Return to Video

James Hansen: Tại sao tôi phải lên tiếng về biến đổi khí hậu

  • 0:00 - 0:02
    Điều gì
  • 0:02 - 0:04
    đã khiến tôi,
  • 0:04 - 0:06
    một nhà khoa học ít nói của vùng Midwestern,
  • 0:06 - 0:09
    biểu tình trước Nhà Trắng
  • 0:09 - 0:12
    để rồi bị bắt?
  • 0:12 - 0:14
    Và bạn sẽ làm gì
  • 0:14 - 0:16
    nếu bạn biết những sự thật tôi biết?
  • 0:16 - 0:20
    Hãy bắt đầu với câu chuyện tôi bắt đầu hành trình này như thế nào.
  • 0:20 - 0:22
    Tôi đã may mắn được lớn lên
  • 0:22 - 0:25
    tại một thời điểm không quá khó khăn
  • 0:25 - 0:27
    cho một đứa trẻ là con của nông dân
  • 0:27 - 0:29
    đi học tại trường đại học liên bang
  • 0:29 - 0:32
    Và tôi rất may mắn
  • 0:32 - 0:34
    đã được học tại University of Iowa
  • 0:34 - 0:37
    nơi tôi đã học tập dưới sự hướng dẫn của Giáo sư James Van Allen
  • 0:37 - 0:39
    người đã xây dựng hệ thống
  • 0:39 - 0:41
    cho vệ tinh đầu tiên của Mỹ.
  • 0:41 - 0:44
    Giáo sư Van Allen kể cho tôi
  • 0:44 - 0:47
    về sự quan sát sao Kim,
  • 0:47 - 0:49
    và sự tồn tại của bức sóng ngắn
  • 0:49 - 0:52
    Điều đó có nghĩa là sao Kim có quyển ion?
  • 0:52 - 0:54
    Hay sao Kim rất nóng?
  • 0:54 - 0:56
    Câu trả lời
  • 0:56 - 1:01
    được minh chứng bởi tàu không gian Venera của Xô Viết
  • 1:01 - 1:04
    rằng sao Kim thực sự rất nóng --
  • 1:04 - 1:06
    900 độ Fahrenheit
  • 1:06 - 1:08
    Và nó được giữ nóng
  • 1:08 - 1:11
    bởi một luồng khí chứa nhiều CO2.
  • 1:11 - 1:13
    Tôi đã may mắn được tham gia vào NASA
  • 1:13 - 1:15
    và thành công đề xuất
  • 1:15 - 1:17
    một thí nghiệm về việc bay lên sao Kim
  • 1:17 - 1:20
    Thiết bị của chúng tôi đã chụp lại hình ảnh
  • 1:20 - 1:22
    về bề mặt sao Kim
  • 1:22 - 1:24
    hóa ra chính là
  • 1:24 - 1:27
    khói của khí acid sulfuric
  • 1:27 - 1:30
    Nhưng khi thiết bị đang được xây dựng,
  • 1:30 - 1:32
    Tôi tham gia vào việc tính toán
  • 1:32 - 1:34
    ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính
  • 1:34 - 1:36
    đối với trái đất,
  • 1:36 - 1:38
    bởi chúng tôi nhận ra rằng
  • 1:38 - 1:41
    sự cấu thành không khí đang thay đổi.
  • 1:41 - 1:43
    Cuối cùng, tôi từ chức
  • 1:43 - 1:45
    vị trí trưởng nhóm nghiên cứu
  • 1:45 - 1:47
    trong thí nghiệm sao Kim
  • 1:47 - 1:50
    bởi việc trái đất đang thay đổi trước mắt chúng ta
  • 1:50 - 1:52
    thú vị và quan trọng hơn.
  • 1:52 - 1:55
    Sự thay đổi của trái đất sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của loài người.
  • 1:55 - 1:57
    Hiệu ứng nhà kính đã được biết đến
  • 1:57 - 1:59
    hơn 1 thế kỷ.
  • 1:59 - 2:01
    Nhà vật lý học người Anh John Tyndall,
  • 2:01 - 2:03
    trong những năm 1850s,
  • 2:03 - 2:05
    tiến hành tính toán thí nghiệm
  • 2:05 - 2:07
    về bức xạ hồng ngoại,
  • 2:07 - 2:09
    hay cũng chính là sức nóng.
