Return to Video

Làm thế nào hoạt hình có thể giúp các nhà khoa học thử nghiệm giả thuyết

  • 0:01 - 0:03
    Hãy nhìn vào bức vẽ này.
  • 0:03 - 0:04
    Bạn có biết đó là gì không?
  • 0:04 - 0:07
    Là một nhà sinh vật học
    phân tử,
  • 0:07 - 0:10
    tôi đã xem rất nhiều
    bức vẽ như vậy.
  • 0:10 - 0:13
    Chúng thường chỉ
    1 số liệu mô hình,
  • 0:13 - 0:15
    1 bản vẽ mô tả
    cách ta nhìn nhận
  • 0:15 - 0:17
    về 1 phân tử hay quá trình phân tử.
  • 0:17 - 0:20
    Bức vẽ này thể hiện quá trình
  • 0:20 - 0:24
    được gọi là sự nhập bào trung gian
    qua màng clathrin
  • 0:24 - 0:26
    Đó là quá trình mà một tế bào
  • 0:26 - 0:29
    nhận một phân tử
    từ ngoài vào bên trong
  • 0:29 - 0:31
    bằng cách giam nó
    trong bong bóng hoặc túi
  • 0:31 - 0:34
    sau đó khởi tạo.
  • 0:34 - 0:36
    Bức vẽ này có chút vấn đề,
  • 0:36 - 0:39
    chủ yếu là ở thứ mà nó
    chưa thể hiện được.
  • 0:39 - 0:40
    Từ rất nhiều thí nghiệm,
  • 0:40 - 0:42
    từ rất nhiều nhà khoa học,
  • 0:42 - 0:45
    chúng ta biết rõ
    những phân tử này trông như thế nào
  • 0:45 - 0:46
    cách chúng di chuyển trong tế bào,
  • 0:46 - 0:48
    và rằng tất cả điều này diễn ra
  • 0:48 - 0:51
    trong 1 môi trường năng động cực kỳ.
  • 0:51 - 0:55
    Vì vậy, phối hợp với chuyên gia
    về clathrin Tomas Kirchhausen,
  • 0:55 - 0:57
    chúng tôi quyết định tạo ra
    số liệu mô hình mới
  • 0:57 - 0:59
    cho phép thể hiện tất cả điều đó.
  • 0:59 - 1:01
    Bắt đầu
    từ bên ngoài
  • 1:01 - 1:03
    vào bên trong tế bào.
  • 1:03 - 1:05
    Clathrin là những phân tử có 3 chân
  • 1:05 - 1:08
    có khả năng tự tập hợp
    thành những hình giống như quả bóng.
  • 1:08 - 1:10
    Bằng những kết nối với màng,
  • 1:10 - 1:12
    clathrin có thể biến dạng
  • 1:12 - 1:14
    và tạo nên dạng hình cốc này
  • 1:14 - 1:15
    hoạt động như một bong bóng
    hoặc túi,
  • 1:15 - 1:17
    chiếm lấy một số protein
  • 1:17 - 1:19
    nằm ngoài tế bào.
  • 1:19 - 1:22
    Protein đi vào bên trong
    dính chặt vào túi
  • 1:22 - 1:25
    làm cho túi này tách khỏi
    phần còn lại của màng,
  • 1:25 - 1:27
    như vậy là
    công việc đã hoàn thành
  • 1:27 - 1:29
    protein
    đang đi vào trong-
  • 1:29 - 1:31
    chúng tôi phủ chúng
    bằng màu vàng và cam
  • 1:31 - 1:34
    có nhiệm vụ tháo rời
    chiếc lồng clathrin.
  • 1:34 - 1:36
    Những protein này
    về cơ bản có thể được tái chế
  • 1:36 - 1:38
    và sử dụng lại nhiều lần.
  • 1:38 - 1:40
    Không thể thấy trực tiếp
    những quá trình này
  • 1:40 - 1:43
    vì chúng rất nhỏ
    ngay cả dưới kính hiển vi tốt nhất,
  • 1:43 - 1:46
    vì vậy, mô hình như thế này
    sẽ giúp ích rất nhiều
  • 1:46 - 1:49
    trong việc trực quan hóa 1 giả thuyết.
  • 1:49 - 1:51
    1 minh họa khác,
  • 1:51 - 1:53
    đây là hình vẽ
    mà 1 nhà nghiên cứu cho rằng
  • 1:53 - 1:57
    là cách thức mà
    virus HIV xâm nhập vào tế bào.
  • 1:57 - 1:59
    Một lần nữa,
    đây là sự đơn giản hóa quá mức
  • 1:59 - 2:01
    không thể hiện được
  • 2:01 - 2:04
    điều ta thực sự biết về
    quá trình này,
  • 2:04 - 2:06
    Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng
  • 2:06 - 2:09
    những bản vẽ đơn giản này
    là cách duy nhất
  • 2:09 - 2:12
    mà đa số các nhà sinh vật học
    trực quan hóa giả thuyết phân tử.
  • 2:12 - 2:13
    Tại sao?
  • 2:13 - 2:15
    Bởi vì tạo ra phim
    về các quá trình này
  • 2:15 - 2:18
    thật sự rất khó.
  • 2:18 - 2:22
    Tôi đã dành thời gian dài ở Hollywood
    học phần mềm hoạt hình 3D
  • 2:22 - 2:25
    riêng mỗi đoạn hoạt họa
    đã ngốn của tôi nhiều tháng trời,
  • 2:25 - 2:28
    đó là thời gian mà đa số
    các nhà nghiên cứu không thể bỏ ra.
  • 2:28 - 2:30
    Dù kết quả nhận được
    có thể là rất lớn.
  • 2:30 - 2:36
    Không gì sánh bằng mô phỏng phân tử
    về mặt truyền tải thông tin
  • 2:36 - 2:39
    đến lượng lớn khán giả
    với độ chính xác cực cao.
