Return to Video

Làm thế nào để cải tổ lại một ngôi trường hư hỏng? Hãy lãnh đạo một cách can đảm, và hãy yêu thương thật nhiều.

  • 0:00 - 0:05
    Ngày 1 tháng 11 năm 2002,
  • 0:06 - 0:09
    ngày đầu tiên tôi làm hiệu trưởng.
  • 0:10 - 0:14
    Nhưng tôi chẳng xa lạ gì
    khu học xá của quận Philadelphia này.
  • 0:15 - 0:18
    Tôi vốn tốt nghiệp từ
    các trường công của học khu này.
  • 0:19 - 0:22
    Và sau đó tôi dạy học
    cho trẻ khuyết tật trong suốt 20 năm.
  • 0:23 - 0:26
    ở một ngôi trường
    thu nhập thấp và yếu kém
  • 0:26 - 0:28
    phía Bắc Philadelphia,
  • 0:28 - 0:30
    nơi tội phạm tràn lan
  • 0:30 - 0:34
    và tỉ lệ người cực nghèo
    vào hàng cao nhất nước Mỹ.
  • 0:35 - 0:39
    Ngay khi tôi bước chân vào
    ngôi trường mới,
  • 0:39 - 0:42
    thì một trận đánh nhau to
    nổ ra giữa các em gái.
  • 0:44 - 0:47
    Sau khi đã nhanh chóng kiểm soát
    tình hình,
  • 0:48 - 0:51
    Tôi lập tức triệu tập
    một cuộc họp
  • 0:51 - 0:53
    ở thính phòng của trường
  • 0:53 - 0:57
    để tự giới thiệu mình
    là hiệu trưởng mới ở đây.
  • 0:57 - 1:00
    (Khán giả vỗ tay)
  • 1:00 - 1:02
    Tôi bước vào thính phòng, tức giận,
  • 1:03 - 1:05
    có chút lo lắng.
  • 1:05 - 1:06
    (Khán giả cười)
  • 1:06 - 1:07
    Nhưng tôi quyết tâm
  • 1:08 - 1:10
    sẽ lập lại kỷ cương
    ở ngôi trường mới này.
  • 1:11 - 1:15
    Tôi giữ giọng đanh thép nhất có thể,
  • 1:15 - 1:18
    đề ra các quy định mới
    về thái độ ở trường,
  • 1:18 - 1:22
    và các yêu cầu về việc học.
  • 1:23 - 1:24
    Bỗng nhiên,
  • 1:25 - 1:28
    một em gái ngồi tít
    phía cuối thính phòng
  • 1:29 - 1:30
    đứng dậy
  • 1:31 - 1:33
    và nói to: "Em thưa cô,
  • 1:34 - 1:35
    em thưa cô!"
  • 1:36 - 1:40
    Mọi ánh mắt đổ về phía em đó, và em nói:
  • 1:40 - 1:44
    "Cô đừng gọi đây là trường học nữa.
  • 1:45 - 1:47
    Đây không phải là một trường học."
  • 1:49 - 1:50
    Bằng một câu nói ấy thôi
  • 1:51 - 1:55
    Ashley bỗng nói trúng phóc
    những gì tôi luôn cảm thấy
  • 1:55 - 1:58
    nhưng chưa thể
    diễn tả cho rõ ràng được
  • 1:58 - 2:03
    về những gì đã xảy ra
    ở một ngôi trường hư hỏng mà tôi từng học
  • 2:03 - 2:07
    cũng trong khu vực này nhiều năm trước.
  • 2:08 - 2:12
    Ngôi trường đó quả thật
    không phải một trường học.
  • 2:13 - 2:18
    Mười năm sau, vào năm 2012,
  • 2:19 - 2:24
    Đây là ngôi trường yếu kém thứ ba tôi làm hiệu trưởng
  • 2:25 - 2:30
    Tôi sẽ là vị hiệu trưởng thứ tư
    trường trong nhiệm kỳ 4 năm.
