Return to Video

Liệu ngôn ngữ của bạn có thể ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm tiền không?

  • 0:00 - 0:05
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm nhen nhóm lại mối quan tâm của công chúng
  • 0:05 - 0:08
    về vài điều vốn là một trong những câu hỏi lâu đời nhất của kinh tế học
  • 0:08 - 0:11
    từ ít nhất là trước thời Adam Smith.
  • 0:11 - 0:16
    Và đó là, tại sao những đất nước có nền kinh tế và thể chế tương tự nhau
  • 0:16 - 0:19
    lại cho thấy những cung cách tiết kiệm hoàn toàn khác nhau?
  • 0:19 - 0:24
    Hiện nay, một số nhà kinh tế học lỗi lạc đã dành cả đời họ cho câu hỏi này
  • 0:24 - 0:27
    và ở lĩnh vực này chúng ta đã có những bước tiến triển to lớn
  • 0:27 - 0:30
    và chúng ta hiểu khá nhiều về điều này.
  • 0:30 - 0:33
    Điều tôi muốn nói với các bạn ngày hôm nay là một giả thuyết mới đầy hấp dẫn
  • 0:33 - 0:37
    và một vài khám phá mới bất ngờ đầy sức mạnh của tôi
  • 0:37 - 0:42
    về mối quan hệ giữa cấu trúc loại ngôn ngữ bạn nói
  • 0:42 - 0:47
    và thiên hướng bạn tiết kiệm.
  • 0:47 - 0:50
    Để tôi nói cho các bạn một chút về mức tiết kiệm, một chút về ngôn ngữ,
  • 0:50 - 0:52
    và sau đó tôi sẽ đưa ra sự liên hệ giữa chúng.
  • 0:52 - 0:56
    Bắt đầu bằng những suy nghĩ về các nước thành viên trong nhóm OECD,
  • 0:56 - 1:00
    hay còn gọi là Organization of Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp Tác và Phát triển Kinh tế).
  • 1:00 - 1:04
    Các nước OECD, nhìn chung là bạn nên nghĩ về chúng
  • 1:04 - 1:06
    như là các nước giàu nhất, công nghiệp hóa nhất trên thế giới.
  • 1:06 - 1:10
    Và bằng việc gia nhập OECD, họ đã xác nhận một cam kết chung
  • 1:10 - 1:14
    đối với nền dân chủ, thị trường mở và giao dịch tự do.
  • 1:14 - 1:18
    Ngoại trừ tất những điểm chung này, chúng ta thấy những sự khác biệt to lớn về cách tiết kiệm.
  • 1:18 - 1:21
    Ở phía trái của đồ thị này,
  • 1:21 - 1:26
    là các nước OECD tiết kiệm hơn một phần tư GDP (tổng sản phẩm quốc nội) mỗi năm
  • 1:26 - 1:30
    và một vài nước OECD tiết kiệm hơn một phần ba GDP mỗi năm.
  • 1:30 - 1:35
    Qua phía bên phải, ngoài cùng, là Hy Lạp
  • 1:35 - 1:39
    Và bạn có thể thấy là trong suốt 25 năm qua,
  • 1:39 - 1:42
    Hy Lạp chỉ có thể tiết kiệm được hơn 10 phần trăm GDP của họ.
  • 1:42 - 1:49
    Cần phải chú ý là, đương nhiên, Mỹ và Anh ở ngay kế tiếp.
  • 1:49 - 1:52
    Bây giờ khi chúng ta đã thấy một sự khác biệt lớn trong mức tiết kiệm,
  • 1:52 - 1:56
    làm thế nào mà ngôn ngữ lại có thể liên quan đến những sự khác biệt này?
  • 1:56 - 1:59
    Để tôi nói cho các bạn một chút về ngôn ngữ cơ bản khác nhau thế nào.
  • 1:59 - 2:04
    Những nhà ngôn ngữ học và nhà khoa học về nhận thức đã tìm hiểu câu hỏi này trong nhiều năm.
  • 2:04 - 2:09
    Và sau đó tôi sẽ đưa ra mối liên hệ giữa hai điều này.
  • 2:09 - 2:11
    Nhiều người trong số các bạn có lẽ đã nhận ra tôi là người Trung Quốc.
  • 2:11 - 2:14
    Tôi lớn lên ở Midwest, Mỹ.
  • 2:14 - 2:17
    Và một điều tôi sớm nhận ra
  • 2:17 - 2:20
    đó là tiếng Trung đã buộc tôi phải nói về và --
  • 2:20 - 2:23
    cơ bản hơn là --
  • 2:23 - 2:27
    buộc tôi phải nghĩ về gia đình theo những cách rất khác nhau.
  • 2:27 - 2:29
    Như thế nào cơ? Để tôi cho bạn một ví dụ.
  • 2:29 - 2:34
    Giả sử tôi đang nói chuyện với các bạn và giới thiệu bạn với bác tôi.
  • 2:34 - 2:37
    Các bạn đã hiểu chính xác những gì tôi vừa nói bằng tiếng Anh.
  • 2:37 - 2:40
    Nhưng nếu chúng ta nói tiếng Trung Quốc phổ thông với nhau,
  • 2:40 - 2:42
    thì không được như thế.
  • 2:42 - 2:45
    Tôi sẽ không chỉ truyền tải một chút thông tin như vậy được.
  • 2:45 - 2:47
    Ngôn ngữ của tôi bắt tôi,
  • 2:47 - 2:49
    thay vì chỉ nói "Đây là bác tôi",
  • 2:49 - 2:52
    mà phải nói một lượng rất lớn thông tin kèm theo.
  • 2:52 - 2:54
    Ngôn ngữ của tôi buộc tôi phải nói với các bạn
  • 2:54 - 2:57
    đây là bác bên mẹ hay bên bố tôi,
  • 2:57 - 3:01
    đây là bác dâu/rể hay là bác ruột,
  • 3:01 - 3:03
    và nếu đây là anh em trai của bố tôi,
  • 3:03 - 3:06
    thì ông ấy lớn hơn bố tôi, hay nhỏ hơn.
  • 3:06 - 3:10
    Tất cả những thông tin này là bắt buộc. Tiếng Trung không cho phép tôi bỏ qua chúng.
  • 3:10 - 3:12
    Và thực tế, nếu tôi muốn nói một cách chính xác,
  • 3:12 - 3:15
    tiếng Trung yêu cầu tôi phải liên tục nghĩ về điều đó.
  • 3:15 - 3:19
    Điều đó đã không ngừng lôi cuốn tôi khi còn là một đứa trẻ,
  • 3:19 - 3:22
    nhưng giờ đây khi là một nhà kinh tế học, điều còn mê hoặc tôi hơn nữa
  • 3:22 - 3:27
    đó là một vài sự khác biệt tương tự này cũng có ở cách ngôn ngữ nói về thời gian nữa.
  • 3:27 - 3:32
    Ví dụ như nếu tôi nói tiếng Anh, tôi phải sử dụng ngữ pháp cách khác
  • 3:32 - 3:34
    nếu tôi nói về cơn mưa đã qua: "It rained yesterday," (Hôm qua trời đã mưa),
  • 3:34 - 3:37
    cơn mưa hiện tại, "It is raining now" (Trời đang mưa),
  • 3:37 - 3:39
    hoặc cơn mưa trong tương lai "It will rain tomorrow" (Ngày mai trời sẽ mưa)
  • 3:39 - 3:44
    Để ý rằng tiếng Anh yêu cầu rất nhiều thông tin liên quan đến thời điểm của sự kiện.
  • 3:44 - 3:46
    Tại sao? Bởi vì tôi phải xem xét
  • 3:46 - 3:51
    và bổ nghĩa những gì tôi nói "It will rain" (Trời sẽ mưa), hay là "It's going to rain" (Trời sắp mưa).
  • 3:51 - 3:55
    Nó đơn giản là trong tiếng Anh không dùng cách nói "It rain tomorrow" (Trời 'mưa' ngày mai).
  • 3:55 - 3:59
    Ngược lại, đó gần như chính xác là những gì bạn cần nói ở tiếng Trung.
  • 3:59 - 4:01
    Một người nói tiếng Trung về cơ bản có thể nói điều gì đó
  • 4:01 - 4:04
    mà nghe có vẻ rất kì lạ đối với người nói tiếng Anh.
