Return to Video

Chi tiết nhỏ nhưng gây nguy hiểm mà cảnh sát lần ra từ bạn

  • 0:01 - 0:04
    Vụ đàn áp gây sốc của cảnh sát
  • 0:04 - 0:06
    nhắm vào những người phản kháng
    ở Ferguson, Misouri,
  • 0:06 - 0:09
    nổi dậy sau vụ cảnh sát
    bắn chết Michael Brown,
  • 0:09 - 0:13
    đã nhấn mạnh
    mức độ tối tân của thiết bị, vũ trang,
  • 0:13 - 0:16
    tham gia vào cuộc chiến này,
    cũng như sẽ được áp dụng rộng rãi
  • 0:16 - 0:20
    tại sở cảnh sát các thành phố nhỏ
    trên khắp nước Mỹ.
  • 0:20 - 0:22
    Rất đau lòng khi chứng kiến sự việc,
  • 0:22 - 0:26
    và điều tương tự cũng xảy ra
    với thiết bị giám sát.
  • 0:26 - 0:29
    Kiểu giám sát diện rộng của NSA
    cho phép
  • 0:29 - 0:32
    sở cảnh sát địa phương
    thu thập số lượng lớn
  • 0:32 - 0:35
    thông tin nhạy cảm
    của mỗi người
  • 0:35 - 0:39
    theo cách mà trước đây
    không thể.
  • 0:39 - 0:43
    Thông tin về địa điểm
    có thể rất nhạy cảm.
  • 0:43 - 0:45
    Lái xe trong phạm vi nước Mỹ,
  • 0:45 - 0:47
    nó cho biết bạn có đi trị liệu,
  • 0:47 - 0:53
    họp mặt người nghiện rượu,
    hay đi lễ nhà thờ không.
  • 0:53 - 0:58
    Khi thông tin đó của bạn
    bị kết hợp với thông tin của người khác,
  • 0:58 - 1:03
    chính phủ thu về một bức tranh cụ thể
    về quan hệ riêng tư.
  • 1:03 - 1:06
    Điều mà, trước đây, chỉ có bạn mới biết.
  • 1:06 - 1:07
    Nhờ có công nghệ hiện đại,
  • 1:07 - 1:11
    chính phủ có thể nhìn vào
    sâu bên trong cánh cửa đóng kín.
  • 1:11 - 1:16
    Sở cảnh sát địa phương
    sẽ quyết định xem bạn là ai
  • 1:16 - 1:18
    dựa trên những thông tin này.
  • 1:18 - 1:23
    Một trong những công nghệ then chốt
    giúp định vị nơi chốn diện rộng
  • 1:23 - 1:27
    nghe lại có vẻ vô hại:
    máy tự động đọc biển số xe.
  • 1:27 - 1:31
    Nếu chưa từng nhìn thấy, nghĩa là
    bạn chưa biết cách tìm kiếm mà thôi
  • 1:31 - 1:36
    chúng ở khắp mọi nơi,
    trên đường hay trên xe cảnh sát.
  • 1:36 - 1:41
    Máy tự động đọc biển số xe
    chụp ảnh mọi chiếc xe chạy ngang
  • 1:41 - 1:44
    và chuyển thành
    những đoạn kí tự cho máy đọc
  • 1:44 - 1:47
    để họ có thể kiểm tra
    danh sách nóng
  • 1:47 - 1:50
    những xe có khả năng
    bị truy nã vì phạm luật.
  • 1:50 - 1:53
    Không dừng lại ở đó,
    ngày một nhiều,
  • 1:53 - 1:56
    sở cảnh sát địa phương
    lưu giữ thống kê
  • 1:56 - 1:58
    không chỉ của đối tượng truy nã
    vì phạm luật,
  • 1:58 - 2:01
    mà còn bất kỳ biển số
    xe nào chạy ngang,
  • 2:01 - 2:07
    dẫn tới việc thu thập dữ liệu hàng loạt
    về những nơi mà dân Mỹ lui tới.
  • 2:07 - 2:09
    Bạn có biết việc gì xảy ra không?
  • 2:09 - 2:13
    Khi Mike KatzLacabe
    yêu cầu cảnh sát
  • 2:13 - 2:17
    cho xem thông tin về anh
    mà họ có được từ máy đọc biển số,
  • 2:17 - 2:19
    đây là những gì họ có:
  • 2:19 - 2:22
    ngoài ngày, giờ và địa điểm,
  • 2:22 - 2:25
    sở cảnh sát còn có
    những bức hình ghi lại
  • 2:25 - 2:28
    nơi anh từng đến và
    những ai anh hay đi cùng.
  • 2:28 - 2:32
    Bức ảnh thứ hai chụp từ trên cao
    cho thấy Mike và hai cô con gái
  • 2:32 - 2:35
    bước xuống xe
    để vào nhà.
  • 2:35 - 2:38
    Chính phủ có
    hàng trăm tấm ảnh như thế
  • 2:38 - 2:41
    về những nơi Mike đến
    trong cuộc sống thường nhật.
  • 2:41 - 2:43
    Và nếu bạn lái xe ở Mỹ,
  • 2:43 - 2:45
    tôi cược rằng
    họ cũng có
  • 2:45 - 2:49
    những tấm hình như thế
    về nơi bạn lui tới hằng ngày.
  • 2:49 - 2:51
    Mike không làm gì sai.
  • 2:51 - 2:55
    Vậy tại sao việc chính phủ
    lưu giữ thông tin lại được chấp nhận?
  • 2:55 - 3:00
    Đó là vì,
    chi phí cho lưu trữ đang tụt giảm,
  • 3:00 - 3:05
    sở cảnh sát giữ nó lại phòng khi có ích.
  • 3:05 - 3:11
    Vấn đề là, hiện nay, không chỉ một
  • 3:11 - 3:15
    mà rất nhiều sở cảnh sát
    tập hợp những thông tin này .
  • 3:15 - 3:20
    Cùng lúc đó, chính phủ liên bang
    thu thập dữ liệu từ các nơi,
  • 3:20 - 3:24
    gộp chúng lại thành
    một kho dữ liệu khổng lồ
  • 3:24 - 3:28
    với hàng trăm ngàn kết quả,
    về những nơi mà dân Mỹ đã tới.
  • 3:28 - 3:31
    Báo cáo này
    từ Cơ quan Chống Ma túy Liên bang,
  • 3:31 - 3:34
    một trong những nơi
    rất quan tâm đến nó,
  • 3:34 - 3:38
    là một trong số những báo cáo
    để lộ sự tồn tại dữ liệu này.
  • 3:38 - 3:41
    Trong khi đó, ở New York,
  • 3:41 - 3:44
    sở cảnh sát có xe được trang bị
    máy đọc biển số
  • 3:44 - 3:48
    ngang qua những đền thời hồi giáo
    để xem ai đã ghé qua.
  • 3:48 - 3:51
    Việc sử dụng và lạm dụng
    công nghệ này
  • 3:51 - 3:53
    tại Mỹ chưa được định ra giới hạn .
  • 3:53 - 3:56
    Ở Anh, sở cảnh sát
  • 3:56 - 4:00
    đưa John Kat, 80 tuổi, vào
    danh sách theo dõi biển số xe
  • 4:00 - 4:04
    sau khi ông ta có mặt tại hàng chục
    cuộc biểu tình chính trị đúng luật,
  • 4:04 - 4:08
    ngồi ghế đá và kí họa
    những người tham dự.
  • 4:08 - 4:12
    Máy đọc biển số xe không là công nghệ
    định vị nơi chốn diện rộng duy nhất
  • 4:12 - 4:15
    dành cho các cơ quan
    hành pháp ngày nay.
  • 4:15 - 4:18
    Thông qua kỹ thuật như
    cột tháp tín hiệu di động,
  • 4:18 - 4:21
    người hành luật có thể
    phát hiện ai đang sử dụng
  • 4:21 - 4:24
    một hay nhiều tháp phát sóng
    tại thời điểm nhất định,
  • 4:24 - 4:29
    nhằm phát hiện địa điểm của hàng chục
    hay hàng trăm ngàn người.
  • 4:29 - 4:32
    Tương tự, sử dụng thiết bị
    có tên là StingRay,
  • 4:32 - 4:35
    người hành luật
    có thể gởi tín hiệu dò tìm
  • 4:35 - 4:38
    vào bên trong nhà riêng
    để xác định
  • 4:38 - 4:40
    thông tin điện thoại di động tại đó.
  • 4:40 - 4:42
    Nếu không xác định được
    căn nhà mục tiêu,
  • 4:42 - 4:46
    họ sẽ áp dụng công nghệ này
    để rà soát toàn bộ khu vực,
  • 4:46 - 4:52
    Không chỉ sở cảnh sát Ferguson
  • 4:52 - 4:55
    mà sở cảnh sát trên toàn
    Liên bang Hoa Kỳ
  • 4:55 - 4:58
    đều sở hữu thiết bị giám sát
    công nghệ cao như thế.
  • 4:58 - 5:01
    Chỉ vì bạn không nhìn thấy,
    không có nghĩa nó không có ở đó.
  • 5:01 - 5:05
    Câu hỏi đặt ra là:
    ta làm gì trước sự thật này?
  • 5:05 - 5:08
    Tôi nghĩ điều này
    đe dọa nghiêm trọng tự do công dân.
  • 5:08 - 5:09
    Lịch sử đã chỉ ra
  • 5:09 - 5:12
    khi cảnh sát có lượng
    dữ liệu khổng lồ,
  • 5:12 - 5:14
    theo dõi hoạt động
    của những người vô tội,
  • 5:14 - 5:18
    nó có thể bị lạm dụng
    cho việc tống tiền, lợi ích chính trị,
  • 5:18 - 5:21
    hoặc xoi mói đời tư của người khác.
  • 5:21 - 5:24
    May thay, có nhiều biện pháp
    ta có thể áp dụng.
  • 5:24 - 5:27
    Hội đồng thành phố quản lý
    sở cảnh sát địa phương,
  • 5:27 - 5:30
    có thể thông qua luật
    yêu cầu cảnh sát
  • 5:30 - 5:33
    loại bỏ dữ liệu
    của những người vô tội
  • 5:33 - 5:35
    đồng thời, cho phép
    sử dụng công nghệ
  • 5:35 - 5:37
    trong phạm vi hợp pháp
    để tiến xa hơn.
  • 5:37 - 5:38
    Xin cảm ơn.
  • 5:38 - 5:40
    (Vỗ tay)
Title:
Chi tiết nhỏ nhưng gây nguy hiểm mà cảnh sát lần ra từ bạn
Speaker:
Catherine Crump
Description:

Cảnh sát có thể biết bạn ở đâu, với ai và khi nào chỉ với một công nghệ nghe chẳng có vẻ gì là hấp dẫn: thiết bị đọc biển số xe tự động. Những máy quay này được lắp đặt khắp những thành phố nhỏ ở Mỹ với mục đích truy bắt tội phạm. Là một luật sư và một TED Fellow, Catherine Crump chỉ ra, dữ liệu thu thập được từ những thiết bị này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân trên khắp thế giới.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:54

Vietnamese subtitles

Revisions