Return to Video

Liệu thống kê có sai lầm? - Mark Liddell

  • 0:07 - 0:09
    Thống kê rất có tính thuyết phục.
  • 0:09 - 0:13
    Đến nỗi nhiều người, tổ chức, và
    đất nước
  • 0:13 - 0:18
    đưa ra các quyết định quan trọng
    dựa trên số liệu.
  • 0:18 - 0:19
    Nhưng thống kê có một vấn đề.
  • 0:19 - 0:23
    Bất cứ số liệu thống kê nào cũng
    có điều ẩn chứa đằng sau,
  • 0:23 - 0:27
    điều có thể hoàn toàn đảo lộn kết
    quả.
  • 0:27 - 0:31
    Ví dụ như tưởng tượng bạn sẽ chọn
    một trong hai bệnh viện
  • 0:31 - 0:34
    để phẫu thuật cho người thân lớn
    tuổi của bạn.
  • 0:34 - 0:36
    Trong số 1000 bệnh nhân gần đây
    của mỗi bệnh viện,
  • 0:36 - 0:40
    900 người sống sót ở bệnh viện A,
  • 0:40 - 0:43
    trong khi chỉ có 800 sống sót ở
    bệnh viện B.
  • 0:43 - 0:46
    Vậy nên có vẻ bệnh viện A là lựa
    chọn tốt hơn.
  • 0:46 - 0:48
    Nhưng trước khi quyết định,
  • 0:48 - 0:51
    nhớ rằng không phải tất cả bệnh nhân
    đến bệnh viện
  • 0:51 - 0:54
    với tình trạng sức khỏe giống nhau.
  • 0:54 - 0:57
    Và nếu ta chia 1000 bệnh nhân ở mỗi
    bệnh viện
  • 0:57 - 1:01
    thành nhóm người có sức khỏe tốt
    và nhóm có sức khỏe kém,
  • 1:01 - 1:04
    bạn sẽ thấy sự khác biệt.
  • 1:04 - 1:08
    Bệnh viện A chỉ có 100 bệnh nhân có
    sức khỏe kém,
  • 1:08 - 1:10
    mà chỉ có 30 người sống sót.
  • 1:10 - 1:15
    Nhưng bệnh viện B có 400 người nhưng
    lại cứu sống 210 người.
  • 1:15 - 1:17
    Vì thế bệnh viện B là lựa chọn
    tốt hơn
  • 1:17 - 1:21
    cho bệnh nhân có tình trạng sức
    khỏe xấu,
  • 1:21 - 1:25
    với tỉ lệ sống sót là 52.5%.
  • 1:25 - 1:28
    Và nếu sức khỏe người thân bạn tốt
    khi đến bệnh viện?
  • 1:28 - 1:32
    Lạ lùng là bệnh viện B vẫn tốt hơn,
  • 1:32 - 1:36
    với tỉ lệ sống sót là 98%.
  • 1:36 - 1:39
    Vậy làm sao bệnh viện A lại có tỉ
    lệ sống sót cao hơn
  • 1:39 - 1:45
    khi bệnh viện B có tỉ lệ bệnh nhân
    sống sót ở mỗi nhóm cao hơn?
  • 1:45 - 1:49
    Vấn đề ta gặp phải gọi là Nghịch
    lí Simpson,
  • 1:49 - 1:52
    khi nhóm số liệu giống nhau cho
    các xu hướng trái ngược
  • 1:52 - 1:54
    dựa vào cách nó được phân nhóm.
  • 1:54 - 1:59
    Điều này thường xảy ra khi
    dữ liệu tổng hợp mất một biến có điều kiện
  • 1:59 - 2:01
    đôi khi được gọi là biến ẩn,
  • 2:01 - 2:07
    là một yếu tố gián tiếp gây ảnh
    hưởng lớn đến kết quả.
  • 2:07 - 2:10
    Ở đây, yếu tố gián tiếp là lượng
    bệnh nhân
  • 2:10 - 2:13
    đến trong tình trạng sức khỏe tốt
    hay kém.
  • 2:13 - 2:17
    Nghịch lí Simpston không chỉ xuất
    hiện trong lí thuyết.
  • 2:17 - 2:19
    Nó còn hay xuất hiện trong cuộc
    sống,
  • 2:19 - 2:22
    thỉnh thoảng còn trong các trường
    hợp quan trọng.
  • 2:22 - 2:24
    Một nghiên cứu ở Anh cho thấy
  • 2:24 - 2:28
    lượng người hút thuốc sống sót
    nhiều hơn người không hút
  • 2:28 - 2:30
    trong khoảng thời gian 20 năm.
  • 2:30 - 2:33
    Tuy nhiên, khi chia người tham gia
    nghiên cứu theo nhóm tuổi
  • 2:33 - 2:38
    trung bình người không hút thuốc
    lớn tuổi hơn nhiều,
  • 2:38 - 2:41
    và vì thế dễ chết trong thời gian
    thí nghiệm,
  • 2:41 - 2:44
    phần vì họ nhìn chung sống lâu hơn.
  • 2:44 - 2:47
    Ở đây, nhóm tuổi chính là biến ẩn,
  • 2:47 - 2:50
    và quyết định đến tính đúng đắn
    của số liệu.
  • 2:50 - 2:52
    Trong trường hợp khác,
  • 2:52 - 2:54
    một phân tích các vụ tử hình ở
    Florida
  • 2:54 - 2:58
    cho thấy không có sự phân biệt
    sắc tộc khi tuyên án
  • 2:58 - 3:02
    giữa những người da trắng và da đen
    bị kết tội giết người.
  • 3:02 - 3:06
    Nhưng khi chia các trường hợp theo sắc
    tộc lại có sự khác biệt.
  • 3:06 - 3:08
    Trong mỗi trường hợp,
  • 3:08 - 3:11
    bị cáo da đen có xu hướng bị án
    tử hình hơn.
  • 3:11 - 3:15
    Nhìn chung tỉ lệ tuyên án cho
    bị cáo da trắng cao hơn
  • 3:15 - 3:19
    bởi vì trường hợp các nạn nhân
    là người da trắng
  • 3:19 - 3:21
    có xu hướng đưa ra án tử hình,
  • 3:21 - 3:24
    hơn trường hợp nạn nhân là người
    da đen,
  • 3:24 - 3:28
    và phần lớn vụ giết người diễn ra
    giữa nguời cùng màu da.
  • 3:28 - 3:31
    Vậy làm sao để tránh nghịch lí này?
  • 3:31 - 3:35
    Tiếc rằng, không có câu trả lời nào
    đúng cho mọi trường hợp.
  • 3:35 - 3:39
    Số liệu có thể được nhóm lại và
    chia ra theo nhiều cách khác nhau,
  • 3:39 - 3:42
    và các số liệu tổng hợp thường đưa
    ra kết quả chính xác
  • 3:42 - 3:46
    hơn là số liệu được phân chia thành
    các nhóm không phù hợp.
  • 3:46 - 3:52
    Những gì ta có thể làm là khảo sát kĩ
    các tình huống thực tế được mô tả
  • 3:52 - 3:56
    và xem xét khả năng xuất hiện của
    các thay đổi ẩn.
  • 3:56 - 3:59
    Nếu không, ta sẽ dễ trở thành đối tượng
    của những người dùng thông tin
  • 4:19 - 4:23
    để chi phối người khác và
    phục vụ cho lợi ích của bản thân.
Title:
Liệu thống kê có sai lầm? - Mark Liddell
Speaker:
Mark Liddell
Description:

Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-statistics-can-be-misleading-mark-liddell

Thống kê thường có tính thuyết phục cao. Đến nỗi mà nhiều người, các tổ chức và nhiều nước đưa ra quyết định dựa trên các số liệu tổng hợp. Tuy nhiên, bất kỳ bộ dữ liệu nào cũng ẩn chứa những mối nguy mà có thể đảo ngược hoàn toàn kết quả. Mark Liddell đã làm một bài điều tra về Nghịch lý Simpson.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:19

Vietnamese subtitles

Revisions