Return to Video

Tại sao số đông luôn sai | Paul Rulkens | TEDxMaastricht

  • 0:08 - 0:12
    Năm 1942, Albert Einstein
    dạy ở trường Đại học Oxford,
  • 0:13 - 0:16
    ngày nọ, ông cho học sinh
    năm cuối trong lớp Vật Lý
  • 0:16 - 0:18
    một bài kiểm tra.
  • 0:18 - 0:21
    Khi ông đang đi bộ trong trường
    với phụ tá của mình,
  • 0:21 - 0:24
    bất chợt, người phụ tá nhìn ông và nói,
  • 0:24 - 0:29
    "Giáo sư Einstein, bài kiểm tra
    mà thầy vừa cho
  • 0:29 - 0:31
    học sinh Vật Lý năm cuối,
  • 0:31 - 0:36
    không phải là bài mà thầy đã cho lớp đó
  • 0:36 - 0:37
    đúng một năm trước chăng?"
  • 0:39 - 0:42
    "Ừ, đúng rồi,", Albert Einstein nói,
    "chính là bài đó."
  • 0:43 - 0:46
    "Nhưng giáo sư, tại sao
    thầy lại làm vậy?", người phụ tá hỏi.
  • 0:47 - 0:50
    "Ừ thì, đáp án đã thay đổi.",
    giáo sư Enstein nói.
  • 0:50 - 0:53
    (Cười)
  • 0:57 - 0:58
    Đáp án đã thay đổi.
  • 0:58 - 1:02
    Nói cách khác, đáp án năm 1942 có khi lại
    đúng hơn đáp án bây giờ nữa.
  • 1:02 - 1:05
    Chúng ta sống ở thế giới mà
    câu hỏi có thể vẫn như cũ,
  • 1:05 - 1:07
    nhưng đáp án đã thay đổi.
  • 1:07 - 1:11
    Nói cách khác, thứ mà đã mang bạn đến đây,
    có thể sẽ không như vậy nữa.
  • 1:11 - 1:14
    Và nếu bạn có được kết quả khác,
  • 1:14 - 1:17
    thì bạn sẽ phải bắt đầu mọi thứ
    theo cách bạn chưa bao giờ làm.
  • 1:18 - 1:22
    Câu hỏi chính hôm nay là: Có phương pháp
    gì để dẫn đến sự điên loạn không?
  • 1:23 - 1:28
    Có cách nào để ta làm
    những việc bất khả thi
  • 1:28 - 1:30
    mà gây ra hậu quả khôn lường không?
  • 1:31 - 1:34
    Tin tốt cho câu hỏi này là "Có".
  • 1:34 - 1:36
    Bởi tôi sẽ giải thích hôm nay,
  • 1:36 - 1:41
    khi nói đến hiệu suất cao,
    tại sao số đông luôn sai,
  • 1:42 - 1:44
    và làm sao bạn có thể dùng nó
  • 1:44 - 1:47
    để giành được những thứ bạn muốn.
  • 1:49 - 1:52
    Nhưng trước hết tôi sẽ
    giới thiệu một thứ hấp dẫn,
  • 1:53 - 1:54
    một quan sát thú vị.
  • 1:54 - 1:58
    Khi mọi người, nhóm hay tổ chức
    khi ở trong gặp chướng ngại vật,
  • 1:58 - 2:00
    họ có xu hướng làm một trong hai cách sau:
  • 2:00 - 2:05
    họ sẽ tiếp tục hùng hổ lao đầu vào
    hoặc họ tiếp tục nhưng nhẹ nhàng hơn
  • 2:06 - 2:08
    Nhưng cái mà bạn hiếm thấy là khi
  • 2:08 - 2:11
    mọi người sẽ, thay vào đó,
    tìm cách khác.
  • 2:11 - 2:13
    Nó rất thú vị, nếu bạn nhìn vào dữ liệu,
  • 2:13 - 2:18
    có khoảng ba phần trăm số người sẽ
    có xu thế làm những điều khác đi.
  • 2:19 - 2:23
    Còn 97% sẽ tiếp tục đâm đầu vào tường,
  • 2:23 - 2:26
    giống như những chú thỏ tăng động
    bị tiêm thuốc kích thích.
  • 2:28 - 2:30
    Tại sao lại như vậy?
  • 2:31 - 2:34
    Để hiểu được, một câu hỏi
    khác phải được đặt ra.
  • 2:34 - 2:38
    Câu hỏi đó là: Mục đích
    của việc suy nghĩ là gì?
  • 2:38 - 2:40
    Suy nghĩ để làm gì?
  • 2:41 - 2:44
    Nếu bạn hỏi câu đó với
    nhà khoa học khoa thần kinh,
  • 2:44 - 2:45
    họ sẽ nói,
  • 2:45 - 2:48
    "Mục đích của việc suy nghĩ
    là để ngưng nghĩ ngợi"
  • 2:50 - 2:52
    Suy nghĩ để ngưng suy nghĩ.
  • 2:52 - 2:53
    Ý câu đó là sao?
  • 2:53 - 2:54
    Như thế này:
  • 2:54 - 2:58
    Suy nghĩ tốn rất nhiều năng lượng.
  • 2:58 - 3:02
    Thế mỗi khi cần suy nghĩ,
    chúng ta cố nghĩ ít nhất có thể,
  • 3:02 - 3:05
    và như vậy, chúng ta sẽ giống như
    vào chế độ tự động.
  • 3:07 - 3:11
    Hơn 95% đời người,
    chúng ta luôn hoạt động như vậy.
  • 3:12 - 3:14
    Ví dụ, bạn có bao giờ lái xe,
  • 3:14 - 3:17
    và rồi nghĩ rằng, trời!
    Mình đã làm gì trong 2 tiếng vừa rồi?
  • 3:17 - 3:19
    Đó là vì não chúng ta hoạt động vô thức.
  • 3:21 - 3:22
    Thêm ví dụ khác,
  • 3:22 - 3:27
    rất nhiều trong số các bạn đang
    lắng nghe tôi một cách vô thức.
  • 3:29 - 3:31
    Và tôi biết số đó là ai.
  • 3:31 - 3:33
    (Cười)
  • 3:35 - 3:38
    Nếu não của bạn
    hoạt động vô thức như vậy,
  • 3:38 - 3:41
    sẽ dẫn đến triệu chứng
    gọi là đầu óc thiển cận.
  • 3:41 - 3:43
    nói nôm na là sự phiến diện.
  • 3:45 - 3:48
    Nếu bạn có suy nghĩ phiến diện,
    một số rắc rối sẽ xảy ra.
  • 3:48 - 3:51
    Như nó sẽ làm rối
    năng suất làm việc của bạn.
  • 3:51 - 3:54
    Đây là tại sao có những người lại hành xử
  • 3:54 - 3:57
    như những người đua xe hạng xoàng,
  • 3:57 - 4:00
    khi mà họ ngồi trong xe,
    nhìn vào kính chiếu hậu,
  • 4:00 - 4:01
    thấy đối thủ
  • 4:01 - 4:05
    thật xa đằng sau mình và
    cứ nghĩ là mình đứng nhất.
  • 4:05 - 4:08
    (Cười)
  • 4:11 - 4:14
    Nói cách khác, thưa quý vị, chúng ta có
    xu thế suy nghĩ ở trong hộp,
  • 4:14 - 4:17
    và cái hộp là phép ẩn dụ hay
    ở hoàn cảnh này.
  • 4:17 - 4:19
    Để tôi vẽ một cái hộp.
  • 4:21 - 4:23
    Nếu bạn nhìn gần vào cái hộp này,
  • 4:23 - 4:26
    bạn sẽ thấy đường ranh giới
    của nó rất rõ ràng.
  • 4:27 - 4:31
    Chúng ta suy nghĩ ở bên trong
    đường ranh giới này. Để tôi cho bạn ví dụ.
  • 4:31 - 4:37
    Một đường ranh giới là ranh giới pháp luật
    và ta nghĩ trong khuôn khổ đó.
  • 4:37 - 4:38
    Tôi sẽ cho bạn ví dụ.
  • 4:38 - 4:44
    Rất ít người sẽ nghĩ đến việc
    ăn cắp ví tiền của người kế bên
  • 4:44 - 4:47
    để góp vốn khởi nghiệp.
  • 4:50 - 4:51
    Ít nhất đó là những tôi nghĩ.
  • 4:52 - 4:55
    Chúng ta nghĩ theo khuôn khổ nhưng
    còn có những khuôn khổ khác nữa.
  • 4:55 - 4:58
    Ta nghĩ bên trong đường
    ranh giới vật chất,
  • 4:58 - 5:01
    nhưng chúng ta còn nghĩ dựa vào
    ranh giới giá trị đạo đức.
  • 5:01 - 5:04
    Đó là tại sao chúng ta
    suy nghĩ bên trong cái hộp.
  • 5:04 - 5:07
    Ít ra, đó là những gì chúng ta nghĩ.
  • 5:08 - 5:12
    Bởi vì thực tế cũng chính là cái hộp
    mà chúng ta thường nghĩ tới.
  • 5:18 - 5:20
    Những người ngồi phía sau không thấy được,
  • 5:20 - 5:22
    vì cái hộp này nhỏ quá
  • 5:22 - 5:25
    (Cười)
  • 5:26 - 5:29
    Để tôi minh họa cái hộp này
    nhỏ đến cỡ nào.
  • 5:29 - 5:32
    Giả sử tối nay, tôi nói: "Ăn tối nào,
  • 5:32 - 5:35
    mình nên ăn món gì nhỉ?"
  • 5:35 - 5:38
    Có thể bạn sẽ nghĩ đến:
    "Đi mua vài cái pizza", hay
  • 5:38 - 5:42
    "Đi ăn ngoài ", "Nấu tại nhà",
    đủ các ý kiến khác.
  • 5:43 - 5:46
    Nhưng tôi tin sẽ rất ít người
    sẽ giơ tay mà nói
  • 5:46 - 5:49
    "Hãy ra đường cao tốc gần đây,
  • 5:49 - 5:52
    và xem chúng ta bắt được
    xác con thú nào bên đường
  • 5:52 - 5:55
    mang về và nấu một bữa ngon miệng."
  • 5:55 - 5:58
    (Cười)
  • 5:59 - 6:01
    Đó là một ý kiến đáng quan ngại.
  • 6:03 - 6:04
    Nhưng điểm hài hước ở đây,
  • 6:04 - 6:07
    nhiều người trên thế giới sẽ nghĩ điều đó
    hoàn toàn bình thường
  • 6:07 - 6:09
    không có gì là sai cả.
  • 6:09 - 6:11
    Bên trong cái hộp mà chúng ta suy nghĩ
  • 6:11 - 6:13
    thật sự rất nhỏ,
  • 6:14 - 6:19
    Nếu chỉ suy nghĩ tập trung
    vào chuyên ngành của mình,
  • 6:19 - 6:22
    thì bạn cũng đang nghĩ
    trong một cái hộp rất nhỏ.
  • 6:23 - 6:27
    Đường ranh giới của cái hộp còn
    được gọi là những tiêu chuẩn công nghiệp,
  • 6:27 - 6:29
    hay chuẩn mực.
  • 6:30 - 6:33
    Ví dụ bạn đang kinh doanh một nhà hàng,
  • 6:33 - 6:37
    mọi người đến thưởng thức
    sẽ là tiêu chuẩn công nghiệp.
  • 6:37 - 6:39
    Họ ăn và họ trả tiền.
  • 6:39 - 6:42
    Đấy là sự chuẩn mực mà mọi người làm theo.
  • 6:42 - 6:45
    Ví dụ khác là bạn đang
    kinh doanh ngân hàng,
  • 6:45 - 6:49
    thì tiêu chuẩn sẽ là khi mọi người
    đưa tiền cho bạn và bạn cảm ơn.
  • 6:49 - 6:50
    và bạn đưa số tiền đó cho người khác.
  • 6:50 - 6:51
    (Cười)
  • 6:51 - 6:53
    Ý tôi, đó là ngân hàng mà.
  • 6:55 - 6:59
    Đó là những tiêu chuẩn,
    chuẩn mực công nghiệp.
  • 6:59 - 7:01
    Nhưng đây là điều bạn cần biết:
  • 7:01 - 7:04
    Từ "norm" là viết tắt
    của "normal" (thông thường).
  • 7:05 - 7:08
    Nói cách khác, nếu bạn làm
    những gì người khác làm,
  • 7:08 - 7:10
    bạn sẽ nhận kết quả giống mọi người,
  • 7:10 - 7:13
    và đó là những kết quả "thông thường".
  • 7:14 - 7:18
    Và như vậy, sau ngày hôm nay,
    bạn sẽ nhận được sự khác biệt.
  • 7:20 - 7:24
    Vậy câu hỏi quan trọng là: Làm sao để
    thoát ra cái hộp chuẩn mực ấy?
  • 7:24 - 7:27
    Ra khỏi cái hộp nhỏ của những tiêu chuẩn
  • 7:27 - 7:29
    để đến một nơi tuyệt vời,
  • 7:31 - 7:33
    nơi của sự đổi mới, cách tân.
  • 7:33 - 7:34
    Vậy chúng ta làm cách nào?
  • 7:35 - 7:36
    Để tôi giới thiệu cho bạn
  • 7:36 - 7:39
    trường hợp của một
    người lái xe taxi ở London.
  • 7:40 - 7:43
    Nếu bạn muốn lái taxi ở London,
  • 7:43 - 7:47
    bạn cần thuộc lòng cả thành phố,
    cái đó gọi là sự hiểu biết.
  • 7:47 - 7:50
    Bạn biết rằng phải trải qua nhiều năm
    mới tích lũy được kiến thức.
  • 7:51 - 7:55
    Và vấn đề là khi bạn muốn
    mở rộng hãng taxi.
  • 7:56 - 7:58
    Họ tự hỏi:
  • 7:58 - 8:00
    Làm sao chúng ta
    mở rộng hãng taxi cấp tốc,
  • 8:00 - 8:04
    khi chúng ta tuyển những người lái xe
  • 8:04 - 8:07
    không biết gì về London cả?
  • 8:08 - 8:11
    Và họ đã nghĩ ra sáng kiến khéo léo.
  • 8:11 - 8:14
    Họ nói, khi đó họ sẽ có hai loại taxi,
  • 8:14 - 8:18
    Một loại là taxi bình thường,
    loại kia sẽ có một cái bảng lớn ghi:
  • 8:18 - 8:23
    "Tài xế không biết gì...
  • 8:23 - 8:25
    (Cười)
  • 8:25 - 8:30
    về London nhưng muốn
    bạn chỉ đường cho họ."
  • 8:31 - 8:34
    Đây là giải pháp tuyệt vời
    bởi nó sẽ thu hút
  • 8:34 - 8:37
    những người biết rõ đường ở London,
  • 8:37 - 8:42
    và họ sẽ trở thành
    người chủ của chiếc taxi.
  • 8:42 - 8:43
    (Cười)
  • 8:45 - 8:47
    Tuyệt vời!
  • 8:48 - 8:51
    Nó nghe có vẻ dễ dàng,
  • 8:51 - 8:53
    nhưng thật sự thì khó hơn nhiều.
  • 8:53 - 8:55
    Bởi vì chúng ta biết được rằng
  • 8:55 - 8:59
    khi cải tiến, điều phi thường sẽ xuất hiện
  • 8:59 - 9:03
    đó là khi người ta phá vỡ những chuẩn mực,
    hay tiêu chuẩn công nghiệp
  • 9:03 - 9:06
    trong lĩnh vực hoặc chuyên ngành của họ.
  • 9:08 - 9:09
    Bạn thấy nó xảy ra thường xuyên.
  • 9:09 - 9:12
    Ví dụ, nếu bạn kinh doanh đồ nội thất,
  • 9:12 - 9:14
    và bạn quyết định
  • 9:14 - 9:17
    sẽ không lắp ráp nội thất cho khách nữa,
  • 9:18 - 9:22
    có thể bạn sẽ có một công ty
    tên IKEA.
  • 9:24 - 9:26
    Ví dụ khác, nếu bạn kinh doanh máy tính,
  • 9:26 - 9:29
    ngày nọ bạn quyết định
    không bán máy tính
  • 9:29 - 9:31
    ở trong tiệm nữa,
  • 9:32 - 9:36
    thì có thể bạn sẽ có một công ty tên
    công ty máy tính Dell.
  • 9:38 - 9:42
    Thưa quý vị, nó cho ta biết rằng
    có cách để đi đến sự điên rồ.
  • 9:43 - 9:46
    Và bằng cách nhận ra được rằng
    số đông luôn sai,
  • 9:46 - 9:48
    khi nói về hiệu suất làm việc,
  • 9:48 - 9:53
    thì cuối cùng bạn cũng có cơ hội
    để dừng sửa chữa,
  • 9:53 - 9:57
    và thay vào đó là sự cải tiến to lớn hơn.
  • 9:59 - 10:01
    Thưa quý vị,
  • 10:01 - 10:03
    Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius
  • 10:04 - 10:07
    từng nói: Vạn vật trong cuộc sống
  • 10:07 - 10:09
    không dựa vào số đông,
  • 10:10 - 10:12
    mà vạn vật trong cuộc sống
  • 10:12 - 10:16
    là để thoát ra để thấy bản thân
    nằm trong hàng ngũ những kẻ điên lâm sàng.
  • 10:19 - 10:21
    Nếu bạn làm theo những gì người khác làm,
  • 10:21 - 10:25
    bạn sẽ không khác biệt với mọi người
    và có thể bạn sẽ bế tắc.
  • 10:25 - 10:28
    Đó là lí do khi nói về
    năng suất làm việc cao,
  • 10:28 - 10:30
    số đông luôn sai.
  • 10:32 - 10:33
    Đây là những gì ta biết.
  • 10:33 - 10:38
    Ta biết ba phần trăm mọi người
    sẽ làm nên sự khác biệt.
  • 10:39 - 10:43
    Mỗi người trong số các bạn có thể
    trở thành một phần của ba phần trăm đó
  • 10:43 - 10:45
    bằng cách quyết định, ngày hôm nay,
  • 10:45 - 10:48
    có phá vỡ những tiêu chuẩn,
    có phá vỡ những chuẩn mực.
  • 10:50 - 10:51
    Hoặc chọn cách khác,
  • 10:51 - 10:54
    là bạn trở thành một phần trong số 97%
  • 10:54 - 10:58
    để rồi sau này, sẽ đi làm
    cho số ba phần trăm kia.
  • 10:58 - 11:00
    (Cười)
  • 11:00 - 11:04
    Và sự lựa chọn đó hoàn toàn do bạn mà ra.
  • 11:05 - 11:06
    Xin cảm ơn rất nhiều.
  • 11:06 - 11:07
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao số đông luôn sai | Paul Rulkens | TEDxMaastricht
Description:

Diễn đàn diễn ra ở hội nghị TED nhưng được tổ chức bởi cộng đồng địa phương. Tìm hiêu thêm tại http://ted.com/tedx

Paul Rulkens là một chuyên gia hướng dẫn cách thành công bằng cách nhanh nhất, dễ nhất. Trước đây ông là kĩ sư hóa học, nhưng dần dần hứng thú với lĩnh vực khác về làm việc với năng suất cao. Công trình của ông dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm và ứng dụng thực hành của tâm lý học, thần kinh học và suy nghĩ thông thường. Ông đang giúp những người thành công ngày càng thành công hơn. Ông hiện đang sống với vợ và hai con ở Maastricht.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
11:26

Vietnamese subtitles

Revisions