Return to Video

Tã giấy trẻ em gợi ra một phương pháp mới để nghiên cứu bộ não

  • 0:01 - 0:02
    Chào mọi người.
  • 0:02 - 0:05
    Tôi mang đến một tã giấy.
  • 0:07 - 0:09
    Bạn sẽ biết tại sao ngay đây thôi.
  • 0:09 - 0:11
    Tã giấy có độ sạch tuyệt vời.
  • 0:11 - 0:13
    Chúng có thể thấm hút rất nhiều
    khi bạn đổ nước lên,
  • 0:13 - 0:16
    một thí nghiệm được cả hàng triệu
    trẻ làm mỗi ngày.
  • 0:16 - 0:17
    (Cười)
  • 0:17 - 0:19
    Nhưng lý do tôi nói về nó ở đây
  • 0:19 - 0:21
    là chúng được thiết kế
    một cách rất thông minh.
  • 0:21 - 0:24
    Chúng được làm từ chất được gọi là
    vật liệu hút chất lỏng.
  • 0:24 - 0:27
    Nó là một chất liệu đặc biệt mà khi bạn
    đổ nước vào,
  • 0:27 - 0:28
    nó sẽ hút được rất nhiều,
  • 0:28 - 0:30
    có thể gấp nghìn lần thể tích của nó.
  • 0:30 - 0:34
    Và đây là một loại polyme công nghiệp
    vô cùng hữu dụng.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng điều nhóm chúng tôi thử làm
    tại Viện MIT
  • 0:36 - 0:40
    là tìm hiểu liệu chúng ta có thể làm gì đó
    tương tự cho não người.
  • 0:40 - 0:41
    Có thể làm nó lớn hơn,
  • 0:41 - 0:43
    nó đủ lớn để bạn có thể
    nhìn vào bên trong
  • 0:43 - 0:45
    và thấy tất cả những khối
    nhỏ xíu, phân tử sinh học,
  • 0:45 - 0:47
    thấy được cấu trúc không gian 3 chiều
    của chúng,
  • 0:47 - 0:51
    thấy được cấu trúc thực tế của não,
    liệu bạn có làm được không?
  • 0:51 - 0:52
    Nếu chúng ta làm được,
  • 0:52 - 0:56
    có lẽ chúng ta sẽ hiểu tường tận hơn
    về cách thức tổ chức của não
  • 0:56 - 0:57
    để tiếp cận được suy nghĩ và cảm xúc
  • 0:57 - 0:59
    và hành động và cảm giác.
  • 0:59 - 1:02
    Chúng ta thử chỉ ra chính xác
    những thay đổi xảy ra trong não
  • 1:02 - 1:04
    đã gây ra bệnh tật,
  • 1:04 - 1:07
    những bệnh như Alzheimer, động kinh
    và Parkinson,
  • 1:07 - 1:10
    đó là những bệnh mà ta có quá ít cách
    trị liệu, chữa trị,
  • 1:10 - 1:14
    và chúng ta chưa biết nguyên nhân
    hay nguồn gốc
  • 1:14 - 1:16
    và điều làm cho những bệnh đó xuất hiện.
  • 1:17 - 1:18
    Nhóm của chúng tôi tại MIT
  • 1:18 - 1:21
    đang cố gắng có cái nhìn khác
  • 1:21 - 1:24
    về cách khoa học thần kinh được hình thành
    trên một trăm năm qua,
  • 1:24 - 1:26
    Chúng tôi là nhà thiết kế, nhà phát minh,
  • 1:26 - 1:28
    Chúng tôi cố gắng tìm ra cách xây dựng
    công nghệ
  • 1:29 - 1:31
    cho phép chúng ta nhìn vào não
    và chỉnh sửa.
  • 1:31 - 1:32
    Lý do là,
  • 1:32 - 1:35
    não vô cùng, vô cùng phức tạp.
