Return to Video

Tại sao chúng ta nên tin tưởng vào các nhà khoa học

  • 0:01 - 0:04
    Mỗi ngày, chúng ta phải đối mặt với
    những vấn đề như thay đổi khí hậu
  • 0:04 - 0:05
    hay sự an toàn của vác-xin
  • 0:05 - 0:09
    nơi chúng ta phải trả lời những câu hỏi
  • 0:09 - 0:12
    phụ thuộc rất nhiều vào
    các thông tin khoa học.
  • 0:12 - 0:15
    Khoa học nói với chúng ta rằng
    trái đất đang nóng dần lên.
  • 0:15 - 0:17
    Khoa học nói với chúng ta rằng
    vác-xin là an toàn.
  • 0:17 - 0:19
    Nhưng làm sao chúng ta biết
    họ nói đúng hay không?
  • 0:19 - 0:21
    Tại sao lại phải tin vào khoa học?
  • 0:21 - 0:25
    Sự thật là, rất nhiều người trong chúng ta
    không tin vào khoa học.
  • 0:25 - 0:27
    Các cuộc thăm dò dư luận
    đều cho thấy
  • 0:27 - 0:30
    rằng một tỷ lệ đáng kể người dân Mỹ
  • 0:30 - 0:34
    không tin rằng khí hậu nóng dần lên
    là do hoạt động của con người,
  • 0:34 - 0:37
    không tin rằng có sự tiến hóa
    bởi chọn lọc tự nhiên,
  • 0:37 - 0:40
    và không bị thuyết phục
    bởi tính an toàn của vác-xin.
  • 0:40 - 0:44
    Thế thì, tại sao chúng ta
    nên tin tưởng vào khoa học?
  • 0:44 - 0:48
    Vâng, các nhà khoa học không thích
    nói về khoa học như là một vấn đề của niềm tin.
  • 0:48 - 0:50
    Trong thực tế,
    có sự tương phản giữa khoa học và đức tin,
  • 0:50 - 0:53
    và họ sẽ nói rằng
    niềm tin là một lĩnh vực của đức tin.
  • 0:53 - 0:57
    Và đức tin là một thứ riêng biệt
    và khác biệt hẳn với khoa học.
  • 0:57 - 1:00
    Thật vậy, họ có thể nói
    tôn giáo là dựa trên đức tin
  • 1:00 - 1:04
    hay có thể tính toán
    việc cá cược của Pascal.
  • 1:04 - 1:07
    Blaise Pascal là một nhà toán học thế kỷ 17
  • 1:07 - 1:09
    người đã cố gắng để
    mang lý luận khoa học cho câu hỏi
  • 1:09 - 1:11
    có nên tin vào Chúa,
  • 1:11 - 1:14
    và sự cá cược của ông ấy như sau:
  • 1:14 - 1:16
    Vâng, nếu Chúa không tồn tại
  • 1:16 - 1:18
    nhưng tôi lại quyết định tin vào Ngài
  • 1:18 - 1:20
    không có gì thật sự mất đi.
  • 1:20 - 1:22
    Có thể chỉ là vài tiếng đồng hồ
    vào ngày chủ nhật.
  • 1:22 - 1:23
    (Cười lớn)
  • 1:23 - 1:26
    Nhưng nếu Ngài có tồn tại
    và tôi không tin vào điều này,
  • 1:26 - 1:28
    thì tôi sẽ gặp rắc rối lớn.
  • 1:28 - 1:31
    Và vì thế, Pascal đã nói,
    tốt nhất là nên tin vào Chúa.
  • 1:31 - 1:34
    Hay là một trong số
    những giáo sư đại học của tôi cũng nói,
  • 1:34 - 1:36
    "Hãy bám chặt lấy cái lan can của đức tin"
  • 1:36 - 1:38
    Ông ấy đã tạo ra được
    một bước nhảy vọt của đức tin
  • 1:38 - 1:42
    bỏ lại phía sau
    khoa học và chủ nghĩa duy lý.
  • 1:42 - 1:45
    Mặc dù, thực tế hiện nay là,
    hầu hết chúng ta,
  • 1:45 - 1:48
    hầu hết các tuyên bố khoa học
    là một bước nhảy vọt của đức tin.
  • 1:49 - 1:53
    Chúng ta thật sự không thể tự đánh giá
    các tuyên bố khoa học
    trong hầu hết các trường hợp.
  • 1:53 - 1:55
    Và thật vậy, điều này cũng thật sự đúng
    với hầu hết các nhà khoa học
  • 1:55 - 1:58
    với những vấn đề
    nằm ngoài chuyên môn của họ.
  • 1:58 - 2:00
    Nếu bạn nghĩ về nó, thì một nhà địa chất học
    sẽ không thể nói cho bạn biết
  • 2:00 - 2:02
    vắc-xin có an toàn hay không.
  • 2:02 - 2:05
    Hầu hết các nhà hóa học, không phải
    là chuyên gia trong lý thuyết tiến hóa.
  • 2:05 - 2:07
    Một nhà vật lý học không thể cho bạn biết,
  • 2:07 - 2:09
    mặc cho một vài tuyên bố của họ,
  • 2:09 - 2:12
    thuốc lá có gây ung thư hay không.
  • 2:12 - 2:14
    Vì thế, cho dù là chính các nhà khoa học
  • 2:14 - 2:16
    cũng phải thực hiện
    một bước nhảy vọt của niềm tin
  • 2:16 - 2:18
    với những thứ bên ngoài lĩnh vực của họ,
  • 2:18 - 2:22
    đó là lý do tại sao họ chấp nhận
    những tuyên bố của những nhà khoa học khác.
  • 2:22 - 2:24
    Tại sao họ lại tin vào
    những tuyên bố của nhau?