  • 2:31 - 2:35
    Trường mang tiếng là một trường hư hỏng
    và nguy hiểm bất trị
  • 2:36 - 2:39
    do thành tích học tập kém cỏi
  • 2:39 - 2:41
    nhiều học sinh sử dùng vũ khí,
  • 2:41 - 2:44
    ma tuý, hành hung, và bị bắt giữ.
  • 2:46 - 2:50
    Tôi vừa bước đến trước cổng trường
  • 2:50 - 2:52
    và cố mở cổng,
  • 2:52 - 2:55
    thì phát hiện cổng trường
    đã bị khoá bằng xích
  • 2:55 - 2:59
    Tôi có thể nghe thấy
    giọng Ashley vang lên bên tai tôi
  • 2:59 - 3:02
    "Em thưa cô! Em thưa cô!
  • 3:03 - 3:05
    Đây không phải là một trường học."
  • 3:06 - 3:09
    Hội trường tối mò vì thiếu đèn.
  • 3:10 - 3:13
    Hàng đống đồ đạc và bàn ghế cũ hỏng
  • 3:13 - 3:15
    chất đầy các lớp học,
  • 3:15 - 3:20
    Hàng biển tài liệu và nhu liệu
    không dùng đến.
  • 3:21 - 3:23
    Đây đúng không phải là một trường học.
  • 3:24 - 3:26
    Thời gian trôi qua,
  • 3:27 - 3:31
    tôi nhận ra các lớp học
    gần như vắng tanh.
  • 3:32 - 3:34
    Các em sợ không dám đến lớp
  • 3:35 - 3:39
    sợ hãi những chuyện có thể xảy ra
    ở trường học;
  • 3:40 - 3:44
    sợ bị chế giễu khi phải ăn phần đồ ăn
    phát miễn phí ở căng tin.
  • 3:45 - 3:49
    Các em sợ đánh nhau
    và sợ bị bắt nạt.
  • 3:50 - 3:53
    Đây không phải một trường học.
  • 3:55 - 3:58
    Rồi đến giáo viên,
  • 3:58 - 4:02
    họ cũng cực kỳ lo sợ
    cho sự an toàn của bản thân họ
  • 4:03 - 4:08
    Vậy nên họ không kỳ vọng gì
    ở học sinh và chính họ.
  • 4:08 - 4:12
    Họ hoàn toàn không ý thức được rằng
    chính họ cũng góp phần
  • 4:12 - 4:14
    vào việc huỷ hoại văn hoá
    của ngôi trường.
  • 4:14 - 4:18
    Đây chính là điều đáng ngại nhất.
  • 4:19 - 4:22
    Các bạn thấy đấy
    Ashley nói rất đúng,
  • 4:23 - 4:25
    không chỉ đối với
    trường của em ấy
  • 4:26 - 4:28
    mà còn đúng với rất nhiều ngôi trường khác
  • 4:28 - 4:30
    dành cho học sinh diện nghèo.
  • 4:30 - 4:33
    Những ngôi trường ây
    hoàn toàn không phải trường học
  • 4:34 - 4:36
    Nhưng ta có thể thay đổi thực tế này.
  • 4:36 - 4:41
    Tôi sẽ kể cho các bạn tôi đã thay đổi
    trường Strawberry Mansion bằng cách nào.
  • 4:42 - 4:45
    Bất cứ ai từng làm việc với tôi đều biết
  • 4:46 - 4:48
    tôi khét tiếng với các khẩu hiệu.
  • 4:49 - 4:50
    (Khán giả cười)
  • 4:50 - 4:54
    Hôm nay tôi xin giới thiệu ba khẩu hiệu
  • 4:54 - 4:57
    quan trọng nhất trong các
    nỗ lực thay đổi của chúng tôi.
  • 4:58 - 5:00
    Khẩu hiệu đầu tiên
  • 5:00 - 5:03
    Làm lãnh đạo phải quyết đoán.
  • 5:04 - 5:06
    Tôi luôn tin rằng
  • 5:06 - 5:10
    tất cả những gì xảy ra ở trường,
    tốt hay xấu
  • 5:10 - 5:11
    đều do vị hiệu trưởng.
  • 5:12 - 5:13
    Tôi là hiệu trưởng,
  • 5:14 - 5:17
    và đã là hiệu trưởng thì phải lãnh đạo.
  • 5:18 - 5:21
    Tôi sẽ không ở lì trong văn phòng,
  • 5:21 - 5:24
    tôi sẽ không phó thác
    trách nhiệm của tôi cho cấp dưới,
  • 5:24 - 5:27
    và sẽ không ngại
    xử lý bất cứ vấn đề gì
  • 5:27 - 5:29
    có hại cho các em,
  • 5:29 - 5:32
    dù cho tôi có bị ghét đi chăng nữa.
  • 5:33 - 5:35
    Tôi là một người lãnh đạo,
  • 5:35 - 5:38
    nên tôi biết tôi không thể
    tự mình làm được hết mọi việc.
  • 5:39 - 5:41
    Vì vậy, tôi đã triệu tập
    một ban lãnh đạo tốt nhất
  • 5:41 - 5:45
    gồm những người vẫn tin vào
    khả năng của các em.
  • 5:45 - 5:48
    Cùng nhau, chúng tôi giải quyết
    từ những việc nhỏ trước,
  • 5:48 - 5:53
    như tự tay lắp đặt lại
    từng chiếc tủ cá nhân
  • 5:53 - 5:56
    để mỗi em đều có
    một chiếc tủ đồ an toàn.
  • 5:57 - 6:00
    Chúng tôi trang trí lại
    tất các bảng tin trong trường
  • 6:00 - 6:03
    bằng những mẩu thông điệp tích cực
    rực rỡ và nhiều màu sắc.
  • 6:03 - 6:07
    Chúng tôi tháo xích khỏi cổng trước.
  • 6:07 - 6:09
    Chúng tôi thay bóng đèn,
  • 6:09 - 6:12
    Chúng tôi lau chùi các phòng học
    đến từng ngóc ngách,
  • 6:12 - 6:16
    tái chế những sách vở không cần thiết
  • 6:16 - 6:20
    và thải đi hàng đống
    tài liệu và đồ đạc cũ.
  • 6:21 - 6:24
    Mỗi ngày chúng tôi dọn ra
    hai xe tải phế liệu.
  • 6:25 - 6:27
    Và đương nhiên, đương nhiên
  • 6:27 - 6:29
    chúng tôi giải quyết
    đến những việc lớn
  • 6:30 - 6:34
    như gây lại quỹ trường học
  • 6:34 - 6:39
    để có kinh phí trang trải
    cho giáo viên và nhân viên.
  • 6:40 - 6:45
    Chúng tôi xây dựng lại từ đầu
    thời khoá biểu ở trường.
  • 6:45 - 6:49
    lập một loạt các giờ bắt đầu và kết thúc,
  • 6:49 - 6:52
    cho các lớp học phụ đạo,
    lớp học bồi dưỡng,
  • 6:53 - 6:56
    các hoạt động ngoại khoá, giờ tư vấn,
  • 6:56 - 6:58
    trong suốt thời gian ở trường.
  • 7:00 - 7:02
    Suốt thời gian ở trường.
  • 7:04 - 7:07
    Chúng tôi tạo ra một kế hoạch bố trí
  • 7:08 - 7:14
    chỉ định vị trí của từng nhân viên hỗ trợ,
    từng sĩ quan cảnh sát,
  • 7:14 - 7:16
    mọi lúc trong ngày.
  • 7:16 - 7:19
    Chúng tôi giám sát từng giây một.
  • 7:20 - 7:22
    Sáng tạo lớn nhất của chúng tôi
  • 7:22 - 7:26
    là một chương trình kỷ luật
    trong toàn trường
  • 7:26 - 7:28
    có tên gọi "Không nhân nhượng."