  • 1:35 - 1:38
    Vậy chúng ta học được từ
    thế kỷ đầu của khoa học thần kinh
  • 1:38 - 1:41
    rằng não là một mạng lưới rất phức tạp,
  • 1:41 - 1:43
    được làm từ những tế bào chuyên biệt
    được gọi là nơ ron
  • 1:43 - 1:45
    với những hình dạng rất phức tạp,
  • 1:45 - 1:49
    và dòng điện chạy qua các nơ ron có hình
    dạng phức tạp này.
  • 1:50 - 1:52
    Hơn nữa, nơ ron được kết nối trong
    các mạng lưới.
  • 1:52 - 1:56
    chúng được nối bởi những đầu nối nhỏ
    gọi là khớp thần kinh, có trao đổi hóa học
  • 1:56 - 1:59
    và cho phép các nơ ron liên lạc
    được với nhau.
  • 1:59 - 2:01
    Độ đậm đặc của não thật không tin nổi.
  • 2:01 - 2:03
    Trong một milimet khối của não,
  • 2:03 - 2:05
    có khoảng 100.000 nơ ron
  • 2:05 - 2:08
    và có thể có 1 tỷ kết nối.
  • 2:09 - 2:10
    Nhưng còn hơn nữa.
  • 2:10 - 2:13
    Vậy, nếu bạn có thể phóng to một nơ ron,
  • 2:13 - 2:15
    thì đó chỉ là một cách diễn đạt
    theo nghệ thuật.
  • 2:15 - 2:20
    Điều bạn thấy là hàng nghìn, hàng nghìn
    loại phân tử sinh học,
  • 2:20 - 2:24
    đó là những bộ máy siêu vi được làm theo
    mô hình 3D phức tạp,
  • 2:24 - 2:27
    và cùng với nhau chúng điều tiết những
    xung điện,
  • 2:27 - 2:31
    và những trao đổi hóa học để cho phép
    các nơ ron liên lạc với nhau
  • 2:31 - 2:34
    để tạo ra những thứ như suy nghĩ,
    cảm xúc và vân vân.
  • 2:34 - 2:38
    Bây giờ chúng ta vẫn chưa biết cách thức
    các nơ ron trong não được sắp xếp
  • 2:38 - 2:39
    để hình thành các mạng lưới,
  • 2:39 - 2:43
    và ta cũng không biết cách các phân tử
    sinh học được tổ chức
  • 2:43 - 2:44
    bên trong các nơ ron
  • 2:44 - 2:46
    để hình thành các bộ máy
    có tổ chức và phức tạp.
  • 2:46 - 2:48
    Nếu ta thật sự muốn hiểu điều này,
  • 2:48 - 2:49
    ta cần có những công nghệ mới.
  • 2:49 - 2:52
    Nhưng nếu ta có thể có được
    những bản đồ thế này,
  • 2:52 - 2:54
    nếu ta nhìn được tổ chức
    của phân tử và nơ ron
  • 2:54 - 2:56
    và mạng lưới nơ ron,
  • 2:56 - 2:59
    có thể ta hiểu được
    cách thức bộ não quản lý thông tin
  • 2:59 - 3:01
    từ những vùng giác quan,
  • 3:01 - 3:02
    kết hợp với xúc giác và cảm giác,
  • 3:02 - 3:05
    và tạo ra các quyết định và hành động
    của ta.
  • 3:05 - 3:09
    Chúng ta có thể chỉ ra hình thức chính xác
    của các thay đổi phân tử xảy ra
  • 3:09 - 3:10
    trong sự phức tạp của não.
  • 3:10 - 3:13
    Mỗi lần ta biết cách những
    phân tử này thay đổi,
  • 3:13 - 3:15
    thì chúng đã tăng số lượng và thay đổi
    nguyên mẫu,
  • 3:15 - 3:19
    ta có thể dùng những thay đổi này
    như là mục tiêu của thuốc chữa mới,
  • 3:19 - 3:21
    cho cách thức mới để phân phối năng lượng
    trong não
  • 3:21 - 3:25
    để chỉnh lại những thao tác trong não
    bị sai lệch
  • 3:25 - 3:27
    của bệnh nhân đang chịu
    những rối loạn não.
  • 3:27 - 3:30
    Chúng ta thấy xuất hiện nhiều công
    nghệ mới ở thế kỷ qua
  • 3:30 - 3:32
    để đương đầu với khó khăn đó.
  • 3:32 - 3:34
    Tôi nghĩ tất cả chúng ta đã
    thấy hình scan của não
  • 3:34 - 3:36
    được chụp bằng máy MRI.
  • 3:36 - 3:40
    Đương nhiên, những máy này có lợi thế
    to lớn là chúng không tác hại đến não,
  • 3:40 - 3:42
    chúng có thể dùng trên đối
    tượng người sống.
  • 3:42 - 3:45
    Nhưng chúng cũng còn rất thô.
  • 3:45 - 3:48
    Mỗi vệt mà bạn thấy, nhiều người
    gọi là những hình khối,
  • 3:48 - 3:49
    có thể chứa hàng triệu nơ ron.
  • 3:49 - 3:52
    Vậy nếu nó không đạt được mức độ
    phân giải
  • 3:52 - 3:55
    ở đó nó có thể xác định được vị trí
    phân tử đang thay đổi
  • 3:55 - 3:57
    hay những thay đổi trong hệ thống
    của những mạng lưới này
  • 3:57 - 4:01
    đang đóng góp vào khả năng của chúng ta
    về nhận thức và sức mạnh con người.
  • 4:01 - 4:03
    Ở thái cực khác, bạn có kính hiển vi.
  • 4:03 - 4:07
    Đương nhiên kính hiển vi sẽ dùng ánh sáng
    để nhìn vào những vật vô cùng nhỏ.
  • 4:07 - 4:11
    Trong nhiều thế kỷ, chúng được dùng
    để nhìn những thứ như vi khuẩn.
  • 4:11 - 4:12
    Đối với khoa học thần kinh,
  • 4:12 - 4:16
    kính hiển vi là cách khám phá
    ra nơ ron đầu tiên,
  • 4:16 - 4:17
    cách đây khoảng 130 năm.
  • 4:17 - 4:20
    Nhưng về cơ bản, ánh sáng bị hạn chế.
  • 4:20 - 4:23
    Chúng ta không thể thấy phân tử dạng
    đơn lập với một kính hiển vi cũ kỹ.
  • 4:23 - 4:25
    Bạn không thể nhìn những
    kết nối bé xíu này.
  • 4:25 - 4:29
    Vậy nếu chúng ta muốn tăng khả
    năng quan sát bộ não,
  • 4:29 - 4:31
    để tiếp cận được cấu trúc thực địa,
  • 4:31 - 4:35
    chúng ta cần có công nghệ tốt hơn nữa.
  • 4:35 - 4:37
    Cách đây vài năm, nhóm của tôi nghĩ:
  • 4:37 - 4:39
    Tại sao chúng ta không làm ngược lại?
  • 4:39 - 4:42
    Nếu nó quá rối rắm không thể
    phóng to bộ não,
  • 4:42 - 4:44
    tại sao chúng ta không làm cho bộ
    não to lên?
  • 4:44 - 4:45
    Ý tưởng đó bắt đầu
  • 4:45 - 4:48
    với 2 sinh viên tốt nghiệp trong nhóm
    tôi, Fei Chen và Paul Tillberg.
  • 4:48 - 4:52
    Bây giờ nhiều sinh viên khác trong nhóm
    đang tham gia giúp chương trình này.
  • 4:52 - 4:55
    Chúng tôi quyết định tìm hiểu
    liệu có thể dùng chất tổng hợp,
  • 4:55 - 4:56
    như chất trong tã giấy trẻ em,
  • 4:56 - 4:58
    và cài đặt nó trong não.
  • 4:58 - 5:00
    Nếu ta có thể làm điều đó chính xác,
    và bạn thêm nước vào,
  • 5:00 - 5:02
    bạn có thể thổi phình to bộ não lên
  • 5:02 - 5:05
    để ở đó bạn có thể phân biệt
    những phân tử sinh học với nhau.
  • 5:05 - 5:08
    Bạn sẽ thấy những kết nối và có được
    bản đồ não.
  • 5:08 - 5:10
    Điều đó vô cùng khó khăn.
  • 5:10 - 5:13
    Chúng tôi mang hình mẫu đến đây.
  • 5:14 - 5:16
    Chúng tôi có chất liệu tinh khiết
    làm tã giấy trẻ em.
  • 5:16 - 5:18
    Mua qua mạng thì dễ hơn
  • 5:18 - 5:22
    là tự làm, thực ra thì chất đó
    có trong những cái tã giấy này.
  • 5:22 - 5:24
    Tôi đặt cái muỗng nhỏ ở đây
  • 5:25 - 5:26
    trong chất tổng hợp tinh khiết này.
  • 5:27 - 5:29
    Và ở đây chúng ta có nước.
  • 5:29 - 5:31
    Điều chúng ta sẽ làm
  • 5:31 - 5:34
    là quan sát xem liệu chiếc muỗng
    trong chất liệu tã trẻ em
  • 5:34 - 5:35
    có thể tăng kích thước.
  • 5:37 - 5:40
    Bạn sẽ thấy nó tăng kích thước
    khoảng 1000 lần
  • 5:40 - 5:42
    ngay trước mắt bạn.
  • 5:50 - 5:52
    Tôi có thể đổ nhiều nước vào,
  • 5:52 - 5:53
    nhưng tôi nghĩ bạn đã thấy rồi
  • 5:53 - 5:56
    đó là một phân tử rất thú vị,
  • 5:56 - 5:58
    và nếu có thể dùng nó đúng đắn,
  • 5:58 - 6:00
    chúng ta có thể phóng to
    phần bên trong bộ não
  • 6:00 - 6:03
    theo cách mà bạn không thể
    làm với những công nghệ trong quá khứ.
  • 6:03 - 6:05
    Vậy, cần một ít hóa chất.
  • 6:05 - 6:08
    Cái gì sẽ xảy ra trong chất
    tổng hợp làm tã giấy trẻ em?
  • 6:08 - 6:09
    Nếu bạn có thể phóng to nó,
  • 6:09 - 6:12
    nó phải giống như cái bạn
    thấy trên màn hình đây.
  • 6:12 - 6:16
    Chất tổng hợp là chuỗi các nguyên tử
    được xếp dài theo những đường mỏng.
  • 6:16 - 6:18
    Những chuỗi này rất nhỏ,
  • 6:18 - 6:20
    khoảng bằng độ rộng của một
    phân tử sinh học,
  • 6:20 - 6:22
    và những chất tổng hợp này rất đậm đặc.
  • 6:22 - 6:23
    Chúng cách xa nhau bằng
  • 6:23 - 6:26
    kích thước của một
    phân tử sinh học.
  • 6:26 - 6:27
    Thật tuyệt vời
  • 6:27 - 6:30
    vì chúng ta có thể di chuyển
    mọi thứ riêng biệt trong bộ não.
  • 6:30 - 6:32
    Nếu ta thêm nước vào, điều xảy ra là
  • 6:32 - 6:34
    chất có thể phồng lên này sẽ hút nước,
  • 6:34 - 6:37
    chuỗi polymer sẽ di chuyển riêng biệt
    giữa chúng,
  • 6:37 - 6:39
    và toàn bộ chất này sẽ phồng to lên.
  • 6:39 - 6:41
    Và bởi vì những chuỗi này quá nhỏ
  • 6:41 - 6:44
    và cách nhau chỉ bằng một
    phân tử sinh học,
  • 6:44 - 6:46
    nên chúng ta có thể đưa vào não
  • 6:46 - 6:47
    và làm cho nó đủ lớn để xem.
  • 6:47 - 6:49
    Thậy là bí ẩn, rồi sau đó:
  • 6:49 - 6:52
    Làm sao để tạo những chuỗi polymer
    trong não
  • 6:52 - 6:55
    khi chúng ta cũng có thể di chuyển
    các phân tử sinh học riêng biệt?
  • 6:55 - 6:56
    Nếu chúng ta có thể làm điều đó,
  • 6:56 - 6:59
    chúng ta có thể có được bản đồ thực
    địa của não.
  • 6:59 - 7:01
    Chúng ta có thể nhìn rõ cả
    hệ thống trong não.
  • 7:01 - 7:04
    Chúng ta có thể nhìn vào trong
    và thấy những phân tử trong đó.
  • 7:04 - 7:06
    Để minh họa, chúng tôi
    làm vài đoạn hoạt hình,
  • 7:06 - 7:09
    theo cách vẽ không gian 3 chiều,
    chúng tôi nhìn thấy
  • 7:09 - 7:13
    cái mà các phân tử sinh học thể hiện
    và cách mà chúng ta tách chúng ra.
  • 7:13 - 7:15
    Bước 1: điều mà ta cần làm trước hết là
  • 7:15 - 7:19
    gắng mỗi phân tử sinh học,
    chúng có màu vàng ở đây,
  • 7:19 - 7:21
    với 1 cái định vị, một cái móc kết nối.
  • 7:21 - 7:24
    Chúng ta cần kéo những phân tử
    của não rời nhau ra,
  • 7:24 - 7:26
    và để làm điều đó, chúng ta cần có một
    cái tay cầm nhỏ
  • 7:26 - 7:29
    cho phép những phân tử polymer này
    kết với chúng
  • 7:29 - 7:30
    và cho phép dùng lực kéo của chúng.
  • 7:30 - 7:34
    Bây giờ, nếu bạn chỉ lấy chất tổng hợp
    trong tã giấy và đưa vào trong não,
  • 7:34 - 7:36
    đương nhiên, nó sẽ ở trên.
  • 7:36 - 7:39
    Vậy chúng ta cần tìm ra một cách
    để đưa các phân tử polymer vào trong.
  • 7:39 - 7:41
    Và đây là nơi chúng ta gặp may.
  • 7:41 - 7:43
    Hóa ra, bạn có thể
    làm được những khối,
  • 7:43 - 7:44
    được gọi là phân tử đơn hợp,
  • 7:44 - 7:46
    và nếu bạn cho chúng vào não
  • 7:46 - 7:48
    và kích hoạt các phản ứng hóa học,
  • 7:48 - 7:51
    bạn có thể làm cho chúng hình thành
    những chuỗi dài này,
  • 7:51 - 7:53
    ngay trong mô não.
  • 7:53 - 7:55
    Chúng sẽ uốn quanh những
    phân tử sinh học
  • 7:55 - 7:57
    và xen giữa chúng,
  • 7:57 - 7:59
    hình thành những mạng lưới
    phức tạp này
  • 7:59 - 8:02
    cho phép bạn kéo những phân tử
  • 8:02 - 8:03
    ra xa nhau.
  • 8:03 - 8:06
    Một khi mỗi tay cầm nhỏ này được
    cuốn xung quanh,
  • 8:06 - 8:09
    chất polimer sẽ nối tay cầm,
    và đó là cái ta cần
  • 8:09 - 8:12
    để kéo các phân tử rời nhau ra.
  • 8:12 - 8:13
    Đây là giây phút chờ đợi.
  • 8:13 - 8:16
    Chúng ta cần phân tích mẫu này
  • 8:16 - 8:19
    với một chất hóa học để kéo giãn tất
    cả những phân tử ra khỏi nhau,
  • 8:19 - 8:21
    và khi chúng ta thêm nước vào,
  • 8:21 - 8:24
    chất có thể phồng lên này sẽ
    hút nước,
  • 8:24 - 8:26
    chuỗi polymer sẽ căng ra,
  • 8:26 - 8:28
    nhưng các phân tử sinh học sẽ
    tách ra xa nhau.
  • 8:28 - 8:30
    Và rất giống với hình vẽ
    trên quả bong bóng,
  • 8:30 - 8:32
    rồi bạn thổi bong bóng đó lớn lên,
  • 8:32 - 8:34
    hình vẽ đó cũng giống như vậy,
  • 8:34 - 8:36
    các phân tử của mực vẽ đã
    tách xa nhau.
  • 8:36 - 8:40
    Đó là điều chúng tôi đã có thể làm
    bây giờ, nhưng trong không gian 3 chiều.
  • 8:40 - 8:40
    Còn cái này nữa.
  • 8:40 - 8:41
    Như bạn thấy đấy,
  • 8:41 - 8:45
    chúng tôi đã dùng màu đánh dấu tất
    cả những phân tử sinh học thành màu nâu.
  • 8:45 - 8:46
    Đó là bởi vì chúng giống nhau.
  • 8:46 - 8:49
    Phân tử sinh học được làm từ
    những nguyên tử giống nhau,
  • 8:49 - 8:51
    nhưng theo trật tự khác nhau.
  • 8:51 - 8:53
    Vậy chúng ta cần một thứ sau cùng
  • 8:53 - 8:55
    để có thể nhìn thấy chúng.
  • 8:55 - 8:57
    Chúng tôi phải mang đánh dấu chúng,
  • 8:57 - 8:59
    với thuốc nhuộm sáng
    để phân biệt.
  • 8:59 - 9:02
    Vậy một loại phân tử sinh học
    có thể có màu xanh.
  • 9:02 - 9:04
    Một loại phân tử sinh học khác
    có màu đỏ.
  • 9:05 - 9:06
    Và cứ thế tiếp tục.
  • 9:06 - 9:07
    Đó là bước cuối.
  • 9:07 - 9:10
    Bây giờ chúng ta dường như có thể nhìn
    một bộ não
  • 9:10 - 9:11
    và nhìn từng phân tử riêng biệt,
  • 9:12 - 9:14
    vì chúng ta đã đẩy chúng ra xa nhau đủ để
  • 9:14 - 9:16
    chúng ta có thể phân biệt chúng.
  • 9:16 - 9:19
    Vậy hy vọng ở đây là ta có thể
    làm cái không thấy thành cái thấy được.
  • 9:19 - 9:21
    Chúng ta có thể biến đổi những thứ nhỏ
    và không rõ
  • 9:21 - 9:23
    và làm chúng phình to ra
  • 9:23 - 9:26
    cho tới khi chúng trở thành
    những điểm chứa thông tin về sự sống.
  • 9:26 - 9:28
    Đây là một video
    giống như vậy.
  • 9:28 - 9:31
    Chúng ta có ở đây một não nhỏ trong
    một cái đĩa --
  • 9:31 - 9:32
    đó là một mẩu của nhỏ của não.
  • 9:32 - 9:34
    Chúng ta cho polymer vào,
  • 9:34 - 9:35
    và chúng ta thêm nước vào.
  • 9:35 - 9:38
    Điều bạn sẽ thấy là,
    ngay trước mắt bạn --
  • 9:38 - 9:40
    video này được tăng tốc khoảng 60 lần --
  • 9:40 - 9:43
    miếng mô não này đang lớn dần lên.
  • 9:43 - 9:46
    Nó có thể tăng độ lớn lên 100 lần
    hay còn nhiều hơn nữa.
  • 9:46 - 9:49
    Và phần hay nhất là, vì những phân tử
    polymer rất nhỏ,
  • 9:49 - 9:51
    chúng ta đang tách những phân tử
    sinh học ra.
  • 9:51 - 9:53
    Đó là một sự dàn trải trơn tru.
  • 9:53 - 9:56
    Chúng ta không làm biến dạng thông tin.
  • 9:56 - 9:58
    Chúng ta chỉ làm cho chúng trở nên
    dễ quan sát mà thôi.
  • 9:58 - 10:02
    Vậy chúng ta có thể lấy được mạch điện
    trong não --
  • 10:02 - 10:05
    đây là một mẩu của não
    ví dụ có chứa trong đó trí nhớ --
  • 10:05 - 10:06
    và chúng ta phóng to lên.
  • 10:06 - 10:09
    Chúng ta có thể bắt đầu thấy cách
    các mạch điện hình thành.
  • 10:09 - 10:11
    Có thể ngày nào đó chúng ta sẽ đọc được
    trí nhớ.
  • 10:11 - 10:14
    Có thể chúng ta sẽ thấy được cách hình
    thành các mạch điện
  • 10:14 - 10:15
    để tạo ra được cảm xúc,
  • 10:15 - 10:17
    cách tổ chức mạng lưới não
  • 10:17 - 10:19
    để làm cho chúng ta trở thành
    chính chúng ta.
  • 10:19 - 10:22
    Và đương nhiên, hy vọng chúng ta có
    thể thấy rõ
  • 10:22 - 10:26
    các vấn đề trong não ở mức độ phân tử.
  • 10:26 - 10:28
    Sẽ thế nào nếu chúng ta có thể nhìn
    vào phân tử trong não
  • 10:28 - 10:31
    và chỉ ra đây là 17 phân tử bị biến thái
  • 10:31 - 10:35
    trong mô não đang bị động kinh
  • 10:35 - 10:36
    hay bị thay đổi do bệnh Parkinson
  • 10:37 - 10:38
    hoặc bị bệnh gì khác?
  • 10:38 - 10:41
    Nếu chúng ta có được danh sách
    tổng hợp của những trục trặc,
  • 10:41 - 10:43
    chúng trở thành mục tiêu chữa
    trị của chúng ta.
  • 10:43 - 10:45
    Ta có thể tìm ra thuốc kết
    nối những thứ này.
  • 10:45 - 10:48
    Ta có thể nhắm đến năng lượng
    cho những phần khác nhau của não
  • 10:48 - 10:51
    để có thể giúp mọi người
    bệnh Parkinson hay động kinh
  • 10:51 - 10:53
    hay những điều kiện khác đang ảnh hưởng
    đến hàng tỷ người
  • 10:53 - 10:55
    trên thế giới.
  • 10:55 - 10:57
    Bây giờ, điều thú vị sắp xảy ra.
  • 10:57 - 11:00
    Hóa ra trong ngành y sinh học,
  • 11:00 - 11:03
    có những vấn đề khác mà
    sự phồng to lên có thể giải quyết được.
  • 11:03 - 11:06
    Đây là một mẩu sinh thiết
    từ bệnh nhân ung thư vú.
  • 11:07 - 11:09
    Hóa ra nếu bạn nhìn bệnh ung thư,
  • 11:09 - 11:10
    nếu bạn nhìn hệ thống miễn dịch,
  • 11:10 - 11:13
    nếu bạn nhìn sự lão hóa
    nếu bạn nhìn sự phát triển --
  • 11:13 - 11:17
    tất cả những quá trình này đều liên quan
    đến những hệ thống sinh học ở quy mô lớn.
  • 11:17 - 11:21
    Nhưng đương nhiên, vấn đề bắt đầu từ
    những phân tử nano nhỏ bé này,
  • 11:21 - 11:25
    đó là những bộ máy làm cho các tế bào
    và cơ quan trong cơ thể ta hoạt động.
  • 11:25 - 11:27
    Vậy điều chúng ta đang cố gắng làm là
    tìm hiểu
  • 11:27 - 11:31
    liệu ta có thể dùng công nghệ này để vẽ
    bản đồ về thành phần cơ bản của sự sống
  • 11:31 - 11:33
    trong sự đa dạng rộng lớn
    của các dạng bệnh tật.
  • 11:33 - 11:36
    Ta có thể chỉ ra những thay đổi
    trong một khối u
  • 11:36 - 11:38
    mà ta có thể theo dõi một cách thông minh
  • 11:38 - 11:42
    và dùng những loại thuốc có thể diệt
    chính xác những tế bào mà ta muốn không?
  • 11:42 - 11:45
    Như các bạn biết đấy, nhiều loại thuốc
    có nguy cơ tác hại rất cao.
  • 11:45 - 11:47
    Đôi khi, đó chỉ là những phỏng đoán.
  • 11:47 - 11:49
    Tôi hy vọng chúng ta có thể biến
    một cú phóng đầy rủi ro
  • 11:49 - 11:51
    thành một hành động an toàn.
  • 11:51 - 11:53
    Nếu bạn nghĩ về vụ phóng phi
    thuyền lên mặt trăng,
  • 11:53 - 11:55
    ở đó họ đã đáp xuống mặt trăng,
  • 11:55 - 11:58
    vì nó được thực hiện trên nền tảng
    khoa học vững chắc.
  • 11:58 - 11:59
    Chúng ta hiểu lực hấp dẫn;
  • 11:59 - 12:01
    chúng ta hiểu khí động học.
  • 12:01 - 12:02
    Chúng ta biết cách chế tạo tên lửa.
  • 12:02 - 12:05
    Những nguy hiểm trong khoa học
    đã được kiểm soát.
  • 12:05 - 12:07
    Cũng phải kể đến những thành công
    ngành kỹ thuật.
  • 12:07 - 12:10
    Nhưng trong y khoa, chúng ta không
    có những luật cần thiết.
  • 12:10 - 12:13
    Chúng ta có tất cả các luật
    tương tự như luật hấp dẫn,
  • 12:13 - 12:16
    như khí động học chưa?
  • 12:16 - 12:17
    Tôi nghĩ với công nghệ
  • 12:17 - 12:18
    như tôi đang nói đến hôm nay,
  • 12:18 - 12:20
    thật sự chúng ta có thể làm được những
    việc này.
  • 12:20 - 12:24
    Chúng ta có thể vẽ bản đồ những
    phần tử cấu tạo nên hệ thống cơ thể sống,
  • 12:24 - 12:28
    và tìm ra cách chữa trị bệnh tật
    làm ta đau khổ.
  • 12:29 - 12:32
    Bạn biết không, vợ tôi và tôi
    có 2 đứa trẻ,
  • 12:32 - 12:35
    hy vọng một đứa sẽ làm kỹ sư sinh học
    để làm cho cuộc sống tốt hơn
  • 12:35 - 12:37
    là so với cuộc sống hiện
    tại của chúng tôi.
  • 12:37 - 12:40
    Tôi hy vọng nếu chúng tôi có thể
    biến sinh học và y khoa
  • 12:40 - 12:45
    từ những thử nghiệm có nhiều rủi ro
    thành những cơ hội và may mắn,
  • 12:45 - 12:49
    và biến chúng thành những thành công
    nhờ vào kỹ năng và sự làm việc chăm chỉ,
  • 12:49 - 12:51
    và thế giới sẽ tiến bộ vượt bậc.
  • 12:51 - 12:52
    Cảm ơn nhiều.
  • 12:52 - 13:02
    (Vỗ tay)
Title:
Tã giấy trẻ em gợi ra một phương pháp mới để nghiên cứu bộ não
Speaker:
Ed Boyden
Description:

Nhà kỹ sư thần kinh học Ed Boyden muốn biết cách thức những phân tử sinh học bé tí trong não tạo ra những cảm xúc, suy nghĩ và cảm giác - và ông ta muốn tìm ra những thay đổi phân tử sẽ giúp khắc phục những rối loạn như động kinh và Alzheimer. Thay vì phóng đại những cấu trúc quá nhỏ bằng kính hiển vi, ông ta nghĩ: Cái gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm phình to các cấu trúc này lên và làm cho chúng trở nên thấy được?
Việc học theo cách các phân tử polymer được dùng trong tã giấy em bé hút nước có thể tìm ra chìa khóa để hiểu não của chúng ta nhiều hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:15

Vietnamese subtitles

Revisions