  • 2:39 - 2:42
    Tôi đang thực hiện 1 dự án mới
    tên là "Khoa học về HIV"
  • 2:42 - 2:46
    tạo ra những đoạn hoạt hình
    mô phỏng vòng đời của virus HIV
  • 2:46 - 2:50
    càng chính xác càng tốt
    và tất cả ở dạng phân tử chi tiết.
  • 2:50 - 2:53
    Hoạt hình dựa trên dữ liệu
    mà hàng ngàn nhà nghiên cứu
  • 2:53 - 2:55
    thu thập được
    qua nhiều thế kỉ,
  • 2:55 - 2:58
    dữ liệu về
    loại virus này trông như thế nào
  • 2:58 - 3:01
    làm cách nào chúng lây nhiễm
    sang các tế bào trong cơ thể,
  • 3:01 - 3:05
    làm cách nào các phương pháp trị liệu
    giúp chống lại nhiễm trùng.
  • 3:05 - 3:10
    Qua nhiều năm, tôi thấy rằng hoạt hình
    không chỉ giúp ích trong giao tiếp ý tưởng
  • 3:10 - 3:14
    mà còn thực sự hữu ích
    trong việc khám phá ra giả thuyết.
  • 3:14 - 3:17
    Nhà sinh vật học, phần lớn,
    dùng giấy và bút chì
  • 3:17 - 3:20
    để trực quan hóa
    thứ mà họ nghiên cứu,
  • 3:20 - 3:23
    với dữ liệu hiện có,
    công việc này không còn đủ tốt nữa.
  • 3:23 - 3:27
    Quá trình tạo ra hoạt hình
    có thể đóng vai trò xúc tác
  • 3:27 - 3:31
    giúp các nhà nghiên cứu
    đúc kết và tinh chỉnh ý tưởng của mình.
  • 3:31 - 3:35
    Một nhà nghiên cứu về cơ chế phân tử
    của bệnh thoái hóa thần kinh
  • 3:35 - 3:38
    đã tiến hành thử nghiệm
    nhờ vào những đoạn hoạt hình
  • 3:38 - 3:41
    mà chúng tôi
    đã thực hiện cùng nhau,
  • 3:41 - 3:45
    bằng cách này, hoạt hình có thể
    cho phản hồi về quá trình nghiên cứu.
  • 3:45 - 3:48
    Tôi tin rằng hoat hình
    có thể thay đổi ngành sinh học,
  • 3:48 - 3:51
    thay đổi cách chúng ta
    giao tiếp với nhau
  • 3:51 - 3:54
    cách ta khám phá ra dữ liệu
    và truyền đạt lại cho sinh viên.
  • 3:54 - 3:58
    Để làm được điều đó, cần nhiều hơn nữa
    các nhà nghiên cứu làm phim hoạt hình.
  • 3:58 - 4:01
    Và tôi đã tập hợp 1 nhóm
  • 4:01 - 4:04
    các nhà sinh vật học,
    thiết kế hoạt họa và lập trình viên
  • 4:04 - 4:07
    tạo ra một phần mềm mới,
    miễn phí và mã nguồn mở
  • 4:07 - 4:09
    gọi là Molecular Flipbook
    (Sách lật phân tử)
  • 4:09 - 4:11
    dành riêng cho
    các nhà sinh học
  • 4:11 - 4:14
    chỉ để tạo ra hoạt hình
    cấp độ phân tử.
  • 4:14 - 4:18
    Từ thử nghiệm của mình,
    chúng tôi nhận thấy chỉ mất 15 phút
  • 4:18 - 4:21
    để một nhà sinh học chưa từng sử dụng
    phần mềm này
  • 4:21 - 4:23
    có thể tạo ra hoạt hình
    phân tử đầu tiên
  • 4:23 - 4:25
    phục vụ cho giả thiết của mình.
  • 4:25 - 4:28
    Chúng tôi cũng đang xây dựng
    cơ sở dữ liệu trực tuyến
  • 4:28 - 4:32
    cho phép mọi người xem, tải xuống
    và đóng góp đoạn hoạt hình của mình.
  • 4:32 - 4:34
    Chúng tôi vui mừng thông báo rằng
  • 4:34 - 4:36
    bản beta của phần mềm này
  • 4:36 - 4:40
    đã sẵn sàng để tải về trong hôm nay.
  • 4:40 - 4:44
    Chúng tôi thật sự rất hào hứng
    xem các nhà sinh học sẽ làm gì,
  • 4:44 - 4:47
    những kiến thức mới nào họ sẽ đạt được
    nhờ vào đoạn hoạt hình
  • 4:47 - 4:49
    dựa trên số liệu mô hình của riêng họ.
  • 4:49 - 4:51
    Cảm ơn.
  • 4:51 - 4:54
    (Vỗ tay)
Title:
Làm thế nào hoạt hình có thể giúp các nhà khoa học thử nghiệm giả thuyết
Speaker:
Janet Iwasa
Description:

Hoạt hình 3D có thể mang giả thuyết khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Nhà sinh học phân tử (và là nghiên cứu sinh của TED) Janet Iwasa giới thiệu phần mềm hoạt hình với mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các nhà khoa học.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
05:10
  • Bạn ơi,

    Bài dịch tốt lắm.
    Chỉ lưu ý giùm mình 2 điểm sau:

    1/ Canh subtitle cho phù hợp với giọng nói
    2/ Thống nhất ý nghĩa của một từ trong suốt bài nói chuyện (ở đây là từ "animation", khi bạn dịch là "hoạt hình", khi là hình động".)

    Hi vọng nhận được nhiều bài dịch hơn nữa từ bạn.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions