Return to Video

Tớ đã xây một lò phản ứng hạt nhân ở tuổi 13 như thế nào | Jamie Edwards | TEDxCERN

  • 0:20 - 0:22
    Năng lượng hạt nhân.
  • 0:22 - 0:26
    Nói đến năng lượng hạt nhân,
    chắc đa số sẽ nghĩ đến cái này.
  • 0:26 - 0:32
    Tớ thì lại nghĩ đến cái này;
    cụ thể hơn thì, đây.
  • 0:32 - 0:36
    Trước khi kể chuyện đó thì để tớ kể cho
    mọi người nguồn cơn của chuyện này.
  • 0:37 - 0:40
    Từ hồi bé tớ đã luôn đặt câu hỏi.
  • 0:40 - 0:42
    Cho bố mẹ, thầy cô tớ,
  • 0:42 - 0:45
    nhưng rốt cuộc họ cũng chẳng thể
    giải đáp cho tớ được nữa.
  • 0:45 - 0:48
    Thế nên tớ lên mạng để tìm câu trả lời.
  • 0:48 - 0:51
    Tớ thấy anh chàng này trên mạng,
  • 0:51 - 0:54
    Taylor Wilson, cậu ấy tạo ra một lò
    phản ứng hợp hạch năm 14 tuổi.
  • 0:54 - 0:58
    Tớ kiểu, "Uầy! Hợp hạch! Ở vườn sau nhà!"
  • 0:58 - 0:59
    Tớ cần phải tìm hiểu kĩ hơn.
  • 0:59 - 1:03
    Trong khi tìm hiểu trên mạng,
    tớ thấy trang fusor.net,
  • 1:03 - 1:06
    một nhóm các nhà khoa học nghiệp dư
    đang xây mấy cái lò hợp hạch Farnsworth.
  • 1:06 - 1:08
    Từ đó tớ đã thấy rằng
  • 1:08 - 1:11
    tớ hoàn toàn có thể xây một cái như thế.
  • 1:11 - 1:14
    Tớ tính ra là tốn khoảng 2000 bảng.
  • 1:14 - 1:16
    Vấn đề nhỏ là, tớ không có 2000 bảng.
  • 1:16 - 1:19
    Tớ sẽ phải tự kiếm tiền,
  • 1:19 - 1:21
    nên tớ bắt đầu gửi phòng
    thí nghiệm hạt nhân địa phương
  • 1:21 - 1:23
    các công ty kĩ thuật lớn,
    trường đại học.
  • 1:23 - 1:25
    Nhưng biết gì không?
  • 1:25 - 1:27
    Vì một lý do nào đó,
    họ không muốn đưa 2000 bảng
  • 1:27 - 1:29
    cho đứa 13 tuổi đang
    cố xây lò phản ứng hạt nhân.
  • 1:29 - 1:30
    (Cười)
  • 1:30 - 1:32
    Chẳng hiểu sao nữa.
  • 1:32 - 1:34
    Nên tớ đã hỏi giáo viên khoa học của mình
  • 1:34 - 1:36
    xem cô có giúp được
    dự án của tớ không.
  • 1:36 - 1:38
    Cô bảo là hỏi hiệu trưởng xem sao.
  • 1:38 - 1:41
    Nên sau khi nói với thầy Hourigan
    theo kiểu Dragons' Den,
  • 1:41 - 1:44
    thầy đã tài trợ cho tớ 2000 bảng.
  • 1:44 - 1:48
    Với thẻ tín dụng của trường trong tay,
    tớ lên eBay.
  • 1:48 - 1:50
    Tớ mua các bộ phận từ khắp nơi
    trên thế giới:
  • 1:50 - 1:52
    bộ nguồn từ Mỹ,
  • 1:52 - 1:55
    điện trở từ Hong Kong
    và máy bơm chân không từ Litva.
  • 1:55 - 1:58
    Tớ đã xây cái này.
    Lò phản ứng hợp hạch của tớ.
  • 2:00 - 2:03
    Tuy nhiên, tớ không mua được
    hết mọi thứ trên eBay.
  • 2:03 - 2:06
    Mấy điều khoản và điều kiện
    của họ hơi khắt khe,
  • 2:06 - 2:09
    cả chuyên gia cung cấp khí
    cũng có vẻ quan tâm.
  • 2:09 - 2:11
    Họ muốn biết chính xác tại sao
  • 2:11 - 2:15
    một thằng nhóc 13 tuổi ở Lancashire
    lại muốn 10l khí deuteri.
  • 2:16 - 2:17
    - Dù sao thì...
    - (Cười)
  • 2:17 - 2:21
    Đây là bộ dò neutron,
    bộ phận quan trọng của lò phản ứng.
  • 2:21 - 2:24
    Nhờ nó mà tớ biết được phản ứng
    có đang diễn ra hay không.
  • 2:24 - 2:26
    Tuy nhiên, không dễ để kiếm được nó.
  • 2:26 - 2:29
    Tớ phải gọi cho tất cả người quen
    để xem có ai quen ai
  • 2:29 - 2:33
    biết ai đó có một trong mấy thứ đồ này.
  • 2:33 - 2:35
    Cuối cùng, một trường đại học
    cho tớ mượn cái này.
  • 2:35 - 2:39
    Bộ nguồn cao áp là một trong những
    bộ phận đắt tiền nhất,
  • 2:39 - 2:42
    nhưng khi được chuyển về từ Mỹ,
    nó lại không hoạt động.
  • 2:42 - 2:45
    Cho đến hôm nay
    tớ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
  • 2:45 - 2:47
    May là một công ty chuyển mạch
    trong vùng
  • 2:47 - 2:51
    cho tớ mượn bộ kit để dùng,
    còn dạy tớ cách dùng cho an toàn nữa.
  • 2:51 - 2:53
