Return to Video

Liệu mắt mù có khả năng hồi phục? - David Davila

  • 0:06 - 0:08
    Hãy tưởng tượng ngày qua ngày
  • 0:08 - 0:11
    thị lực của bạn
    trở nên kém đi,
  • 0:11 - 0:13
    mọi thứ ngày càng mờ và nhỏ dần
  • 0:13 - 0:16
    cho đến khi bạn bị mù hoàn toàn.
  • 0:16 - 0:19
    Chúng ta cứ nghĩ
    mù là một tật bẩm sinh,
  • 0:19 - 0:23
    nhưng trên thực tế, giống như
    Viêm võng mạc sắc tố
  • 0:23 - 0:24
    và Hội chứng Usher,
  • 0:24 - 0:27
    mù có thể phát triển
    từ khi bạn còn nhỏ,
  • 0:27 - 0:30
    thậm chí cả khi trưởng thành.
  • 0:30 - 0:33
    Cả hai căn bệnh di truyền hiếm gặp này
    đều ảnh hưởng đến võng mạc,
  • 0:33 - 0:38
    tấm màn ở phần cuối của mắt
    cảm nhận ánh sáng và giúp ta nhìn thấy.
  • 0:38 - 0:42
    Giờ hãy tưởng tượng,
    nếu mắt có khả năng tự hồi phục,
  • 0:42 - 0:45
    những người mù sẽ lại
    nhìn thấy ánh sáng.
  • 0:45 - 0:49
    Để biết được tính khả thi của nó,
    hãy xem xét cơ chế hoạt động của võng mạc,
  • 0:49 - 0:53
    đặc biệt là
    ở loài sinh vật đặc biệt
  • 0:53 - 0:55
    có tên là Cá bơn sọc.
  • 0:55 - 0:58
    Võng mạc của người được cấu tạo
    từ nhiều lớp tế bào,
  • 0:58 - 1:01
    với nhiều nơ-ron đặc biệt
    nằm ở phần cuối của mắt,
  • 1:01 - 1:05
    gọi là tế bào cảm quang hình nón
    và tế bào cảm quang hình que.
  • 1:05 - 1:08
    Tế bào cảm quang chuyển ánh sáng
    truyền tới mắt người
  • 1:08 - 1:12
    thành tín hiệu mà não
    dùng để tạo ra thị lực.
  • 1:12 - 1:15
    Người mắc Hội chứng Usher
    và Viêm sắc tố võng mạc
  • 1:15 - 1:19
    dần mất đi các tế bào cảm quang này
  • 1:19 - 1:23
    cho tới khi võng mạc không còn
    khả năng cảm nhận ánh sáng
  • 1:23 - 1:26
    hay truyền tín hiệu về não nữa.
  • 1:26 - 1:31
    Không như các tế bào khác, tế bào
    cảm quang không thể phân chia và nhân đôi.
  • 1:31 - 1:35
    Chúng ta sinh ra với đầy đủ số tế bào
    cảm quang sẽ có trong đời,
  • 1:35 - 1:38
    đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh
    thường có đôi mắt to
  • 1:38 - 1:40
    và vì thế, chúng trông thật đáng yêu.
  • 1:40 - 1:43
    Nhưng điều này không đúng
    với tất cả các loài.
  • 1:43 - 1:47
    Điển hình là cá bơn sọc,
    một bậc thầy tái tạo.
  • 1:47 - 1:53
    Da, xương, tim và võng mạc của chúng
    có thể hồi phục sau khi bị thương.
  • 1:53 - 1:57
    Ở cá bơn sọc, nếu tế bào cảm quang
    bị mất hoặc bị chất độc phá hủy,
  • 1:57 - 2:03
    chúng sẽ được tái sinh và tự kết nối
    với não để hồi phục thị lực.
  • 2:03 - 2:06
    Các nhà khoa học đang nghiên cứu
    về năng lực siêu việt này
  • 2:06 - 2:11
    bởi cấu tạo võng mạc của cá bơn sọc
    cũng tương tự như ở người.
  • 2:11 - 2:15
    Họ có thể thí nghiệm về ảnh hưởng
    và các rối loạn như Hội chứng Usher
  • 2:15 - 2:19
    hay Viêm võng mạc sắc tố
    trên mắt cá bơn sọc.
  • 2:19 - 2:23
    Điều này cho phép họ hiểu được
    cơ chế hồi phục võng mạc của chúng
  • 2:23 - 2:27
    từ đó, tìm ra cách
    chữa trị cho mắt người.
  • 2:27 - 2:30
    Vậy, bí mật về năng lực đặc biệt này
    ở cá bơn sọc là gì?
  • 2:30 - 2:35
    Đó là chuỗi tế bào dài
    căng khắp võng mạc
  • 2:35 - 2:37
    có tên là Muller glia.
  • 2:37 - 2:40
    Khi tế bào cảm quang bị tổn thương,
    tế bào này biến đổi
  • 2:40 - 2:42
    và đảm nhận vai trò mới.
  • 2:42 - 2:46
    Khi đó, chúng hoạt động như tế bào gốc
  • 2:46 - 2:49
    và có thể biến đổi thành
    bất kỳ loại tế bào nào.
  • 2:49 - 2:51
    Rồi các tế bào dài này phân chia,
  • 2:51 - 2:54
    phát triển, cuối cùng trở thành
    tế bào cảm quang mới,
  • 2:54 - 2:59
    di chuyển tới phần cuối của mắt
    và tự kết nối lại với não.
  • 2:59 - 3:03
    Hiện nay, một số nhà nghiên cứu
    cho rằng đã tìm ra bí mật của cơ chế
  • 3:03 - 3:06
    nhờ một trong hai chất
    sản sinh ra hoạt động trong não
  • 3:06 - 3:09
    tên là glutamate và aminoadipate.
  • 3:09 - 3:11
    Ở mắt chuột,
  • 3:11 - 3:15
    các chất này giúp tế bào Muller phân chia,
    biến đổi thành tế bào cảm quang,
  • 3:15 - 3:17
    và di chuyển tới cuối võng mạc,
  • 3:17 - 3:21
    giống như việc tạo lập lại đội quân
    đã tan rã từ những người lính mới.
  • 3:21 - 3:24
    Nhưng hãy nhớ, điều này
    vẫn chưa xảy ra với võng mạc của người,
  • 3:24 - 3:26
    vì thế, câu hỏi đặt ra là
  • 3:26 - 3:30
    làm thế nào kích thích
    tế bào Muller ở mắt người biến đổi?
  • 3:30 - 3:33
    Làm thế nào kiểm soát hoàn toàn
    tiến trình này?
  • 3:33 - 3:36
    Làm thế nào để tế bào cảm quang
    tự kết nối lại với võng mạc?
  • 3:36 - 3:39
    Liệu điều này có thể
    xảy ra ở mắt người?
  • 3:39 - 3:43
    Hay là cơ chế này đã bị mất đi
    trong quá trình tiến hóa?
  • 3:43 - 3:46
    Cho tới khi ta mổ xẻ được nó,
  • 3:46 - 3:49
    thì sự tái sinh ở võng mạc
    của cá bơn sọc
  • 3:49 - 3:52
    vẫn còn là một năng lực bí ẩn.
Title:
Liệu mắt mù có khả năng hồi phục? - David Davila
Description:

Xem chi tiết bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/could-a-blind-eye-regenerate-david-davila

Chúng ta thường cho rằng mù là một bệnh bẩm sinh. Thế nhưng, cùng với một vài căn bệnh di truyền khác, mù loà có thể phát triển từ khi bạn còn nhỏ, thậm chí cả khi trưởng thành. Nhưng liệu mắt mù có khả năng hồi phục? Trong bài học này, David sẽ giải thích làm thế nào các nhà khoa học tìm ra lời giải cho câu hỏi trên thông qua nghiên cứu về sự hồi phục võng mạc ở cá bơn sọc.

Bài giảng được thực hiên bởi David Davila, minh họa bởi Eli Enigenburg.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:07

Vietnamese subtitles

Revisions