  • 2:09 - 2:12
    Và ông ấy chỉ ra rằng những khí như CO2 hấp thụ sức nóng,
  • 2:12 - 2:15
    và phản ứng như một cái chăn
  • 2:15 - 2:17
    làm bề mặt trái đất ấm lên.
  • 2:17 - 2:19
    Tôi đã làm việc với những nhà khoa học khác
  • 2:19 - 2:23
    để phân tích những quan sát về khí hậu trên trái đất.
  • 2:23 - 2:25
    Năm 1981,
  • 2:25 - 2:28
    chúng tôi đăng 1 bài báo trên tạp chí Science
  • 2:28 - 2:30
    kết luận rằng quan sát cho thấy
  • 2:30 - 2:32
    sự ấm lên 0.4 độ Celsius
  • 2:32 - 2:34
    trong thế kỷ trước
  • 2:34 - 2:36
    nhất quán với hiệu ứng nhà kính
  • 2:36 - 2:38
    về việc tăng lượng khí CO2.
  • 2:38 - 2:41
    Trái đất ấm lên trong thập niên 80,
  • 2:41 - 2:43
    và sự ấm lên sẽ vượt quá
  • 2:43 - 2:45
    mức độ ồn của thời tiết
  • 2:45 - 2:47
    vào cuối thế kỷ.
  • 2:47 - 2:50
    Chúng tôi cũng cho rằng thế kỷ 21
  • 2:50 - 2:52
    sẽ chứng kiến sự dịch chuyển của các tầng khí hậu,
  • 2:52 - 2:54
    sự hình thành các khu vực bị hạn hán
  • 2:54 - 2:56
    ở Bắc Mỹ và châu Á,
  • 2:56 - 2:59
    băng tan, mực nước biển dâng
  • 2:59 - 3:02
    và sự khởi đầu của Hành trình Tây Bắc.
  • 3:02 - 3:04
    Tất cả những tác động này
  • 3:04 - 3:06
    đã
  • 3:06 - 3:08
    hoặc đang diễn ra.
  • 3:08 - 3:12
    Bài báo đó đã được đăng trên trang nhất tạp chí New York Times
  • 3:12 - 3:14
    và cho phép tôi chứng minh cho Quốc hội
  • 3:14 - 3:16
    vào thập niên 80,
  • 3:16 - 3:19
    bằng chứng mà tôi nhấn mạnh
  • 3:19 - 3:22
    rằng hiện tượng trái đất nóng lên gia tăng mạnh mẽ
  • 3:22 - 3:25
    trong chu trình hình thành nước trên Trái Đất.
  • 3:25 - 3:27
    Một mặt, sóng nhiệt và hạn hán
  • 3:27 - 3:29
    sinh ra trực tiếp từ sự nóng lên,
  • 3:29 - 3:31
    ngoài ra, còn bởi luồng khí ấm lên
  • 3:31 - 3:33
    tạo ra nhiều hơi nước hơn
  • 3:33 - 3:35
    với nguồn năng lượng tiềm ẩn,
  • 3:35 - 3:37
    mưa rào sẽ diễn ra
  • 3:37 - 3:39
    với tần suất lớn hơn.
  • 3:39 - 3:42
    Sẽ có nhiều trận bão và lụt lội quy mô lớn hơn.
  • 3:42 - 3:45
    Sự bàn tán xôn xao về trái đất nóng lên
  • 3:45 - 3:47
    mất nhiều thời gian
  • 3:47 - 3:49
    và làm tôi bị phân tâm với việc làm khoa học --
  • 3:49 - 3:51
    phần vì tôi phàn nàn rằng
  • 3:51 - 3:54
    Nhà Trắng đã thay đổi bằng chứng của tôi.
  • 3:54 - 3:56
    Vậy nên tôi quyết định trở lại
  • 3:56 - 3:58
    với việc làm nghiên cứu khoa học
  • 3:58 - 4:02
    và nhường lại công tác truyền thông cho người khác.
  • 4:02 - 4:05
    15 năm sau,
  • 4:05 - 4:08
    bằng chứng về trái đất nóng lên trở nên rõ ràng hơn nhiều.
  • 4:08 - 4:11
    Phần lớn những điều được đưa ra trong bài báo năm 1981
  • 4:11 - 4:13
    trở thành sự thật.
  • 4:13 - 4:16
    Tôi có vinh dự được nói chuyện 2 lần
  • 4:16 - 4:18
    với nhóm quản lý về khí hậu của tổng thống.
  • 4:18 - 4:21
    Nhưng các chính sách về năng lượng tiếp tục
  • 4:21 - 4:24
    tập trung vào việc tìm kiếm thêm nhiên liệu hóa thạch.
  • 4:24 - 4:27
    Khi đó, tôi có 2 đứa cháu,
  • 4:27 - 4:29
    Sophie và Connor,
  • 4:29 - 4:31
    tôi nhận ra
  • 4:31 - 4:33
    rằng mình không muốn trong tương lai
  • 4:33 - 4:35
    chúng sẽ nói: "Ông của chúng ta hiểu về những điều xảy ra,
  • 4:35 - 4:37
    nhưng không làm mọi chuyển trở nên rõ ràng".
  • 4:37 - 4:40
    Vì thế, tôi quyết định sẽ nói trước công chúng
  • 4:40 - 4:43
    để chỉ trích việc thiếu chính sách hợp lý về năng lượng
  • 4:43 - 4:46
    Tôi đã phát biểu tại University of Iowa vào năm 2004
  • 4:46 - 4:49
    và vào năm 2005 tại buổi gặp gỡ
  • 4:49 - 4:52
    của Hiệp hội địa vật lý Mỹ.
  • 4:52 - 4:54
    Việc này dẫn đến những cuộc gọi
  • 4:54 - 4:56
    từ Nhà Trắng tới trụ sở NASA
  • 4:56 - 4:59
    và tôi được thông báo rằng mình không thể tiếp tục đưa ra những bài phát biểu
  • 4:59 - 5:02
    nếu không có sự thông qua
  • 5:02 - 5:05
    của trụ sở chính NASA.
  • 5:05 - 5:07
    Sau khi tôi thông báo cho New York Times
  • 5:07 - 5:09
    về sự kiểm soát này,
  • 5:09 - 5:12
    NASA bị buộc phải chấm dứt công tác kiểm duyệt này.
  • 5:12 - 5:14
    Nhưng sau đó đã có vài hậu quả.
  • 5:14 - 5:16
    Tôi đã sử dụng dòng đầu tiên
  • 5:16 - 5:18
    trong bản cam kết sứ mệnh của NASA,
  • 5:18 - 5:21
    "Thấu hiểu và bảo vệ trái đất,"
  • 5:21 - 5:23
    để biện minh cho những bài thuyết trình của mình.
  • 5:23 - 5:25
    Ngay sau đó, dòng đầu tiên đó
  • 5:25 - 5:29
    đã được xóa đi, không bao giờ xuất hiện trở lại.
  • 5:29 - 5:31
    Trong vòng vài năm sau đó
  • 5:31 - 5:33
    tôi ngày càng hứng thú với việc
  • 5:33 - 5:36
    cố gắng đẩy mạnh sự cấp thiết
  • 5:36 - 5:39
    trong việc thay đổi các chính sách về năng lượng,
  • 5:39 - 5:42
    trong khi tôi vẫn làm nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu.
  • 5:42 - 5:45
    Tôi sẽ mô tả cho các bạn thấy kết luận quan trọng nhất từ các nghiên cứu này --
  • 5:45 - 5:48
    đầu tiên là sự cân bằng năng lượng trên trái đất
  • 5:48 - 5:52
    và sau đó là lịch sử về khí hậu trái đất.
  • 5:52 - 5:54
    Việc lượng CO2 tăng trong không khí
  • 5:54 - 5:57
    giống như việc ném một chiếc chăn khác lên giường.
  • 5:57 - 6:00
    Nó làm giảm bức xạ sức nóng của trái đất ra không gian,
  • 6:00 - 6:03
    vì thế dẫn đến sự mất cân bằng năng lượng tạm thời.
  • 6:03 - 6:05
    Nhiều năng lượng xâm nhập
  • 6:05 - 6:07
    rồi thoát ra,
  • 6:07 - 6:09
    cho đến khi Trái đất ấm lên đủ để
  • 6:09 - 6:11
    bức xạ lại ra không gian
  • 6:11 - 6:13
    nhiều năng lượng như trái đất nhận từ mặt trời.
  • 6:13 - 6:15
    Vì thế số lượng
  • 6:15 - 6:18
    đồng nghĩa với sự mất cân bằng năng lượng Trái đất.
  • 6:18 - 6:20
    Liệu có khi nào năng lượng nhận được
  • 6:20 - 6:22
    nhiều hơi năng lượng mất đi?
  • 6:22 - 6:25
    Nếu có, các đường dẫn ống sẽ ấm lên.
  • 6:25 - 6:29
    Điều đó sẽ xảy ra mà không làm tăng lượng khí nhà kính.
  • 6:29 - 6:31
    Cuối cùng giờ đây, chúng ta có thể
  • 6:31 - 6:35
    đo lượng một cách chính xác sự mất cân bằng năng lượng trên trái đất
  • 6:35 - 6:37
    bằng cách tính toán lượng nhiệt
  • 6:37 - 6:40
    từ các nguồn cung cấp nhiệt cho trái đất.
  • 6:40 - 6:43
    Đại dương, nguồn cung cấp lớn nhất, lại được tính toán thiếu chính xác nhất,
  • 6:43 - 6:46
    hơn 3000 phao Argo
  • 6:46 - 6:49
    được phân tán trên khắp các đại dương.
  • 6:49 - 6:51
    Những chiếc phao này cho thấy
  • 6:51 - 6:53
    nửa trên của đại dương
  • 6:53 - 6:56
    đang nóng ở mức độ cho phép.
  • 6:56 - 6:59
    Sâu trong đại dương cũng chịu sức nóng ở mức độ thấp hơn,
  • 6:59 - 7:01
    và năng lượng truyền tới
  • 7:01 - 7:04
    các tảng băng tan khắp hành tình.
  • 7:04 - 7:07
    Và phần lục địa, sâu tới hàng chục mét,
  • 7:07 - 7:09
    cũng đang nóng lên.
  • 7:09 - 7:12
    Tổng năng lượng mất cân bằng hiện nay
  • 7:12 - 7:16
    là khoảng 6/10 một watt trên mỗi mét vuông.
  • 7:16 - 7:18
    Điều này nghe có vẻ ít ỏi,
  • 7:18 - 7:21
    nhưng con số sẽ vô cùng lớn khi tính trên phạm toàn thế giới.
  • 7:21 - 7:24
    Nó gấp khoảng 20 lần
  • 7:24 - 7:27
    so với tổng năng lượng con người sử dụng.
  • 7:27 - 7:29
    Điều đó tương đương với việc
  • 7:29 - 7:35
    thả 400,000 quả bom nguyên tử Hiroshima mỗi ngày
  • 7:35 - 7:38
    365 ngày trong năm.
  • 7:38 - 7:40
    Đó là lượng năng lượng
  • 7:40 - 7:42
    đang gia tăng trên trái đất mỗi ngày.
  • 7:42 - 7:44
    Sự mất cân bằng này,
  • 7:44 - 7:47
    nếu chúng ta muốn làm ổn định khí hậu,
  • 7:47 - 7:49
    đồng nghĩa với việc chúng ta cần giảm CO2
  • 7:49 - 7:52
    từ 391 ppm (parts per million)
  • 7:52 - 7:55
    xuống 350 ppm.
  • 7:55 - 7:58
    Chúng ta cần sự thay đổi này để duy trì sự cân bằng năng lượng
  • 7:58 - 8:00
    và chống lại sự nóng lên.
  • 8:00 - 8:03
    Những người phủ nhận biến đổi khí hậu cho rằng
  • 8:03 - 8:06
    Mặt trời là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu.
  • 8:06 - 8:09
    Tuy nhiên, sự mất cân bằng năng lượng đo được đã diễn ra
  • 8:09 - 8:13
    trong thời điểm năng lượng mặt trời ít nhất trong lịch sử,
  • 8:13 - 8:17
    vì thế năng lượng Mặt trời đến Trái đất cũng ít nhất.
  • 8:17 - 8:20
    Tuy vậy, có nhiều năng lượng tới hơn là tỏa ra.
  • 8:20 - 8:23
    Điều này cho thấy ảnh hưởng của Mặt trời đối với khí hậu
  • 8:23 - 8:26
    gia tăng bởi lượng khí nhà kính tăng,
  • 8:26 - 8:29
    mà phần lớn đến từ nhiên liệu hóa thạch.
  • 8:29 - 8:32
    Bây giờ, hãy nhìn vào lịch sử về khí hậu trên trái đất.
  • 8:32 - 8:34
    Những đường cong biểu thị nhiệt độ toàn cầu,
  • 8:34 - 8:37
    khí CO2 và mực nước biển
  • 8:37 - 8:40
    bắt nguồn từ đáy đại dương và băng tại Nam Cực,
  • 8:40 - 8:42
    từ đáy đại dương và tuyết
  • 8:42 - 8:45
    tích tụ năm qua năm
  • 8:45 - 8:47
    hơn 800,000 năm
  • 8:47 - 8:49
    tạo thành lớp băng dày 2 miles.
  • 8:49 - 8:52
    Như các bạn thấy, có sự liên hệ chặt chẽ
  • 8:52 - 8:55
    giữa nhiệt độ, CO2 và mực nước biển.
  • 8:55 - 8:57
    Các nghiên cứu cho thấy
  • 8:57 - 8:59
    nhiệt độ thay đổi
  • 8:59 - 9:01
    dần dần dẫn đến lượng CO2 thay đổi
  • 9:01 - 9:04
    trong 1 vài thế kỷ.
  • 9:04 - 9:07
    Những nhà bác bỏ biến đổi khí hậu hay dùng sự thật này
  • 9:07 - 9:10
    để phản đối và lừa gạt công chúng
  • 9:10 - 9:13
    bằng cách nói rằng, "Nhìn đi, nhiệt độ khiến CO2 thay đổi,
  • 9:13 - 9:15
    chứ không phải ngược lại."
  • 9:15 - 9:17
    Nhưng quan điểm sai lầm đó
  • 9:17 - 9:20
    không có gì ngạc nhiên.
  • 9:20 - 9:23
    Những sự thay đổi nhỏ trên quỹ đạo Trái đất
  • 9:23 - 9:26
    xảy ra từ hàng chục đến hàng trăm năm
  • 9:26 - 9:28
    làm thay đổi sự phân bố
  • 9:28 - 9:30
    ánh sáng mặt trời lên Trái đất.
  • 9:30 - 9:32
    Khi có nhiều ánh sáng mặt trời
  • 9:32 - 9:35
    ở vĩ độ cao vào mùa hè, băng tan.
  • 9:35 - 9:37
    Những tảng băng tan co lại
  • 9:37 - 9:39
    làm trái đất trở nên tối hơn,
  • 9:39 - 9:41
    vì thế nó hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn
  • 9:41 - 9:43
    và trở nên ấm hơn.
  • 9:43 - 9:45
    Đại dương ấm hơn sẽ thải ra CO2,
  • 9:45 - 9:48
    giống như một cốc Coca-Cola ấm.
  • 9:48 - 9:51
    Và nhiều CO2 hơn sẽ gây ra hiện tượng ấm lên.
  • 9:51 - 9:54
    Vì thế CO2, khí metan, và băng
  • 9:54 - 9:56
    chính là những phản ứng
  • 9:56 - 9:59
    thổi phồng lên sự thay đổi nhiệt độ trái đất
  • 9:59 - 10:02
    làm cho sự tranh cãi về khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn,
  • 10:02 - 10:05
    mặc dù biến đổi khí hậu bắt đầu
  • 10:05 - 10:07
    từ những yếu tố nhỏ.
  • 10:07 - 10:09
    Vấn đề quan trọng là
  • 10:09 - 10:11
    những phản ứng phóng đại tương tự
  • 10:11 - 10:13
    sẽ diễn ra ngày nay.
  • 10:13 - 10:15
    Các bằng chứng khoa học không thay đổi.
  • 10:15 - 10:17
    Khi Trái đất ấm lên,
  • 10:17 - 10:20
    bởi lượng CO2 được thải vào bầu không khí,
  • 10:20 - 10:22
    băng sẽ tan,
  • 10:22 - 10:24
    CO2 và khí metan sẽ được thải ra
  • 10:24 - 10:27
    bởi đại dương đang ấm lên và các khu vực băng đang tan chảy.
  • 10:27 - 10:30
    Khi mà chúng ta không thể nói chính xác
  • 10:30 - 10:33
    những sự phản ứng lớn này sẽ diễn ra nhanh như thế này,
  • 10:33 - 10:36
    có điều chắc chắn rằng chúng sẽ xảy ra,
  • 10:36 - 10:38
    trừ khi chúng ta ngăn chặn quá trình ấm lên.
  • 10:38 - 10:40
    Có một dẫn chứng
  • 10:40 - 10:43
    cho thấy các phản ứng này đã bắt đầu.
  • 10:43 - 10:45
    Các đo lường tỉ mỉ
  • 10:45 - 10:47
    của vệ tinh GRACE
  • 10:47 - 10:50
    cho thấy cả Greenland và Nam Cực
  • 10:50 - 10:52
    đang mất đi
  • 10:52 - 10:55
    hàng trăm km vuông mỗi năm.