    Về an toàn thì có nhiều chuyện lắm.
  • 2:53 - 2:56
    Rõ ràng là, có chút lo lắng khi để
    một đứa 13 tuổi tự do với
  • 2:56 - 2:58
    lò phản ứng hạt nhân
    trong trường.
  • 2:58 - 3:00
    Không biết tại sao nữa.
  • 3:00 - 3:01
    một trong số điều kiện
  • 3:01 - 3:04
    tớ phải đứng cách 2m
    khi lò đang hoạt động.
  • 3:04 - 3:07
    Vấn đề nhỏ là, thấy tay tớ không?
  • 3:07 - 3:09
    Làm sao mà tớ với được.
  • 3:10 - 3:12
    Nhưng nhờ bộ phận
    kĩ thuật của trường
  • 3:12 - 3:13
    và vài kĩ thuật phức tạp,
  • 3:13 - 3:15
    bọn tớ đã làm ra cái này.
  • 3:16 - 3:21
    cán chổi với mấy miếng nhựa
    dính chặt vào phần đầu,
  • 3:21 - 3:23
    nên tớ có thể điều khiển từ xa.
  • 3:23 - 3:25
    (Cười)
  • 3:25 - 3:26
    Cũng có một vấn đề
  • 3:26 - 3:29
    là tớ có thể chạm vào lò
    khi nó đang hoạt động.
  • 3:29 - 3:31
    Nên bọn tớ làm cái chuồng gà
    công nghệ cao,
  • 3:31 - 3:33
    và rào xung quanh lò
    để tớ không chạm vào được.
  • 3:33 - 3:36
    Cũng có vấn đề về bức xạ neutron
    năng lượng cao
  • 3:36 - 3:38
    phát ra từ lò phản ứng.
  • 3:38 - 3:41
    Giải pháp của tớ là:
    bể cá của chị gái.
  • 3:41 - 3:43
    Tất nhiên là không có cá trong đó.
  • 3:43 - 3:45
    Bọn tớ đổ dung dịch Bo vào đó
  • 3:45 - 3:48
    để nó hoạt động như chất trung hòa
    và hấp thu neutron.
  • 3:49 - 3:52
    Và cuối cùng, đề phòng tớ
    tự giật điện chính mình,
  • 3:52 - 3:54
    bọn tớ làm cả cái này nữa.
  • 3:54 - 3:57
    Nó thực ra là một cái móc
    làm từ săm xe đạp cũ
  • 3:57 - 4:01
    phòng trường hợp tớ tự giật điện mình
    và cần được cứu.
  • 4:02 - 4:05
    Và, ngày trọng đại đã đến.
  • 4:05 - 4:08
    Tớ vẫn bình tĩnh
    trước khi báo đài đến.
  • 4:08 - 4:10
    Có thể tớ đã đề cập gì đó
    với thầy Hourigan,
  • 4:10 - 4:13
    về khả năng sẽ có bên PR của trường.
  • 4:13 - 4:15
    Tớ chỉ nghĩ đến báo địa phương thôi.
  • 4:15 - 4:18
    Nhưng cánh báo chí từ khắp nơi đổ về.
  • 4:18 - 4:21
    Nên tớ sắp xếp mọi thứ,
    các máy ảnh sẵn sàng,
  • 4:21 - 4:24
    cái móc của tớ cũng sẵn sàng,
    và bọn tớ bật lò phản ứng.
  • 4:24 - 4:27
    Đầu tiên tớ bơm vào khoang
  • 4:27 - 4:28
    và bật điện áp cao.
  • 4:28 - 4:33
    Đó là khi tớ đạt được cái này: plasma,
    quan trọng trong tạo phản ứng hợp hạch.
  • 4:33 - 4:35
    Tớ chơi với nó một lúc,
    cho đến khi tự tin rồi
  • 4:35 - 4:39
    tớ cho năng lượng và chân không cân bằng,
  • 4:39 - 4:41
    sau đó tớ chỉ cần
    tăng điện áp,
  • 4:41 - 4:44
    và thêm ít khí deuteri.
  • 4:44 - 4:46
    Tớ đạt được cái này:
  • 4:47 - 4:49
    một số ghi trên bộ dò neutron.
  • 4:49 - 4:51
    Tớ đã làm được. Thật tuyệt vời.
  • 4:51 - 4:53
    Mọi công sức của tớ đã được đền đáp.
  • 4:53 - 4:55
    Nhưng bây giờ,
    là một nhà khoa học trẻ
  • 4:55 - 4:57
    tớ cần làm lại thí nghiệm lần nữa
  • 4:57 - 5:00
    bởi như mọi người đã biết, trong khoa học,
  • 5:00 - 5:03
    chúng ta cần lặp lại các thí nghiệm
    và sao lại các kết quả,
  • 5:03 - 5:04
    đó là mối quan tâm hiện tại
    của tớ.
  • 5:04 - 5:06
    Nhưng điều này không thể xảy ra
  • 5:06 - 5:10
    nếu thiếu một cô giáo khoa học
    tin tưởng vào giấc mơ của học trò,
  • 5:10 - 5:15
    và thầy hiệu trưởng sẵn sàng đánh liều
    để cho tớ cơ hội.
  • 5:15 - 5:18
    Gửi tới bất cứ nhà khoa học trẻ nào
    ngoài kia, dù bạn trẻ thế nào:
  • 5:18 - 5:20
    không có gì là quá lớn lao để thử sức.
  • 5:20 - 5:24
    Bạn chỉ cần sự tò mò, quyết tâm,
    và tâm trí rộng mở.
  • 5:24 - 5:25
    Xin cảm ơn.
  • 5:25 - 5:28
    (Vỗ tay)
Title:
Tớ đã xây một lò phản ứng hạt nhân ở tuổi 13 như thế nào | Jamie Edwards | TEDxCERN
Description:

