Return to Video

Chúng tôi đã khai quật Thằn lằn gai như thế nào

  • 0:01 - 0:06
    Những con rồng từ cổ xưa
    là những sinh vật lạ thường
  • 0:06 - 0:07
    Chúng rất khác biệt,
  • 0:07 - 0:09
    chúng rất đẹp,
  • 0:09 - 0:12
    và chúng ta biết rất ít về chúng.
  • 0:12 - 0:14
    Những suy nghĩ đó xuyên qua đầu tôi,
  • 0:14 - 0:19
    khi tôi nhìn vào cuốn sách về khủng long
    đầu tiên của mình.
  • 0:19 - 0:21
    Lúc đó tôi khoảng 5 tuổi,
  • 0:21 - 0:23
    và tôi quyết định
  • 0:23 - 0:26
    mình sẽ trở thành nhà cổ sinh vật học.
  • 0:26 - 0:29
    Cổ sinh vật học cho phép tôi
    kết hợp tình yêu với động vật
  • 0:29 - 0:34
    với ước mơ đặt chân đến
    mọi ngóc ngách rộng lớn trên thế giới.
  • 0:34 - 0:37
    Cho đến nay, sau vài năm,
    tôi đã lãnh đạo nhiều cuộc thám hiểm
  • 0:37 - 0:42
    đến tận cùng những ngóc ngách
    trên hành tinh, sa mạc Sahara.
  • 0:42 - 0:46
    Tôi đã làm việc ở Sahara
    bởi vì tôi đang trong cuộc tìm kiếm
  • 0:46 - 0:51
    để mở rộng những ghi nhận mới
    về loài khủng long kỳ quái,
  • 0:51 - 0:54
    gọi là Thằn lằn gai
  • 0:54 - 0:58
    Một ít mẩu xương của loài này
    đã được tìm thấy
  • 0:58 - 0:59
    trong sa mạc của Ai Cập
  • 0:59 - 1:05
    và đã được nhà cổ sinh vật học người Đức
    mô tả vào 100 năm trước .
  • 1:05 - 1:09
    Không may, tất cả số xương ông ấy có được
    bị hủy trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
  • 1:09 - 1:14
    Vì vậy tất cả những gì chúng tôi có được
    chỉ là một ít bản vẽ và ghi chú.
  • 1:14 - 1:15
    Từ những bản vẽ,
  • 1:15 - 1:18
    chúng tôi biết loài này,
    sống cách đây khoảng 100 triệu năm trước,
  • 1:18 - 1:20
    rất to lớn,
  • 1:20 - 1:23
    nó có những cái gai lớn trên lưng,
    tạo nên một cánh buồm lộng lẫy,
  • 1:23 - 1:28
    và nó cũng có bộ hàm thon, dài,
    hơi giống với cá sấu,
  • 1:30 - 1:32
    với những chiếc răng hình nón,
  • 1:32 - 1:37
    có lẽ được dùng để bắt lấy
    những con mồi trơn, giống như cá.
  • 1:37 - 1:39
    Nhưng đó là tất cả
    những gì chúng tôi biết
  • 1:39 - 1:42
    về loài động vật này sau 100 năm.
  • 1:47 - 1:51
    Tôi đến biên giới giữa Morocco và Algeria
    để tiến hành nghiên cứu thực địa của mình,
  • 1:51 - 1:54
    vùng đất có tên là Kem Kem.
  • 1:54 - 1:56
    Đó là một nơi khó khăn để làm việc.
  • 1:56 - 2:00
    Bạn phải đối mặt với bão cát,
    rắn và bò cạp,
  • 2:00 - 2:03
    Rất khó để tìm được hóa thạch tốt ở đó.
  • 2:03 - 2:06
    Nhưng công việc cực khổ của chúng tôi
    đã có kết quả tốt.
  • 2:06 - 2:08
    Chúng tôi khám phá được
    nhiều mẫu vật khác lạ.
  • 2:08 - 2:10
    Đó là xương khủng long lớn nhất
  • 2:10 - 2:12
    đã từng được tìm thấy