  • 7:28 - 7:30
    Đó là một hệ thống
    quy định cách hành xử
  • 7:32 - 7:37
    được thiết kế để thúc đẩy
    những hành xử tích cực .
  • 7:37 - 7:38
    Kết quả là gì?
  • 7:39 - 7:43
    Trường Strawberry Mansion đã được
    gạch khỏi danh sách nguy hiểm bất trị
  • 7:43 - 7:46
    ngay trong năm đầu tiên --
  • 7:46 - 7:49
    (Khán giả vỗ tay)
  • 7:52 - 7:56
    sau suốt 5 năm liên tiếp
    bị liệt vào danh sách này.
  • 7:57 - 8:01
    Người lãnh đạo
    biến cái không thể thành có thể
  • 8:02 - 8:04
    Suy nghĩ đó đã đưa tôi
    đến khẩu hiệu thứ hai:
  • 8:05 - 8:07
    "Đã như vậy rồi. Chúng ta phải làm gì?"
  • 8:07 - 8:09
    (Khán giả cười)
  • 8:09 - 8:13
    (Khán giả vỗ tay)
  • 8:13 - 8:15
    Khi nhìn vào
    các con số thống kê,
  • 8:16 - 8:18
    và tiếp xúc với giáo viên,
  • 8:18 - 8:20
    thì có cả ngàn lý do
  • 8:20 - 8:24
    khiến họ để trường Strawberry Mansion
    bị liệt vào loại hư hỏng và nguy hiểm.
  • 8:24 - 8:29
    Họ nói chỉ có 68% học sinh đi học đều,
  • 8:29 - 8:32
    100% học sinh là con nhà nghèo,
  • 8:33 - 8:36
    Chỉ có 1% phụ huynh đi họp.
  • 8:36 - 8:38
    Nhiều em học sinh
  • 8:38 - 8:41
    sinh ra trong gia đình bố mẹ ở tù
    và gia đình thiếu bố hoặc mẹ.
  • 8:41 - 8:46
    39% các em có nhu cầu đặc biệt.
  • 8:46 - 8:48
    Dữ liệu thống kê
    của chính phủ cho biết
  • 8:49 - 8:53
    chỉ 6% các em thành thạo môn đại số
  • 8:53 - 8:56
    và chỉ 10% các em khá môn văn học.
  • 8:59 - 9:03
    Sau khi nghe họ kể xong
  • 9:03 - 9:07
    về hoàn cảnh khó khăn của các em,
    và rằng các em hỏng như thế nào,
  • 9:07 - 9:08
    tôi nhìn thẳng vào họ và hỏi:
  • 9:09 - 9:13
    "Thế thì đã sao? Thì sao?
  • 9:13 - 9:15
    Chúng ta phải làm gì
    để cải thiện nó?"
  • 9:15 - 9:18
    (Khán giả vỗ tay)
  • 9:21 - 9:26
    Loại bỏ tất cả mọi lý do lý trấu
    trở thành công việc chính của tôi.
  • 9:27 - 9:30
    Chúng tôi buộc tất cả
    những người lý do lý trấu
  • 9:30 - 9:32
    tham gia một chương trình
    nâng cao nghiệp vụ bắt buộc,
  • 9:32 - 9:37
    làm nền tảng để tập trung
    chuyên sâu vào dạy và học.
  • 9:38 - 9:40
    Sau những quan sát kỹ lưỡng,
  • 9:40 - 9:45
    Chúng tôi phát hiện ra rằng không phải
    các giáo viên không biết phải dạy điều gì
  • 9:45 - 9:48
    mà họ không biết
    phải dạy như thế nào
  • 9:48 - 9:51
    khi khả năng của các em
    quá khác nhau.
  • 9:52 - 9:57
    Vì vậy chúng tôi đã phát triển
    một hình mẫu giảng dạy
  • 9:57 - 10:01
    tập trung vào việc hướng dẫn giáo viên
    dạy những nhóm học sinh nhỏ,
  • 10:01 - 10:05
    để đáp ứng
    nhu cầu riêng của từng em
  • 10:05 - 10:07
    trong lớp học.
  • 10:07 - 10:08
    Kết quả ư?
  • 10:09 - 10:14
    Sau một năm, dữ liệu
    của chính phủ thống kê
  • 10:14 - 10:18
    điểm môn đại số của học sinh
    trường chúng tôi đã tăng 171%
  • 10:18 - 10:21
    điểm môn văn học tăng 107%
  • 10:21 - 10:24
    (Khán giả vỗ tay)
  • 10:25 - 10:28
    Chúng tôi vẫn còn
    nhiều điều phải làm lắm,
  • 10:28 - 10:30
    vẫn còn nhiều điều phải làm lắm.
  • 10:31 - 10:37
    nhưng chúng tôi tiếp cận mọi khó khăn
    với một tinh thần "Thế thì đã sao?".
  • 10:38 - 10:42
    Và điều đó dẫn tôi đến khẩu hiệu thứ ba,
    khẩu hiệu cuối cùng.
  • 10:42 - 10:44
    (Khán giả cười)
  • 10:44 - 10:48
    Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng
    họ yêu các em,
  • 10:49 - 10:52
    thì hãy nhớ rằng cô yêu các em,
    và sẽ luôn như thế
  • 10:53 - 10:55
    Học sinh của tôi gặp đủ mọi vấn đề:
  • 10:56 - 11:00
    vấn đề xã hội, vấn đề tình cảm,
    vấn đề kinh tế
  • 11:00 - 11:03
    mà có lẽ bạn không bao giờ
    tưởng tượng được.
  • 11:03 - 11:05
    Có em còn đã làm cha mẹ,
  • 11:05 - 11:08
    có em thì hoàn toàn đơn độc.
  • 11:09 - 11:13
    Nếu có ai hỏi tôi bí quyết thật sự
  • 11:13 - 11:17
    làm thế nào mà tôi giữ cho
    trường Strawberry Mansion tiếp tục tiến bộ
  • 11:17 - 11:21
    Tôi sẽ trả lời rằng, đó là vì
    tôi yêu học sinh của tôi,
  • 11:21 - 11:23
    và tôi tin vào khả năng của các em
  • 11:23 - 11:25
    một cách vô điều kiện.
  • 11:26 - 11:28
    Khi tôi nhìn các em,
  • 11:28 - 11:31
    tôi chỉ thấy những tiềm năng,
  • 11:32 - 11:36
    và đó là vì tôi cũng đã từng
    như các em vậy.
  • 11:37 - 11:39
    Tôi cũng lớn lên ở Bắc Philadelphia.
  • 11:40 - 11:45
    Tôi biết cảm giác đi học ở một ngôi trường
    không đáng là trường học là như thế nào.
  • 11:46 - 11:49
    Tôi biết cái cảm giác băn khoăn,
  • 11:49 - 11:53
    không biết liệu có thể có một cách nào
    để thoát khỏi đói nghèo.
  • 11:54 - 11:57
    Nhưng nhờ có mẹ tôi,
  • 11:58 - 12:02
    tôi đã biết ước mơ
  • 12:02 - 12:04
    dù đói nghèo
    bủa vây tôi.
  • 12:05 - 12:06
    Vì vậy
  • 12:06 - 12:09
    (Khán giả vỗ tay)
  • 12:09 - 12:14
    Nếu tôi muốn hướng học sinh của tôi
  • 12:14 - 12:17
    tới những ước mơ
    và mục đich trong cuộc sống,
  • 12:17 - 12:19
    thì tôi phải biết được
    hoàn cảnh của các em.
  • 12:20 - 12:23
    Thế nên tôi phải dành
    nhiều thời gian với các em.
  • 12:23 - 12:25
    Ngày nào tôi cố gắng đến nhà ăn tập thể.
  • 12:25 - 12:27
    (Khán giả cười)
  • 12:27 - 12:28
    Và trong bữa trưa,
  • 12:29 - 12:33
    tôi nói chuyện với các em
    về những điều riêng tư nhất.
  • 12:34 - 12:36
    Ngày sinh nhật các em,
  • 12:36 - 12:38
    tôi hát chúc mừng sinh nhật
  • 12:38 - 12:40
    mặc dù giọng tôi
    thì không thể chấp nhận được.
  • 12:40 - 12:42
    (Khán giả cười)
  • 12:42 - 12:44
    Tôi hay hỏi các em,
  • 12:44 - 12:48
    "Sao biết cô hát dở
    mà các em cứ bắt cô hát thế?"
  • 12:48 - 12:50
    (Khán giả cười)
  • 12:50 - 12:52
    Các em trả lời rằng,
  • 12:52 - 12:55
    "Vì bọn em muốn cảm thấy
    mình là người đặc biệt"
  • 12:56 - 12:59
    Chúng tôi tổ chức
    những buổi gặp mặt hàng tháng
  • 13:00 - 13:03
    để lắng nghe những băn khoăn,
  • 13:03 - 13:06
    những điều các em đang thắc mắc.
  • 13:07 - 13:12
    Các em hay hỏi những câu hỏi như
    "Tại sao bọn em phải tuân theo quy định?"
  • 13:12 - 13:15
    "Sao mà có lắm hình phạt thế?"
  • 13:15 - 13:18
    "Sao không để cho bọn em
    thích làm gì thì làm?"
  • 13:18 - 13:20
    (Khán giả cười)
  • 13:20 - 13:24
    Tôi trả lời từng câu hỏi một
    một cách chân thật,
  • 13:25 - 13:31
    đổi lại tôi nhận được sự lắng nghe
    và xoá được những hiểu lầm.
  • 13:32 - 13:35
    Từng giây phút tôi đều
    dạy cho các em được điều gì đó.
  • 13:37 - 13:38
    Đổi lại,
  • 13:39 - 13:41
    đổi lại
  • 13:43 - 13:47
    những gì tôi thu được từ sự quyết đoán
    trong các quy định và hình phạt
  • 13:48 - 13:50
    là sự tôn trọng của các em
  • 13:51 - 13:52
    Tôi giữ vững nguyên tắc của tôi
  • 13:53 - 13:57
    và vì thế mà cô trò tôi có thể cùng nhau
    đạt được những thành quả.
  • 13:58 - 14:02
    Các em đều hiểu rõ
    những kỳ vọng của tôi đối với các em
  • 14:02 - 14:07
    và hàng ngày tôi vẫn lặp đi lặp lại
    những yêu cầu ấy trên loa trường.
  • 14:08 - 14:09
    Tôi nhắc nhở các em,
  • 14:09 - 14:12
    (Khán giả cười)
  • 14:12 - 14:15
    tôi nhắc nhở các em
    về những giá trị cốt lõi
  • 14:15 - 14:20
    của sự tập trung, của truyền thống,
    của sự xuất sắc,
  • 14:20 - 14:23
    của sự trung thực và kiên trì.
  • 14:23 - 14:26
    Tôi nhắc nhở các em ngày ngày
  • 14:26 - 14:29
    rằng giáo dục có thể
    thay đổi cuộc đời các em.
  • 14:30 - 14:33
    Và tôi luôn kết thúc thông báo bằng câu:
  • 14:33 - 14:37
    "Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng
    họ yêu các em,
  • 14:37 - 14:39
    hãy nhớ rằng cô yêu các em,
  • 14:39 - 14:41
    và sẽ luôn như thế."
  • 14:42 - 14:44
    Những lời của Ashley
  • 14:45 - 14:48
    "Thưa cô, thưa cô,
  • 14:48 - 14:51
    đây không phải là một trường học."
  • 14:51 - 14:54
    sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
  • 14:54 - 15:00
    Nếu chúng ta muốn đạt được
    tiến bộ thực sự
  • 15:00 - 15:02
    trong việc xoá nghèo đói,
  • 15:02 - 15:04
    thì phải đảm bảo rằng
  • 15:04 - 15:09
    mỗi ngôi trường cho trẻ em nghèo
  • 15:09 - 15:11
    là một trường học thật sự,
  • 15:11 - 15:14
    một trường học, một trường học,
  • 15:14 - 15:17
    (Khán giả vỗ tay)
  • 15:17 - 15:21
    một ngôi trường cho các em kiến thức
  • 15:21 - 15:25
    và đào tạo tư duy để dẫn lối
    cho các em trong thế giới này.
  • 15:26 - 15:29
    Tôi không biết tất cả mọi điều,
  • 15:29 - 15:35
    nhưng tôi biết chắc rằng
    những ai có vinh dự,
  • 15:36 - 15:41
    và có trách nhiệm lãnh đạo
    một ngôi trường cho trẻ em nghèo
  • 15:41 - 15:43
    phải lãnh đạo một cách thật sự.
  • 15:43 - 15:47
    Khi chúng ta đối mặt
    với những thử thách to lớn đến khó tin,
  • 15:47 - 15:53
    chúng ta phải dừng lại và
    tự nói với bản thân rằng: "Thế thì đã sao?
  • 15:53 - 15:55
    Chúng ta phải làm gì để giải quyết nó?"
  • 15:56 - 15:58
    Khi lãnh đạo,
  • 15:58 - 16:00
    không bao giờ được quên rằng
  • 16:01 - 16:04
    mỗi một học sinh
  • 16:04 - 16:06
    dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ,
  • 16:06 - 16:11
    thường bị xã hội đen tối
    xung quanh vùi dập.
  • 16:12 - 16:18
    Nhưng bất kể xã hội quanh các em
    có đen tối đến đâu đi chăng nữa,
  • 16:18 - 16:21
    chúng ta phải luôn
    cho các em một hy vọng,
  • 16:21 - 16:24
    một sự quan tâm hoàn toàn,
  • 16:25 - 16:28
    một niềm tin không lung lay
  • 16:28 - 16:30
    kiên định kỳ vọng ở các em,
  • 16:30 - 16:33
    Và chúng ta phải
    thường xuyên nhắc lại rằng
  • 16:33 - 16:37
    Nếu hôm nay chưa có ai nói rằng
    họ yêu các em,
  • 16:37 - 16:40
    hãy nhớ rằng chúng ta yêu các em,
    và sẽ luôn như thế.
  • 16:40 - 16:41
    Xin cám ơn các bạn.
  • 16:41 - 16:44
    (Khán giả vỗ tay)
  • 16:52 - 16:53
    Cảm ơn rất nhiều.
Title:
Làm thế nào để cải tổ lại một ngôi trường hư hỏng? Hãy lãnh đạo một cách can đảm, và hãy yêu thương thật nhiều.
Speaker:
Linda Cliatt-Wayman
Description:

Ngày đầu tiên bà Linda Cliatt-Wayman trở thành hiệu trưởng ở một trường cấp 3 hư hỏng, bà đã quyết tâm áp đặt kỷ luật sắt lên học sinh nơi đây. Nhưng rồi, bà đã sớm nhận ra nhiệm vụ của bà không đơn giản như vậy. Với một nhiệt tâm mãnh liệt, bà chia sẻ 3 nguyên tắc đã giúp bà thay đổi ba trường cấp 3 bị liệt vào loại "hư hỏng và nguy hiểm bất trị". Ý chí kiên định và dũng cảm của bà để dẫn dắt, và để yêu thương học sinh, cho dù trong hoàn cảnh nào đi nữa là một hình mẫu của người lãnh đạo trong bất kỳ lĩnh vực nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:07

Vietnamese subtitles

Revisions