Return to Video

Tại sao bộ não bạch tuộc lại quá phi thường? - Cláudio L. Guerra

  • 0:07 - 0:11
    Bạch tuộc có gì giống với chúng ta?
  • 0:11 - 0:14
    Suy cho cùng thì chúng không có phổi,
    không có xương sống,
  • 0:14 - 0:17
    hay một danh từ chung nào
    mà chúng ta có thể đồng tình.
  • 0:17 - 0:20
    Nhưng, chúng có được khả năng
    giải các câu đố khó,
  • 0:20 - 0:22
    học hỏi thông qua quan sát,
  • 0:22 - 0:24
    và thậm chí sử dụng các công cụ
  • 0:24 - 0:26
    giống như một số động vật khác.
  • 0:26 - 0:29
    Điều đáng kinh ngạc về
    trí thông minh của bạch tuộc
  • 0:29 - 0:32
    lại xuất phát từ cấu trúc sinh học
  • 0:32 - 0:34
    hoàn toàn khác biệt với chúng ta.
  • 0:34 - 0:37
    Khoảng 200 loài bạch tuộc
  • 0:37 - 0:41
    là động vật thân mềm,
    thuộc lớp động vật chân đầu (cephalopoda),
  • 0:41 - 0:43
    tiếng Hy Lạp để chỉ đầu và chân.
  • 0:43 - 0:46
    Phần đầu chứa bộ não rất lớn
  • 0:46 - 0:50
    với tỷ lệ não - thân tương đương
    với các động vật thông minh khác
  • 0:50 - 0:56
    và một hệ thống thần kinh phức tạp
    với số lượng nơ-ron xấp xỉ loài chó.
  • 0:56 - 0:58
    Nhưng thay vì phân bố tập trung trong não,
  • 0:58 - 1:04
    500 triệu nơ-ron này phân bố đều khắp
    trong một mạng lưới gồm các hạch liên kết
  • 1:04 - 1:08
    được phân chia thành ba cấu trúc cơ bản.
  • 1:08 - 1:12
    Phần não trung tâm chỉ chứa
    khoảng 10% số lượng nơ-ron,
  • 1:12 - 1:17
    còn hai thuỳ mắt lớn chứa khoảng 30%.
  • 1:17 - 1:19
    60% còn lại nằm ở các xúc tu,
  • 1:19 - 1:24
    nếu liên hệ với con người thì giống như
    có hai cánh tay có khả năng tự suy nghĩ.
  • 1:24 - 1:27
    Điều thú vị chính là ở đây.
  • 1:27 - 1:31
    Động vật có xương sống như chúng ta
    có bộ xương cứng để chống đỡ cơ thể,
  • 1:31 - 1:33
    có các khớp giúp chúng ta di chuyển.
  • 1:33 - 1:35
    Nhưng không phải chúng ta
    di chuyển kiểu gì cũng được.
  • 1:35 - 1:37
    Ta không thể bẻ ngược đầu gối
  • 1:37 - 1:40
    hoặc không thể bẻ cong chỗ giữa cẳng tay.
  • 1:40 - 1:44
    Ngược lại, động vật chân đầu
    hoàn toàn không có xương.
  • 1:44 - 1:48
    nên có thể bẻ cong "chân tay"
    tại bất kỳ điểm nào, bất kỳ hướng nào.
  • 1:48 - 1:50
    Cho nên, việc tạo hình các xúc tu
  • 1:50 - 1:54
    thành một số lượng vô hạn các hình dạng
  • 1:54 - 1:57
    không phải việc chúng ta quen làm.
  • 1:57 - 2:01
    Lấy ví dụ một việc đơn giản,
    như cầm lấy một quả táo để ăn .
  • 2:01 - 2:04
    Não người có một bản đồ nơ-ron cơ thể.
  • 2:04 - 2:06
    Khi ta nhìn thấy quả táo,
  • 2:06 - 2:09
    Não ta kích hoạt các cơ cần thiết,
  • 2:09 - 2:11
    giúp ta dùng cánh tay với tới quả táo,,
  • 2:11 - 2:13
    dùng bàn tay cầm lấy táo ,
  • 2:13 - 2:14
    uốn cong khớp khuỷu tay,
  • 2:14 - 2:16
    và đưa quả táo vào miệng.
  • 2:16 - 2:19
    Đối với bạch tuộc, quá trình này thì khác.
  • 2:19 - 2:20
    Thay vì bản đồ nơ-ron cơ thể,
  • 2:20 - 2:24
    não của động vật chân đầu
    có cả một thư viện tổng hợp các hành vi.
  • 2:24 - 2:26
    Khi con bạch tuộc nhìn thấy mồi,
  • 2:26 - 2:29
    não của nó không kích hoạt
    một bộ phận cụ thể nào,
  • 2:29 - 2:32
    mà kích hoạt hành vi nắm lấy thức ăn.
  • 2:32 - 2:35
    Tín hiệu này truyền qua mạng lưới nơ-ron,
  • 2:35 - 2:37
    các nơ-ron ở cánh tay bắt được thông điệp,
  • 2:37 - 2:40
    rồi bắt đầu hành động
    nhằm ra lệnh cho cánh tay cử động.
  • 2:40 - 2:42
    Ngay khi cánh tay chạm vào con mồi,
  • 2:42 - 2:47
    một tín hiệu sóng làm kích hoạt cơ
    di chuyển qua cánh tay trở về trung tâm
  • 2:47 - 2:51
    trong khi đó, cánh tay gửi tín hiệu khác
    đi từ trung tâm đến đầu cánh tay.
  • 2:51 - 2:54
    Hai tín hiệu gặp nhau giữa đường
    giữa miếng mồi và trung tâm điều phối,
  • 2:54 - 2:57
    cho biết nó phải uốn lại tại vị trí đó.
  • 2:57 - 3:02
    Điều này có nghĩa là, mỗi một chi trong
    tám "cánh tay" của bạch tuộc
  • 3:02 - 3:04
    về cơ bản có thể tự suy nghĩ.
  • 3:04 - 3:07
    Điều này giúp bạch tuộc có khả năng
    linh hoạt và sáng tạo tuyệt vời,
  • 3:07 - 3:10
    khi đối diện với một tình huống mới,
  • 3:10 - 3:12
    có thể là mở chai để lấy thức ăn,
  • 3:12 - 3:13
    thoát ra khỏi một mê cung,
  • 3:13 - 3:15
    di chuyển trong môi trường mới lạ,
  • 3:15 - 3:20
    thay đổi kết cấu và màu sắc da
    để hoà vào cảnh vật,
  • 3:20 - 3:24
    hay bắt chước các loài sinh vật khác
    để doạ kẻ thù bỏ đi.
  • 3:24 - 3:26
    Động vật chân đầu có thể
    đã phát triển bộ não phức tạp
  • 3:26 - 3:29
    từ rất lâu trước cả họ hàng
    động vật xương sống chúng ta.
  • 3:29 - 3:33
    Trí thông minh không chỉ có ích
    cho mỗi loài bạch tuộc thôi.
  • 3:33 - 3:35
    Hệ thần kinh và tám chi phần
    có khả năng tự suy nghĩ
  • 3:35 - 3:38
    rất khác biệt ở loài này
  • 3:38 - 3:40
    đã tạo cảm hứng cho các nghiên cứu mới
  • 3:40 - 3:44
    trong việc tạo ra các robot linh hoạt
    được làm từ vật liệu mềm.
  • 3:44 - 3:49
    Đồng thời, việc nghiên cứu trí thông minh
    phát triển từ một nhánh tiến hóa khác
  • 3:49 - 3:54
    có thể giúp chúng ta hiểu thêm về
    trí thông minh và ý thức nói chung.
  • 3:54 - 3:57
    Biết đâu có thể tồn tại các dạng
    đời sống thông minh khác,
  • 3:57 - 4:01
    hay cách mà các sinh vật này
    xử lý thông tin từ thế giới xung quanh.
Title:
Tại sao bộ não bạch tuộc lại quá phi thường? - Cláudio L. Guerra
Speaker:
Cláudio Guerra
Description:

Xem bài học đầy đủ tại http://ed.ted.com/lessons/why-the-octopus-brain-is-so-extraordinary-claudio-l-guerra

Bạch tuộc có khả năng giải những câu đố khó, học thông qua quan sát, và cả sử dụng công cụ - giống như con người. Nhưng điều đáng kinh ngạc về trí thông minh của bạch tuộc lại xuất phát từ việc có cấu trúc sinh học hoàn toàn khác biệt với chúng ta. Cláudio L. Guerra nghiên cứu sâu về bộ não tuyệt vời này.

Bài học do Cláudio L. Guerra thực hiện, hình ảnh do Cinematic thực hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:17

Vietnamese subtitles

Revisions