    ở khu vực này của Sahara.
  • 2:13 - 2:17
    Chúng tôi tìm được hài cốt
    của loài khủng long ăn thịt khổng lồ,
  • 2:17 - 2:20
    của loài có kích thước trung bình,
  • 2:20 - 2:25
    và 7 hay 8 loại săn mồi khác nhau
    trông giống như cá sấu.
  • 2:25 - 2:28
    Những hóa thạch này
    được vùi dưới một hệ thống sông.
  • 2:28 - 2:32
    Hệ thống này cũng là nơi sống của
    một con cá vây tay khổng lồ, to cỡ ô tô,
  • 2:32 - 2:36
    và một quái vật cá kiếm,
  • 2:36 - 2:40
    và bầu trời bên trên
    thì đầy ắp thằn lằn bay,
  • 2:40 - 2:42
    các loài bò sát bay.
  • 2:42 - 2:43
    Đó là một nơi khá nguy hiểm,
  • 2:43 - 2:47
    không phải là nơi bạn muốn đi du hành
    nếu bạn có cỗ máy thời gian
  • 2:48 - 2:51
    Chúng tôi đang tìm
    tất cả hóa thạch khác lạ của các loài
  • 2:51 - 2:54
    mà sống gần gũi với Thằn lằn gai,
  • 2:54 - 2:57
    nhưng Thằn lằn gai tự chứng tỏ rằng
    chúng rất khó nắm bắt.
  • 2:57 - 2:58
    Chúng tôi chỉ tìm được một vài mẫu
  • 2:58 - 3:03
    và tôi mong rằng một lúc nào đó chúng tôi
    có thể tìm thấy một phần của bộ xương.
  • 3:04 - 3:05
    Cuối cùng, gần đây thôi,
  • 3:05 - 3:08
    chúng tôi đã có thể tìm thấy một vùng
  • 3:08 - 3:13
    nơi những thợ săn hóa thạch địa phương
    tìm thấy nhiều mẫu xương của Thằn lằn gai
  • 3:13 - 3:16
    Chúng tôi trở lại vùng đó,
    thu thập nhiều mẫu xương hơn.
  • 3:16 - 3:20
    Và sau 100 năm, cuối cùng chúng tôi đã có
    một phần nữa của bộ xương
  • 3:20 - 3:23
    của loài sinh vật khác thường này.
  • 3:23 - 3:24
    Và chúng tôi đã có thể tái dựng nó.
  • 3:24 - 3:26
    Giờ chúng tôi biết Thằn lằn gai có đầu
  • 3:26 - 3:28
    hơi giống với cá sấu,
  • 3:28 - 3:30
    rất khác so với loài khủng long ăn thịt,
  • 3:30 - 3:33
    rất khác so với khủng long bạo chúa.
  • 3:33 - 3:38
    Nhưng thông tin thật sự thú vị
    đến từ phần còn lại của bộ xương.
  • 3:38 - 3:39
    Những cái gai dài,
  • 3:39 - 3:42
    những cái gai tạo nên một cánh buồm lớn.
  • 3:42 - 3:44
    Chúng tôi có xương chân, xương sọ,
  • 3:44 - 3:47
    chúng tôi có bàn chân hình cái chèo,
    bàn chân rộng --
  • 3:47 - 3:50
    một điểm rất khác biệt,
    không có loài khủng long nào giống vậy -
  • 3:50 - 3:53
    chúng tôi nghĩ chúng được dùng
    để di chuyển trên lớp trầm tích mềm
  • 3:53 - 3:56
    hoặc có thể để chèo trong nước.
  • 3:56 - 3:59
    Chúng tôi đã nhìn vào
    bản cấu trúc vi mô của bộ xương,
  • 3:59 - 4:01
    cấu trúc bên trong của xương Thằn lằn gai,
  • 4:01 - 4:04
    và kết quả là
    chúng rất dày đặc và rắn chắc.
  • 4:04 - 4:08
    Lần nữa, đây là thứ chúng tôi có thể thấy
    ở những động vật chủ yếu sống dưới nước,
  • 4:08 - 4:11
    rất có ích cho việc điều khiển
    độ chìm nổi trong nước.
  • 4:11 - 4:17
    Chúng tôi chụp CT tất cả các mẫu xương và
    xây dựng bộ xương Thằn lằn gai kỹ thuật số.
  • 4:17 - 4:19
    và khi chúng tôi nhìn vào bộ xương đó,
  • 4:19 - 4:23
    chúng tôi nhận ra loài khủng long này
    không giống bấy kỳ loài nào.
  • 4:23 - 4:25
    Nó to hơn khủng long bạo chúa,
  • 4:25 - 4:28
    và cái đầu rõ ràng là để ăn cá,
  • 4:28 - 4:32
    nhưng toàn bộ bộ xương thì
    phù hợp để sống dưới nước --
  • 4:32 - 4:36
    xương dày đặc, chân hình cái chèo, và
    chân sau bị tiêu giảm,
  • 4:36 - 4:39
    và lần nữa, chúng tôi nhận thấy loài này
  • 4:39 - 4:42
    ở dưới nước rất nhiều.
  • 4:43 - 4:46
    Vì vậy, chúng tôi đã
    làm phong phú hơn về Thằn lằn gai --
  • 4:46 - 4:50
    Tôi đang nhìn vào các cơ bắp kèm theo
    và bọc da nó --
  • 4:50 - 4:54
    và nhận ra mình đang làm việc với
    một con thủy quái,
  • 4:54 - 4:56
    con khủng long ăn thịt,
    to hơn khủng long bạo chúa
  • 4:56 - 4:59
    người cai trị dòng sông cổ đại
    của những người khổng lồ,
  • 4:59 - 5:03
    nơi nuôi dưỡng nhiều động vật sống ở nước
    mà tôi đã cho các bạn xem.
  • 5:03 - 5:05
    Đây thật sự là cuộc khám phá bí ẩn.
  • 5:05 - 5:07
    Loài khủng long thật khác biệt.
  • 5:07 - 5:10
    Và vài người đã nói với tôi,
    "Wow, đây là khám phá để đời.
  • 5:10 - 5:14
    Không có nhiều thứ còn lại
    để khám phá trên thế giới."
  • 5:15 - 5:18
    Tôi cho rằng không gì
    có thể thay thế sự thật.
  • 5:18 - 5:20
    Tôi tin
    Sahara vẫn còn nhiều điều quý giá,
  • 5:20 - 5:23
    và khi người ta nói với tôi
    không còn nơi nào để khám phá,
  • 5:23 - 5:27
    tôi sẽ trích dẫn câu nói của thợ săn
    khủng long nổi tiếng, Roy Chapman Andrews,
  • 5:27 - 5:33
    "Luôn luôn có những điều bí ẩn
    ở các ngõ ngách --
  • 5:33 - 5:36
    và thế giới thì vẫn còn
    nhiều những ngõ ngách".
  • 5:36 - 5:38
    Đó là sự thật cách đây nhiều thập kỷ
  • 5:38 - 5:40
    khi Roy Chapman Andrews viết các dòng này.
  • 5:40 - 5:42
    Và vẫn đúng cho đến ngày nay.
  • 5:42 - 5:43
    Cám ơn
  • 5:43 - 5:45
    (Vỗ tay)
Title:
Chúng tôi đã khai quật Thằn lằn gai như thế nào
Speaker:
Nizar Ibrahim
Description:

Loài động vật ăn thịt dài 50 feet, bắt con mồi dưới sông 97 triệu năm về trước, Thằn lằn gai là "loài rồng thời cổ xưa". Nhà cổ sinh vật học Nizar Ibrahim và nhóm của anh ta tìm thấy hóa thạch mới, ẩn sâu dưới những vách đá của sa mạc Moroccan Sahara, đã giúp chúng ta hiểu hơn về loài khủng long biết bơi đầu tiên - cũng có thể là loài khủng long ăn thịt lớn nhất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:02

Vietnamese subtitles

Revisions