  • 2:24 - 2:27
    Và chúng ta có nên tin vào
    những tuyên bố đó?
  • 2:27 - 2:30
    Điều mà tôi muốn tranh luận ở đây là có, chúng ta nên tin
  • 2:30 - 2:33
    nhưng không phải là vì lý do
    mà hầu hết trong chúng ta nghĩ tới
  • 2:33 - 2:35
    Hầu hết chúng ta được dạy ở trường
    lý do mà chúng ta nên
  • 2:35 - 2:39
    tin tưởng vào khoa học
    là vì các phương pháp khoa học.
  • 2:39 - 2:41
    Chúng ta được dạy rằng
    các nhà khoa học tuân theo một phương pháp
  • 2:41 - 2:44
    và phương pháp này bảo đảm
  • 2:44 - 2:46
    cho tính đúng đắn về các tuyên bố của họ.
  • 2:46 - 2:49
    Phương pháp mà hầu hết chúng ta
    được dạy ở trường,
  • 2:49 - 2:51
    chúng ta có thể gọi nó là
    phương pháp sách giáo khoa,
  • 2:51 - 2:54
    là phương pháp suy diễn giả thiết.
  • 2:54 - 2:57
    Theo mô hình chuẩn,
    mô hình sách giáo khoa,
  • 2:57 - 3:00
    các nhà khoa học phát triển những giả thiết,
    và họ suy diễn
  • 3:00 - 3:02
    những kết quả của những giả thiết đó,
  • 3:02 - 3:04
    và sao đó họ đi ra ngoài
    và nói với thế giới,
  • 3:04 - 3:06
    "Được rồi, à,
    có phải những kết quả đó là đúng?"
  • 3:06 - 3:10
    Chúng ta có thể quan sát chúng
    đang diễn ra trong thế giới tự nhiên không?
  • 3:10 - 3:12
    Và nếu kết quả đưa ra là đúng,
    thì các nhà khoa học sẽ nói rằng,
  • 3:12 - 3:15
    "Tuyệt vời,
    chúng tôi biết giả thiết đó là đúng mà"
  • 3:15 - 3:17
    Vì thế mà có rất nhiều
    những ví dụ nổi tiếng trong lịch sử khoa học
  • 3:17 - 3:20
    của các nhà khoa học
    làm chính xác những điều như vậy.
  • 3:20 - 3:22
    Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất
  • 3:22 - 3:24
    đến từ tác phẩm của Albert Einstein.
  • 3:24 - 3:27
    Khi Einstein phát triển
    Lý thuyết tương đối tổng quát,
  • 3:27 - 3:29
    một trong những kết quả của thuyết này
  • 3:29 - 3:32
    là thời gian - không gian không
    chỉ là một khoảng trống rổng
  • 3:32 - 3:34
    nhưng nó thật sự có một kết cấu.
  • 3:34 - 3:36
    Và kết cấu đó đã bị uốn cong
  • 3:36 - 3:39
    bởi sự hiện diện của một vật thể to lớn
    như mặt trời.
  • 3:39 - 3:42
    Vì thế, nếu lý thuyết này là đúng
    thì điều đó có nghĩa là ánh sáng
  • 3:42 - 3:43
    khi đi qua mặt trời
  • 3:43 - 3:45
    nên bị bẻ cong đi xung quanh nó.
  • 3:45 - 3:48
    Đó là một dự đoán gây sửng sốt
  • 3:48 - 3:50
    và phải mất vài năm
    trước khi các nhà khoa học
  • 3:50 - 3:51
    có thể kiểm chứng nó
  • 3:51 - 3:54
    nhưng họ đã kiểm chứng nó vào năm 1919,
  • 3:54 - 3:56
    và thật lạ, nó đúng là sự thật
  • 3:56 - 3:59
    Ánh sáng đã thật sự bị bẻ cong
    khi nó đi qua mặt trời.
  • 3:59 - 4:02
    Đây là một sự khẳng định rất lớn
    của lý thuyết này.
  • 4:02 - 4:03
    Nó được xem như là bằng chứng của sự thật
  • 4:03 - 4:05
    của ý tưởng mới triệt để này,
  • 4:05 - 4:07
    và nó được đăng trên rất nhiều tờ báo
  • 4:07 - 4:09
    trên toàn cầu.
  • 4:09 - 4:11
    Bây giờ, đôi khi lý thuyết này
    hay mô hình này
  • 4:11 - 4:15
    được gọi tắt là mô hình giảng giải lo-gíc diễn dịch,
  • 4:15 - 4:18
    chủ yếu là vì các học giả muốn làm cho
    mọi thứ trở nên phức tạp.
  • 4:18 - 4:24
    Nhưng cũng bởi vì trong trường hợp lý tưởng,
    thì đó là định luật.
  • 4:24 - 4:26
    Vì thế, giảng giải lo-gíc có nghĩa là
    phải làm gì với các định luật.
  • 4:26 - 4:29
    Và trong trường hợp lý tưởng,
    giả thiết không chỉ là một ý tưởng:
  • 4:29 - 4:32
    lý tưởng, đó là một định luật của tự nhiên.
  • 4:32 - 4:34
    Tại sao nó lại quan trọng
    khi nó là một định luật của tự nhiên?
  • 4:34 - 4:37
    Bởi vì nếu là luật,
    thì nó không thể bị phá vỡ.
  • 4:37 - 4:39
    Nếu nó là luật
    thì nó sẽ luôn luôn đúng
  • 4:39 - 4:40
    ở mọi lúc mọi nơi
  • 4:40 - 4:42
    trong bất cứ trường hợp nào.
  • 4:42 - 4:46
    Và tất cả các bạn đều biết ít nhất
    một ví dụ của 1 định luật nổi tiếng:
  • 4:46 - 4:49
    Phương trình nổi tiếng của Einstein
    E=MC2,
  • 4:49 - 4:51
    phương trình nói lên mối quan hệ
  • 4:51 - 4:53
    giữa năng lượng và khối lượng.
