Return to Video

Chương trình DIY cho kỹ sư nhỏ tuổi

  • 0:01 - 0:03
    Tôi thiết kế các bài tập kỹ thuật
  • 0:03 - 0:05
    cho học sinh cấp 2 và cấp 3,
  • 0:05 - 0:08
    tôi thường dùng các vật liệu
    ít ai ngờ tới.
  • 0:09 - 0:13
    Ý tưởng của tôi đến từ
    các vấn đề trong đời sống thường nhật.
  • 0:13 - 0:14
    Ví dụ,
  • 0:14 - 0:18
    một ngày kia, tôi cần một trang phục
    để tham gia hội chợ truyện tranh,
  • 0:18 - 0:20
    nhưng tôi không muốn bỏ
    nhiều tiền để mua quần áo,
  • 0:20 - 0:22
    vậy là tôi tự may đồ cho mình ...
  • 0:22 - 0:25
    với một vương miện lấp lánh và chiếc váy.
  • 0:25 - 0:26
    (Cười)
  • 0:27 - 0:28
    Một lần khác,
  • 0:28 - 0:31
    tôi phát hoảng vì trò chơi
    trên điện thoại yêu thích của mình,
  • 0:31 - 0:33
    Trò Flappy Bird,
  • 0:33 - 0:35
    bị gỡ khỏi kho ứng dụng.
  • 0:35 - 0:37
    (Cười)
  • 0:37 - 0:38
    Vậy là tôi đã rất băn khoăn
  • 0:38 - 0:42
    hoặc không cập nhật điện thoại
    hoặc không bao giờ chơi nữa.
  • 0:42 - 0:44
    (Cười)
  • 0:45 - 0:47
    Không thoải mái với cả hai lựa chọn,
  • 0:47 - 0:50
    tôi đã làm một việc có ý nghĩa cho tôi.
  • 0:50 - 0:52
    Tôi làm một mô hình của trò Flappy Bird
  • 0:52 - 0:54
    để nó không bao giờ bị tháo khỏi
    kho ứng dụng.
  • 0:54 - 0:56
    (Cười)
  • 0:57 - 1:00
    (Nhạc)
  • 1:02 - 1:04
    (Tiếng bíp)
  • 1:05 - 1:07
    (Nhạc)
  • 1:07 - 1:08
    (Cười)
  • 1:08 - 1:12
    Một vài người bạn của tôi cũng rất
    nghiện game này,
  • 1:12 - 1:15
    thế là tôi mời họ cùng chơi với
    phiên bản của tôi.
  • 1:15 - 1:16
    (Video) Bạn: Á!
  • 1:16 - 1:18
    (Cười)
  • 1:19 - 1:21
    (Video) Bạn: Cái quái gì vậy?
  • 1:21 - 1:22
    (Cười)
  • 1:22 - 1:26
    Và họ nói với tôi rằng nó cũng làm người
    chơi nổi khùng như phiên bản gốc vậy.
  • 1:26 - 1:27
    (Cười)
  • 1:27 - 1:30
    Thế là tôi tải bản 'demo' của
    chương trình này lên mạng,
  • 1:30 - 1:33
    và tôi rất ngạc nhiên thấy
    nó được lan truyền.
  • 1:33 - 1:36
    Đã vượt 2 triệu lượt xem
    chỉ trong vài ngày.
  • 1:36 - 1:37
    (Cười)
  • 1:38 - 1:41
    Và điều thú vị hơn chính là
    những lời bình luận của mọi người.
  • 1:41 - 1:43
    Nhiều người cũng muốn làm
    phiên bản của họ,
  • 1:43 - 1:45
    hoặc hỏi tôi cách làm.
  • 1:45 - 1:49
    Vậy là điều đó dường như khẳng định ý
    tưởng của tôi rằng qua một dự án sáng tạo
  • 1:49 - 1:52
    chúng ta có thể bày cho người
    khác làm kỹ thuật.
  • 1:52 - 1:55
    Với số tiền có được từ video đó,
  • 1:55 - 1:57
    chúng tôi có thể cho học sinh trong
    lớp của chúng tôi
  • 1:57 - 2:00
    làm trò chơi của riêng chúng trong
    1 chiếc hộp.
  • 2:00 - 2:01
    Mặc dù đây là một việc khó,
  • 2:01 - 2:05
    nhưng các em học được nhiều khái niệm
    trong ngành kỹ thuật và lập trình.
  • 2:05 - 2:08
    Và tất cả các em rất muốn tìm hiểu để có
    thể hoàn thành trò chơi.
  • 2:09 - 2:10
    ( Cười)
  • 2:10 - 2:13
    Trước khi có Flappy Bird Bõ,
  • 2:13 - 2:19
    tôi đã có ý tưởng dùng các dự án kỹ thuật
    sáng tạo để dạy cho học trò.
  • 2:19 - 2:21
    Khi tôi đang dạy ở 1 trường cấp 2,
  • 2:21 - 2:26
