Return to Video

Nhận biết một "thế giới suy tàn"

  • 0:07 - 0:10
    Bạn đã bao giờ thử hình dung ra
    một thế giới lí tưởng chưa?
  • 0:10 - 0:13
    Một nơi không có chiến tranh, nghèo đói
    hay tội phạm?
  • 0:13 - 0:15
    Nếu có, không chỉ có mình bạn thôi đâu.
  • 0:15 - 0:19
    Plato đã hình dung ra một nền cộng hòa
    tiên tiến cai trị bởi các vị vua triết gia
  • 0:19 - 0:22
    Nhiều tôn giáo hứa hẹn diễm phúc
    ở thế giới bên kia
  • 0:22 - 0:23
    và trong suốt lịch sử,
  • 0:23 - 0:27
    nhiều nhóm người đã thử xây dựng
    thiên đường trên mặt đất
  • 0:27 - 0:33
    Cuốn "Utopia" của Thomas More (1516)
    đã tạo nên tên gọi cho lý tưởng này
  • 0:33 - 0:35
    theo tiếng Hy Lạp, nó có nghĩa là
    "không nơi nào"
  • 0:35 - 0:38
    Mặc dù cái tên đã cho thấy
    sự không tưởng của nó
  • 0:38 - 0:40
    nhưng những tiến bộ về khoa học
    và chính trị
  • 0:40 - 0:44
    vẫn khơi lên hi vọng những mộng tưởng
    này sẽ thành hiện thực.
  • 0:44 - 0:48
    Nhưng hết lần này đến lần khác
    chúng đều biến thành những cơn ác mộng
  • 0:48 - 0:51
    về chiến tranh, nạn đói và áp bức.
  • 0:51 - 0:54
    Khi những nhà văn bắt đầu nghi ngờ về
    một thế giới không tưởng,
  • 0:54 - 0:59
    thể loại dystopia - một thế giới suy tàn
    được sinh ra
  • 0:59 - 1:03
    Trong số những tác phẩm dystopia đầu tiên
    có "Gulliver's Travels" của Jonathan Swift
  • 1:03 - 1:07
    Trong suốt hành trình, Gulliver đã đến
    những xã hội hư cấu,
  • 1:07 - 1:12
    một số nơi tưởng chừng như rất tốt đẹp
    nhưng hóa ra lại thiếu sót trầm trọng
  • 1:12 - 1:14
    Trên hòn đảo bay Laputa
  • 1:14 - 1:18
    các nhà khoa học và nhà hoạch định xã hội
    theo đuổi kế hoạch ngông cuồng và vô dụng
  • 1:18 - 1:22
    trong khi đó bỏ bê những nhu cầu
    thiết thực của người dân
  • 1:22 - 1:25
    Và cả người Houyhnhnm
    sống cực kì lí trí,
  • 1:25 - 1:30
    họ không cho phép bất kì sai sót nào
    của con người.
  • 1:30 - 1:33
    Với cuốn tiểu thuyết này,
    Swift đã tạo tiền đề cho dystopia
  • 1:33 - 1:37
    sáng tạo ra một thế giới nơi những
    xu hướng nhất định của xã hội đương thời
  • 1:37 - 1:39
    được đẩy đến cực điểm
  • 1:39 - 1:42
    phơi bày những thiếu sót ẩn giấu.
  • 1:42 - 1:47
    Và những thế kỉ tiếp theo mang đến
    nhiều chất liệu phong phú
  • 1:47 - 1:50
    Nền công nghiệp tiên tiến hứa hẹn
    giải phóng người lao động
  • 1:50 - 1:55
    nhưng lại cầm tù họ trong những nhà máy,
    khu ổ chuột.
  • 1:55 - 1:58
    trong khi những ông trùm tư bản trở nên
    giàu có hơn cả những vị vua.
  • 1:58 - 2:03
    Vào cuối thế kỉ 17, nhiều người lo sợ điều
    sẽ xảy ra nếu tình trạng này cứ tiếp tục.
  • 2:03 - 2:06
    Cuốn Cỗ Máy Thời Gian của H.G Wells vẽ ra
    viễn cảnh giới thượng lưu và công nhân
  • 2:06 - 2:09
    tiến hóa thành những loài khác nhau,
  • 2:09 - 2:14
    trong khi The Iron Heel của Jack London
    mô tả cảnh bọn chính trị đầu sỏ chuyên chế
  • 2:14 - 2:17
    nắm quyền cai trị số đông nghèo khổ.
  • 2:17 - 2:23
    Thế kỉ mới mang đến nhiều thay đổi thú vị
    và cũng đáng sợ
  • 2:23 - 2:27
    Những tiến bộ y học có thể vượt qua
    những giới hạn sinh học,
  • 2:27 - 2:29
    phương tiện truyền thông cho phép
    trao đổi liên tục
  • 2:29 - 2:32
    giữa lãnh đạo và dân chúng.
  • 2:32 - 2:36
    Trong Brave New World của Aldous Huxley,
    người dân bị biến đổi gen
  • 2:36 - 2:39
    và việc thực hiện
    vai trò xã hội của họ bị điều khiển.
  • 2:39 - 2:43
    Trong khi đó chính sách tuyên truyền và
    thuốc phiện khiến mọi người hạnh phúc
  • 2:43 - 2:46
    rõ ràng là nó thiếu đi một số
    yếu tố nhân đạo quan trọng.
  • 2:46 - 2:52
    Nhưng những thế giới dystopia
    không hề hư cấu.
  • 2:52 - 2:55
    Khi Châu Âu trải qua cuộc chiến tranh
    công nghiệp chưa từng thấy,
  • 2:55 - 2:58
    những phong trào chính trị mới nổi lên.
  • 2:58 - 3:01
    Một số hứa sẽ xóa bỏ hết cách biệt
    trong xã hội,
  • 3:01 - 3:04
    vài người khác thì cố đoàn kết mọi người
    bằng những di sản huyễn hoặc.
  • 3:04 - 3:08
    Kết quả là những xã hội dystopia
    ngoài đời thật
  • 3:08 - 3:12
    nơi đời sống bị giám sát bởi con mắt
    canh chừng của Nhà nước
  • 3:12 - 3:17
    và cái chết tàn khốc đến với bất kì ai
    không cùng lí tưởng,
  • 3:17 - 3:20
    Nhiều nhà văn không chỉ quan sát
  • 3:20 - 3:22
    mà còn trải nghiệm những điều
    kinh khủng này.
  • 3:22 - 3:27
    Trong cuốn tiểu thuyết We, nhà văn Xô Viết
    Yevgeny Zamyatin miêu tả một tương lai
  • 3:27 - 3:31
    nơi mà tự do ý chí và chủ nghĩa cá nhân
    bị loại bỏ.
  • 3:31 - 3:35
    Cuốn sách bị cấm ở Sô Viết, nó đã truyền
    cảm hứng cho các tác giả như George Orwell
  • 3:35 - 3:39
    - người đi đầu trong cuộc chiến
    chống lại chủ nghĩa phát xít và cộng sản.
  • 3:39 - 3:43
    Trong khi cuốn Animal Farm của ông
    thẳng thừng chế nhạo chính quyền Sô Viết,
  • 3:43 - 3:50
    tác phẩm kinh điển 1984 chỉ trích chế độ
    độc tài, truyền thông và ngôn ngữ.
  • 3:50 - 3:54
    Ở Mỹ, cuốn "It Can't Happen Here"
    Sinclair Lewis's
  • 3:54 - 3:59
    cho thấy khoảng cách từ dân chủ đến
    phát xít gần như thế nào.
  • 3:59 - 4:01
    Những thập kỉ sau thế chiến thứ hai,
  • 4:01 - 4:03
    các nhà văn luôn tự hỏi rằng
    những công nghệ mới
  • 4:03 - 4:07
    như năng lượng hạt nhân, trí tuệ nhân tạo,
    và du hành vũ trụ
  • 4:07 - 4:09
    có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai
    của loài người.
  • 4:09 - 4:12
    Ngược lại với những hình dung chung về
    một hành trình hào nhoáng,
  • 4:12 - 4:18
    khoa học viễn tưởng về dystopia mở rộng
    ra cả phim ảnh, truyện tranh và trò chơi.
  • 4:18 - 4:21
    Robot chống lại người chế tạo ra chúng
  • 4:21 - 4:25
    trong khi TV phát sóng những
    chương trình giải trí vô hồn.
  • 4:25 - 4:30
    Công nhân bị bóc lột ở các thuộc địa ngoài
    vũ trụ vì Trái đất đã cạn kiệt tài nguyên
  • 4:30 - 4:34
    dân số quá tải, những thành phố thì
    ngập tràn tội phạm.
  • 4:34 - 4:37
    Nhưng chính trị thì không hề xa lạ.
  • 4:37 - 4:42
    "Dr. Strangelove" và "Watchmen" khám phá
    mối nguy thật sự của chiến tranh hạt nhân
  • 4:42 - 4:45
    "V for Vendetta" và "The Handmaid's Tale"
  • 4:45 - 4:49
    cảnh báo rằng quyền của chúng ta có thể
    biến mất dễ dàng trong cơn khủng hoảng.
  • 4:49 - 4:53
    Ngày nay những tác phẩm hư cấu về dystopia
    vẫn tiếp tục phản ánh mối lo hiện đại
  • 4:53 - 4:55
    về sự mất công bằng,
  • 4:55 - 4:56
    biến đổi khí hậu,
  • 4:56 - 4:57
    quyền lực của chính phủ,
  • 4:57 - 4:59
    và những dịch bệnh toàn cầu.
  • 4:59 - 5:02
    Tại sao phải bận tâm đến những điều
    bi quan này?
  • 5:02 - 5:05
    Vì từ cốt lõi của nó,
    dystopia chính lời cảnh báo,
  • 5:05 - 5:09
    không ám chỉ về một chính quyền cụ thể
    hay một sản phẩm công nghệ nào đó,
  • 5:09 - 5:14
    mà là ý tưởng cho rằng nhân loại có thể
    được nhào nặn thành một hình mẫu lí tưởng.
  • 5:14 - 5:18
    Trở lại với thế giới hoàn hảo mà
    bạn đã tưởng tượng đến.
  • 5:18 - 5:21
    Bạn có nghĩ đến việc cần những gì
    để đạt được nó?
  • 5:21 - 5:24
    Làm sao khiến mọi người hợp tác với nhau?
  • 5:24 - 5:28
    Làm sao đảm bảo chúng có thể tồn tại?
  • 5:28 - 5:32
    Hãy nhìn lại lần nữa,
    thế giới đó có còn hoàn hảo không?
Title:
Nhận biết một "thế giới suy tàn"
Description:

Thể loại dystopia - thế giới suy tàn thu hút trí tưởng tưởng của các nhà văn và độc giả qua nhiều thế kỉ. Nhưng tại sao chúng ta lại bận tâm về thứ bi quan như vậy? Alex Gendler giải thích tại sao dystopia lại là lời cảnh báo - không phải về một chính quyền cụ thể hay sản phẩm công nghệ nào, mà là ý tưởng cho rằng nhân loại có thể được nhào nặn thành một hình mẫu lí tưởng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:56

Vietnamese subtitles

Revisions