  • 4:53 - 4:57
    Và bất kể như thế nào thì mối quan hệ đó là đúng.
  • 4:57 - 5:01
    Bây giờ, thành ra, mặc dù,
    có vài vấn đề với mô hình này.
  • 5:01 - 5:05
    Vấn đề chính là nó sai.
  • 5:05 - 5:08
    Nó không đúng.
    (Cười lớn)
  • 5:08 - 5:11
    Và tôi sẽ nói về 3 lý do
    tại sao nó sai.
  • 5:11 - 5:14
    Lý do thứ nhất là về lo-gíc.
  • 5:14 - 5:17
    Nó là sự sai lầm của việc ảo tưởng
    khẳng định kết quả.
  • 5:17 - 5:20
    Đó là một cách thú vị khác,
    một cách hàn lâm khi nói
  • 5:20 - 5:23
    lý thuyết sai lầm đó
    có thể dẫn đến một dự đoán đúng.
  • 5:23 - 5:25
    Vì thế, chỉ vì dự đoán đó đúng
  • 5:25 - 5:28
    cũng không thực sự hợp lý khi
    chứng minh rằng lý thuyết đó đúng.
  • 5:28 - 5:32
    Và tôi cũng có một ví dụ hay về điều này,
    cũng là từ lịch sử khoa học.
  • 5:32 - 5:34
    Đây là một bức ảnh của vũ trụ
    thuộc triều đại Ptolemy
  • 5:34 - 5:36
    với Trái đất là trung tâm của vũ trụ
  • 5:36 - 5:39
    và Mặt trời và các hành tinh
    đi xung quanh nó.
  • 5:39 - 5:41
    Mô hình của triều đại Ptolemy
    đã được tin tưởng
  • 5:41 - 5:44
    bởi rất nhiều những người thông minh
    trong nhiều thế kỷ,
  • 5:44 - 5:46
    Vâng, tại sao?
  • 5:46 - 5:49
    Là bởi vì nó làm cho
    rất nhiều dự đoán trở thành sự thật.
  • 5:49 - 5:51
    Hệ thống Ptolemy
    cho phép các nhà thiên văn học
  • 5:51 - 5:54
    đưa ra các dự đoán chính xác
    về sự chuyển động của hành tinh,
  • 5:54 - 5:57
    trên thực tế, nhiều dự đoán chính xác hơn lúc đầu
  • 5:57 - 6:01
    so với lý thuyết Copernicus
    mà hiện tại chúng ta cho là đúng.
  • 6:01 - 6:04
    Và đó là một vấn đề
    của mô hình sách giáo khoa.
  • 6:04 - 6:06
    Vấn đề thứ hai là vấn đề thực tiễn,
  • 6:06 - 6:10
    và nó là vấn đề của các giả thiết phụ trợ.
  • 6:10 - 6:12
    Các giả thiết phụ trợ là những giả định
  • 6:12 - 6:14
    mà các nhà khoa học đang thực hiện
  • 6:14 - 6:17
    mà họ có thể có hoặc không có ý thức
    rằng họ đang thực hiện nó.
  • 6:17 - 6:20
    Một ví dụ quan trọng của vấn đề này
  • 6:20 - 6:22
    là mô hình Copernicus,
  • 6:22 - 6:25
    cuối cùng đã thay thế hệ thống Ptolemy.
  • 6:25 - 6:27
    Khi Nicolaus Copernicus nói
  • 6:27 - 6:30
    thật ra, Trái đất không phải là
    trung tâm của vũ trụ,
  • 6:30 - 6:32
    và mặt trời là trung tâm của
    hệ thái dương,
  • 6:32 - 6:33
    Trái đất quay xung quanh Mặt trời.
  • 6:33 - 6:37
    Các nhà khoa học nói, à vâng, Nicolaus,
    nếu điều đó là đúng
  • 6:37 - 6:39
    thì chúng ta phải có thể phát hiện ra
    chuyển động
  • 6:39 - 6:41
    của Trái đất xung quanh Mặt trời.
  • 6:41 - 6:43
    Và slide này sẽ minh họa cho một khái niệm
  • 6:43 - 6:44
    được gọi là thị sai của sao (stellar parallax).
  • 6:44 - 6:48
    Và các nhà thiên văn học cho biết,
    nếu Trái đất đang chuyển động
  • 6:48 - 6:51
    và chúng ta nhìn vào một ngôi sao nổi bật,
    giả sử, sao Thiên Lang -
  • 6:51 - 6:54
    tôi biết là tôi đang ở Manhattan
    nên các bạn sẽ không thể nhìn thấy nó,
  • 6:54 - 6:58
    nhưng hãy hình dung, bạn ở ngoài vùng này,
    bạn đang ở gần với cuộc sống nông thôn --
  • 6:58 - 7:00
    và chúng ta đang ngắm sao vào tháng 12,
    chúng ta nhìn thấy ngôi sao đó
  • 7:00 - 7:03
    trong bối cảnh của các ngôi sao ở xa kia.
  • 7:03 - 7:06
    Nếu bây giờ, chúng ta thực hiện
    một cuộc quan sát cho 6 tháng sau đó
  • 7:06 - 7:10
    khi Trái đất đã di chuyển đến vị trí này
    vào tháng 6,
  • 7:10 - 7:14
    chúng ta sẽ nhìn vào cùng ngôi sao ấy
    nhưng ở vào một bối cảnh khác.
  • 7:14 - 7:18
    Sự khác biệt đó, sự chênh lệch góc đó,
    đó là thị sai sao.
  • 7:18 - 7:21
    Và đây là dự đoán mà mô hình Copernicus thực hiện.
  • 7:21 - 7:24
    Các nhà thiên văn học tìm kiếm thị sai sao
  • 7:24 - 7:29
    và họ không tìm thấy gì cả, không có gì.
  • 7:29 - 7:33
    Và nhiều người lập luận rằng,
    điều này cho thấy mô hình Copernicus là sai.
  • 7:33 - 7:34
    Thế chuyện gì đã xảy ra?
  • 7:34 - 7:37
    Vâng, khi nhìn lại, chúng ta có thể nói
    rằng các nhà thiên văn học đã tạo ra
  • 7:37 - 7:39
    2 giả thiết phụ trợ, và cả hai
  • 7:39 - 7:42
    chúng ta có thể nói là không đúng.
  • 7:42 - 7:46
    Đầu tiên là giả định về kích cỡ
    của quỹ đạo Trái đất.
  • 7:46 - 7:49
    Các nhà thiên văn học đã giả định
    rằng trái đất có quỹ đạo lớn
  • 7:49 - 7:51
    so với khoảng cách tới các ngôi sao.
  • 7:51 - 7:53
    Ngày nay, chúng ta có thể vẽ ra hình ảnh như thế này,
  • 7:53 - 7:55
    điều này đến từ NASA,
  • 7:55 - 7:57
    và bạn có thể thấy đấy,
    quỹ đạo Trái đất thật sự khá nhỏ.
  • 7:57 - 8:00
    Trên thực tế, nó thật ra nhỏ hơn rất nhiều
    so với những gì được thấy ở đây.
  • 8:00 - 8:02
    Vì vậy, thị sai sao
  • 8:02 - 8:05
    sẽ rất là nhỏ
    và thật sự rất khó để có thể phát hiện ra.
  • 8:05 - 8:07
    Và điều đó dẫn đến lý do thứ 2
  • 8:07 - 8:09
    tại sao dự đoán đó không đúng,
  • 8:09 - 8:11
    bởi vì các nhà khoa học cũng giả thiết
  • 8:11 - 8:14
    rằng kính viễn vọng mà họ có đủ nhạy
  • 8:14 - 8:16
    để phát hiện ra thị sai.
  • 8:16 - 8:18
    Và nó thành ra không đúng.
  • 8:18 - 8:21
    Cho đến thế kỷ 19
  • 8:21 - 8:22
    các nhà khoa học mới có thể phát hiện ra
  • 8:22 - 8:24
    thị sai sao.
  • 8:24 - 8:26
    Vì thế, đó cũng là vấn đề thứ 3.
  • 8:26 - 8:29
    Vấn đề thứ 3 là đơn giản một vấn đề thực tế,
  • 8:29 - 8:32
    rất nhiều khoa học không phù hợp
    với mô hình sách giáo khoa.
  • 8:32 - 8:34
    Rất nhiều khoa học không suy diễn gì cả,
  • 8:34 - 8:36
    nó chính xác là quy nạp.
  • 8:36 - 8:39
    Và do đó, chúng tôi nghĩ rằng
    các nhà khoa học không nhất thiết
  • 8:39 - 8:41
    phải bắt đầu với các giả thiết và lý thuyết,
  • 8:41 - 8:43
    thường thì họ chỉ cần bắt đầu quan sát
  • 8:43 - 8:45
    những thứ đang xảy ra trên thế giới.
  • 8:45 - 8:48
    Một ví dụ nổi tiếng trong số đó là
  • 8:48 - 8:51
    về một nhà khoa học nổi tiếng nhất,
    Charles Darwin.
  • 8:51 - 8:54
    Khi Darwin còn trẻ rong ruổi trên hành trình của tàu Beagle,
  • 8:54 - 8:57
    ông không có các giải thiết,
    hay lý thuyết nào cả.
  • 8:57 - 9:01
    Ông chỉ biết rằng ông
    muốn có một sự nghiệp của một nhà khoa học
  • 9:01 - 9:03
    và ông bắt đầu thu thập các dữ liệu.
  • 9:03 - 9:05
    Chủ yếu thì ông biết rằng
    ông ấy ghét các loại thuốc
  • 9:05 - 9:07
    bởi vì nhìn thấy máu
    làm ông phát ốm
  • 9:07 - 9:09
    vì thế, ông cần phải có một
    con đường sự nghiệp khác.
  • 9:09 - 9:11
    Ông bắt đầu thu thập các dữ liệu.
  • 9:11 - 9:15
    Ông ấy đã thu thập rất nhiều thứ,
    bao gồm cả con chim sẻ nổi tiếng của mình.
  • 9:15 - 9:17
    Khi ông lượm những con chim sẻ này,
    ông ấy ném chúng vào trong một cái túi
  • 9:17 - 9:18
    và không có một ý tưởng gì với chúng.
  • 9:20 - 9:21
    Nhiều năm sau đó, khi trở về London,
  • 9:21 - 9:24
    Darwin xem xét lại các dữ liệu của mình
    một lần nữa và bắt đầu
  • 9:24 - 9:26
    phát triển lời giải thích,
  • 9:26 - 9:29
    và lời giải thích đó chính là
    Thuyết chọn lọc tự nhiên.
  • 9:29 - 9:32
    Bên cạnh khoa học quy nạp,
  • 9:32 - 9:34
    các nhà khoa học cũng thường xuyên
    tham gia vào các mô hình hóa.
  • 9:34 - 9:37
    Một trong những thứ mà các nhà khoa học
    muốn làm trong cuộc sống
  • 9:37 - 9:39
    là giải thích nguyên nhân của sự vật, sự việc.
  • 9:39 - 9:41
    Và chúng ta làm điều đó như thế nào?
  • 9:41 - 9:43
    Vâng, một cách mà bạn có thể làm được đó là
    xây dựng một mô hình
  • 9:43 - 9:45
    để kiểm tra một ý tưởng.
