Return to Video

Mang tiếng nói đến cho những người không có tiếng nói | Robyn White | TEDxCapeTown

  • 0:13 - 0:18
    Tiếng nói là công cụ mạnh mẽ và
    thiết yếu nhất trong cuộc sống chúng ta.
  • 0:18 - 0:20
    Chúng ta dùng nó để
    bày tỏ quan điểm của mình,
  • 0:20 - 0:22
    để đưa ra những phát biểu,
  • 0:22 - 0:24
    để nêu lên sự tán thành hoặc bất đồng,
  • 0:24 - 0:27
    để giãi bày những cảm xúc
    sâu thẳm trong lòng,
  • 0:27 - 0:30
    để nói 'phải', nhưng cũng để nói
    một từ khá quan trọng - 'không'.
  • 0:30 - 0:34
    Chúng ta dùng nó để chia sẻ
    những ý tưởng đáng được lan tỏa.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng sẽ ra sao nếu bạn
    không có tiếng nói?
  • 0:36 - 0:39
    Sẽ ra sao nếu bạn
    không có khả năng nói?
  • 0:39 - 0:42
    Malala Yousafzai,
    một nhà hoạt động vì nhân quyền,
  • 0:42 - 0:45
    người trẻ tuổi nhất giành được
    giải Nobel Hòa bình
  • 0:45 - 0:48
    và cũng là nạn nhân của
    một âm mưu ám sát bởi nhóm Taliban,
  • 0:48 - 0:52
    từng nói rằng: "Ta nhận ra được
    tầm quan trọng của tiếng nói
  • 0:52 - 0:56
    khi và chỉ khi ta bị buộc phải im lặng."
  • 0:56 - 1:01
    15% dân số thế giới bị khuyết tật,
  • 1:01 - 1:04
    tức khoảng một tỉ người,
  • 1:05 - 1:11
    Châu Phi là một châu lục
    với khoảng một tỉ người sinh sống,
  • 1:11 - 1:14
    cũng tương ứng với
    số người bị khuyết tật.
  • 1:14 - 1:19
    Hơn nữa, 190 triệu người trên thế giới
    mắc những khuyết tật nghiêm trọng,
  • 1:19 - 1:22
    mà đa phần trong số đó
    là khuyết tật về giao tiếp,
  • 1:22 - 1:24
    gây ảnh hưởng đến
    hoạt động hằng ngày của họ.
  • 1:24 - 1:28
    Quy mô dân số của Pakistan
    vào khoảng 190 triệu người.
  • 1:28 - 1:31
    Số lượng cũng tương ứng như vậy.
  • 1:31 - 1:36
    Ở Nam Phi có khoảng
    200 nghìn người không thể nói.
  • 1:36 - 1:38
    Cụ thể là thế này.
  • 1:38 - 1:42
    Sân vận động lớn nhất Nam Phi
    là sân FNB,
  • 1:42 - 1:47
    vào năm 2011, 95.000 cổ động viên
    hào hứng đã lấp đầy cả cái sân
  • 1:47 - 1:50
    để đón xem ban nhạc U2 hát Rock.
  • 1:50 - 1:55
    Tôi là một trong số 95.000 khán giả đó,
    quả thật có rất nhiều người ở đấy.
  • 1:56 - 1:59
    Bạn phải gấp đôi số người
    trong sân vận động đó,
  • 1:59 - 2:03
    thì mới ứng với số người ở Nam Phi
    không có được tiếng nói.
  • 2:04 - 2:08
    Khả năng những người khuyết tật trở thành
    nạn nhân trong các vụ án nhiều gấp bốn lần
  • 2:08 - 2:11
    so với những người bình thường khác.
  • 2:11 - 2:15
    Và đây là điều đáng báo động hơn hết
    ở những nước đang phát triển.
  • 2:15 - 2:17
    Sẽ ra sao nếu bạn không thể
    báo cho người thân
  • 2:17 - 2:20
    là có điều kinh khủng đã xảy ra với bạn,
    ví dụ như bạn đã bị cưỡng bức?
  • 2:20 - 2:22
    Sẽ ra sao nếu bạn
    không thể báo cảnh sát
  • 2:22 - 2:25
    và thuật lại vụ việc hay
    nói cho họ biết những gì đã xảy ra?
  • 2:25 - 2:28
    Sẽ ra sao nếu bạn không thể
    báo sự việc cho nhân viên xã hội
  • 2:28 - 2:31
    để họ giúp bạn chuẩn bị cho phiên tòa?
  • 2:31 - 2:34
    Sẽ ra sao nếu bạn không thể
    thuật lại vụ việc cho quan tòa?
  • 2:34 - 2:36
    Sẽ ra sao nếu bạn
    không thể đứng ra làm chứng?
  • 2:36 - 2:39
    Sẽ ra sao nếu bạn không thể nói gì cả?
  • 2:40 - 2:44
    Vậy làm thế nào để ta giúp đỡ
    những người không có tiếng nói?
  • 2:44 - 2:47
    Làm thế nào để ta giúp chấm dứt
    sự im lặng đi cùng với họ?
  • 2:47 - 2:52
    Chúng tôi sử dụng
    AAC - Giao tiếp Bổ trợ và Thay thế.
  • 2:52 - 2:55
    Có lẽ bạn thắc mắc rằng "AAC là cái gì?"
  • 2:55 - 2:58
    Người dùng AAC nổi tiếng nhất
    là Giáo sư Stephen Hawking,
  • 2:58 - 3:01
    nhà Vật lý học tầm cỡ thế giới.
  • 3:01 - 3:04
    Ông sử dụng bộ cảm biến kích hoạt
    bởi một phần cơ nhỏ trong má.
  • 3:04 - 3:08
    Nó nói chuyện với máy tính của ông,
    sau đó nó sẽ nói giúp ông.
  • 3:08 - 3:13
    Một người nổi tiếng khác được sinh ra
    tại Nam Phi là Martin Pistorius.
  • 3:13 - 3:16
    Ông cũng sử dụng máy tính
    có phần mềm xuất âm.
  • 3:16 - 3:21
    Martin đã vượt qua nhiều thử thách
    và luôn duy trì những việc làm ý nghĩa.
  • 3:21 - 3:25
    Ông đã diễn thuyết tại TED vào năm ngoái
    và bạn thật sự nên xem qua.
  • 3:25 - 3:29
    Nhưng hãy để tôi cho bạn xem đoạn phim
    từ Constance, đồng nghiệp của tôi.
  • 3:29 - 3:32
    Cô đang dùng AAC trên điện thoại Android,
  • 3:32 - 3:35
    với một phần mềm
    thay cho giọng nói của cô.
  • 3:36 - 3:40
    Là nạn nhân của nạn cưỡng bức
    và không có tiếng nói
  • 3:40 - 3:42
    gây ra nhiều hệ lụy và cả những tổn thương
  • 3:42 - 3:44
    bởi chúng tôi có thể mang thai
  • 3:44 - 3:47
    hoặc bị nhiễm bệnh,
  • 3:47 - 3:51
    và chỉ được phát hiện khi bệnh tới
    giai đoạn cuối, hoặc không bao giờ.
  • 3:53 - 3:56
    AAC có thể ở dạng một chiếc máy tính bảng
    tích hợp phần mềm.
  • 3:56 - 4:01
    Nó có thể là công cụ đắc lực dành riêng
    cho các mục đích giao tiếp.
  • 4:01 - 4:04
    Nó có thể là một dạng thủ ngữ
    như Hanelle đã nói tới,
  • 4:04 - 4:07
    hay nó có thể là một
    bảng chữ cái dạng hình ảnh.
  • 4:07 - 4:11
    Nhưng sẽ ra sao nếu
    người không có giọng nói ấy lại bị mù chữ?
  • 4:11 - 4:13
    Giáo sư Stephen Hawking
    và Martin Pistorius,
  • 4:13 - 4:16
    họ có thể đọc viết và dùng được
    bộ chuyển văn bản thành giọng nói.
  • 4:16 - 4:19
    Vậy làm sao để ta
    giúp đỡ những người này?
  • 4:19 - 4:24
    Một nghiên cứu gần đây ước tính
    khoảng 90% trẻ khuyết tật
  • 4:24 - 4:26
    bị mù chữ và không được đi học.
  • 4:26 - 4:28
    Làm thế nào để ta giúp chúng?
  • 4:28 - 4:30
    Chúng ta dùng hình ảnh.
  • 4:30 - 4:33
    Hay, theo đúng từ chuyên ngành của tôi,
    là biểu tượng đồ họa.
  • 4:33 - 4:36
    Hiện tại thì chưa có
    ngôn ngữ hoàn chỉnh nào
  • 4:36 - 4:38
    ở dạng hình ảnh hay biểu tượng đồ họa.
  • 4:38 - 4:41
    Và nếu bạn biết rằng
    một người trung bình có lượng từ vựng
  • 4:41 - 4:44
    vào khoảng 25 đến 35 nghìn từ,
  • 4:44 - 4:46
    bạn sẽ thấy đây là
    một khối công việc khổng lồ,
  • 4:46 - 4:49
    khi phải thử nghiệm và
    xác định hình ảnh cho tất cả.
  • 4:49 - 4:53
    Vậy sẽ ra sao nếu ta xác định được
    từ vựng cho một tình huống cụ thể?
  • 4:53 - 4:57
    Có nhiều nghiên cứu về việc
    xác định từ vựng tùy theo tình huống,
  • 4:57 - 5:00
    mà có thể đưa từ vựng đó
    vào bảng giao tiếp,
  • 5:00 - 5:03
    hoặc lập trình nó vào trong
    một thiết bị giao tiếp.
  • 5:03 - 5:08
    Nhưng có nhiều lúc, từ vựng trong một
    tình huống cần thiết lại không được đề ra,
  • 5:08 - 5:11
    như trở thành nạn nhân của một vụ án.
  • 5:11 - 5:15
    Đây là một ví dụ về
    bảng giao tiếp bằng hình ảnh.
  • 5:15 - 5:18
    Nhưng hãy để tôi dừng và hỏi bạn một câu:
  • 5:18 - 5:23
    Nếu bạn có thể dùng chỉ một bức hình
    để diễn tả từ "cưỡng bức,"
  • 5:23 - 5:25
    thì đó sẽ là hình gì?
  • 5:26 - 5:29
    Nó không đơn giản như bạn tưởng.
  • 5:29 - 5:32
    Đó là lí do những người như tôi
    đang đầu tư thời gian và công sức
  • 5:32 - 5:36
    trong việc xác định vốn từ ngữ
    cần thiết và khớp với hình ảnh,
  • 5:36 - 5:40
    để những khi cần thì một người
    mù chữ, không nói được,
  • 5:40 - 5:42
    và là nạn nhân của những vụ phạm tội
  • 5:42 - 5:45
    vẫn có thể đứng lên kể lại mọi chuyện.
  • 5:45 - 5:49
    Công việc của chúng tôi ở
    Trung tâm Giao tiếp Bổ trợ và Thay thế
  • 5:49 - 5:50
    tại Đại học Pretoria,
  • 5:50 - 5:53
    và hiện là một dự án
    nghiên cứu quan trọng
  • 5:53 - 5:56
    đang tiến hành giống y như vậy.
  • 5:56 - 5:59
    Hiện đó là những gì chúng tôi
    đã khám phá, và đây là một ví dụ.
  • 5:59 - 6:03
    Chúng tôi tự hào về công việc này
    và đã khám phá ra vốn từ cần thiết
  • 6:03 - 6:06
    để báo với người thân về vụ án.
  • 6:06 - 6:09
    Những gì chúng tôi cũng đang làm là
    tìm ra vốn từ vựng cần thiết
  • 6:09 - 6:12
    để khai báo với cảnh sát,
    vì chúng ta biết rằng,
  • 6:12 - 6:16
    lời khai là một chứng cứ quan trọng
    khi chúng ta ra tòa.
  • 6:16 - 6:19
    Chúng tôi cũng đang xem xét
    tìm ra vốn từ vựng cần thiết
  • 6:19 - 6:22
    trong suốt quá trình chuẩn bị
    cho phiên tòa với nhân viên xã hội.
  • 6:22 - 6:26
    Và những đóng góp của tôi
    là tìm ra vốn từ quan trọng,
  • 6:26 - 6:29
    cần cho việc làm chứng tại tòa.
  • 6:29 - 6:32
    Đây là một vài ví dụ:
    [Ai, ở đâu, cái gì, khi nào, như thế nào]
  • 6:32 - 6:35
    Năm tới, tôi sẽ bắt đầu
    chặng đường lấy bằng Tiến sĩ.
  • 6:35 - 6:38
    Điều tôi muốn là làm cho
    tất cả vốn từ này
  • 6:38 - 6:41
    được sẵn sàng đưa vào sử dụng
    dưới dạng bộ công cụ,
  • 6:41 - 6:45
    để nó được dùng như một lời hướng dẫn
    hay một mô hình thực hành nền tảng,
  • 6:45 - 6:47
    không phải cho những
    chuyên viên ở Toà án,
  • 6:47 - 6:50
    mà cho gia đình và những
    người bạn giao tiếp thân quen
  • 6:50 - 6:54
    đang hành động vì những người
    là nạn nhân trong các vụ án.
  • 6:54 - 6:57
    AAC dưới dạng hình ảnh
    có một khả năng tuyệt vời
  • 6:57 - 7:00
    trong việc mang tiếng nói
    của những con người ấy vươn xa hơn.
  • 7:00 - 7:03
    Hãy hình dung một thế giới mà
    những người không nói được
  • 7:03 - 7:07
    đều có vốn từ thích hợp và phương tiện
    thích hợp để có thể giao tiếp.
  • 7:07 - 7:10
    Nguy cơ họ trở thành
    nạn nhân trong các vụ án
  • 7:10 - 7:13
    hay một nạn nhân bị tấn công liên tục
    cũng sẽ giảm mạnh.
  • 7:13 - 7:17
    Hãy dừng lại một chút
    và nghĩ đến 200.000 người,
  • 7:17 - 7:22
    và đại đa số trong 190 triệu
    cư dân trên thế giới
  • 7:22 - 7:26
    không có khả năng nói,
    đặc biệt là những người bị mù chữ.
  • 7:26 - 7:29
    Nếu ta có thể mang đến cho họ
    vốn từ ngữ quan trọng này,
  • 7:29 - 7:31
    họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh
  • 7:31 - 7:32
    để được lắng nghe
  • 7:32 - 7:34
    và không bị tổn thương nữa.
  • 7:34 - 7:35
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 7:35 - 7:37
    (Vỗ tay)
Title:
Mang tiếng nói đến cho những người không có tiếng nói | Robyn White | TEDxCapeTown
Description:

Những người bị khuyết tật về giao tiếp thường là nạn nhân trong các vụ án vì họ thiếu đi công cụ trao đổi (chính là giọng nói của họ) để truyền tải những gì đã xảy ra tới người thân hoặc thẩm phán toà án hình sự. Bài diễn thuyết này nói về việc chấm dứt sự im lặng của những người không có khả năng nói, và tiếp thêm sức mạnh để họ được lắng nghe và không bị tổn thương nữa!

Robyn là một giảng viên ở Trung tâm về Giao tiếp Bổ trợ và Thay thế (CAAC) tại Đại học Pretoria. Cô vừa được chọn làm Hội viên của Chương trình Lãnh đạo nghiên cứu trẻ Tuks nhiệm kì 2016-2017 tại Đại học Pretoria. Robyn đang tất bật với việc lấy bằng Tiến sĩ, chủ yếu tập trung vào các quy trình điều tra mà những công dân bị khuyết tật phải đối mặt trong hệ thống điều tra Hình sự tại Nam Phi. Đam mê của cô khởi đầu ở độ tuổi 16, từ việc làm tình nguyện tại một điểm trường đặc biệt.

Bài diễn thuyết được diễn ra tại sự kiện TEDx, dựa trên khuôn khổ hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng trong khu vực. Chi tiết tại http://ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
07:44

Vietnamese subtitles

Revisions