    chúng tôi yêu cầu học sinh cách làm 1
    robot từ bộ dụng cụ kỹ thuật tiêu chuẩn.
  • 2:26 - 2:29
    Và tôi thấy nhiều học sinh có vẻ chán.
  • 2:29 - 2:31
    Rồi một vài trong số đó
    bắt đầu lấy những mẫu giấy
  • 2:31 - 2:33
    và trang trí các người máy của họ.
  • 2:33 - 2:35
    Và rồi nhiều bạn khác cũng làm như vậy,
  • 2:35 - 2:38
    và chúng thích thú với công việc đó.
  • 2:38 - 2:41
    Vậy là tôi tìm cách sáng tạo hơn
  • 2:41 - 2:43
    để đưa môn công nghệ đến với học sinh.
  • 2:44 - 2:48
    Điều tôi nhận thấy là phần lớn các bộ dụng
    cụ công nghệ được dùng trong trường
  • 2:48 - 2:50
    trông có vẻ không thân thiện.
  • 2:50 - 2:53
    Chúng được làm từ những bộ phận nhựa
    mà bạn không tùy chỉnh được.
  • 2:54 - 2:56
    Hơn nữa, chúng rất đắt,
  • 2:56 - 2:59
    có giá đến vài trăm đô la một bộ.
  • 2:59 - 3:03
    Tức là không thể mua với ngân
    quỹ của lớp học.
  • 3:03 - 3:05
    Tôi không biết làm sao,
  • 3:05 - 3:07
    tôi quyết định làm thứ gì đó
    cho riêng tôi.
  • 3:07 - 3:10
    Tôi bắt đầu với giấy và vải.
  • 3:10 - 3:13
    Chúng ta chơi với những thứ đó
    khi chúng tôi còn nhỏ,
  • 3:13 - 3:15
    và chúng cũng rất rẻ
  • 3:15 - 3:18
    và có thể được tìm thấy khắp
    nơi quanh nhà.
  • 3:18 - 3:20
    Và tôi lên một kế hoạch thực hiện
  • 3:20 - 3:22
    để các học sinh có thể tạo ra một sản
    phẩm sáng tạo
  • 3:23 - 3:25
    dùng vải và nút hình mắt.
  • 3:25 - 3:27
    Học sinh có thể giúp nhau trong lớp,
  • 3:27 - 3:30
    cười vui và trao đổi về kế hoạch.
  • 3:30 - 3:31
    Và quan trọng nhất là
  • 3:31 - 3:34
    các học sinh có thể đưa những
    sáng kiến của mình vào kế hoạch.
  • 3:35 - 3:37
    Nhờ những thành công của kế hoạch này,
  • 3:37 - 3:39
    tôi tiếp tục tạo ra những
    chương trình kỹ thuật mới
  • 3:39 - 3:41
    để thử thách học trò của tôi.
  • 3:41 - 3:45
    Và tôi cũng đưa những kế hoạch
    này ra bên ngoài
  • 3:45 - 3:47
    vào cộng đồng.
  • 3:47 - 3:49
    Và điều thú vị đã xảy ra.
  • 3:49 - 3:52
    Tôi nhận thấy nhiều người
    từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau
  • 3:52 - 3:55
    đến với nhóm chúng tôi.
  • 3:55 - 3:56
    Và đăc biệt,
  • 3:56 - 4:01
    phụ nữ và người thiểu số
    đến nhiều hơn tôi nghĩ,
  • 4:01 - 4:04
    và đó là điều mà bạn không thường
    thấy ở một cơ sở kỹ thuật truyền thống.
  • 4:05 - 4:11
    Bây giờ hãy xem báo cáo của nhân viên
    tại một công ty công nghệ năm 2016.
  • 4:11 - 4:15
    Phụ nữ chỉ chiếm 19% nhân lực trong ngành
    công nghệ.
  • 4:15 - 4:19
    Và nhóm thiểu số chỉ chiếm 4%.
  • 4:19 - 4:21
    Đây là số liệu có thể được cho
    là bình thường
  • 4:22 - 4:25
    nếu bạn vào một câu
    lạc bộ trường cấp 3,
  • 4:25 - 4:27
    hoặc một lớp kỹ thuật ở cáp 2.
  • 4:28 - 4:32
    Ở đó bạn thấy có vấn đề liên quan
    đến tính đa dạng
  • 4:32 - 4:36
    đã làm mất đi sự phong phú trong lực
    lượng lao động ở ngành công nghệ.
  • 4:36 - 4:38
    Một giải pháp có thể là
  • 4:39 - 4:43
    đưa công nghệ đến với học sinh
    thông qua các chương trình sáng tạo.
  • 4:44 - 4:47
    Tôi không muốn nói là điều đó
    sẽ giải quyết mọi thứ,
  • 4:47 - 4:50
    nhưng nó có thể đưa công nghệ
  • 4:50 - 4:53
    đến với những ai không
    quan tâm đến công nghệ
  • 4:53 - 4:56
    nhờ vào cách công nghệ được
    mô tả và giảng dạy tại trường.
  • 4:57 - 5:02
    Vậy làm cách nào chúng ta thay
    đổi cách nhìn về công nghệ?
  • 5:02 - 5:07
    Phần lớn học sinh nghĩ công
    nghệ thật chán hoặc không được chào đón,
  • 5:07 - 5:10
    vậy tôi luôn thiết kết những chương trình
    theo 3 nguyên tắc.
  • 5:10 - 5:13
    Thứ nhất là có một mặt bằng thấp,
  • 5:13 - 5:16
    có nghĩa là chương trình phải dễ
    để bắt đầu.
  • 5:16 - 5:19
    Hãy xem hướng dẫn thực hành này.
  • 5:19 - 5:22
    Chương trình đầu tiên mà chúng tôi
    cho học sinh thực hiện
  • 5:22 - 5:24
    là làm một cái vòng bằng giấy.
  • 5:24 - 5:27
    Bạn sẽ thấy, nó không mất
    nhiều thời gian để làm đâu,
  • 5:27 - 5:30
    và nó rất dễ ngay cả đối với
    người bắt đầu.
  • 5:30 - 5:34
    Và một mặt bằng thấp cũng có nghĩa là
    chúng ta loại bỏ những rào cả về tài chính
  • 5:34 - 5:37
    hay làm cho người ta lừng khừng
    khi bắt đầu một chương trình.
  • 5:37 - 5:41
    Vậy với giấy, dây đồng, bóng đèn và pin,
  • 5:41 - 5:45
    người ta có thể làm bày học này
    chưa đến 1 đô la.
  • 5:45 - 5:49
    Thứ hai là có yêu cầu cao.
  • 5:49 - 5:52
    Có nghĩa là phải có
    không gian để thực hiện,
  • 5:52 - 5:54
    và học sinh phải luôn
    đối mặt với thách thức.
  • 5:55 - 5:58
    Trước hết sản phẩm phải
    là một dụng cụ thắp sáng được
  • 5:58 - 6:01
    rồi bạn có thể thêm vào cảm biến
    và vi điều khiển,
  • 6:01 - 6:05
    và bắt đầu làm chương trình
    tương tác với môi trường.
  • 6:05 - 6:06
    (Cười)
  • 6:06 - 6:07
    Và cuối cùng,
  • 6:07 - 6:10
    thứ ba là mang tính cá nhân.
  • 6:10 - 6:15
    Có nghĩa là chúng ta có thể làm chương
    trình đáp ứng được cho bất kỳ ai.
  • 6:15 - 6:17
    Đó là cái hay của
    việc dùng vật liệu ngày thường;
  • 6:17 - 6:21
    nó rất dễ để điều chỉnh khi
    dùng giấy và vải.
  • 6:21 - 6:24
    Vậy thậm chí bạn không thích trò
    Flappy Bird,
  • 6:24 - 6:27
    bạn vẫn có thể làm trò chơi của riêng bạn.
  • 6:27 - 6:30
    (Video) Học sinh: Vậy là trò chơi của
    chúng ta là về Justin Bieber,
  • 6:30 - 6:33
    vì cậu ấy nhanh nhạy,
  • 6:33 - 6:37
    và trò chơi là giúp chàng thoát
    được cảnh sát Los Angeles--
  • 6:37 - 6:39
    (Cười)
  • 6:39 - 6:42
    (Video) Học sinh: Ah,
    nhưng anh ấy hay thay đổi quá --
  • 6:42 - 6:44
    chúng ta ở trong đội của anh ấy.
  • 6:44 - 6:46
    (Cười)
  • 6:46 - 6:48
    Cảm ơn.
  • 6:48 - 6:50
    (Vỗ tay)
Title:
Chương trình DIY cho kỹ sư nhỏ tuổi
Speaker:
Fawn Qiu
Description:

Fawn Qiu, thuyết trình viên của TED, thiết kế các bài tập vui và chi phí thấp, dùng những vật liệu thường ngày như là giấy và vải để đưa kỹ thuật đến với trẻ. Trong buổi nói chuyện ngắn và lanh lợi này, cô chia sẻ làm thế nào mà những nhóm làm việc không theo truyền thống như các nhóm của cô có thể thay đổi cách nhìn về công nghệ và gợi cảm hứng cho học sinh trong việc sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:03

Vietnamese subtitles

Revisions