  • 9:45 - 9:46
    Đây là bức tranh của Henry Cadell,
  • 9:46 - 9:49
    một nhà địa chất người Scotland thế kỷ 19.
  • 9:49 - 9:51
    Bạn có thể nói anh ta là người Scotland
    vì anh ta đang đội
  • 9:51 - 9:53
    một chiếc mũ deerstalker
    và mang ủng Wellington.
  • 9:53 - 9:55
    (Cười lớn)
  • 9:55 - 9:57
    Và Cadell muốn trả lời câu hỏi
  • 9:57 - 9:59
    các ngọn núi được hình thành như thế nào?
  • 9:59 - 10:00
    Và một trong những thứ mà anh ta đã quan sát
  • 10:00 - 10:03
    là nếu bạn nhìn vào các ngọn núi như
    dãy núi Appalachia,
  • 10:03 - 10:04
    bạn sẽ thấy những tảng đá trên núi
  • 10:04 - 10:06
    có nếp gấp,
  • 10:06 - 10:08
    và chúng bị gấp theo một cách đặc biệt,
  • 10:08 - 10:09
    đã đưa anh ta đến với ý tưởng
  • 10:09 - 10:12
    rằng những viên đá đó bị nén
    từ một phía.
  • 10:12 - 10:14
    Và ý tưởng này đóng vai trò quan trọng
  • 10:14 - 10:16
    trong các cuộc thảo luận về
    vấn đề trôi dạt lục địa.
  • 10:16 - 10:19
    Vì thế, anh ta đã xây dựng mô hình này,
    đây là cái máy điên rồ
  • 10:19 - 10:21
    với các đòn bẩy và gỗ,
    và đây là chiếc xe cút kít của anh ta,
  • 10:21 - 10:24
    những cái xô
    và một chiếc búa tạ lớn.
  • 10:24 - 10:25
    Tôi không biết tại sao anh ta lại mang
    đôi ủng Wellington.
  • 10:25 - 10:27
    Có lẽ trời sẽ mưa.
  • 10:27 - 10:30
    Và anh ta đã tạo ra mô hình vật lý này
  • 10:30 - 10:34
    để mô tả rằng bạn có thể, trên thực tế,
  • 10:34 - 10:37
    tạo ra các mô hình trên đá, hay ít nhất,
    trong trường hợp này, là ở trên bùn
  • 10:37 - 10:39
    nó trông rất giống một ngọn núi
  • 10:39 - 10:41
    nếu bạn nén một bên.
  • 10:41 - 10:44
    Vì thế, có một sự tranh cãi
    về nguyên nhân tạo thành núi.
  • 10:44 - 10:47
    Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học
    thích làm việc trong nhà,
  • 10:47 - 10:50
    vì thế họ không xây dựng một mô hình vật lý
  • 10:50 - 10:52
    mà thực hiện mô phỏng trên máy tính.
  • 10:52 - 10:55
    Nhưng việc mô phỏng máy tính
    là một loại của mô hình.
  • 10:55 - 10:57
    Nó là mô hình được làm bằng toán học,
  • 10:57 - 11:00
    và giống như mô hình vật lý thế kỷ 19,
  • 11:00 - 11:04
    nó rất quan trọng
    cho việc suy nghĩ về các nguyên nhân.
  • 11:04 - 11:07
    Và một trong số những câu hỏi lớn về biến đổi khí hậu,
  • 11:07 - 11:08
    chúng ta có một lượng lớn các bằng chứng
  • 11:08 - 11:10
    rằng Trái đất đang nóng lên.
  • 11:10 - 11:13
    Ở slide này, đường màu đen cho thấy
  • 11:13 - 11:15
    các phép đo mà các nhà khoa học đã làm
  • 11:15 - 11:17
    trong 150 năm qua
  • 11:17 - 11:18
    cho thấy nhiệt độ Trái đất
  • 11:18 - 11:20
    luôn tăng lên đều đặn,
  • 11:20 - 11:23
    và bạn có thể thấy,
    đặc biệt là trong 50 năm qua,
  • 11:23 - 11:24
    có một sự tăng đột biến
  • 11:24 - 11:27
    gần 1 độ C,
  • 11:27 - 11:29
    hay nói cách khác là gần 2 độ F.
  • 11:29 - 11:32
    Vì vậy, tuy nhiên,
    cái gì đã tạo nên sự thay đổi đó?
  • 11:32 - 11:34
    Làm sao chúng ta biết được nguyên nhân
  • 11:34 - 11:35
    của hiện tượng nóng lên toàn cầu?
  • 11:35 - 11:37
    Vâng, các nhà khoa học có thể
    mô hình hóa nó
  • 11:37 - 11:40
    bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính.
  • 11:40 - 11:42
    Sơ đồ này minh họa một mô hình mô phỏng máy tính
  • 11:42 - 11:44
    đã xem xét tất cả các yếu tố khác nhau
  • 11:44 - 11:47
    mà chúng ta biết có thể tác động
    đến nhiệt độ của Trái đất,
  • 11:47 - 11:50
    như các phân tử sunfat sinh ra từ không khí ô nhiễm,
  • 11:50 - 11:53
    bụi núi lửa từ các đợt phun trào,
  • 11:53 - 11:55
    những thay đổi trong bức xạ mặt trời,
  • 11:55 - 11:57
    và dĩ nhiên, khí nhà kính nữa.
  • 11:57 - 11:59
    Và họ đã đặt câu hỏi,
  • 11:59 - 12:03
    tổ hợp các biến đổi nào khi đưa vào mô hình
  • 12:03 - 12:06
    sẽ tái tạo ra được điều mà chúng ta thấy
    trong đời thực?
  • 12:06 - 12:08
    Và đây là cuộc sống thực trong màu đen.