  • 10:55 - 10:57
    Và mức độ còn đang gia tăng
  • 10:57 - 10:59
    từ khi những sự tính toàn này bắt đầu
  • 10:59 - 11:01
    9 năm trước.
  • 11:01 - 11:03
    Khí metan cũng đang bắt đầu
  • 11:03 - 11:06
    thoát ra từ những tản băng.
  • 11:06 - 11:08
    Mực nước biển
  • 11:08 - 11:10
    sẽ dâng ra sao?
  • 11:10 - 11:13
    Lần đo cuối cùng, lượng CO2 đang ở mức 390 ppm,
  • 11:13 - 11:15
    ngày nay,
  • 11:15 - 11:17
    mực nước biển đã cao hơn
  • 11:17 - 11:20
    ít nhất 15 mét, 50 feet.
  • 11:20 - 11:22
    Nơi bạn đang ngồi bây giờ
  • 11:22 - 11:24
    sẽ chìm trong nước.
  • 11:24 - 11:27
    Hầu hết các tính toán cho rằng, trong thế kỷ này,
  • 11:27 - 11:29
    mực nước biển sẽ dâng lên ít nhất 1 mét.
  • 11:29 - 11:31
    Tôi nghĩ mức độ sẽ còn gia tăng
  • 11:31 - 11:33
    nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
  • 11:33 - 11:36
    có thể sẽ là 5 mét, tức 18 feet,
  • 11:36 - 11:39
    trong thế kỷ này hoặc không lâu sau đó.
  • 11:39 - 11:41
    Quan trọng là
  • 11:41 - 11:44
    chúng ta sẽ bắt đầu một quá trình
  • 11:44 - 11:47
    nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
  • 11:47 - 11:50
    Băng sẽ tiếp tục tan trong vài thế kỷ tới.
  • 11:50 - 11:52
    Sẽ không còn bờ biển ổn định.
  • 11:52 - 11:55
    Những hệ quả kinh tế gần như không thể tưởng tượng nổi.
  • 11:55 - 11:59
    Hàng trăm sự tàn phá như ở New Orleans
  • 11:59 - 12:01
    sẽ diễn ra khắp thế giới.
  • 12:01 - 12:03
    Điều có lẽ đáng bị chỉ trích hơn,
  • 12:03 - 12:05
    nếu việc phủ nhận mức độ nguy hiểm của khí hậu tiếp tục,
  • 12:05 - 12:07
    là sự hủy diệt các loài.
  • 12:07 - 12:09
    Các loài bướm
  • 12:09 - 12:14
    chiếm khoảng 20-50% trong tổng số các loài
  • 12:14 - 12:17
    Theo Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu dự đoán
  • 12:17 - 12:19
    chúng sẽ tuyệt chủng
  • 12:19 - 12:21
    vào cuối thế kỷ này
  • 12:21 - 12:25
    nếu chúng ta tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch như thường lệ.
  • 12:25 - 12:28
    Trái đất nóng lên đã ảnh hưởng tới con người.
  • 12:28 - 12:30
    Ở Texas, Oklahoma, Mexico
  • 12:30 - 12:33
    trong đợt nóng và hạn hán năm ngoái,
  • 12:33 - 12:35
    ở Moscow năm 2010
  • 12:35 - 12:37
    và châu Âu năm 2003,
  • 12:37 - 12:40
    là những sự kiện nổi bật,
  • 12:40 - 12:44
    khác biệt so với thông thường.
  • 12:44 - 12:46
    50 năm trước,
  • 12:46 - 12:48
    những sự bất bình thường như vậy
  • 12:48 - 12:50
    chỉ chiếm khoảng 2 đến 3 phần mười
  • 12:50 - 12:52
    trong 1% diện tích đất.
  • 12:52 - 12:54
    Trong vài năm gần đây,
  • 12:54 - 12:56
    bởi hiện tượng trái đất nóng lên,
  • 12:56 - 12:58
    những sự bất bình thường chiếm khoảng 10% --
  • 12:58 - 13:01
    tăng khoảng 25-50%.
  • 13:01 - 13:04
    Vì thế chúng ta có thể chắn chắn nói rằng
  • 13:04 - 13:06
    những đợt nóng gay gắt tại Texas và Moscow
  • 13:06 - 13:08
    là không bình thường;
  • 13:08 - 13:11
    chúng được gây nên bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • 13:11 - 13:13
    Một tác động to lớn,
  • 13:13 - 13:15
    nếu việc trái đất tiếp tục nóng lên,
  • 13:15 - 13:18
    sẽ diễn ra trong đất nước của chúng ta và trên thế giới,
  • 13:18 - 13:20
    vùng Midwest và Great Plains,
  • 13:20 - 13:23
    được dự đoán sẽ có nhiều đợt hạn hán khốc liệt,
  • 13:23 - 13:25
    thậm chí còn tồi tệ hơn Dust Bowl,
  • 13:25 - 13:27
    trong vòng chỉ vài thập kỷ,
  • 13:27 - 13:31
    nếu chúng ta tiếp tục để trái đất nóng lên.
  • 13:31 - 13:34
    Làm thế nào tôi có thể tiếp tục dấn thân sâu hơn
  • 13:34 - 13:36
    vào các nỗ lực tuyên truyền,
  • 13:36 - 13:39
    thuyết giảng tại 10 nước, bị bắt,
  • 13:39 - 13:41
    và thậm chí còn không có các kỳ nghỉ
  • 13:41 - 13:44
    trong suốt 30 năm qua?
  • 13:45 - 13:48
    Các đứa cháu của tôi đã tạo động lực cho tôi làm được điều đó.
  • 13:48 - 13:50
    Jake là một cậu bé vô cùng lạc quan
  • 13:50 - 13:53
    và nhiệt tình.
  • 13:53 - 13:55
    Hiện nay 2 tuổi rưỡi,
  • 13:55 - 13:57
    cháu nghĩ cháu có thể bảo vệ
  • 13:57 - 14:00
    đứa em gái 2 ngày rưỡi tuổi của mình.
  • 14:00 - 14:02
    Sẽ thật là phi đạo đức
  • 14:02 - 14:04
    nếu để những đứa trẻ này
  • 14:04 - 14:06
    đối mặt với với hệ thống khí hậu
  • 14:06 - 14:08
    ngày càng mất kiểm soát.
  • 14:08 - 14:11
    Giờ đây thảm họa về biến đổi khí hậu
  • 14:11 - 14:13
    mà chúng ta nghĩ có thể giải quyết
  • 14:13 - 14:15
    bằng một phương pháp đơn giản
  • 14:15 - 14:18
    là thu phí thải carbon
  • 14:18 - 14:20
    thải ra từ các nhà máy nhiên liệu hóa thạch
  • 14:20 - 14:24
    và phân phối 100% điện năng
  • 14:24 - 14:26
    mỗi tháng cho tất cả các cư dân
  • 14:26 - 14:28
    theo nguyên tắc đầu người,
  • 14:28 - 14:32
    và chính phủ không giữ một đồng xu nào.
  • 14:32 - 14:35
    Hàng tháng, hầu hết mọi người sẽ nhận được nhiều hơn
  • 14:35 - 14:37
    việc chi trả các khoản.
  • 14:37 - 14:39
    Phí thu và lãi
  • 14:39 - 14:41
    sẽ kích thích nền kinh tế
  • 14:41 - 14:43
    và sự đột phá,
  • 14:43 - 14:45
    tạo ra hàng triệu việc làm.
  • 14:45 - 14:47
    Đó là điều kiện thiết yếu
  • 14:47 - 14:50
    để chúng ta hướng tới
  • 14:50 - 14:52
    một tương lai với năng lượng sạch.
  • 14:52 - 14:54
    Một vài nhà kinh tế học hàng đầu
  • 14:54 - 14:57
    cũng đồng tình với quan điểm này.
  • 14:57 - 15:00
    Jim DiPesco thuộc Chương trình bảo vệ môi trường của Đảng Cộng Hòa
  • 15:00 - 15:02
    miêu tả:
  • 15:02 - 15:04
    "Minh bạch. Dựa vào thị trường.
  • 15:04 - 15:06
    Không khuếch trương vai trò của chính phủ.
  • 15:06 - 15:09
    Đặt các quyết định về năng lượng vào tay các cá nhân.
  • 15:09 - 15:13
    Như một kế hoạch bảo vệ khí hậu."