  • 4:04 - 4:09
    Họ có thể nói, "Yesterday it rain" (Hôm qua trời mưa), "Now it rain" (Trời đang mưa), "Tomorrow it rain" (Ngày mai mưa).
  • 4:09 - 4:12
    Một cách sâu sắc hơn, tiếng Trung không phân chia khoảng thời gian
  • 4:12 - 4:19
    theo cách mà tiếng Anh bắt chúng ta phải liên tục làm để có thể nói một cách chính xác
  • 4:19 - 4:20
    Vậy sự khác biệt này trong ngôn ngữ
  • 4:20 - 4:25
    chỉ có ở những hệ ngôn ngữ rất, rất xa nhau như tiếng Anh và tiếng Trung thôi sao?
  • 4:25 - 4:26
    Thật ra là không.
  • 4:26 - 4:29
    Có rất nhiều trong số các bạn ở đây biết rằng, tiếng Anh thuộc nhóm ngôn ngữ German.
  • 4:29 - 4:33
    Điều bạn có lẽ không nhận thấy đó là tiếng Anh thực ra tách biệt khỏi nhóm.
  • 4:33 - 4:36
    Đó là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm German cần điều này.
  • 4:36 - 4:39
    Ví dụ như đa số những người nói tiếng thuộc nhóm German khác
  • 4:39 - 4:42
    hoàn toàn có thể thoải mái nói về mưa trong ngày mai
  • 4:42 - 4:44
    bằng cách nói "Morgen regnet es,"
  • 4:44 - 4:48
    tương tự như người nói tiếng Anh nghe "It rain tomorrow" (Ngày mai mưa).
  • 4:48 - 4:53
    Điều này đã dẫn tôi, một nhà kinh tế học hành vi, đến một giả thuyết hấp dẫn.
  • 4:53 - 4:58
    Cách bạn nói về thời gian, cách ngôn ngữ của bạn yêu cầu bạn phải nghĩ về thời gian,
  • 4:58 - 5:01
    ảnh hưởng đến thiên hướng hành động của bạn theo thời gian thế nào?
  • 5:01 - 5:04
    Bạn nói tiếng Anh, một ngôn ngữ ở thì tương lai.
  • 5:04 - 5:07
    Điều đó có nghĩa là mỗi khi bạn nói về tương lai,
  • 5:07 - 5:09
    hoặc bất kì một sự kiện tương lai nào,
  • 5:09 - 5:12
    về mặt ngữ pháp bạn bị buộc phải tách điều đó ra khỏi hiện tại
  • 5:12 - 5:15
    và đối xử nó như thể nó là một điều gì đó khác biệt theo bản năng.
  • 5:15 - 5:17
    Giả sử sự khác biệt bản năng đó
  • 5:17 - 5:22
    khiến bạn tách biệt tương lai ra khỏi hiện tại mỗi khi bạn nói.
  • 5:22 - 5:24
    Nếu đó là sự thật và nó khiến tương lai có cảm giác như
  • 5:24 - 5:27
    một điều gì đó xa xôi, và rất khác biệt so với hiện tại,
  • 5:27 - 5:29
    điều đó khiến chúng ta khó tiết kiệm hơn.
  • 5:29 - 5:32
    Nếu, về mặt khác, bạn nói một ngôn ngữ không có thì tương lai,
  • 5:32 - 5:35
    hiện tại và tương lai, bạn nói về chúng tương tự nhau..
  • 5:35 - 5:38
    Nếu điều đó nhẹ nhàng thúc bạn cảm thấy chúng tương tự nhau,
  • 5:38 - 5:40
    điều đó khiến việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.
  • 5:40 - 5:43
    Đây là một giả thuyết kì lạ.
  • 5:43 - 5:46
    Tôi là giáo sư, và tôi được trả tiền để có những giả thuyết kì lạ.
  • 5:46 - 5:50
    Nhưng làm thế nào để chứng minh được một giả thuyết như vầy?
  • 5:50 - 5:54
    Vâng, điều tôi đã làm đó là truy cập các tài liệu ngôn ngữ học.
  • 5:54 - 5:59
    Và khá thú vị, có đầy những nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai
  • 5:59 - 6:01
    ở khắp nơi trên thế giới.
  • 6:01 - 6:04
    Đây là một nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai ở phía Bắc Âu.