  • 12:08 - 12:10
    Đây là mô hình trong ánh sáng màu xám này,
  • 12:10 - 12:12
    và câu trả lời là
  • 12:12 - 12:16
    một mô hình bao gồm,
    nó là câu trả lời E trên SAT,
  • 12:16 - 12:18
    tất cả các yếu tố trên.
  • 12:18 - 12:20
    Cách duy nhất bạn có thể tái tạo lại
  • 12:20 - 12:22
    các phép đo nhiệt độ quan sát được
  • 12:22 - 12:24
    là đặt tất cả chúng lại với nhau,
  • 12:24 - 12:26
    bao gồm cả khí nhà kính,
  • 12:26 - 12:28
    và đặc biệt, bạn có thể thấy rằng
    sự tăng lên
  • 12:28 - 12:30
    trong việc theo dõi khí nhà kính
  • 12:30 - 12:32
    làm nhiệt độ tăng lên đột ngột
  • 12:32 - 12:34
    trong vòng 50 năm qua.
  • 12:34 - 12:36
    Và đây là lý do tại sao
    các nhà khoa học khí hậu nói rằng
  • 12:36 - 12:39
    Đó không chỉ là điều chúng ta biết rằng
    biến đổi khí hậu đang xảy ra
  • 12:39 - 12:42
    mà là khí nhà kính là một phần quan trọng
  • 12:42 - 12:45
    trong các lý do.
  • 12:45 - 12:47
    Và bây giờ,
    bởi vì tất cả những điều khác nhau
  • 12:47 - 12:49
    mà các nhà khoa học làm,
  • 12:49 - 12:52
    nhà triết gia nổi tiếng Paul Feyerabend
    đã nói,
  • 12:52 - 12:54
    "Nguyên tắc duy nhất của khoa học
  • 12:54 - 12:58
    mà không gây cản trở tiến trình là:
    thử bất cứ thứ gì."
  • 12:58 - 13:00
    Bây giờ, trích dẫn này
    thường được đưa ra khỏi ngữ cảnh,
  • 13:00 - 13:03
    bởi vì Feyerabend không thật sự nói
  • 13:03 - 13:05
    rằng trong khoa học,
    mọi thứ đều có thể thử.
  • 13:05 - 13:06
    Điều mà ông ấy đã nói là,
  • 13:06 - 13:08
    thật ra, trích dẫn đầy đủ là,
  • 13:08 - 13:10
    "Nếu bạn thúc giục tôi để nói
  • 13:10 - 13:12
    phương pháp của kho học là gì,
  • 13:12 - 13:15
    tôi sẽ nói là: thử bất cứ thứ gì."
  • 13:15 - 13:16
    Điều mà ông cố gắng để truyền đạt
  • 13:16 - 13:19
    đó là các nhà khoa học
    thực hiện rất nhiều việc khác nhau.
  • 13:19 - 13:21
    Các nhà khoa học rất sáng tạo.
  • 13:21 - 13:23
    Nhưng sau đó, lại có những câu hỏi như:
  • 13:23 - 13:27
    Nếu các nhà khoa học không chỉ sử dụng
    duy nhất 1 phương pháp,
  • 13:27 - 13:29
    thì làm sao họ quyết định được
  • 13:29 - 13:30
    cái gì là đúng và cái gì là sai?
  • 13:30 - 13:32
    Và ai sẽ đánh giá điều đó?
  • 13:32 - 13:34
    Và câu trả lời là,
    các nhà khoa học sẽ đánh giá,
  • 13:34 - 13:37
    và họ đánh giá
    bằng việc đánh giá các bằng chứng.
  • 13:37 - 13:40
    Các nhà khoa học thu thập các bằng chứng
    theo nhiều cách khác nhau,
  • 13:40 - 13:42
    khi bất cứ khi nào họ thu thập chứng cứ,
  • 13:42 - 13:45
    họ phải chịu sự giám sát.
  • 13:45 - 13:47
    Và điều này dẫn đến việc nhà xã hội học
    Robert Merton
  • 13:47 - 13:49
    tập trung hơn vào câu hỏi
    làm sao các nhà khoa học
  • 13:49 - 13:51
    có thể xem xét kỹ lưỡng
    các dữ liệu và chứng cứ,
  • 13:51 - 13:54
    và anh ta nói rằng họ làm nó theo cách
    mà anh ta gọi là
  • 13:54 - 13:56
    "Tính hoài nghi"
  • 13:56 - 13:58
    Ý anh ta là sự hoài nghi là cố tổ chức hẳn hoi
  • 13:58 - 13:59
    vì các nhà khoa học làm theo một tập thể,
  • 13:59 - 14:01
    họ làm việc theo nhóm,
  • 14:01 - 14:04
    và hoài nghi, bởi vì họ làm việc trên vị thế
  • 14:04 - 14:05
    của sự ngờ vực.
  • 14:05 - 14:07
    Tức là, nghĩa vụ chứng minh
  • 14:07 - 14:09
    thuộc về người có tuyên bố mới.
  • 14:09 - 14:12
    Và theo nghĩa này,
    khoa học có tính chất bảo thủ.
  • 14:13 - 14:15
    Hơi khó khăn để thuyết phục
    cộng đồng khoa học
  • 14:15 - 14:19
    để nói rằng,
    "Vâng, chúng tôi biết, điều này là đúng."
  • 14:19 - 14:21
    Vì vậy, mặc cho sự phổ biến của khái niệm
  • 14:21 - 14:23
    thay đổi khuôn mẫu nhận thức
    (paradigm shift),
  • 14:23 - 14:24
    cái cuối cùng chúng ta tìm thấy là,
  • 14:24 - 14:27
    những thay đổi chủ yếu trong tư duy khoa học
  • 14:27 - 14:31
    là tương đối hiếm trong lịch sử khoa học.
  • 14:31 - 14:34
    Vì thế, cuối cùng
    điều đó mang chúng ta đến một ý tưởng khác:
  • 14:34 - 14:38
    Nếu các nhà khoa học đánh giá
    các bằng chứng theo tập thể,
  • 14:38 - 14:41
    điều này làm các nhà sử học
    lại tập trung vào câu hỏi
  • 14:41 - 14:42
    của sự đồng thuận,
  • 14:42 - 14:44
    và cuối cùng, để nói rằng
  • 14:44 - 14:46
    khoa học là,
  • 14:46 - 14:48
    kiến thức khoa học là,
  • 14:48 - 14:51
    là sự đồng thuận của các
    chuyên gia khoa học
  • 14:51 - 14:53
    người thông qua
    quá trình giám sát có tổ chức,
  • 14:53 - 14:55
    giám sát tập thể,
  • 14:55 - 14:57
    đánh giá các bằng chứng
  • 14:57 - 14:59
    và đi tới kết luận về chúng,
  • 14:59 - 15:02
    dù có hoặc không.
  • 15:02 - 15:04
    Vì thế, chúng ta có thể nghĩ về
    các kiến thức khoa học
  • 15:04 - 15:06
    như là một sự đồng thuận của các chuyên gia.
  • 15:06 - 15:07
    Chúng ta cũng có thể nghĩ về khoa học
  • 15:07 - 15:09
    giống như một bồi thẩm đoàn,
  • 15:09 - 15:12
    ngoại trừ việc bồi thẩm đoàn này là 1 thể loại đặc biệt
  • 15:12 - 15:14
    Không chỉ là bồi thẩm đoàn của đồng môn
  • 15:14 - 15:16
    mà là bồi thẩm đoàn của
    các chuyên gia.
  • 15:16 - 15:19
    Đó là bồi thẩm đoàn của nam giới và nữ giới
    có bằng tiến sĩ,
  • 15:19 - 15:22
    và không giống như
    một bồi thẩm đoàn thông thường,
  • 15:22 - 15:23
    chỉ có 2 lựa chọn,
  • 15:23 - 15:26
    có tội hay không có tội,
  • 15:26 - 15:29
    bồi thẩm đoàn khoa học có một số lựa chọn.
  • 15:29 - 15:32
    Các nhà khoa học có thể nói có,
    nếu điều đó là đúng.
  • 15:32 - 15:35
    Họ có thể nói không nếu là sai.
  • 15:35 - 15:37
    Hoặc, họ cũng có thể nói,
    vâng, có lẽ đúng
  • 15:37 - 15:40
    nhưng chúng tôi cần phải làm việc nhiều hơn
    và thu thập nhiều bằng chứng hơn.
  • 15:40 - 15:42
    Hoặc, họ cũng có thể nói có lẽ đúng
  • 15:42 - 15:44
    nhưng chúng tôi không biết làm sao
    để trả lời câu hỏi
  • 15:44 - 15:45
    và chúng tôi sẽ để nó sang một bên
  • 15:45 - 15:48
    và có lẽ chúng tôi sẽ xem xét lại sau.
  • 15:48 - 15:52
    Đó là thứ mà các nhà khoa học gọi là
    "nan giải"
  • 15:52 - 15:54
    Và điều này dẫn chúng ta đến
    vấn đề cuối cùng:
  • 15:54 - 15:57
    Nếu khoa học
    là điều mà các nhà khoa học nói đúng như vậy
  • 15:57 - 16:00
    sau đó thì không phải chỉ là viện dẫn thẩm quyền sao?
  • 16:00 - 16:01
    Không phải chúng ta được dạy ở trường
  • 16:01 - 16:04
    rằng viện dẫn thẩm quyền là lỗi logic sao?
  • 16:04 - 16:07
    Vâng,
    đây là nghịch lý của khoa học hiện đại,
  • 16:07 - 16:10
    nghịch lý của kết luận
    mà tôi nghĩ các nhà lịch sử học
  • 16:10 - 16:12
    triết học và xã hội học đã gặp,
  • 16:12 - 16:16
    đó là, trên thực tế,
    khoa học là sự viện dẫn thẩm quyền
  • 16:16 - 16:19
    nhưng đó không phải là thẩm quyèn của một cá nhân
  • 16:19 - 16:22
    không quan trọng là cá nhân có thông minh đến đâu,
  • 16:22 - 16:26
    như Plato hay Socrates hay Einstein.
  • 16:26 - 16:29
    Nó là quyền lực của một cộng đồng tập thể.
  • 16:29 - 16:32
    Bạn có thể nghĩ về nó như một kiểu
    trí tuệ của đám đông,
  • 16:32 - 16:36
    nhưng là một kiểu đám đông rất đặc biệt.
  • 16:36 - 16:38
    Khoa học là thực hiện viện dẫn thẩm quyền,
  • 16:38 - 16:40
    nhưng không dựa trên bất cứ cá nhân nào,
  • 16:40 - 16:42
    không quan trọng là cá nhân đó có thông minh đến đâu.
  • 16:42 - 16:44
    Khoa học dựa trên trí tuệ tập thể,
  • 16:44 - 16:47
    kiến thức tập thể, làm việc tập thể,
  • 16:47 - 16:49
    của tất cả các nhà khoa học làm việc
  • 16:49 - 16:51
    trong một vấn đề cụ thể.
  • 16:51 - 16:54
    Các nhà khoa học có một kiểu văn hóa
    của sự ngờ vực tập thể,
  • 16:54 - 16:56
    văn hóa "thể hiện bản thân",
  • 16:56 - 16:58
    minh họa bằng người phụ nữ xinh đẹp ở đây
  • 16:58 - 17:01
    cho đồng nghiệp
    xem các bằng chứng của mình.
  • 17:01 - 17:03
    Dĩ nhiên, những người này
    trông không giống như những nhà khoa học,
  • 17:03 - 17:05
    bởi vì họ quá vui vẻ.
  • 17:05 - 17:09
    (Cười lớn)
  • 17:09 - 17:14
    Được thôi,
    và điều đó đưa tôi đến kết luận.
  • 17:14 - 17:16
    Hầu hết chúng ta thức dậy vào buổi sáng.
  • 17:16 - 17:18
    Hầu hết chúng ta
    tin tưởng vào chiếc xe hơi của mình.
  • 17:18 - 17:19
    Vâng, bây giờ tôi đang suy nghĩ,
    tôi đang ở Manhattan,
  • 17:19 - 17:21
    đây là một phép loại suy xấu.
  • 17:21 - 17:23
    nhưng hầu hết người Mỹ không sống ở Manhattan
  • 17:23 - 17:25
    thức dậy vào buổi sáng và bước vào xe
  • 17:25 - 17:28
    và kích hoạt động cơ,
    và chiếc xe hoạt động,
  • 17:28 - 17:30
    và họ làm việc cực kỳ tốt.
  • 17:30 - 17:32
    Những ô tô hiện đại
    hầu như không bao giờ bị hư hỏng.
  • 17:32 - 17:35
    Tại sao?
    Tại sao những chiếc xe hơi lại chạy rất tốt?
  • 17:35 - 17:38
    Không phải vì sự thiên tài
    của Henry Ford
  • 17:38 - 17:41
    hay Karl Benz
    hay ngay cả Elon Musk.
  • 17:41 - 17:43
    Mà bởi vì những ô tô hiện đại
  • 17:43 - 17:48
    là sản phẩm của hơn 100 năm làm việc
  • 17:48 - 17:50
    của hàng trăm hàng ngàn
  • 17:50 - 17:51
    và hàng chục ngàn người.
  • 17:51 - 17:53
    Những ô tô hiện đại là sản phẩm
  • 17:53 - 17:56
    của làm việc tập thể
    và trí tuệ và kinh nghiệm
  • 17:56 - 17:58
    của mỗi người cả nam lẫn nữ đã từng làm việc
  • 17:58 - 18:00
    về xe hơi,
  • 18:00 - 18:03
    và độ tin cậy của công nghệ này là kết quả
  • 18:03 - 18:05
    của sự tích lũy nổ lực đó.
  • 18:05 - 18:08
    Chúng ta được hưởng lợi không chỉ từ
    sự khôn ngoan của Benz
  • 18:08 - 18:09
    và Ford và Musk
  • 18:09 - 18:12
    mà là tự trí tuệ tập thể
    và làm việc chăm chỉ
  • 18:12 - 18:14
    của tất cả mọi người đã làm việc
  • 18:14 - 18:16
    trên chiếc xe hơi hiện đại này.
  • 18:16 - 18:18
    Và điều tương tự cũng đúng với khoa học,
  • 18:18 - 18:21
    chỉ là khoa học thì cũ xưa hơn.
  • 18:21 - 18:23
    Điều cơ bản để tin vào khoa học
    cũng giống như
  • 18:23 - 18:26
    điều cơ bản khi chúng ta tin vào công nghệ,
  • 18:26 - 18:30
    và giống với các điều cơ bản
    khi chúng ta tin vào bất cứ thứ gì,
  • 18:30 - 18:32
    cụ thể là, kinh nghiệm.
  • 18:32 - 18:34
    Nhưng đó không thể là niềm tin mù quáng
  • 18:34 - 18:37
    khi chúng ta tin mù quáng vào bất cứ thứ gì.
  • 18:37 - 18:40
    Niềm tin của chúng ta trong khoa học,
    giống như bản thân khoa học,
  • 18:40 - 18:42
    nên dựa trên các bằng chứng,
  • 18:42 - 18:43
    và điều đó nghĩa là các nhà khoa học
  • 18:43 - 18:45
    phải trở thành người truyền thông tốt hơn.
  • 18:45 - 18:48
    Họ phải giải thích cho chúng ta
    không chỉ cái họ biết
  • 18:48 - 18:50
    mà còn là làm sao họ biết điều đó,
  • 18:50 - 18:54
    và điều đó cũng có nghĩa là
    chúng ta phải trở thành người nghe tốt hơn.
  • 18:54 - 18:55
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 18:55 - 18:57
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao chúng ta nên tin tưởng vào các nhà khoa học
Speaker:
Naomi Oreskes
Description:

Rất nhiều những vấn đề lớn nhất của Thế giới cần đặt câu hỏi với các nhà khoa học -- nhưng tại sao chúng ta nên tin vào những gì họ nói?

Nhà sử gia khoa học Naomi Oreskes suy nghĩ sâu hơn về mối quan hệ của chúng ta để tin tưởng và rút ra 3 vấn đề với thái độ chung đối với nghiên cứu khoa học -- và cung cấp lý luận riêng của mình về lý do tại sao chúng ta cũng phải tin tưởng vào khoa học.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:14
  • - Climate change: biến đổi khí hậu chứ không phải thay đổi nhiệt độ
    - Nên làm ngắn bài dịch bằng cách bỏ các từ như "ấy" trong "ông ấy"...
    - organized skepticism: nên dịch là tính hoài nghi không phải là tổ chức hoài nghi
    - It's + adj: không nên dịch là nó là....mà nên loại bỏ it's khi dịch, theo đó chỉ dịch dựa trên tính từ của câu có chủ ngữ giả này.
    Chú ý các thuật ngữ logic, phải kiếm từ cho chuẩn vd: logical fallacy (lỗi logic), appeal to authority (viện dẫn thẩm quyền); analogy: phép loại suy

Vietnamese subtitles

Revisions