  • 15:13 - 15:17
    Nhưng mặc dù thay vì đánh phí cao hơn cho việc thải khí carbon
  • 15:17 - 15:20
    để chi trả các khoản liên quan đến
  • 15:20 - 15:22
    hậu quả của nhiên liệu hóa thạch,
  • 15:22 - 15:25
    chính phủ của chúng ta đang thúc ép người dân
  • 15:25 - 15:28
    trợ cấp nhiên liệu hóa thạch
  • 15:28 - 15:31
    từ 400-500 tỉ dollars
  • 15:31 - 15:33
    mỗi năm trên toàn thế giới,
  • 15:33 - 15:36
    khuyến khích sự khai thác nhiên liệu hóa thạch --
  • 15:36 - 15:38
    sự phá hủy đỉnh núi,
  • 15:38 - 15:40
    sự khai thác mỏ, dầu,
  • 15:40 - 15:42
    cát dầu, đá phiến dầu mỏ,
  • 15:42 - 15:45
    việc khoan vào sâu Bắc cực.
  • 15:45 - 15:47
    Nếu tiếp tục con đường này,
  • 15:47 - 15:50
    điều chắc chắn là chúng ta sẽ vượt quá điểm bùng phát
  • 15:50 - 15:52
    dẫn tới băng tan
  • 15:52 - 15:56
    vượt quá tầm kiểm soát của các thế hệ tương lai.
  • 15:56 - 15:58
    Một phần lớn các loài
  • 15:58 - 16:00
    sẽ tiếp tục bị tuyệt chủng.
  • 16:00 - 16:02
    Và sự gia tăng hạn hán, lũ lụt
  • 16:02 - 16:05
    sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới,
  • 16:05 - 16:07
    dẫn đến sự đói kém diện rộng
  • 16:07 - 16:10
    và sụt giảm kinh tế.
  • 16:11 - 16:14
    Hãy tưởng tượng một hành tinh khổng lồ
  • 16:14 - 16:18
    va chạm trực tiếp với Trái đất.
  • 16:18 - 16:20
    Điều này tương tự
  • 16:20 - 16:22
    như những gì chúng ta đang đối mặt.
  • 16:22 - 16:24
    Tuy vậy, chúng ta vẫn lưỡng lự
  • 16:24 - 16:26
    hành động
  • 16:26 - 16:28
    để làm lệch hướng hành tinh đó,
  • 16:28 - 16:30
    mặc dù chúng ta càng chờ đợi,
  • 16:30 - 16:34
    thì việc đó càng khó khăn và tốn kém.
  • 16:34 - 16:36
    Nếu chúng ta bắt đầu năm 2005,
  • 16:36 - 16:39
    sẽ chỉ cần lượng giảm 3% mỗi năm
  • 16:39 - 16:42
    để đặt đến mức cân bằng năng lượng
  • 16:42 - 16:45
    và ổn định khí hậu trong thế kỷ này.
  • 16:45 - 16:47
    Nếu chúng ta bắt đầu vào năm sau,
  • 16:47 - 16:49
    con số sẽ là 6% mỗi năm.
  • 16:49 - 16:52
    Nếu chúng ta đợi 10 năm nữa, con số là 15% mỗi năm --
  • 16:52 - 16:54
    cực kỳ khó khăn và tốn kém,
  • 16:54 - 16:57
    và có khi là không thể đạt được.
  • 16:57 - 16:59
    Vậy mà giờ đây chúng ta còn chưa bắt đầu.
  • 16:59 - 17:02
    Thế nên những gì bạn hiểu những điều
  • 17:02 - 17:05
    thôi thúc tôi phải đưa ra sự cảnh báo này.
  • 17:05 - 17:08
    Rõ ràng, tôi vẫn chưa truyền đạt 1 thông điệp.
  • 17:08 - 17:11
    Khoa học rất rõ ràng.
  • 17:11 - 17:13
    Tôi cần sự trợ giúp của các bạn
  • 17:13 - 17:15
    để thấy được sự nghiêm trọng và cấp thiết
  • 17:15 - 17:17
    của vấn đề
  • 17:17 - 17:19
    và những giải pháp
  • 17:19 - 17:21
    hiệu quả hơn.
  • 17:21 - 17:23
    Chúng ta nợ con cái chúng ta, những đứa cháu của chúng ta.
  • 17:23 - 17:25
    Cảm ơn các bạn.
  • 17:25 - 17:30
    (Vỗ tay)
Title:
James Hansen: Tại sao tôi phải lên tiếng về biến đổi khí hậu
Speaker:
James Hansen
Description:

James Hansen, nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới, chia sẻ về sự tham gia của mình trong các hoạt động nghiên cứu và tranh luận về biến đổi khí hậu. Ông nêu ra rất nhiều dẫn chứng về sự thay đổi và lý giải tại sao ông ngày càng lo lắng về tương lai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:31
Hong Hanh Nguyen added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions