, cô ấy đã quay trở lại với công việc của mình và giờ đây, cô đang vận động nhiều người ủng hộ hơn trong giới khoa học. Cô ấy phát biểu: "Khoa học là dành cho tất cả mọi người. Nó phải đến được với tất cả mọi người, bởi tự nhiên chúng ta đã là những nhà khám phá."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:15

Vietnamese subtitles

Revisions