Return to Video

The history of the barometer (and how it works) - Asaf Bar-Yosef

  • 0:07 - 0:11
    Aristotle có câu nói nổi tiếng rằng,
    "Thiên nhiên luôn sợ hãi trước chân không"
  • 0:11 - 0:16
    ông tuyên bố rằng chân không,
    một không gian trống rỗng của vật chất, không thể tồn tại
  • 0:16 - 0:19
    bởi vì các vật chất xung quanh
    ngay lập tức sẽ lấp đầy nó.
  • 0:19 - 0:22
    May mắn thay, những gì ông ấy khẳng định là sai .
  • 0:22 - 0:25
    Chân không là một phần quan trọng của áp kế,
  • 0:25 - 0:27
    đây là thiết bị dùng để đó áp suất khí quyển.
  • 0:27 - 0:30
    Bởi vì áp suất khí quyển tương quan với nhiệt độ
  • 0:30 - 0:32
    và thay đổi nhanh chóng nên là nguyên nhân chính hình thành nên
  • 0:32 - 0:36
    các cơn bão, lốc xoáy và những hiện tượng tự nhiên gây thiên tai khác,
  • 0:36 - 0:38
    Áp kế là một trong những dụng cụ vô cùng thiết yếu
  • 0:38 - 0:42
    cho việc dự báo thời tiết cũng như các mục đích khoa học khác.
  • 0:42 - 0:45
    Ai đã phát minh ra áp kế và nó hoạt động như thế nào?
  • 0:45 - 0:46
    Phải mất khá lâu để phát minh ra nó đấy.
  • 0:46 - 0:50
    Vì lý thuyết của Aristotle và những triết gia khác về việc chân không
  • 0:50 - 0:55
    không thể tồn tại thoạt nhìn có vẻ là đúng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta,
  • 0:55 - 0:59
    gần 2000 trời không một câu hỏi nghi ngờ nào được đặt ra,
  • 0:59 - 1:02
    cho đến khi vấn đề nảy sinh.
  • 1:02 - 1:06
    Vào đầu thế kỉ 17, nhiều thợ mỏ ở Ý phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng
  • 1:06 - 1:08
    khi họ thấy rằng các máy bơm của họ không thể bơm nước
  • 1:08 - 1:11
    lên độ cao hơn 10,3 mét.
  • 1:11 - 1:15
    Một vài nhà khoa học thời bấy giờ, có cả Galileo Galilei,
  • 1:15 - 1:20
    đề xuất rằng nên hút không khí ra khỏi ống để có thể
    đẩy cho nước dâng lên và thay thế khoảng trống trong ống.
  • 1:20 - 1:26
    Nhưng mà lực của nó bị hạn chế và không thể bơm nước lên độ cao quá 10,3 mét.
  • 1:26 - 1:29
    Tuy nhiên, ý tưởng về việc có sự tồn tại của chân không
  • 1:29 - 1:31
    vẫn còn là một vấn đề mang tính tranh cãi.
  • 1:31 - 1:34
    Gây hứng thú bởi lý thuyết không chính thống của Galileo,
  • 1:34 - 1:38
    Gasparo Berti đã làm một thí nghiệm đơn giản nhưng vô cùng thông minh
  • 1:38 - 1:40
    để chứng minh rằng môi trường chân không là có thật.
  • 1:40 - 1:42
    Một ống nước dài được chứa đầy nước
  • 1:42 - 1:46
    và được đặt vào một trong bể nước cạn với hai đầu bị kín.
  • 1:46 - 1:49
    Phần đầu dưới của ống sau đó được tháo ra
  • 1:49 - 1:51
    để nước trong ống tràn vào bể nước
  • 1:51 - 1:56
    cho đến khi mực nước trong ống dừng lại ở mức 10,3 mét.
  • 1:56 - 2:00
    Với phần rỗng ở phía đầu ống và chưa có không khí lọt vào ống,
  • 2:00 - 2:04
    Berti đã thành công trong việc trực tiếp tạo ra một môi trường chân không ổn định.
  • 2:04 - 2:08
    Nhưng dù khả năng
    tồn tại của chân không đã được chứng minh,
  • 2:08 - 2:11
    không phải ai cũng hài lòng
    với ý tưởng của Galileo
  • 2:11 - 2:14
    rằng khoảng trống rỗng này
    đã tạo ra
  • 2:14 - 2:17
    một lực hữu hạn bí ẩn trên mặt nước.
  • 2:17 - 2:21
    Evangelista Torricelli ,
    Học trò của Galileo và một người bạn nữa,
  • 2:21 - 2:24
    quyết định xem lại vấn đề
    này từ một góc độ khác.
  • 2:24 - 2:27
    Thay vì tập trung vào phần rỗng
    bên trong ống nước,
  • 2:27 - 2:30
    Ông tự hỏi,
    "Điều gì khác có thể tác động đến nước đây? "
  • 2:30 - 2:34
    Bởi vì thứ duy nhất tiếp xúc
    với nước là không khí xung quanh hồ bơi,
  • 2:34 - 2:38
    ông tin rằng áp lực không khí có thể là nguyên nhân duy nhất ngăn cản
  • 2:38 - 2:41
    khiến cho mực nước trong ống xuống thấp hơn.
  • 2:41 - 2:45
    Ông ấy cũng nhận ra rằng thí nghiệm
    này không chỉ là một cách để tạo ra chân không,
  • 2:45 - 2:47
    nhưng nó còn hoạt động như một sự cân bằng
  • 2:47 - 2:51
    giữa áp suất khí quyển
    trên mặt nước ở bên ngoài ống
  • 2:51 - 2:54
    và áp suất từ cột nước bên trong ống
  • 2:54 - 2:59
    Mực nước trong ống giảm
    cho đến khi hai áp suất được cân bằng,
  • 2:59 - 3:02
    mà điều này chỉ xảy ra được
    khi mực nước là 10,3 mét .
  • 3:02 - 3:05
    Ý tưởng này đã không được chấp thuận dễ dàng,
  • 3:05 - 3:08
    vì Galileo và những nhà khoa học khác
    đã luôn nghĩ rằng
  • 3:08 - 3:12
    không khí trong khí quyển không có trọng lượng
    và không tạo ra bất cứ áp lực nào.
  • 3:12 - 3:15
    Torricelli quyết định
    lặp lại thí nghiệm của Berti
  • 3:15 - 3:17
    dùng thủy ngân thay vì nước.
  • 3:17 - 3:20
    Vì thủy ngân đặc hơn nước,
    nó rơi xa hơn so với nước
  • 3:20 - 3:24
    và cột thủy ngân này chỉ dài khoảng 76 cm.
  • 3:24 - 3:28
    Điều này không chỉ cho phép Torricelli làm thí nghiệm với dụng cụ nhỏ gọn hơn,
  • 3:28 - 3:32
    nó củng cố ý tưởng của ông ấy rằng trọng lượng
    là yếu tố quyết định.
  • 3:32 - 3:38
    Một biến thể của thí nghiệm được sử dụng hai ống, trong đó
    một ống có bong bóng lớn ở đầu ống.
  • 3:38 - 3:42
    Nếu giải thích của Galileo là chính xác ,
    môi trường chân không lớn hơn ở trong ống thứ hai
  • 3:42 - 3:46
    nên đã gây lực hút lớn hơn
    và đẩy thủy ngân lên cao hơn.
  • 3:46 - 3:49
    Nhưng mực thủy ngân trong hai ống là như nhau.
  • 3:49 - 3:53
    Và cuối cùng, lý thuyết của Torricelli được ủng hộ thông qua Blaise Pascal
  • 3:53 - 3:56
    người đã từng đưa một ống thủy ngân như vậy lên núi
  • 3:56 - 3:58
    và chứng minh rằng mực thủy ngân đã giảm
  • 3:58 - 4:02
    giống như áp suất khí quyển giảm dần khi lên cao.
  • 4:02 - 4:05
    Thủy ngân kế dựa trên
    mô hình ban đầu của Torricelli
  • 4:05 - 4:10
    là một trong những cách phổ biến nhất
    để đo áp suất khí quyển cho đến tận năm 2007
  • 4:10 - 4:14
    khi việc sử dụng thủy ngân bị cấm do độc tính của nó
  • 4:14 - 4:17
    dẫn đến thủy ngân không còn
    được sản xuất tại Châu Âu.
  • 4:17 - 4:19
    Mặc dù vậy, phát minh của Torricelli
  • 4:19 - 4:22
    là phát minh đi ngược lại những điều mà từ lâu mọi nhà khoa học mặc nhiên cho là đúng
  • 4:22 - 4:26
    về chân không và trọng lực của không khí.
  • 4:26 - 4:29
    Đây là ví dụ điển hình của việc suy nghĩ một cách sáng tạo
  • 4:29 - 4:31
    có thể mang lại sự khác biệt vô cùng lớn.
Title:
The history of the barometer (and how it works) - Asaf Bar-Yosef
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:46

Vietnamese subtitles

Revisions