Return to Video

Những sinh vật không tưởng dưới đáy đại dương - Lidia Lins

  • 0:07 - 0:11
    Thật khó để nhớ
    đại dương rộng và sâu bao nhiêu.
  • 0:11 - 0:16
    Khoảng 60% diện tích của nó
    là vùng biển lạnh và tối đen,
  • 0:16 - 0:18
    được biết đến dưới tên gọi
    "biển sâu",
  • 0:18 - 0:21
    sâu đến hơn 11.000 mét.
  • 0:21 - 0:26
    Song, vùng xa xôi này lại là một trong
    những hệ sinh thái vĩ đại nhất Trái Đất,
  • 0:26 - 0:29
    ẩn giấu sự sống vĩ đại và đa dạng,
  • 0:29 - 0:31
    từ những con mực khổng lồ
    và cá mập yêu tinh
  • 0:31 - 0:36
    cho đến những sinh vật nhỏ hơn cả 1mm.
  • 0:36 - 0:40
    Làm thế nào ngần ấy loài sinh vật
    có thể phát triển trong thế giới này?
  • 0:40 - 0:45
    Qua nhiều thập kỉ, các nhà khoa học đã
    mạo hiểm đến đó để tìm ra sự thật.
  • 0:45 - 0:47
    Lặn xuống men theo cột nước,
  • 0:47 - 0:50
    Áp suất bắt đầu gia tăng
    và ánh sáng ít dần.
  • 0:50 - 0:54
    Ở độ sâu 200m,
    quang hợp bị chặn
  • 0:54 - 1:00
    và nhiệt độ giảm đi tới 20 độ C
    so với trên mặt nước.
  • 1:00 - 1:04
    Ở độ sâu 1000m, ánh sáng tự nhiên
    từ mặt trời hoàn toàn biến mất.
  • 1:04 - 1:09
    Không có ánh sáng, như ta đã biết,
    cuộc sống trở nên không tưởng.
  • 1:09 - 1:13
    Đó là lý do vì sao, năm 1844,
    nhà tự nhiên học Edward Forbes
  • 1:13 - 1:15
    đã viết thuyết Azoic,
  • 1:15 - 1:19
    Azoic, nghĩa là không có động vật sống.
  • 1:19 - 1:23
    Forbes chắc chắn rằng không có thứ gì
    có thể sống sót dưới độ sâu 600 m
  • 1:23 - 1:26
    do thiếu ánh sáng.
  • 1:26 - 1:30
    Tất nhiên, việc tìm ra các loài sinh vật
    dưới đáy sâu đã phản chứng lại ông.
  • 1:30 - 1:34
    Điều mà Forbes không ngờ tới là
    thứ được gọi là Tuyết biển,
  • 1:34 - 1:37
    có tên hay hơn người.
  • 1:37 - 1:40
    Tuyết biển căn bản
    là các vật chất hữu cơ
  • 1:40 - 1:44
    như phần tảo, xác động thực vật chết,
  • 1:44 - 1:46
    chìm sâu xuống đáy,
  • 1:46 - 1:49
    trở thành thức ăn
    cho những sinh vật ở biển sâu.
  • 1:49 - 1:53
    Phần nhiều nhờ đó, sự sống đa dạng
    tồn tại nơi thăm thẳm,
  • 1:53 - 1:56
    thích nghi được
    với điều kiện khắc nghiệt
  • 1:56 - 1:59
    mà chỉ có sinh vật kì dị và tuyệt vời
    mới có thể vượt qua.
  • 1:59 - 2:01
    Những con cá với cái miệng rộng,
  • 2:01 - 2:04
    những cái răng nhọn nhô ra khỏi hàm,
  • 2:04 - 2:07
    và phần giống như đèn pha
    nhô ra khói đầu,
  • 2:07 - 2:12
    như loài cá Anglerfish nhử mồi
    bằng ánh đèn dẫn sai lối.
  • 2:12 - 2:16
    Nhiều sinh vật biển
    có công cụ phát sáng tuyệt vời này,
  • 2:16 - 2:18
    được biết đến dưới tên
    phát quang sinh học,
  • 2:18 - 2:19
    dùng để nhử mồi,
  • 2:19 - 2:21
    qua mắt kẻ đi săn,
  • 2:21 - 2:23
    hay kêu gọi bạn tình.
  • 2:23 - 2:25
    Một vài sinh vật dùng nó để ngụy trang.
  • 2:25 - 2:30
    Ở những phần cột nước
    nơi chỉ có ánh sáng xanh mờ chiếu qua,
  • 2:30 - 2:34
    động vật phát quang
    để trùng với ánh sáng.
  • 2:34 - 2:36
    Những kẻ đi săn hay con mồi
    nhìn từ dưới lên,
  • 2:36 - 2:38
    bị đánh lừa
    bởi lớp ngụy trang này,
  • 2:38 - 2:41
    sẽ không thể thấy được
    bóng dáng của chúng.
  • 2:41 - 2:46
    Sự thích nghi khác thường này
    cũng đến từ nhu cầu định vị
  • 2:46 - 2:49
    và chụp mồi trước khi chúng chìm mất.
  • 2:49 - 2:53
    Một vài động vật biển
    như sứa, sứa lược và salpidae
  • 2:53 - 2:56
    có thể di chuyển
    giữa những độ sâu khác nhau,
  • 2:56 - 2:58
    một phần nhờ 90% cơ thể
    chứa nước
  • 2:58 - 3:01
    giúp chúng chịu được áp suất lớn.
  • 3:01 - 3:03
    Nhưng đó là ngoại lệ.
  • 3:03 - 3:08
    Đa phần những sinh vật dưới biển sâu
    mắc kẹt trong phạm vi cột nước nhỏ hẹp,
  • 3:08 - 3:10
    nơi có hiếm hoi các chất dinh dưỡng,
  • 3:10 - 3:12
    vì thức ăn trên mặt nước
  • 3:12 - 3:15
    nhanh chóng bị chìm xuống đáy.
  • 3:15 - 3:18
    Xuống sâu thêm, ta lại phát hiện thêm
    nhiều sinh vật kì lạ.
  • 3:18 - 3:21
    Một vài loài trở nên nhỏ bé,
  • 3:21 - 3:25
    trở thành phiên bản nhỏ của các loài
  • 3:25 - 3:27
    mà ta thấy gần hơn trên mặt nước.
  • 3:27 - 3:31
    Việc suy giảm thức ăn
    có lẽ đã dẫn đến sự thu nhỏ cơ thể.
  • 3:31 - 3:36
    Chỉ một phần rất ít thức ăn từ bề mặt
    chạm được đến đáy
  • 3:36 - 3:40
    nên việc nhỏ lại giúp chúng
    cắt giảm năng lượng sử dụng
  • 3:40 - 3:43
    và thuận lợi thích nghi.
  • 3:43 - 3:46
    Song, biển cũng là vùng đất
    của những gã khổng lồ.
  • 3:46 - 3:50
    Tại đây, loài mực khổng lồ
    có khi dài đến 18m.
  • 3:50 - 3:54
    Giáp xác to dưới đây giống như
    con mối khổng lồ.
  • 3:54 - 3:57
    Có loài cua nhện Nhật Bản chân dài,
  • 3:57 - 4:01
    và cá mái chèo có thân dài đến 15m.
  • 4:01 - 4:06
    Đặc điểm khổng lồ này được coi
    là một phần của bí ẩn.
  • 4:06 - 4:11
    Người ta cho là mực độ oxy cao đã dẫn đến
    sự phát triển vượt mức ở một số loài,
  • 4:11 - 4:14
    trong khi nhiệt độ lạnh hơn
    làm tuổi thọ gia tăng,
  • 4:14 - 4:17
    cho chúng cơ hội phát triển
    để trở nên to lớn.
  • 4:17 - 4:22
    Nhiều quái thú đại dương không bao giờ
    được trải nghiệm ánh mặt trời.
  • 4:22 - 4:25
    Một vài loài mạo hiểm
    bơi lên theo cột nước để kiếm ăn,
  • 4:25 - 4:27
    một vài loài vượt lên
    những con sóng,
  • 4:27 - 4:29
    nhắc nhở loài người trên bờ
  • 4:29 - 4:33
    về khả năng sống sót kì diệu
    của những cư dân nơi đại dương sâu thẳm.
  • 4:33 - 4:38
    Loài người vẫn còn 95% đại dương
    để khám phá.
  • 4:38 - 4:42
    Chốn sâu thẳm này còn ẩn giấu
    những bí mật vĩ đại.
  • 4:42 - 4:47
    Những kì quan nào chưa được biết đến,
    và liệu ta sẽ tìm thấy gì tiếp theo?
Title:
Những sinh vật không tưởng dưới đáy đại dương - Lidia Lins
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/the-otherworldly-creatures-in-the-ocean-s-deepest-depths-lidia-lins

Khoảng 60% đại dương là vùng lạnh và tối, kéo sâu xuống hơn 11.000m, được gọi là biển sâu. Dù trông có vẻ là nơi hẻo lánh, chẳng thể nào cư trú, đó lại là một trong những hệ sinh thái vĩ đại nhất trên Trái Đất. Lidia Lins khám phá việc làm thế nào từng ấy loài sinh vật có thể sinh sôi nảy nở trong thế giới dưới nước đầy bí ẩn này.

Bài giảng bởi Lidia Lins, minh họa bởi Viviane Leezer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:03

Vietnamese subtitles

Revisions