Đây là một bài nói chuyện tại một sự kiện TEDx theo format của TED nhưng được tổ chức hoàn toàn độc lập bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx

Cần gì để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân? Ở tuổi 13, Jamie Edwards đã bắt đầu hành trình phá kỉ lục là người trẻ nhất thực hiện thành công phản ứng hợp hạch của Taylor Wilson. Cậu kể về những trở ngại phải đối mặt của một cậu học sinh trên hành trình cố gắng đạt được ước mơ, ví dụ như cố thuyết phục hiệu trưởng của mình đặt mua khí deuteri trên eBay.

Ở tuổi 13, Jamie Edwards nỗ lực trở thành người trẻ nhất thực hiện thành công phản ứng hợp hạch bằng cách cho các hạt nhân của các phân tử hydro va chạm qua vây hãm điện tĩnh quán tính tại phòng thí nghiệm trường. Khi Jamie nói với hiệu trưởng về kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân của mình và hỏi xin tài trợ, câu trả lời là "Liệu nó có làm trường nổ tung không đấy?" Jamie nhận được tiền tài trợ, và yên tâm đi, ngôi trường vẫn bình an vô sự. Dự án tiếp theo của Jamie - người muốn trở thành một kĩ sư hạt nhân hoặc làm việc trong lĩnh vực vật lý lý thuyết - là xây dựng một máy gia tốc hạt cỡ nhỏ. Hiện tại cậu 14 tuổi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
05:41

Vietnamese subtitles

Revisions