  • 6:04 - 6:07
    Khá thú vị, khi bạn bắt đầu quay vòng những số liệu này
  • 6:07 - 6:10
    những nhóm người nói ngôn ngữ không thì tương lai trên toàn thế giới
  • 6:10 - 6:14
    hóa ra, nhìn chung, lại là những người tiết kiệm giỏi nhất.
  • 6:14 - 6:16
    Để cho các bạn thấy điều đó,
  • 6:16 - 6:19
    bây giờ hãy cùng nhìn lại trên đồ thị OECD mà chúng ta đã nói đến.
  • 6:19 - 6:22
    Điều bạn thấy là những thanh này cao hơn
  • 6:22 - 6:24
    và chuyển dịch dần về phia trái một cách hệ thống
  • 6:24 - 6:29
    so với những thanh này của những thành viên OECD nói ngôn ngữ ở thì tương lai.
  • 6:29 - 6:30
    Sự khác biệt trung bình ở đây là gì?
  • 6:30 - 6:34
    5 phần trăm GDP tiết kiệm mỗi năm.
  • 6:34 - 6:38
    Trong suốt 25 năm, điều đó có ảnh hưởng lâu dài to lớn đến sự giàu có của đất nước bạn.
  • 6:38 - 6:41
    Và khi những phát hiện này còn mang tính chất gợi ý,
  • 6:41 - 6:43
    các nước có thể khác biệt theo nhiều cách khác nhau
  • 6:43 - 6:48
    mà thỉnh thoảng rất khó có thể giải thích nguyên nhân cho tất cả các sự khác nhau này.
  • 6:48 - 6:52
    Cái tôi muốn cho các bạn thấy là một điều mà tôi đã gắn bó trong suốt một năm,
  • 6:52 - 6:54
    đó là cố gắng thu thập tất cả những hệ dữ liệu lớn nhất
  • 6:54 - 6:56
    mà những nhà kinh tế học chúng tôi có quyền truy cập,
  • 6:56 - 7:00
    và tôi sẽ cố gắng loại bỏ đi những khác biệt có thể
  • 7:00 - 7:02
    hy vọng phá vỡ mối liên hệ này.
  • 7:02 - 7:07
    Tóm lại, dù có làm thế nào thì đến giờ tôi vẫn chưa thể phá vỡ nó.
  • 7:07 - 7:09
    Để tôi cho các bạn thấy bạn có thể làm điều đó thế nào.
  • 7:09 - 7:14
    Một cách để tưởng tượng là tôi thu thập những hệ dữ liệu lớn trên khắp thế giới.
  • 7:14 - 7:17
    Ví dụ như, dữ liệu từ bản điều Tra Sức Khỏe, [Tuổi Già], và Nghỉ hưu ở Châu Âu.
  • 7:17 - 7:21
    có thể giúp bạn nhận thấy những gia đình về hưu ở Châu Âu
  • 7:21 - 7:24
    cực kì kiên nhẫn với những người làm khảo sát.
  • 7:24 - 7:26
    (Cười)
  • 7:26 - 7:30
    Tưởng tượng bạn là một hộ về hưu ở Bỉ, và ai đó đến trước cửa nhà bạn.
  • 7:30 - 7:35
    "Xin lỗi, tôi có thể nghiên cứu hồ sơ chứng khoán của anh được không?
  • 7:35 - 7:38
    Bạn có biết nhà mình trị giá bao nhiêu không? Bạn có ngại nói ra không?
  • 7:38 - 7:42
    Có khi nào nhà bạn có hành lang dài hơn 10 mét không?
  • 7:42 - 7:46
    Nếu có, bạn có phiền không nếu tôi đo xem mất bao lâu để bạn đi hết hành lang đó?
  • 7:46 - 7:50
    Bạn có phiền siết thiết bị này càng mạnh càng tốt bằng tay thuận
  • 7:50 - 7:51
    để tôi có thể đo sức nắm chặt của bạn?
  • 7:51 - 7:56
    Còn việc thổi vào chiếc ống này để tôi có thể đo dung tích phổi của bạn nữa?"
  • 7:56 - 7:58
    Một cuộc khảo sát mất đến hơn một ngày.
  • 7:58 - 8:00
    (Cười)
  • 8:00 - 8:04
    Kết hợp với cuộc điều tra Nhân khẩu học và Sức khỏe
  • 8:04 - 8:08
    thu thập bởi USAID ở các nước đang phát triển ở Châu Phi, ví dụ vậy,
  • 8:08 - 8:13
    mà cuộc điều tra đó có thể thống kê một cách trực tiếp tình trạng HIV
  • 8:13 - 8:16
    của các hộ gia đình ở, ví dụ như, vùng nông thôn Nigeria.
  • 8:16 - 8:18
    Kết hợp nó với một cuộc khảo sát giá trị thế giới,
  • 8:18 - 8:23
    đo lường về quan điểm chính trị, và may mắn cho tôi, là hành vi tiết kiệm
  • 8:23 - 8:28
    của hàng triệu gia đình ở hàng trăm đất nước trên thế giới.
  • 8:28 - 8:31
    Lấy tất cả dữ liệu đó, kết hợp chung, và bản đồ này là những gì bạn có được.
  • 8:31 - 8:34
    Chín đất nước trên khắp thế giới
  • 8:34 - 8:36
    có lượng lớn dân số bản xứ
  • 8:36 - 8:40
    nói cả ngôn ngữ thì tương lai lẫn ngôn ngữ không có thì tương lai.
  • 8:40 - 8:44
    Và điều tôi sắp làm sau đây là tạo ra những cặp thống kê tương thích
  • 8:44 - 8:49
    giữa các gia đình gần như giống hệt nhau trên mọi phương diện tôi có thể đo đạc,
  • 8:49 - 8:53
    và khám phá xem liệu có mối liên quan giữa ngôn ngữ và sự tiết kiệm không
  • 8:53 - 8:56
    thậm chí là sau khi kiểm soát các mức độ này.
  • 8:56 - 8:59
    Vậy những đặc điểm chúng ta có thể kiểm soát là gì?
  • 8:59 - 9:01
    Tôi sẽ kết hợp những gia đình ở trên cùng một đất nước cư trú,
  • 9:01 - 9:04
    nhân khẩu học -- giới tính, tuổi tác ---
  • 9:04 - 9:06
    mức thu nhập trong chính đất nước của họ,
  • 9:06 - 9:09
    thành tựu giáo dục, rất nhiều về cấu trúc gia đình.
  • 9:09 - 9:12
    Kết quả là có sáu cách kết hợp khác nhau ở Châu Âu.
  • 9:12 - 9:17
    Và ở cách chia nhỏ nhất, tôi chia ra theo tôn giáo
  • 9:17 - 9:20
    có tất cả 72 nhóm tôn giáo trên thế giới --
  • 9:20 - 9:22
    cực điểm của khả năng chia nhỏ.
  • 9:22 - 9:26
    Có 1.4 tỉ cách khác nhau có thể thấy ở một hộ gia đình
  • 9:26 - 9:30
    Từ giờ mọi thứ tôi chuẩn bị nói với các bạn
  • 9:30 - 9:33
    đó chỉ là so sánh những điều cơ bản gần như giống hệt nhau ở các hộ gia đình.
  • 9:33 - 9:36
    Nó càng ngày càng gần đến thử nghiệm tưởng tượng
  • 9:36 - 9:39
    của việc tìm kiếm hai gia đình cùng sống ở Brussels
  • 9:39 - 9:42
    tương tự về mọi mặt
  • 9:42 - 9:45
    nhưng một nói tiếng Flemish và một nói tiếng Pháp;
  • 9:45 - 9:48
    và hai gia đình cùng sống trong một huyện quê ở Nigeria,
  • 9:48 - 9:51
    một nói tiếng Hausa và một nói tiếng Igbo
  • 9:51 - 9:55
    Bây giờ sau tất cả những mức kiểm soát hình hột này,
  • 9:55 - 9:58
    liệu những người nói ngôn ngữ không thì tương lai có tiết kiệm hơn không?
  • 9:58 - 10:02
    Có, những người nói ngôn ngữ không thì tương lai, thậm chí sau mức độ kiểm soát này,
  • 10:02 - 10:06
    cho thấy tiết kiệm tốt hơn 30 phần trăm trong bất kì năm nào.
  • 10:06 - 10:08
    Liệu nó có tác động dồn không?
  • 10:08 - 10:12
    Có, đến khi họ nghỉ hưu, những người nói ngôn ngữ không có thì tương lai, giữ mức thu nhập đều đặn,
  • 10:12 - 10:15
    sẽ nghỉ hưu với số tiết kiệm nhiều hơn 25 phần trăm.
  • 10:15 - 10:18
    Liệu chúng ta có thể đẩy những dữ liệu này xa hơn không?
  • 10:18 - 10:23
    Có, bởi vì tôi vừa nói với các bạn, chúng tôi thu thập thông tin về sức khỏe như những nhà kinh tế học.
  • 10:23 - 10:27
    Làm thế nào ta có thể nghĩ về những hành vi sức khỏe như những vấn đề tiết kiệm?
  • 10:27 - 10:30
    Ví dụ như về hút thuốc chẳng hạn.
  • 10:30 - 10:33
    Hút thuốc theo một nghĩa sâu xa nào đó thì là tiết kiệm âm.
  • 10:33 - 10:36
    Nếu tiết kiệm là nỗi đau hiện tại đổi lại niềm vui tương lai
  • 10:36 - 10:38
    thì hút thuốc là ngược lại.
  • 10:38 - 10:41
    Đó là sự tận hưởng hiện tại cho nỗi đau tương lai.
  • 10:41 - 10:44
    Điều chúng ta nên nghĩ tới đó là hiệu ứng ngược lại.
  • 10:44 - 10:45
    Và đó quả thực là những gì chúng tôi tìm thấy.
  • 10:45 - 10:49
    Những người nói ngôn ngữ không có thì tương lai
  • 10:49 - 10:53
    ít hút thuốc hơn 20 đến 24 phần trăm tại bất kì thời điểm nào so với các gia đình tương tự,
  • 10:53 - 10:55
    và họ có ít hơn 13 đến 17 phần trăm
  • 10:55 - 10:58
    khả năng bị béo phì tại thời điểm họ về hưu
  • 10:58 - 11:00
    và họ cũng hơn 21 phần trăm tỉ lệ
  • 11:00 - 11:02
    sử dụng bao cao su ở lần quan hệ cuối.
  • 11:02 - 11:06
    Tôi có thể tiếp tục với hàng danh sách những điều khác nhau mà bạn có thể tìm thấy.
  • 11:06 - 11:10
    Gần như là không thể không tìm thấy một hành vi tiết kiệm nào
  • 11:10 - 11:12
    mà tác động lớn này không có mặt.
  • 11:12 - 11:17
    Những nhà ngôn ngữ học và đồng nghiệp kinh tế học của tôi ở Yale và tôi chỉ đang bắt đầu công việc này
  • 11:17 - 11:22
    và thực sự khám phá và hiểu ra những cách mà các cú hích nhẹ này
  • 11:22 - 11:28
    khiến chúng ta nghĩ nhiều hơn hay ít hơn về tương lai mỗi lần chúng ta nói.
  • 11:28 - 11:30
    Cuối cùng, mục tiêu,
  • 11:30 - 11:34
    là khi chúng tôi hiểu những tác động này có thể thay đổi quyết định của mình thế nào,
  • 11:34 - 11:37
    chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người những công cụ
  • 11:37 - 11:40
    có thể giúp họ ý thức tiết kiệm tốt hơn
  • 11:40 - 11:43
    và ý thức đầu tư hơn vào tương lai của họ.
  • 11:43 - 11:45
    Xin cám ơn rất nhiều.
  • 11:45 - 11:52
    (Vỗ tay)
Title:
Liệu ngôn ngữ của bạn có thể ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm tiền không?
Speaker:
Keith Chen
Description:

Những nhà kinh tế học có thể học được gì từ những nhà ngôn ngữ học? Nhà kinh tế học hành vi Keith Chen giới thiệu một mô hình thú vị từ nghiên cứu của anh ấy: những ngôn ngữ không có khái niệm về tương lai -- "It rain tomorrow" (Ngày mai trời mưa), thay vì "It will rain tomorrow" (Ngày mai trời sẽ mưa) -- có mối tương quan chặt chẽ với mức tiết kiệm cao.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:13

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 6 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou